Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Hòa Thượng Đại Lương: -Vào thời Mạt Pháp, có nhiều chướng ngại, pháp môn thích hợp nhất là Tịnh Độ.

Phùng tiên sinh : -Tại sao vào thời Mạt Pháp lại có nhiều chướng ngại?

 -      Vào thời Chính Pháp, Phật còn tại thế, với sự hướng dẫn của Ngài, ngàn người tu, ngàn người ngộ. Đến thời Tượng Pháp, tuy Phật đã diệt độ, nhưng còn các đệ tử của Ngài đích thân chỉ dậy, thì ngàn người tu, có chừng trăm người ngộ. Sang đời Mạt Pháp, các bậc thiện tri thức không còn bao nhiêu, mà chúng sinh lại ngang ngược, khó dậy. Lại thêm Tà đạo phát triển, phá hoại Chính Pháp, khiến tinh hoa của Phật giáo bị thất truyền hoặc bị hiểu sai. Do đó, ngàn người tu, chỉ có vài ba người ngộ.

 Biết chúng sinh trong thời kỳ này, bị tham, sân, si chi phối, thường thiếu sáng suốt, nên đức Phật mới nói pháp môn Tịnh Độ, khuyên đệ tử niệ̣m danh hiệu Phật A Di Đà, để cầu vãng sinh.

 

-      Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng con thấy nhiều người tu Tịnh Độ, lễ bái rất chuyên cần, nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu. Họ đi chùa năm này qua năm khác, mà chứng nào, cũng tật nấy, không có thay đổi.

-      Có lễ họ không nắm được qui tắc căn bản của Tịnh Độ là chí tâm, chí thành, mà chỉ thực hành một cách máy móc, nên không được lợi ích.

 

-      Xin Ngài giải nghĩa thêm về những qui tắc căn bản của Tịnh Độ.

-      Trước hết, tiên sinh nên biết Tịnh Độ không những chú trong đến tha lực cứu độ của chư Phật, mà còn đòi hỏi công phu tự lực của người tu. Tự lực gồm ba hạnh là:

  1. Thâu nhiếp sáu căn.
  2. Ba nghiệp thanh tịnh.
  3. Nhất tâm niệm Phật.

 

Chúng sinh từ vô thủy đến nay đã gây nhiều tội ác. Dầu có cố gắng hết sức cũng không thể giải trừ tất cả nghiệp chướng trong một đời, nên phải nhờ oai lực của lời kinh Phật và tiếng niệm Phật để được vãng sinh. Đó là tha lực.

-      Thâu nhiếp sáu căn là gì?

-      Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Thâu nhiếp sáu căn là phải làm chủ sáu căn.

 

Làm chủ con mắt là trong khi làm lễ phải chăm chú nhìn lên tượng Phật hoặc duy trì hình tượng của Ngài ở trong tâm, không được liếc ngang liếc dọc.

 

Làm chủ lỗ tai là trong khi niệm Phật, phải lắng nghe tiếng niệm của mình, phải nghe thật rõ từng câu, từng chữ. Niệm đến đâu biết đến đó. Niệm một câu biết một câu. Niệm mười câu biết mười câu, không lẫn lộn hoặc xen tạp.

 

Tương tự, phải làm chủ các căn khác, như mũi, lưỡi, thân và ý không để chúng lọ̣t ra ngoài tầm kiểm soát của tâm.

-      Ba nghiệp thanh tịnh là gì?

-      Ba nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

 

Thân nghiệp thanh tịnh là trong khi làm lễ: ngồi phài thẳng lưng, đi đứng phải vững vàng, lạy phải giữ cho đầu, hai tay và hai chân sát đất.

 

Khẩu nghiệp thanh tịnh là chỉ dùng miệng lưỡi để tán thán Tam Bảo, sám hối lỗi lầm, phát nguyện vãng sinh, tụng kinhTịnh Độ, niệm Phật Di Đà và nói các điều lành có lợi cho chúng sinh.

 

Ý nghiệp thanh tịnh là buông bỏ muôn duyên, chí thành xin được vãng sinh và chỉ xin được vãng sinh mà thôi!

 

Nhiếp được sáu căn, ba nghiệp thanh tịnh, tâm sẽ sáng suốt và chắc chắn được vãng sinh Cực Lạc của Phật A Di Đà.

 

-      Nhất tâm niệm Phật là gì?

-    Nhất tâm niệm Phật là tập trung tư tưởng để niệm sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật” hay bốn chữ “A Di Đà Phật” không xen tạp. Oai lực của Phật hiệu rất lớn, nếu nhất tâm xưng niệm, lâu ngày sẽ thanh tịnh được ý căn.

Ottawa, ngày 11 tháng 11 năm 2918

Hiển Mật

Phỏng theo NGỌC SÁNG TRONG HOA SEN

Dịch giả: Nguyên Phong

Nguyên tác: THE WHEEL OF LIFE

Tác giả: Jhon Blofeld

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm