Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Image result for sư ông thích nhất hạnh

Trong cuộc sống tu hành có nhiều người tu Thiền vẫn tự mãn cho rằng với tự lực tự tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn nên không để tâm đến tu hành pháp môn niệm Phật Tịnh-Độ, thậm chí còn có một số ông sư còn phủ nhận pháp môn này. Nhưng thực tế thời Mạt-pháp họ không có công năng, trí tuệ để diệt trừ Tam, Sân, Si, tà-tri, tà kiến nên chẳng thể vào Thiền định xuất thần vượt qua Tam-giới vào Tứ-Thiền để khẳng định đã chứng quả Vô-Sinh là quả thoát ly sinh tử luân hồi, quả vị A-Na-Hàm  thậm chí tư hành chưa đạt đến thậm chí chẳng thể xuất thần vào Sơ Thiền, Nhị Thiền và Tam thiền.

      Nhiều bậc thiện-tri-thức tu thiền như thầy Thích Thanh Từ, Trích Tuyên Hóa, Thích Huyền Vi v.v…đã chủ trương Thiền Tịnh Song tu và chính các ngài đã phối hợp chặt chẽ giữ Thiền và Tịnh Độ niệm sáu chữ Hồng Danh Nam mô A-Di-Đà Phật nên khi lâm chúng đều đã vãng sinh Tây Phương Cực-Lạc có hàm vị cao trên Liên Đài, chứng minh là các ngài đều để lại Xá-lợi.

       Trong khi đó, nhiều người mắc vào tà-kiến, định-kiến không chịu nghiên cứu Kinh điển pháp Tịnh Độ đã không chịu áp dụng phương pháp Thiền Tịnh Song tu của các bậc Thiện-Tri-Thức, thậm chí còn ngã mạn, phủ nhận Kinh điển Đại-Thừa Kinh Đại Thừa Vô-Lượng Thọ, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa-Tạng v.v…Cho nên tình trạng khi về già, thân thể yếu suy, chân tay rã dời nên lo sợ sẽ đọa vào Tam đồ khổ nên chạy đến các chùa tu hành Tịnh-Độ để nhờ sự trợ giúp niệm Phật A-Di-Đà mà được vãng sinh. Tình trạng đó ngày càng diễn ra nhiều hơn. Bởi thế, bài nói chuyện của một bậc thầy tu hành Thiền những đã sớm biết được giá trị bảo hiểm quý báu của pháp môn niệm Phật Tịnh-Độ quyết đinh chắc chắn khi lâm chung được Phật A-Di-Đà và đức Quán Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tới tiếp dẫn về Tây phương Cực-Lạc của Việt nam là thầy Thích Thanh Từ, một Sư ông phái Trúc Lâm đã là bài học quí báu không những cho hành tu thiền mà còn cho cả người tu pháp môn niệm Phật.

     Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài nói chuyện vô cùng quan trọng này .

        Trân trọng vô vàn:

                           Quảng Tịnh Cư Sỹ.

        PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH ĐỘ
(Sư Ông Trúc Lâm)

Trong nhà Phật không có pháp chống đối với pháp nào, chỉ phương pháp thực hành khác nhau thôi. Hôm nay chúng ta sẽ đối chiếu giữa hai pháp môn Tịnh độ và Thiền tông, để nhận rõ những điểm dị đồng của hai pháp môn này.
Phật tử Việt Nam tu theo Phật từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 19, đa số nặng về tu Thiền. Nhưng đến thế kỷ thứ 19, 20 lại nghiên về Tịnh. Như vậy hai pháp này có gì giống nhau, có gì khác nhau? Chúng ta phân tích cho rõ, để không nghĩ tu Thiền đúng hay tu Tịnh độ đúng. Nếu hiểu lầm chúng ta dễ phỉ báng nhau, chống đối nhau. Đó là điều không tốt trong đạo.

Trước hết tôi nói về phương pháp tu Tịnh độ, cốt lõi nằm ở chỗ nào? Chúng ta ai cũng biết rõ phương pháp tu Tịnh độ là niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Niệm cho đến bao giờ nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung Phật sẽ đón về Cực Lạc, hoặc thấy Phật hiện ở trước mắt. Phương pháp này rất dễ tu, chỉ dùng câu niệm Phật chí thành sẽ được kết quả. Vì vậy Phật dạy người tu pháp môn Tịnh độ phải đủ ba điều kiện: một là Tín, hai là Hạnh, ba là Nguyện.

    Tín nghĩa là tin chắc rằng có cõi Cực Lạc cách thế gian mười muôn ức thế giới. Cõi này hiện có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp. Nếu người thành tâm niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn thì Phật Di Đà sẽ đón về cõi Cực Lạc. Tin khẳng định như vậy niệm Phật mới có kết quả. Câu Nam-mô A Di Đà Phật đã hết sức là giản đơn, vậy mà sau này có nhiều người chế biến đơn giản hơn nữa. Chỉ niệm A Di Đà Phật là đủ. Đó là một sai lầm.

    Tôi xin nêu ví dụ thế này, nếu tên cha của chúng ta là Nguyễn Văn A, có người nào đó kêu Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn A hoài, mình giận không? Kêu tên cha mình sao không giận được? Đức Phật hiệu A Di Đà, đó là tên của Ngài. Cứ niệm A Di Đà Phật hoài tức là kêu tên Ngài, như vậy có tội không? Đó là một nghi vấn đa số Phật tử khi bị hỏi đều lúng túng. Ở đây tôi sẽ giải thích cho quí vị hiểu rõ.

     Thứ nhất Niệm Phật thế nào:

   Tên Phật là A-Di-Đà Phật, tiếng Phạn là Amita Buddhda. Chữ Nam-mô tiếng Phạn là Namo cũng đọc là Nẳng mồ, dịch nghĩa là cung kính hướng về. Namo Amita Buddha, nghĩa là thành tâm hướng về đức Phật A-Di-Đà. Nếu ta niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật là cung kính hướng về đức Phật A-Di-Đà, như vậy có tội không? Như nói cung kính hướng về ông Nguyễn Văn A, thì người đó có giận ta không? Không. Đằng này Phật tử bỏ hai chữ cung kính, chỉ niệm A-Di-Đà Phật, khác nào kêu tên Phật. Như thế vô tình làm giảm lòng cung kính của mình đối với đức Phật. Cho nên Phật tử đừng đơn giản hóa như vậy.

   Xưa nay chúng ta quen nghe từ lục tự Di-Đà, nghĩa là sáu chữ Di-Đà. Nam mô là hai, A-Di là bốn, Đà Phật là sáu. Hai chữ đầu là cung kính, bốn chữ sau là tên. Lúc nào chúng ta cũng thành tâm cung kính niệm Phật, nhờ vậy mới đi tới nhất tâm bất loạn. Nếu niệm để niệm thì việc niệm Phật không có ý nghĩa gì cả.
    Thứ hai là Hạnh:

    Biết có cõi Cực Lạc, đức Phật A-Di-Đà đang giáo hoá ở đó, giờ đây chúng ta phải tha thiết thành tâm niệm danh hiệu Ngài để được nhất tâm bất loạn. Nhờ tâm tha thiết đó, niệm lâu sẽ được kết quả nhất tâm bất loạn. Trong Kinh Di-Đà có câu: “Hoặc một ngày, hai ngày, ba cho đến bảy ngày niệm danh hiệu Phật A Di Đà được nhất tâm bất loạn, khi lâm chung sẽ thấy đức Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ở trước”. Niệm Phật muốn cho kết quả tốt đẹp phải tha thiết, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật để cho tâm mình đừng nghĩ tưởng loạn động nữa. Như vậy mới đi tới chỗ nhất tâm bất loạn. Đó là phần Hạnh.

    Thứ ba là Nguyện:

    Người tu niệm Phật lúc nào cũng nguyện được vãng sanh về cõi Cực Lạc, làm dân ở cõi Phật. Nguyện đó cần phải tha thiết thì công phu mới có kết quả như sở nguyện. Ba phần Tín, Hạnh, Nguyện là căn bản, cốt lõi trong sự tu của pháp Tịnh-độ. Nếu thiếu một trong ba phần này, tu sẽ không kết quả.

    Gần đây nhiều vị lại nói quá đơn giản rằng ai niệm Phật mười câu, khi nhắm mắt cũng được Phật đón về Cực-Lạc. Gọi đó là đới nghiệp vãng sanh, tức mang nghiệp về Cực-Lạc tu tiếp. Đơn giản hóa khiến cho Phật tử sanh tâm lười biếng, tu sơ sơ thôi. Chừng nào gần chết niệm mười câu thì Phật đón về bên ấy. Tu lơ mơ kiểu đó Phật nào dám đón. Nói thế là vô tình làm cho Phật tử sanh tâm khinh lờn, lười biếng.

    Kinh Di-Đà không nói như vậy. Phật dạy chúng ta niệm Phật cho tới nhất tâm bất loạn, chừng đó Phật mới đón. Chúng ta tu đúng kết quả mới đúng, tu không đúng kết quả sẽ không đúng. Quí vị thử nghĩ người nóng giận, tham lam, còn nhiều tật xấu, chỉ cần gần chết niệm mười câu danh hiệu Phật là được đón về Cực-Lạc, thật vô lý. Tại sao? Vì Cực-Lạc là tịnh độ, hoàn toàn trong sạch thì đâu có chứa những chúng sanh còn đầy dẫy tham, sân, si. Còn nghiệp xấu làm sao mang về bên đó được, ai dung mình? Cho nên tôi hay nói đùa, quí Phật tử còn sân nhiều mà về Cực-Lạc, lỡ nổi sân cãi nhau, chừng đó Phật mất công đưa về bên này nữa. Vì làm ô uế cõi thanh tịnh thì phải trở lại chớ sao! Muốn sanh về cõi tịnh thì nghiệp cũng phải thanh tịnh. Nghiệp còn xấu xa nhơ nhớp mà đòi về cõi tịnh thì quá đáng, khó chấp nhận được. Đó là một lẽ thực.

    Phật tử hay có bệnh niệm Phật tính chuỗi. Bữa này được hai chuỗi, ba chuỗi. Ngày mai tính thêm bốn chuỗi. Tính rồi ghi vô sổ, tới tháng trình với thầy. Tính chuỗi để trình mà tâm chưa yên. Niệm Phật như vậy là chưa đúng cách, chưa được. Chúng ta niệm Phật đừng nghĩ tính chuỗi để trình thầy, làm sao đi đứng nằm ngồi cũng đều niệm Phật. Khi có việc cần nghĩ thì nghĩ, không có việc thì cứ nhớ niệm Phật luôn. Như vậy mới tới chỗ nhất tâm, đức Phật mới hiện ra lúc lâm chung. Nhiều vị cầm chuỗi niệm mà tính số hoài, nên cuối cùng không có kết quả gì.
    Chúng ta tu phải thật tu, tu cho thành công. Chớ không phải tu cho thiên hạ thấy mình tu giỏi. Trọng tâm của niệm Phật là niệm đến nhất tâm bất loạn. Tại sao? Bởi vì tâm của chúng ta luôn loạn động, ít khi được yên hoàn toàn. Nếu có cũng một tí xíu thôi, rồi nghĩ chuyện khác. Hết nghĩ chuyện này tới nghĩ chuyện kia liên miên. Tâm chao đảo, xao xuyến đó là tâm tạo nghiệp với nào là thương ghét, buồn giận v.v… Hoặc nghiệp sanh lên các cõi lành, hoặc nghiệp đọa xuống các đường dữ.

    Bây giờ muốn cho nghiệp lặng hết thì phải làm sao? Phải tin tưởng có đức Phật A Di Đà, tin tưởng có cõi Cực Lạc. Tin như vậy rồi chú tâm niệm Phật không nhớ gì hết. Lâu ngày chỉ còn câu niệm Phật, cuối cùng câu niệm Phật cũng lặng luôn. Đó là niệm tới nhất tâm. Nhất tâm là không còn niệm thứ hai nữa. Cuối cùng niệm Phật cũng phải buông, chừng đó mới thấy Phật.
Chủ đích của pháp môn này là dùng câu niệm Phật để dẹp trừ tâm loạn tưởng. Tâm loạn tưởng hết rồi gọi là niệm Phật nhất tâm, lúc đó trí tuệ sáng suốt hiện tiền. Cho nên niệm Phật tới nhất tâm là đi tới chỗ định, từ định phát sanh trí tuệ. Gốc của sự tu là đi tới thiền định và trí tuệ để được giải thoát. Cho nên biết nhất tâm của người tu niệm Phật gọi là Niệm Phật Tam-muội, cũng đồng nghĩa với chỗ định của người tu thiền.

    Như thấy người đi ngoài đường, vừa đi vừa nói lẩm nhẩm một mình, chúng ta bảo kẻ đó điên. Người tỉnh táo sáng suốt có chuyện cần nói mới nói, không thì thôi. Còn cứ lẩm nhẩm một mình hoài, không phải điên là gì? Cũng thế, chúng ta khá hơn một chút không nói ra miệng, nhưng nói thầm trong bụng. Cứ lầm thầm nói này nói kia hoài không yên, như vậy mình có điên không? Nên Phật gọi là vọng tưởng điên đảo. Điên đảo là nghĩ bậy, lộn xộn, không có thứ tự. Nhiều việc không cần nói mà cứ nói, không cần nghĩ mà cứ nghĩ. Đó là vì chúng ta không làm chủ được mình. Do đó phải mượn câu niệm Phật để quên các niệm lăng xăng, nhớ làm chủ. Đến lúc nào các thứ vọng tưởng điên đảo hoàn toàn lặng hết thì trí tuệ sáng ngời, là lúc thấy Phật. Đó là tôi nói về Tịnh độ.

Trích "PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH ĐỘ TÔNG VÀ THIỀN TÔNG"
Thiền Sư Thích Thanh Từ

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm