Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 11 từ tiếng Anh người bản xứ hay phát âm sai

 

 

 

 

 

Tôi nhớ thuở xưa, có cô cousin học trường Tây, lớp tiểu học, trong giờ Việt Văn cô giáo Bắc Kỳ đọc chính tả cho học trò trường Tây.

 

Cô đọc:  Con hổ từ từ đi xuống hang ....

 

Cô em về nhà hỏi anh mình, hơn cô ta hai tuổi, cũng học trường Tây, giọng Huế:

 

Em không biết con “Hộ” dấu hỏi hay dấu ngã hơn nữa nghe Cô nói chậm lại, “từ...từ” làm em lắng nghe nên viết không kịp.

 

Người anh:   Con Cọp thì “noái” là con Cọp cứ noái là con Hổ?

 

Tôi cũng, lớn hơn hai người cousins hai tuổi, làm tầy khôn:

 

Thầy tau, người Nam ‘noái’:  Hỏi Ngã không thành vấn đề đối với thầy. 

 

Nếu không biết con ‘Hộ’ viết hỏi hay ngã, và viết cho mau kịp với cô “đít tê” thì mi nên viết như ri cho nó mau:

 

Con Cọp chạy nhanh xuống hang để cho “hỗ” con bú.

 

Cô ta hỏi: Răng anh biết con Cọp cái đẹ ra “hộ” con?

 

Tôi luôn luôn lạc đề:

 

Thì tau nghe người ta nói mấy cô người Bắc dữ sợ như Sư Tử Hà Đông.  Tau nghe mi nói cô mi hay khẻ tay đứa nào nghe cô “đít tê,” hỏi ngã rõ ràng đúng giọng Bắc Kỳ, mà không viết đúng chính “tã.”

 

Cô ta bắt bẻ: 

 

Nhưng mà cô của em đâu có nói là con hỗ đó là con cọp đực hay cái.  Con cọp nớ có thể đi chậm chậm xuống hang vì sợ vợ hổ la nên nó đi từ từ?

 

Tôi đánh trống “lãng:” Tau nghĩ cô sư tử Hà Đông của mi muốn chạy từ từ về cho sư tử con ở nhà bú thì có chứ trong ni làm chi mà có sư tử?

Tuổi thơ ngày nào quả thật là hồn nhiên, nói để mà nói, cải nhau để mà cải nhau, không biết mình hiểu mình nói gì?

Trứ

  

 

 DĐDT: DẤU HỎI NGÃ TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Anh T,

Vấn đề là ngay chỗ đó, anh "giả" nói giọng Bắc thì cũng không thể nói đọc chính tông "Bắc" được để phân biệt âm hỏi ngã. Anh "giả" giọng Bắc thì đương nhiên là không phân biệt được rồi, tôi còn biết một nhà văn quân đội "nổi tiếng" ở San Jose, CA là dân Bắc Kỳ 54 thứ thiệt mà đôi khi vẫn viết lộn dấu hỏi ngã.

Có hỏi tại sao kỳ vậy thì nhà văn quân đội đổ tại "typo". Đa số các Cáo Phó đều dùng sai dấu hỏi ngã cho chữ "linh cửu", đọc trên báo trên net sẽ thấy viết sai là "linh cữu" dấu ngã trật lất nên dân Bắc Kỳ đọc thấy kỳ liền.

ĐH

 

On Wed, Feb 10, 2021 at 9:02 PM 'Tle8464953' via DiễnĐànDânTộc <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:

Tôi giả được giọng Bắc nhưng khi viết thì hỏi ngã cũng vẫn lộn xộn.  Không biết nếu người ngoại quốc chỉ học rặc tiếng Bắc Kỳ có viết đúng hỏi ngã không?

 

T

 

DẤU HỎI NGÃ TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

16 Tháng Mười 2010,12:00 SA(Xem: 15667)



Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

 

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính tri... , nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

 

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

 

 

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

 

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

 

  1. LUẬT BẰNG TRẮC

 

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

 

  1. Luật lập láy

 

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

 

  1. Luật trắc

 

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

 

Thí dụ:

 

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

 

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...

 

  1. Luật bằng

 

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

 

Thí dụ:

 

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

 

  1. CHỮ HÁN VIỆT

 

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

 

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

 

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

 

Thí dụ:

 

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

 

Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

 

"Dân Là Vận Mệnh Nước"

 

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

 

 

  1. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

 

  1. Trạng từ (adverb)

 

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

 

Thí dụ:

 

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

 

  1. Tên họ cá nhân và quốc gia

 

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

 

Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

 

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

 

Nước Mỹ, A phú Hãn,...

 

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

 

 

  1. Thừa trừ

 

Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

 

Thí dụ:

 

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

 

 

  1. KẾT LUẬN

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

 

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.

 

CAO CHÁNH CƯƠNG

--

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm