Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Sau 8 năm theo dõi việc tu học tại nước ngoài của Đại Đức Thích Thiện Minh - Varapañño (Đà Nẵng), một nhà sưthuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy kinh. 
Sư được biết như một hiện tượng hiếm thấy của Phật Giáo Việt Nam từ một trí thức trẻ, 
một vị Bác sĩ đầy tương lai đã trở thànhmột tăng tài với sự thành tựu cả pháp học lẫn pháp hànhvề Thiền. 
Sư có nhiều hoài bão đóng góp với Tổ quốc nói chung và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nói riêng.
  
Tiết trời đầu Xuân ấm áp đầy nắng vàng của vùng Miền Tây sông nước, vừa mới mùng 10 Tết thôi, mà dư âm Tết vẫn còn ở miền quê, 
đường vào Chùa Tâm Thành, Huyện Châu Thành, xã Quới thành thuộc Tỉnh Bến Tre rợp mát những hàng cây ăn trái xanh tươi,
 thấp thoáng hai bên đường những cội mai rực màu khoe sắc.
 Xe hành hươngcủa đoàn Phật tử chúng tôi dừng lại dưới gốc cây si râm mát trước cổng chùa. 
Trước mắt mọi người hiện ra hình ảnh một ngôi chùa nguyên thủy khang trang thuộc vùng sâu vùng xa giữa khu vườn râm mát bóng cây. 
Chúng tôivề đây để tham dự khóa Thiền Định–Annapanasati 20 ngày do Thiền sư Đại Đức Tiến sĩ Thích Thiện Minh về hướng dẫn giảng dạy.
 Đi tu thiền vào dịp Tết nghe có vẻ hơi lạ nhưng thật thú vị thay 
khi mọi người sớm rời bỏ những thú vui tạm bợ vật chất trần thế để tìm về với niềm vui tĩnh lặng mang đến mình một sự thanh thảnvun bồi cho cuộc sống tâm linh.
       
Thật cao thượng khi trau dồi một nếp sống thanh cao theo lời Phật dạy!
 
Trong suốt khóa Thiền, chúng tôi được nghe những thời pháp cao quý dưới sự hướng dẫn giảng tận tình của Thiền sư Thiện Minh. 
Quả là vinh hạnh cho hàng Phật tử khi Phật Giáo Việt Nam có những vị Tăng ưu tú về pháp học lẫn pháp hành như thế 
Thể hiện trong những lần trình pháp sau giờ thiền tập.
 
 Phật tử không còn vất vả phải qua sự diễn giải từ thông dịch viên như những khóa thiền của các thiền sư nước ngoài tại Việt Nam
hành giả cảm nhận được một cách trực tiếp sâu sắc về kỹ thuật thiền định này.
 Do vậy mà khóa Thiền lần này phần lớn các thiền sinh đã đạt nhiều kết quả vô cùng bất ngờ.
 
 
Được nghe nói nhiều về vị Thiền sư khả kính này nên nhân hôm kết thúc khóa Thiền, 
phóng viên Tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy tranh thủ phỏng vấn Đại Đức Thiền sư Thiện Minh để hình thành bài viết đầu xuân
 gửi đến độc giả như một món quà pháp đầu năm.

Bác sỹ Ngô Thành Thanh nhận 

bằng tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Huế
1. Phóng viên (PV): Xin Đại Đức tự giới thiệu đôi nét về mình và quá trình tu học?

Đại Đức Thiện Minh (ĐĐTM):
 Sư là người Việt Nam sinh năm 1965 tại thôn Viêm Tây, Xã Điện Thắng, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. 
Thế danh Ngô Thành Thanh, là thứ nam của Cụ ông Ngô Khanh và Cụ Bà (Ni Sư Mẫu) Nguyễn Thị Sáu. 
 
Sư đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế, niên khóa 1990-1996 sau đó Sư đã từ bỏ sự nghiệp Y học và bước vào con đường tu học
 
Năm 1997 Sư xuất gia dưới sự tế độ của Ngài Tăng Trưởng Hòa Thượng Hộ Nhẫn và trở thành một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy
 
Năm 1997-1998 Sư có duyên lành được sang du học tại Quốc Đạo Miến Điện (Myanmar)
 tu học tại Viện Phật học và Pali Mahagandhayon, một trong những trường dạy Phật Pháp và Pali nổi tiếng tại quốc đạo Myanmar. 
 
Sư còn được học căn bản về ngôn ngữ Pali về  Phật Pháp
dưới sự hướng dẫn của các Giảng sư Tinh Thông Tam Tạng kinh điển
được học Pháp thực hành Thiền Định "Anapanasati" dưới sự chỉ dạy của hai Bậc Thầy khả kính:
 
 Đại trưởng lão Thiền Sư Viện Trưởng Sayadaw Acinna Dhammacariya (Pa-Auk Sayadaw) 
và Ngài Thiền Sư Viện phó Sayadaw Cittara Dhammacariya (Kume Sayadaw) của Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế Pa-Auk Myanmar. 
 
Năm 2007 tiếp tục là du học tăng tu học tại Srilanka. 
 
Sư theo học tại Trường Đại Học Kelaniya (hệ sau Đại học), và đạt học vị Thạc sĩ Phật Học (MA).
 
 Tiếp tục học chuyên sâu, kết quả ngày 7 tháng 7 năm 2014 sư hoàn thành Pháp học
 
 và nhận học vị Tiến Sĩ với thứ hạng nhì (Ph.D in Pali & Buddhist Studies) tại Học Viện Nghiên cứu Pali và Phật Học
[Postgraduate Institute of Pali and Buddhist Studies] Srilanka (Tích Lan) với đề tài: 
 
“Nghiên cứu và phân tích 40 chủ đề của Thiền Định trong Phật Giáo Nguyên Thủy”. 
 
Sư được Giáo sư Viện Trưởng Rahula có nhiều nhận xét xác đáng bằng văn bản về tư cách đạo đứcthái độ học tập trong thời gian ở tại nước quốc đạo này .

2. PV: Thưa Đại Đức Sư cảm nghĩ như thế nào khi mạnh dạn từ bỏ quá khứ đầy tương lai của một bác sĩ mới ra trường với bằng cấp trong tay 
 
và quyết định phân công của Sở Y Tế tỉnh Quảng Nam để trở thành 1 tu sĩ?

ĐĐTM: Đây quả là một câu hỏi mà phần lớn mọi người đều thắc mắc cũng như bản thân sư không nghĩ mình có thể xuất gia được.
 
 Như lời Phật dạy, trong học thuyết nhân quả theo đó thì “ mọi quả đều sinh ra từ cái nhân ban đầu của nó”. 
 
Thời niên thiếu cắp sách đến trường sư cũng có những ước mơ bình thườngnhư mọi người khác, 
 
cũng ước muốn tương lai mình sẽ tươi sáng với một sự nghiệp của một vi thầy thuốc chữa bệnh,
 một tổ ấm riêng vì thế nên bản thân rất nỗ lực học hành đôi lúc tự nhận thấy mình không phải là người thông minh lắm,
 thế nên sư rất nhẫn nại, miệt mài và cần cù trong học tập. 
 
 
Rồi một ngày kia cậu sinh viên Y khoa trẻ của Thành Phố Huế, cái nôi của PGVN với nhiều chùa chiền, thỉnh thoảng cũng đến chùa lễ phật,
 đọc sách và nghiên cứu những lời Phật dạy và nhận thấy những lời dạy này vô cùng thực tếtuyệt diệu so với những niềm vui và nỗi buồn của trần thế.
 
 Đem lòng nguỡng mộ nên sư dành nhiều thời gian để tìm hiểu Đạo Phật hơn
 
 và rất may mắn là gặp được Ngài Hộ Nhẫn, vị Tăng thống của PGNT tại Huế thật thanh tịnhđạo hạnh và thanh cao. 
 
Sư đem lòng khâm phục và do lời nói vô tình của Ngài là “Các con thi đại học thế gian, sư đây cũng thi đai học nhưng là đại học xuất thếgian“ 
 
chính lời nói trầm hùng, đầy oai lực và từ bi của Ngài đã động đến trái tim của sư.
 
 Dường như có một cánh cửa cao thượng vô hình mở tung trong tâm và qua việc tập hành thiền do Ngài chỉ dạy, 
vào một buổi sáng kia niềm hỷ lạc hé lộ trong tâm Sư nên cuối cùng sư quyết định xin phép cha mẹ xuất gia 
Khi vừa nhận được quyết định phân công nhận nhiệm sở của Sở Y Tế Tỉnh Quảng Nam dù biết rằng tương lai theo đuổi việc xuất gia còn rất nhiều khó khăn.  

Đại Đức Thích Thiện Minh (Varapañño) nhận bằng 
Tiến Sĩ tại Srilanka
3. PV: Xin Đại Đức cho biết động cơ tu học của Ngài tại các nước quốc độ Myanmar và nhất là tại Srilanka?

ĐĐTM: Năm 1997 -1998 Sư có duyên lành gặp Ngài Đại Trưởng Lão Hộ Pháp (Aggamaha Pandita - Dhamma Rakkhita ),
 Bậc Đại Trí Tuệ cao thượng trong Chánh Pháptại Rừng thiền Viên Không ,
 Ngài đã hướng dẫn chỉ đườngvà tạo duyên lành cho sư được sang du học tại Quốc Đạo Miến Điện (Myanmar).
 Theo sư đây là một cơ hội tốt đầy triển vọng cho một tu sĩ nên bản thân quyết tâm 
và tự tin vững bước trên con đường tu học tại Myanmar,
và mùa an cư 1999 sư được sự bảo trợ của gia đình Phật tử người Miến Điện 
là bà Daw Khin Khin Win và Cụ Ông U.Maung Lei, Sư thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Trưởng lão Agga Mahapandita Sumanasara Dhamma Cariya  và Hòa Thượng U.Vasava, là những bậc Đại Trưởng Lão đương thời, cùng với các bậc Đại Đức Kovida, Đại Đức Visuddha.v.v… và trở thành Tỳ Kheo tu học tại tu viện Singapore tại thủ đô Yangon và Trường Phật học Pali Mahagandayone tại Tỉnh Mandalay-Myanmar. 
 
 
 
 
 
Sau đó được trợ duyên sư chuyển sang du học tại Srilanka tại Đại học Kelanya rồi Viện Nghiên cứu Pali và Phật Học [Postgraduate Institute of Pali and Buddhist Studies] Srilanka với niềm tin vững chắc mình sẽ hoàn tất tốt Pháp học và Pháp hành tại hai nước quốc đạo này.     
 

              
4. PV: Thưa Đại Đức xin cho biết qua các đóng góp của Ngài tại các nước quốc độ khi còn là du học tăng?  

ĐĐTM: Sư du học 8 năm tại Myanmar và 5 năm tại Srilanka. 
Thời gian tại Miến Điện, sư chú trọng nhiều đến Pháp hành, chẳng hạn như phương pháp hành thiền Anapanasati sư đã học 
và hành từ 16 năm về trước tại đây, nên không có cơ hội tham gia các hoạt động khác..
 Đến khi qua Srilanka sư có cơ hội hợp tác với Tòa Đại sứ nước Việt Nam ở cương vị Phó ban Liên Lạc của cộng đồng người Việt ở Srilanka. 
Sư đã có những hoạt động ủng hộ cho ĐSQ nhằm củng cố quan hệ ngoại giao của hai nước,
 nhất là phát triển mối quan hệ với các giới chức thuộc Phật Giáo Srilanka trong việc phổ biến kinh sách đến đồng bào vùng sâu vùng xa 
hay những công tác cứu trợ đến đồng bào nghèo miền núi ở Silanka.  
 
5. PV: Thưa Đại Đức, phàm là Tiến sĩ ở bất cứ ngành nào ắt hẳn phải có các công trình nghiên cứu viết sách để đời, 
xin Ngài cho biết những đầu sách đã xuất bản và những công trình sách trong tương lai?

ĐĐTM: Qua quá trình tu tập, sư đã nghiên cứu viết được 10 đầu sách . 
Tác phẩm đầu tay sư viết bằng Tiếng Miến Điện có tựa đề “Phước Lành Của Người Giữ Giới Lớn Hơn Tài Sản Của Đức Chuyển Luân Thánh Vương”
Cuốn thứ hai là “Chiếc Lá Trong Rừng”(“A leaf in the forest”, viết bằng tiếng Anh). 
Cuốn thứ ba là cuốn “Những Lời Dạy Vàng Của Đức Phật”
Cuốn thứ tư ghi lại về tác dụng vô cùng hữu ích của Thiền đối với Sức khỏe trong tác phẩm "Thiền Định và Sức khỏe"
Cuốn thứ năm là cuốn “Cha mẹ và con cái” gồm những pháp quý báu giữa cha mẹ và con cái. 
Cuốn thứ sáu “Những pháp quý báu trong hôn nhân và gia đình”
Cuốn thứ bảy là “Lợi ích của tình thương” nói về tâm từ ái. 
Cuốn thứ tám mang tựa đề “Nhân cách của phước đức” nói về quả lành của việc giữ giới
Cuốn thứ chín là “Ân cha mẹ, nghĩa thầy cô“ cuốn này viết chung với Tu nữ Bi Nguyện
Cuốn thứ mười là “Châu ngọc trong ta”. 
Sư hy vọng trong tương lai sau khi 10 đầu sách xuất bản đầy đủ thì sẽ có những sách viết về những pháp lành dành cho doanh nhân v..v..
  
6. PV: Thưa Đại Đức xin cho biết việc hoàn chỉnh Pháp học ở cương vị là một tiến sĩ phật học (về môn Thiền) 
có cần bổ sung điều gì nữa cho bản thân của mình không? Nếu có thì Đại Đức cần bổ sung điều gì ? 

ĐĐTMTrong Giáo pháp của Đức Phật GOTAMA thì có 3 pháp chính
Pháp Học, Pháp Hành và Pháp Thành
Về Pháp Học tức là học Tam Tạng Kinh điển đã được thể hiện bằng đề tài luận văn của sư với tiêu đề : 
“Nghiên cứu và phân tích 40 chủ đề của Thiền Định trong Phật Giáo Nguyên Thủy”
 
Bên cạnh đó là Pháp Hành thiền định có tới 8 tầng thiền định cùng với thiền về Tứ vô lượng Tâm.
 Một hành giả khi học về Thiền cần nắm vững lý thuyết và cần có thêm thời gian trau dồi 
và phát triển thêm năng lựctâm. Khi năng lực tâm sung mãn thì hành Vipassana không khó, vấn đề cần hiểu rõ là “Chúng ta học Vipassana như thế nào? 
Cần hiểu rõ đạo lộ thánh đạothánh quả phải đi như thế nào?“
Bản thân sư nhận thấy đây là những điều mình cần bổ túc thêm về kinh nghiệm hành thiền để khi chia sẻ về Thiền đến với các hành giả trong và ngoài nước được chu đáo hơn.

7. PV: Thưa Đại Đức cảm nghĩ của Ngài như thế nào khi nhận lời tham dự khóa dạy Thiền mùa Xuân (2016) đầu tiên tại chùa Tâm Thành ?  

ĐĐTM: Do một duyên lành có từ lâu, Cô Tâm Uyên, Trưởng Ban Hộ Tự nhà chùa đã có ý mời sư cộng tác với chùa về việc mở một khóa Thiền dù cô chưa gặp mặt.
 Qua lời nói của Cô, sư nhận lời và hứa sẽ dành thời gian đặc biệt về Việt Nam để giúp cô tổ chức buổi hành thiền và ban pháp thoại
Lời hứa hình thành cách đây đã mấy năm nay mới có dịp thực hiện
Thực sự với cương vị của người nữ trong lịch sử thời sau khi Đức Phật nhập diệt, sư chưa từng thấy trường hợp nào như cô Đại Hộ Pháp Nhà Thơ Tâm Uyên, 
một phụ nữ với đức tin sâu sắc, trong sáng đầy nhiệt tâm phuc vụ Chánh Pháp thể hiện bằng cách bán tài sảnmình lập chùa Tâm Thành Bến Tre, 
tại vùng sâu vùng xa để xiển dương Đạo Pháp. Sư thấy cô quả là một tấm gương lành cho giới Phật tử noi theo nhất là cho những người có đại nguyện phục vụ Phật pháp.

8. PV: Xin cho biết cảm nghĩ của Ngài khi các thành viên trong gia đình Ngài đa số đều di tu? Điều này có ý nghĩa gì trong bước đường hoằng pháp của Ngài?

ĐĐTMĐây là câu hỏi có phần riêng tư, thật sự là người ai cũng nặng tình cảm nhất là gia đình việc biết ơn cha mẹ là quan trọng nhất.
 Sư hiểu cha mẹ ngày đêm trông chờ sự học của mình. Sư còn tự nhủ “Con sẽ cho cha mẹ tất cả những gì con có và cả anh chị em trong nhà. 
Tôi sẽ cho anh chị em tất cả những gì tôi có”
Do nhiều duyên lành có từ kiếp trước và dường như có sự hộ trì của chư thiên nên sau khi sư xuất gia thì em gái cũng xuất gia, mẹ sư cũng thế, cháu sư cũng xin xuất gia luôn. 
Trong gia đình có người xuất giagieo duyên và xuất gia lâu dài khiến cho tâm sư hoan hỷ lắm. Thật là đại phước hiếm thấy. 

9. PV: Xin Đại Đức cho biết nguyện vọng của Ngài đối với PGVN cùng những đề xuất mang tính đóng góp xây dựng cho ngôi nhà chung 
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trong tương lai?

ĐĐTM: Trong hệ quy chiếu riêng về việc học Phật, bản thân sư là một du học tăng của PGVN tại nước ngoài 
và thể theo tinh thần câu hỏi của đại diện Tạp chí PGNT, sư cũng xin chia sẻ những nguyện vọng của mình như sau: 
Sư đã dành mười mấy năm để hình thành nền tảng học Phật và tu học rất sâu bằng  Tiếng Miến Điện với kỳ vọng vào sâu được với giáo pháp của Đức Phật 
và ngôn ngữ tiếng Anh tại Srilanka nhằm hoằng truyền Chánh pPháp đến nhiều quốc gia phương Tây. 
Còn đối với Tổ quốc Sư là con dân nước Việt, với tình yêu quê hương tha thiết...
sư cố gắng đóng góp phần nhỏ của mình trong việc góp phần củng cố uy tín và việc phát triển PGVN. 
Sư sẽ cố gắng viết nhiều sách hơn nữa, và thực hiện những buổi pháp thoại tâm đắc phù hợp với căn cơ của Phật tử Việt Nam
đặc biệt góp phần nhỏ trong công tác giảng dạy đào tạoTăng Ni, Sư sẽ cống hiến sở học 
và sở hành của mình trong việc cộng tác với các Viện Phật học cả nước nếu như có yêu cầu và sự thỉnh mời của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
 
Lời tòa soạn
 Trên đây là  kinh nghiệm quý báu , là bài học . là lời dặn dò ân cần của ĐĐ Thiện Minh đến với các du học Tăng
 và hàng Phật tử để noi theo đó ta không ngừng hoàn chỉnh mình trong việc hoằng pháp
Tóm lại sau 8 năm theo dõi việc tu học của Đại Đức Thiện Minh (Đà Nẵng) tại nước ngoài, một nhà sư thuộc hệ phái PGNT kinh. 
Sư được biết như một hiện tượng hiếm thấy của PGVN từ một trí thức trẻ trở thành một tăng tài với nhiều hoài bão đóng góp với Tổ quốc nói chung 
và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nói riêng. 
Xin cầu chúc cho những ý nguyện của sư sớm được thành tựu. Vườn hoa Phật Giáo Việt Nam lại có thêm một cánh hoa muôn sắc thắm.
 
Tác giả: Chơn Minh (Lê Khắc Chiếu)
Cao học Luật, phóng viên Tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy, nguyên diễn giả Vesak Quốc tế 2014

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm