Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Theo Tự điển Phật Quang ghi:

“Nhậm vận (任運): Đồng nghĩa: Vô công dụng. Không cần
dụng công tạo tác để thành tựu sự nghiệp, cứ thuận theo sự tự
nhiên của các pháp mà vận hành. Thông thường, từ Thất địa trở
về trước thì phải dụng công tu tập, còn từ Bát địa trở lên thì
không cần dụng công nữa, mà chỉ thuận theo pháp tính tự nhiên.
Vãng sinh lễ tán (Đại 47, 439 thượng) nói: Tự nhiên nhậm vận,

tự lợi, lợi tha, không hạnh nào chẳng đầy đủ. Đây là hiển bày

cái đức nhậm vận tự nhiên của Tịnh độ cực lạc, đầy đủ các hạnh

lợi mình và lợi người. [X. Ma ha chỉ quán Q.5].”

 

Bàn về hai chữ “nhậm vận,” Quảng Minh viết: “Có trên 3,500
kết quả của từ “nhậm vận” trong Đại chánh tạng, cho thấy
nhậm vận là một thuật ngữ rất quan trọng trong kinh điển Phật

giáo.”

 

Nhắc hơn 3500 lần trong Đại Chánh Tạng mà có mấy ai thấy, và
biết? Đa số nhìn mà không thấy, thấy nhưng không cần biết?

Vì biết có ích lợi gì?

 

Nhậm vận được nhắc đi nhắc lại trong kinh Phật vì đó là huệ
thần thông của thiền định.

 

Thiền sư khi nhậm vận, thấu đáo lý nhân duyên, sẽ đạt được trí
tuệ, tâm vô khả úy trước đổi thay vô thường của vũ trụ hiện
tượng.

 

Nhìn đời nỗi trôi của kẻ trí thức khác với nhậm vận của bật thiền

sư giác ngộ. Một bên nhìn qua tục nhãn với cái lòng vô minh
một bên nhậm vận bằng tuệ nhãn với tâm thanh tịnh. Một bên
giác rồi ngộ nên vô bố úy. Một bên nhìn thấy rồi bị sợ hãi

khủng bố úy.

 

Kẻ nhậm vận thấy trước nhân duyên nghiệp quả của sự kiện biết
khi nào nó tới đi không sợ vướng bận cho nên vô úy vì biết cái
bản lai diện mục của sợ hãi là gì. Người còn vô minh sợ hãi cái

sợ hãi của chờ đợi sợ hãi cho nên bố úy.

 

Kẻ phàm phu chỉ nhìn thấy được những gì đã tới để mà vui buồn
hay nuối tiếc nhưng không biết làm sao để thuận theo hay thoát
khỏi cái vòng nhân duyên đó. Cái mấu chốt không phải nhậm
vận được những cái gì hợp duyên đã kết quả mà những gì vô
duyên không đậu quả. Cứ đinh ninh, dự tính, tưởng chắc chắn,
trông mong nó tới mà nó không bao giờ tới thay vì bị được cái

bất ý làm cho tâm trí thêm thất vọng đau khổ.

 

Tục tử không có tuệ nhãn để thấy trước được những họa/phúc
không đến đó. Bật giác ngộ nhậm vận, tiên kiến và thông cảm
luôn cả những nhân vô duyên vô kết quả đó. Những cái tưởng

phải tới nhưng không bao giờ tới.

 

Kẻ trí tuệ thấu hiểu được nguyên nhân của cầu bất khả đắc, cho
nên vô cầu. Người còn vô minh, không biết tùy duyên mà thuận
thủy lôi châu, cho nên cầu một đường được một nẻo, cầu phúc
không tới ngay nhưng cầu họa đừng tới thì nó liền lù lù trước
mặt. Càng cầu càng họa. Họa dai dẳng dẫu vô mong cầu?

 

Kẻ trí tuệ, sau khi giác ngộ không còn câu hỏi để hỏi. Kẻ còn vô

minh vì có quá nhiều cách trã lời nên mới thắc mắc hỏi.

 

Vậy phải làm sao đây?

 

Kẻ trí dũng:

Nhậm chức sớm nghĩ sớm; Vận hành mau qua mau.

 

Người ngu hèn:

Nhậm vận trễ nghĩ sau; Vận tải chậm tới muộn.

 

Tự cổ chí kim, những bật thức thời có khả năng tri thiên mệnh
nhờ nhậm vận, họ thành đại nghiệp là nhờ ‘thuận thiên’ mà làm,
tức thuận theo số mệnh mà làm chứ không phải thay đổi được số
mệnh. Nói theo Phật Giáo là thuận duyên mà sống trong vô úy.

 

(Bát Phong, Attha-loka-dhamma, Giọt móc cỏ đầu phơi, Lê Huy Trứ)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm