Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Vien Giac Pagode

 

 

Một năm với 365 ngày trôi qua rất nhanh chóng
như chẳng chờ chẳng đợi. Thời gian cứ thế mà
trôi đi, như vòng quay của quả đất, như những nhịp đập của
con tim. Đôi khi, vòng quay khựng lại hay con tim lỗi nhịp,
thì lúc ấy mọi người mới tìm hiểu nguyên nhân là tại sao như
vậy? Tìm nguyên nhân cũng có nghĩa là đi tìm những hệ lụy
đã gây nên nhịp đập không đều ấy. Thế nhưng, nếu không
có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì
tương lai làm sao tồn tại được? Do vậy, thuyết duyên sinh,
duyên khởi rất quan trọng đối với người học Phật. Cho nên,
chúng ta nên khởi đi từ hiện tại. Hiện tại ấy là nhân và cũng
sẽ là quả trong tương lai.
Tôn giả A-nan, người thị giả và là người đệ tử trung thành
của Đức Phật, đã theo sát Đức Phật, hầu cận suốt trong 25
năm sau cùng của đời Ngài, nghĩa là từ lúc Đức Phật ở vào
tuổi 55. Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, ngài A-nan đã trụ
thế đến 120 tuổi và là người nối dòng Pháp truyền thừa thứ
hai, sau Tổ Ca Diếp. Sách Phật Tổ thống kỷ (佛祖統紀),1
quyển 5, kể lại chuyện Ngài A-nan đi vào rừng Trúc Lâm
bên ngoài thành Vương Xá, nghe một thầy tỳ-kheo đọc bài
kệ rằng:
Nếu người sống trăm tuổi,
Chưa từng thấy chim cốc.
Chẳng bằng sống một ngày
Mà được thấy chim ấy.2
1
Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, Tập 49, kinh số 2035. Xem ở trang 171,
tờ a. 2
Nguyên bản Hán văn: 若人生百歲,不見水老鶴。不如生一 日,時得睹
見之 。

Ngài A-nan nghe vậy buồn bã nói: “Đó không phải lời Phật
dạy. Thầy phải đọc thế này mới đúng:
Nếu người sống trăm tuổi,
Không hiểu pháp sanh diệt.
Chẳng bằng sống một ngày,
Mà được hiểu rõ ràng.1
Thầy tỳ-kheo không tin ngài A-nan, mang chuyện này
thưa hỏi sư phụ mình. Vị này nói: “Thầy A-nan già rồi, lời
nói không đáng tin.” Do vậy, vẫn tiếp tục tụng bài kệ sai
lệch như trên.
Đây là kệ ngôn số 113 trong kinh Pháp Cú, Phẩm thứ 8,
nguyên bản Pali như sau:
Yo ca vassasataṁ jīve,
apassaṁ udayabbayaṁ,
Ekāhaṁ jīvitaṁ seyyo,
passato udayabbayaṁ.”
Chữ udayabbaya trong hai câu kệ trên chỉ cho sự khởi
sinh (hợp lại) và diệt mất (tan rã) của năm uẩn (khandhas)
hay hết thảy các pháp. Do vậy, cũng có thể dịch là pháp
sinh diệt. Tuy nhiên, trong bài kệ bị hiểu sai lệch, chữ này
đã bị đọc nhầm thành udakakāka (con chim cốc).2
1
Nguyên bản Hán văn: 若人生百歲,不解生滅法,不如生一 日,而得解
了 之 。 2
Điều thú vị là câu chuyện về bài kệ sai lệch này được nhiều người kể lại
nhưng thường không dẫn nguồn, nên chính trong sự kể lại đó cũng có sai
lệch. Chẳng hạn, chữ udakakāka được dịch là “con hạc nước” hay “con
hạc già”, nhưng thật ra udakakāka trong từ điển Pali-English dịch là
cormorant, tức là loài chim cốc, còn gọi là chim cồng cộc, một loài chim
rất giỏi lặn xuống nước để bắt cá. Tục ngữ Việt Nam có câu “Cốc mò,
cò ăn” chính là chỉ loài chim này. Nguyên nhân sai lệch bắt nguồn từ
sách Phật Tổ thống kỷ (佛祖統紀) như vừa dẫn trên đã dịch udakakāka
là “thủy lão hạc” (水老鶴), nhưng thật ra theo từ điển Pali-Chinese thì
udakakāka được dịch là “thủy lão nha” (水老鴉), và thủy lão nha chính
là tên gọi của chim cốc, một loài chim bắt cá, không liên quan gì đến

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo 2021
Phát hành vào Phật Đản PL 2565

Tương tự như vậy, trải qua nhiều thế kỷ, không ít
những lời dạy của đức Thế Tôn có thể đã bị một số người
hiểu sai lệch rồi tiếp tục truyền lại cho người đi sau, và cứ
thế lặp đi lặp lại nhiều lần, tự cho là đúng. Những người về

sau lại cứ dựa vào đó để tuyên dương giáo nghĩa của Phật-
đà, hóa ra vàng thật nguyên chất đã biến thành vàng giả mà

chúng ta chẳng hay biết gì về khởi thủy của việc này cả.
Người Nhật thường nói: “もしあなたはお金があれば、
本を買えます、けれども知識を買えない” (Moshi Anata
wa Okane ga areba, Hon wo kaemasu, keredomo Chisiki
wo kaenai!). Có thể hiểu là: “Tiền bạc có thể dùng mua sách,
nhưng không thể mua được sự hiểu biết.” Vậy sự hiểu biết của
chúng ta do đâu mà có, nếu không phải là nhờ vào việc đọc
sách, tụng Kinh, ngồi Thiền, lễ bái, cầu nguyện?
Không ai mới sinh ra đời mà đã có ngay sự nhận biết rõ
ràng, chỉ trừ những bậc tái sanh, còn đa phần là mù mịt nẻo
đi lối về. Khi lớn lên, chúng ta được các bậc thầy ngoài đời
cũng như trong đạo, cùng với cha mẹ, người thân, bạn bè,
tất cả đều dạy cho ta những kiến thức mới, bắt đầu từ việc
đánh vần các chữ cái cho đến những nhận thức về sự vật,
sự việc. Từ đó ta bắt đầu biết được cái này là cơm, cái kia là
bánh mì, đây là cha, kia là mẹ, người đó là anh, người nọ là
chị v.v... Như vậy, con người cần phải trải qua thời gian và
năm tháng học hỏi để sự nhận biết có thể tăng trưởng theo
cùng.
Sự ra đời và phát triển của đặc san Văn Hóa Phật giáo
thường niên này cũng không ngoài quy luật đó. Năm 2019,
các anh em trong Ban Biên Tập báo Viên Giác vì muốn đánh
dấu một kỷ niệm đặc biệt nhân 40 năm báo Viên Giác hiện
diện với đời, nên đã cho xuất bản Đặc San Văn Hóa Phật
chim hạc, cũng như không ai gọi chim hạc là thủy lão hạc cả. Do chữ
hạc (鶴) và chữ nha (鴉) khá giống nhau nên có lẽ những người khắc in
Phật Tổ thống kỷ đã bị nhầm. Người đời sau do không phát hiện sai lầm
này nên lại tiếp tục trích dẫn sai lệch như vậy.

Giáo gồm có 38 tác giả đóng góp bài vở để hình thành 560
trang in màu trên giấy trắng tốt. Đến năm 2020 mặc dầu thế
giới đang bị vây hãm bởi dịch bệnh Covid 19, nhưng Ban
Biên Tập cũng đã hình thành được Đặc San Văn Hóa Phật
Giáo thứ hai với chủ đề “Phật Giáo & Đời Sống”, có 49 tác
giả khắp nơi trên thế giới đóng góp bài vở để hình thành 668
trang sách. Năm nay, 2021, Ban Biên Tập của Đặc San Văn
Hóa Phật Giáo, gồm ba đạo hữu Phù Vân, Nguyên Đạo và
Nguyên Minh, đã thỉnh mời được nhiều chư Tôn Đức Tăng
Ni cũng như quý đạo hữu Phật tử xa gần, gồm 50 tác giả,
đóng góp bài viết cho cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo này
với chủ đề “Chuyển Hóa Khổ Đau”. Với nội dung phong phú
và hình thức trang nhã, chúng tôi tin rằng Đặc San lần này
sẽ không phụ lòng độc giả khắp nơi đã chờ đợi cả năm nay.
Như vậy, Đặc San thường niên này có thể xem như đã
chính thức thành hình và phát triển những bước đầu tiên,
với sự góp sức nuôi dưỡng và tài bồi của đại chúng khắp
nơi, từ những tác giả hiện diện trong hàng tứ chúng Phật
tử cho đến hết thảy độc giả trên toàn cầu đã nhiệt tình
đón nhận và khích lệ những năm qua. Có được thành tựu
này, trước hết chúng con xin niệm ân Chư Tôn Trưởng Lão
Hòa Thượng như Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng
Hoan, năm nay Ngài đã 94 tuổi, nhưng cũng đã cho gửi bài
để chúng con đăng tải một cách trang trọng trong Đặc San
này, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc ở tuổi 80, nhưng
vẫn còn nhiệt huyết với Văn Học Phật Giáo nước nhà, Hòa
Thượng Thích Phước An, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu
cùng chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, đã vì lòng bi mẫn
mà đóng góp phần trí tuệ của mình qua những trang Văn
thật thắm tình đạo vị. Quý thiện nam tín nữ, Phật tử cũng
như không Phật Tử đã vì sự duy trì và phát triển nền văn
hóa nước nhà và đặc biệt là văn hóa Phật giáo, nên đã không
ngừng cộng tác với những bài viết thật giá trị trong Đặc San
này. Những vần thơ của nhiều tác giả, những phụ bản trong

Đặc San của họa sĩ Cát Đơn Sa và họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt
đã và sẽ mang đến cho người đọc nhiều tri thức, kiến văn đa
dạng ở nhiều lãnh vực khác nhau mà tiền bạc không thể nào
mua được, như người Nhật Bản đã nhận định. Và cuối cùng,
điều quan trọng là người viết cũng như người đọc nên dựa
theo chánh kiến để tư duy phân biện mọi việc đúng sai, tốt
xấu. Nếu không, chúng ta cũng sẽ dễ biến vàng thật thành
vàng giả và chân lý trở thành sự giả tạo, lệch lạc, giống như
câu chuyện đọc sai kinh Phật vừa dẫn lại bên trên.
Chúng tôi xin niệm ân tất cả quý độc giả xa gần, từ hơn
42 năm qua đã ủng hộ cho báo Viên Giác. Mong rằng quý vị
vẫn sẽ tiếp tục hộ trì gìn giữ, để tiếng nói và văn hóa Việt
của chúng ta vẫn tồn tại với thời gian, năm tháng trên thế
gian này. Bởi lẽ nếu có người viết mà không có người đọc, thì
hóa ra những việc làm của chúng tôi chẳng mang lại được
một lợi ích nào cho tha nhân chăng?

Thích Như Điển
Viết xong vào ngày 4 tháng 3 năm 2021
tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc

VIÊN GIÁC TÙNG THƯ & NXB LIÊN PHẬT HỘI

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU

ĐẶC SAN

VĂN HÓA PHẬT GIÁO

2021

Tuyển tập các khảo luận và sáng tác
văn học nghệ thuật của nhiều tác giả
Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
Chủ biên / Editor
SẮP XUẤT BẢN
vào Phật Đản PL 2565

(năm 2021)

ĐẶC SAN
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
CHUYỂN HÓA
KHỔ ĐAU

ĐẶC SAN VĂN HÓA PHẬT GIÁO
Chuyển Hóa Khổ Đau
Tuyển tập các khảo luận và sáng tác
văn học nghệ thuật của nhiều tác giả.
Cố vấn: Hòa Thượng Thích Như Điển
Chủ biên / Editor: Phù Vân, Nguyên Đạo, Nguyên Minh
Biên tập và trình bày: Nguyễn Minh Tiến
Sửa chính tả: Thanh Phi, Hoa Lan
Tranh phụ bản: Họa sĩ Cát Đơn Sa, Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt
Hình bìa sau: Các tác giả, dịch giả tham gia trong Đặc San
Thiết kế bìa: Họa sĩ Sao Mai
ISBN-13: 978-1-0919-8745-6
United Buddhist Publisher (UBP)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm