Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Image result for hình ảnh người thày

 Đức Phật thường dạy rằng: “Lời nói là biểu hiện rõ nét nhất của tư duy” nghĩa là ngôn ngữ và văn tự là những đặc trưng cho trình độ phát triển xã hội loài người. Ni sư Giới Hương cùng chư Giáo thọ đã dùng lời nói, bút viết, phấn vẽ để làm phương tiện truyền đạt hướng dẫn Phật pháp cho Tăng Ni sinh.

Ca dao Việt Nam có câu:

Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.

(Bắc Cầu Kiều – Lê Hoa)[1]

Truyền thống dân tộc đã khuyến hóa con người tôn trọng các bậc Thầy. Nói rộng ra, trong tư tưởng thế giới, chính trong quan niệm Phật giáo, mối quan hệ Thầy-trò cũng được Đức Phật đề cao, tiêu biểu trong kinh Thiện Sinh[2]:

“Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Đứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.”

 

Hay như Đức Khổng Tử dạy: “Nhân bất học, bất tri lý.” Để có chiếc cầu đến bờ cuối cùng của tri thức, không thể nào không nhờ đến sự học, trong đó yếu tố người đưa đường chỉ lối, người Thầy, không thể nào không trân trọng, mà sự dạy và học có mối quan hệ sâu sắc, không thể nào tách rời.

Không lời chúc hay câu từ nào có thể nói lên lòng biết sơn đầy đủ hơn chính sự tiếp nối giáo dục. Chính bằng hành động thừa đương để giữ giềng mối cho quan hệ dạy và học, trau dồi để truyền trao giữ mạch sống cho nguồn trí thức không bao giờ dừng lại là lời chúc thiết thực.

 

 Mời xem toàn bài với hình ảnh:  5.17._Nhan_bat_hoc_bat_tri_ly_-_Tăng_sinh_Nhuận_Lac.pdf

[1] Phạm Việt Long, Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình, NXB Chính trị quốc gia, 2004.

Mời xem: https://www.thivien.net/Muốn-sang-thì-bắc-cầu-kiều/poem

http://www.khoavanhoc.edu.vn/index.php/nghiencuu-dangian/1502-mu-n-sang-thi-b-c-c-u-ki-u

[2]  Trường Bộ Kinh. Số 31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt. Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 – 1991.

Mời xem: https://thuvienhoasen.org/a241/31-kinh-giao-tho-thi-ca-la-viet-sigalovada-sutta

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm