Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Không chỉ có tu hành người ta mới đề cập đến thiền và làm chủ cảm xúc, tập trung tinh thần, mọi hoạt động sống của con người đều cần như thế để đạt hiệu quả và phát huy năng lực trí tuệ.

Thời Đức Phật thấy bờ giác và sở đắc thiền như một công cụ vi diệu, nhịp sống xã hội không như bây giờ. Đất nước Ấn cổ đại hãy còn thuần phác với nền nông nghiệp thô sơ, dân số ít, kết cấu xã hội và tổ chức sản xuất giản đơn..Tất cả giúp ta hình dung áp lực cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhiều, rất nhiều nếu so sánh áp lực khủng khiếp của các xã hội công nghiệp ngày nay với cường độ lao động, các vấn nạn xã hội, nhu cầu chi  tiêu và nguy cơ về sức khỏe, an ninh...đến mức khiến tỉ lệ tăng các ca bệnh về tâm thần tăng chóng mặt, thực sự là bức tranh khác thời Đức Phật tại thế theo hướng căng thẳng,  khẩn trương hơn nhiều. Và người ta đã nhấn mạnh  đến các kỹ thuật huấn luyện tâm lý làm chủ bản, kiểm soát cảm xúc  thông qua những khóa học đắt đỏ được hướng dẫn bởi những chuyên gia với bằng xanh bằng đỏ chuyên nghiệp. Các khóa học ấy đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.

Mạo muội khập khiếng so sánh thiền và kỹ năng kiểm soát làm chủ bản thân theo góc nhìn hai khái niệm có tính kỹ thuật thuần túy, không xét đến khía cạnh tâm linh và những vấn đề ẩn sâu không dễ hiểu về tôn  giáo học. Thiền thực sự đã đi trước vô vàn bước, như đã nói, khi xã hội  cổ đại chưa nặng nề vấn đề áp lực cuộc sống như ngày nay. Về kỹ thuật, thiền đã đóng góp cho nhân loại phương pháp tuyệt hảo để làm chủ cảm xúc, kiểm soát tâm lý, khai mở tối đa các năng lực tinh thần của cá nhân thông qua quá trình tập trung tinh thần cao độ và làm chủ dòng tư tưởng. Không có ý khen chê so sánh, nhưng quả thực, về kỹ thuật, thiền Phật giáo đã đạt một trình độ đỉnh cao, bằng chứng về Đức Phật thông qua thiền và định đã ngộ dược đạo là căn cứ bât khả tư nghị về công năng đặc biệt này.

Nhân loại không chỉ có thiền Phật giáo, để làm chủ cảm xúc, vượt sang chấn tâm lý và đối đầu khủng hoảng, có rất nhiều phương pháp với tên gọi khác nhau, nhưng thiền Phật giáo mang một bản sắc không thể so sánh, ưu việt và đỉnh cao, nó phát huy trí tuệ con người và khả năng tinh thần, ý chí khó tưởng tượng của từng cá nhân đã sở đắc được thiền. Cũng không bàn về khía cạnh từng đề cập có ý nghĩa chính trị, chỉ riêng đoạn phim tư liệu hình ảnh Thầy Quảng Đức thiền định trong lửa đỏ gây chấn động thế giới 1963 và mãi về sau này là một diển hình cho sức mạnh thiền khiến không ai, dù thuộc chính kiến quan điểm nào, có thể xem nhẹ thiền- giá trị đặc biệt của một tôn giáo.

Để sở đắc mức độ nhất định kỹ thuật làm chủ cảm xúc, kiểm soát bản thân thông qua những khóa học tính bằng ngày, người ta không cần nhiều. Nhưng thu hoạch cũng không nhiều. Để sở đắc kỹ thuật thiền ở mức độ nhất định, công phu và hạnh người tu sĩ- Phật tử không ít nhưng bù lại, thu hoạch bất khả tư nghị, khó cần đo. Những ai đã trải nghiệm thiền theo đúng phương pháp nhà Phật tất yếu thấu hiểu cách nói này: vi diệu, khó bàn. Thiền giả không chỉ làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc mà còn đạt được những cảnh giới tình thần, đào luyện tâm hướng về cõi giải thoát tuyệt đối mà Đức Phật đã tìm ra. Thiền không thể có được thông qua những khóa học ngắn ngày và đắt đỏ.

Không chỉ có tu hành người ta mới đề cập đến thiền và làm chủ cảm xúc, tập trung tinh thần, mọi hoạt động sống của con người đều cần như thế để đạt hiệu quả và phát huy năng lực trí tuệ. Nói theo ngôn ngữ khoa học ngày nay, yêu cầu ấy gắn liền với việc làm chủ hoạt động sinh học của não bộ trong môi trường sống với áp lực. Người phóng viên tác nghiệp trong khu vực thiên tai, chiến tranh; tài xế ô tô, phi công điều khiển phương tiện; sinh viên trong phòng thi..tất tất đều cần như thế. Trong võ thuật, mọi trường phái, người ta đều đề cao yêu cầu kiểm soát tinh thần, làm chủ cảm xúc trước dối thủ sinh – tử, nhất là đối với các trường phái võ thuật xuất xứ ở phương Đông. Một võ sinh làm chủ phương pháp – kỹ  năng tập trung tinh thần tốt hơn đối phương sẽ có lợi thế hơn, tất nhiên. Một võ sinh sở đắc kỹ thuật thiền càng được đánh giá cao hơn trong một so sánh tương đối với các chỉ số khác tương đồng. Thiền giúp võ sinh phát huy tốt hơn năng lực cơ bắp và sự khéo, làm chủ trận đối đầu sinh – tử, dao động tâm lý ít hơn nếu  đối phương không làm được như thế. Thiền thú vị vậy, không chỉ là chuyện riêng trong chốn thiền môn với chuông mõ...

Nếu nhìn theo góc độ nào đó, có thể có người cho rằng lạm ngôn bàn đến thiền với những mở rộng đời thường như thế là không nên, nhưng có rất nhiều kiến thức Phật giáo đang phục vụ đời sống trong xu hướng gắn đạo với đời, Phật giáo và xã hội gần hơn, thiết thực và lợi sinh hơn- dã là một chủ trương nghiêm túc. Thiền có giá trị phục vụ đời sống rõ ràng như vậy đấy.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nguyễn Thành Công 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm