Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Inline image

Từ lâu, đọc trong Kinh Nikàya có nhiều bài sau khi kể đến 4 tầng Thiền- kinh nghiệm của đức Phật hay cả các vị tỳ kheo đệ tử nào đạt được 4 tầng Thiền rồi cũng vậy- là nói đến những thần thông biến hóa, như là kết quả tất nhiên. Nào là bay lên hư không, đi bộ trong không gian, đi bộ trên nước như đi trên đất, lặn xuống đất rồi trồi lên, một thân hóa ra nhiều thân, trên thân phun nước, dưới thân phun lửa v.v... Người đệ tử nổi tiếng thần thông đệ nhất là ngài Mahà Moggallàna thì chúng ta đều biết. Đó là nói trong kinh Nikàya.

 Trong kinh điển Phát triển, như Pháp Hoa, Duy Ma Cật, A Di Đà, mà nhất là kinh Hoa Nghiêm, chư Phật và chư Bồ Tát biến hóa thần thông không thể nào diễn tả bằng trí hiểu biết thông thường của chúng ta.

Trở lại phạm vi của mình, là Thiền tông, thì dường như đơn giản hơn, dễ hiểu và dễ chấp nhận. Như bài kệ phổ biến của một vị thiền sư cư sĩ nổi tiếng của thiền sử Trung Hoa là ông Bàng Long Uẩn:

Hằng ngày không việc khác

Chỉ tôi tự biết hay

Vật vật chẳng bỏ lấy

Chỗ chỗ nào trái bày

Đỏ tía gì làm hiệu

Núi gò bặt trần ai

Thần thông cùng diệu dụng

Gánh nước bửa củi tài.

Hằng ngày ông chỉ soi chiếu tự mình biết mình, tâm thanh thản, an vui, không phân biệt so đo tính toán, cho nên gánh nước bửa củi đều là thần thông diệu dụng. Thành ra ăn hay ngủ, với cái tâm đó thì cũng là thần thông của Thiền. Như trong những câu đối đáp sau đây trong gia đình ông Bàng Long Uẩn. Ông nói:

-      Khó, khó, khó! Ba tạ dầu mè vuốt trên cây.

Bà Bàng Long Uẩn nói:

-      Dễ, dễ, dễ! Trên đầu ngọn cỏ ý Tổ sư.

Cô Linh Chiếu, là con gái của ông bà, nói:

-      Chẳng phải khó, chẳng phải dễ.

Đói đến thì ăn, mệt ngủ khò.   

Từ mấy năm nay, cô có một ước muốn mình cần có nhiều thời gian thiệt là rảnh rang, buông hết những công việc thường ngày, không đi đó đây nữa, cũng không tiếp xúc với ai. Mong có thêm kinh nghiệm mới, phát kiến thêm cái gì sâu sắc hơn nữa. Giống như thành ngữ trong Thiền:<làm người vô sự>.

 

Inline image

Cô đã một mình định nghĩa <làm người vô sự>, chỉ là <sống mà không cần nhìn cái đồng hồ>, là tại vì cô đã sống chạy theo cái đồng hồ từ bao nhiêu năm nay rồi. Ngày nào có khóa tu? Giờ nào ra phi trường? Giờ nào phải đi ngủ? Giờ nào phải thức? Giờ nào lễ Phật, ngồi thiền? Giờ nào bắt đầu lớp? Giờ nào nghỉ giải lao? Giờ nào dùng trưa? Giờ nào .... Ủa, mình nói phải tự mình làm chủ cuộc đời mình, mà sao thấy cái đồng hồ nó lại làm chủ mình? Hết ngày này tới ngày khác. Hết khóa tu này tới khóa tu khác. Hết đạo tràng này tới đạo tràng khác. Liên tiếp, không có khoảng trống. Chắc cũng đã hơn mười năm nay rồi.

Cho tới vài ba năm sau này, Thầy quở phải để ra 3 tháng trọn vẹn an cư, không được nhín ra 1 tuần nào đi giảng. Lúc này các đạo tràng lớn đã có thể tự mình hướng dẫn các khóa căn bản nên cô cũng có thời gian được an cư theo giới luật.

Thiệt ra, cô thấy an cư là “quyền lợi “ nói theo tiếng bình dân của đời. An cư là “bổn phận”, nói theo giới luật của Phật và Tổ. Tuy nhiên, theo nhận định của cô, an cư là “phước báu của người xuất gia”.

Tại sao là phước báu? An cư, giống như đi “vacation” vậy, mà hữu ích hơn nhiều. Được học lại giới luật, được học thêm kinh điển, có nhiều thời gian thực hành thư giãn hoàn toàn trong các sinh hoạt bình thường. Có thêm hiểu biết, có thêm trãi nghiệm mới. Được sống bên Thầy, được gặp tăng đoàn, thảo luận, chia sẻ, ấm cúng biết bao! Ba tháng an cư! Như là được “dưỡng quân” để rồi tung ra “chiến trận” tiếp.

 

Inline image

Mấy tháng nay, vì tình hình covid-19 nên mọi người bị bó buộc ở yên trong nhà, hạn chế ra ngoài. Cô ở Tổ Đình, ngày ngày cũng “đói thì ăn, mệt thì ngủ”. Không nhìn cái đồng hồ nữa. Thiệt là đúng như ước mơ. Hổm rày thiệt không dám nói ra, sợ có người buồn buồn. Nhưng các em ơi, có một tin vui vui đây nè, Cô nói mau mau để chúng ta cùng vui nha.

Sáng sớm hôm nay, cô thấy ra cô cũng đang “thi triển thần thông.”

Người ta nói <con tằm thì phải nhã tơ>. Cô viết bài gởi ra, nhưng cô không phải con tằm. Con tằm rút ruột nhã tơ làm cái kén bao bọc chung quanh nó rồi nằm trong đó, bị người ta đem nấu cho chết rồi lấy tơ dệt thành tơ lụa.

 Cô đem tâm tình mình trãi ra thành ý rồi bằng máy laptop mà ghi lại thành bài văn. Cũng nhờ máy laptop mà click ra cho mấy hàng chữ nó bay đi, đi đâu không biết, chắc nó bay lên trời. Mà nói vậy không đúng, nó vẫn còn trong cái screen của cô, chớ đâu có mất mà nói bay đi. Vậy thì nó vẫn còn y nguyên trong cái cục USB của cô- Cái cục có chút xíu mà chứa hoài chưa đầy. Chứa cái gì? Thì chứa mấy hàng chữ viết này. Mà mấy hàng chữ viết này từ đâu tuôn ra vậy? Thì từ nguồn nhận thức của mình chứ đâu. Vậy là cục USB nó hiển hiện cái tâm của mình. Ngộ chưa ?
31 Than Thong Cua Thien

Các em nào muốn đọc bài của cô, cứ mở máy laptop ra, bấm bấm mấy cái nút nhỏ nhỏ ra là thấy ngay mấy hàng chữ viết của cô. Nếu chưa bấm thì nó chưa hiện. Vậy lúc mình chưa mở máy laptop thì mấy hàng chữ này nó ở đâu vậy? Cái này phải hỏi mấy nhà bác học phát minh cái máy laptop mới biết.

Cái tâm của mình chỉ phát ra những làn sóng điện mà thôi. Nếu làn sóng điện của tâm mình mạnh thì nó sẽ phóng tới nhanh như ánh sáng tới tận người nào nó muốn. Mình thường cho như vậy là thần thông. Những làn sóng điện này vượt qua không biết bao nhiêu là núi non, sông hồ, đại dương, thành phố, quốc gia để phóng tới nơi nào có người muốn nó. Chúng ta cũng đang có thần thông, nhưng còn yếu, nên phải nhờ cái máy laptop một chút thôi!!!

Còn một điều nữa. Khi những làn sóng tâm của cô phóng tới cái máy laptop của các em thì nó lại hiện ra là những hàng chữ và các em đọc. Rồi các em hiểu cô muốn nói cái gì. Tức là qua những hàng chữ viết vô tri vô giác, những cái ký hiệu vô tri vô giác, chúng ta hiểu nhau. Đó cũng là tâm truyền tâm. Như vậy, thuật ngữ <tâm truyền tâm> trong Thiền, có thể hiểu qua nhận thức không lời mà cũng có thể qua nhận thức có lời, tức qua ngôn ngữ văn tự truyền dạy.

Vậy ngôn ngữ (dùng âm thanh), văn tự (ký hiệu), chính nó là vô tri vô giác, nhưng nó là phương tiện chuyên chở trí huệ về chân lý.

Tới đây các em chắc đã nhận ra ý nghĩa của hình ảnh trong Thiền <khô mộc long ngâm>: tiếng rồng gầm trong khúc gỗ khô. Mình phải nghe cho được tiếng con rồng gầm trong khúc gỗ khô đó.

Vậy bây giờ nếu chúng ta hiểu nhau, thì là chúng ta đã gặp nhau rồi. Người đời có câu này:

<Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng>

 

Inline image

Tạm có nghĩa như vầy: người không có duyên với nhau, dù ở trước mặt vẫn là chưa gặp, còn người có duyên với nhau dù cách xa nhưng vẫn gặp nhau thường.

Như vậy chúng mình đều đang có thần thông: người viết, người đọc, hai bên hiểu nhau. Dù xa cách ngàn trùng. Không thấy mặt mà thấy tâm nhau. Đó là thần thông của Thiền.

Thích Nữ Triệt Như

18-6-2020

 

 

 

Inline image

Từ lâu, đọc trong Kinh Nikàya có nhiều bài sau khi kể đến 4 tầng Thiền- kinh nghiệm của đức Phật hay cả các vị tỳ kheo đệ tử nào đạt được 4 tầng Thiền rồi cũng vậy- là nói đến những thần thông biến hóa, như là kết quả tất nhiên. Nào là bay lên hư không, đi bộ trong không gian, đi bộ trên nước như đi trên đất, lặn xuống đất rồi trồi lên, một thân hóa ra nhiều thân, trên thân phun nước, dưới thân phun lửa v.v... Người đệ tử nổi tiếng thần thông đệ nhất là ngài Mahà Moggallàna thì chúng ta đều biết. Đó là nói trong kinh Nikàya.

 Trong kinh điển Phát triển, như Pháp Hoa, Duy Ma Cật, A Di Đà, mà nhất là kinh Hoa Nghiêm, chư Phật và chư Bồ Tát biến hóa thần thông không thể nào diễn tả bằng trí hiểu biết thông thường của chúng ta.

Trở lại phạm vi của mình, là Thiền tông, thì dường như đơn giản hơn, dễ hiểu và dễ chấp nhận. Như bài kệ phổ biến của một vị thiền sư cư sĩ nổi tiếng của thiền sử Trung Hoa là ông Bàng Long Uẩn:

Hằng ngày không việc khác

Chỉ tôi tự biết hay

Vật vật chẳng bỏ lấy

Chỗ chỗ nào trái bày

Đỏ tía gì làm hiệu

Núi gò bặt trần ai

Thần thông cùng diệu dụng

Gánh nước bửa củi tài.

Hằng ngày ông chỉ soi chiếu tự mình biết mình, tâm thanh thản, an vui, không phân biệt so đo tính toán, cho nên gánh nước bửa củi đều là thần thông diệu dụng. Thành ra ăn hay ngủ, với cái tâm đó thì cũng là thần thông của Thiền. Như trong những câu đối đáp sau đây trong gia đình ông Bàng Long Uẩn. Ông nói:

-      Khó, khó, khó! Ba tạ dầu mè vuốt trên cây.

Bà Bàng Long Uẩn nói:

-      Dễ, dễ, dễ! Trên đầu ngọn cỏ ý Tổ sư.

Cô Linh Chiếu, là con gái của ông bà, nói:

-      Chẳng phải khó, chẳng phải dễ.

Đói đến thì ăn, mệt ngủ khò.   

Từ mấy năm nay, cô có một ước muốn mình cần có nhiều thời gian thiệt là rảnh rang, buông hết những công việc thường ngày, không đi đó đây nữa, cũng không tiếp xúc với ai. Mong có thêm kinh nghiệm mới, phát kiến thêm cái gì sâu sắc hơn nữa. Giống như thành ngữ trong Thiền:<làm người vô sự>.

 

Inline image

Cô đã một mình định nghĩa <làm người vô sự>, chỉ là <sống mà không cần nhìn cái đồng hồ>, là tại vì cô đã sống chạy theo cái đồng hồ từ bao nhiêu năm nay rồi. Ngày nào có khóa tu? Giờ nào ra phi trường? Giờ nào phải đi ngủ? Giờ nào phải thức? Giờ nào lễ Phật, ngồi thiền? Giờ nào bắt đầu lớp? Giờ nào nghỉ giải lao? Giờ nào dùng trưa? Giờ nào .... Ủa, mình nói phải tự mình làm chủ cuộc đời mình, mà sao thấy cái đồng hồ nó lại làm chủ mình? Hết ngày này tới ngày khác. Hết khóa tu này tới khóa tu khác. Hết đạo tràng này tới đạo tràng khác. Liên tiếp, không có khoảng trống. Chắc cũng đã hơn mười năm nay rồi.

Cho tới vài ba năm sau này, Thầy quở phải để ra 3 tháng trọn vẹn an cư, không được nhín ra 1 tuần nào đi giảng. Lúc này các đạo tràng lớn đã có thể tự mình hướng dẫn các khóa căn bản nên cô cũng có thời gian được an cư theo giới luật.

Thiệt ra, cô thấy an cư là “quyền lợi “ nói theo tiếng bình dân của đời. An cư là “bổn phận”, nói theo giới luật của Phật và Tổ. Tuy nhiên, theo nhận định của cô, an cư là “phước báu của người xuất gia”.

Tại sao là phước báu? An cư, giống như đi “vacation” vậy, mà hữu ích hơn nhiều. Được học lại giới luật, được học thêm kinh điển, có nhiều thời gian thực hành thư giãn hoàn toàn trong các sinh hoạt bình thường. Có thêm hiểu biết, có thêm trãi nghiệm mới. Được sống bên Thầy, được gặp tăng đoàn, thảo luận, chia sẻ, ấm cúng biết bao! Ba tháng an cư! Như là được “dưỡng quân” để rồi tung ra “chiến trận” tiếp.

 

Inline image

Mấy tháng nay, vì tình hình covid-19 nên mọi người bị bó buộc ở yên trong nhà, hạn chế ra ngoài. Cô ở Tổ Đình, ngày ngày cũng “đói thì ăn, mệt thì ngủ”. Không nhìn cái đồng hồ nữa. Thiệt là đúng như ước mơ. Hổm rày thiệt không dám nói ra, sợ có người buồn buồn. Nhưng các em ơi, có một tin vui vui đây nè, Cô nói mau mau để chúng ta cùng vui nha.

Sáng sớm hôm nay, cô thấy ra cô cũng đang “thi triển thần thông.”

Người ta nói <con tằm thì phải nhã tơ>. Cô viết bài gởi ra, nhưng cô không phải con tằm. Con tằm rút ruột nhã tơ làm cái kén bao bọc chung quanh nó rồi nằm trong đó, bị người ta đem nấu cho chết rồi lấy tơ dệt thành tơ lụa.

 Cô đem tâm tình mình trãi ra thành ý rồi bằng máy laptop mà ghi lại thành bài văn. Cũng nhờ máy laptop mà click ra cho mấy hàng chữ nó bay đi, đi đâu không biết, chắc nó bay lên trời. Mà nói vậy không đúng, nó vẫn còn trong cái screen của cô, chớ đâu có mất mà nói bay đi. Vậy thì nó vẫn còn y nguyên trong cái cục USB của cô- Cái cục có chút xíu mà chứa hoài chưa đầy. Chứa cái gì? Thì chứa mấy hàng chữ viết này. Mà mấy hàng chữ viết này từ đâu tuôn ra vậy? Thì từ nguồn nhận thức của mình chứ đâu. Vậy là cục USB nó hiển hiện cái tâm của mình. Ngộ chưa ?
31 Than Thong Cua Thien

Các em nào muốn đọc bài của cô, cứ mở máy laptop ra, bấm bấm mấy cái nút nhỏ nhỏ ra là thấy ngay mấy hàng chữ viết của cô. Nếu chưa bấm thì nó chưa hiện. Vậy lúc mình chưa mở máy laptop thì mấy hàng chữ này nó ở đâu vậy? Cái này phải hỏi mấy nhà bác học phát minh cái máy laptop mới biết.

Cái tâm của mình chỉ phát ra những làn sóng điện mà thôi. Nếu làn sóng điện của tâm mình mạnh thì nó sẽ phóng tới nhanh như ánh sáng tới tận người nào nó muốn. Mình thường cho như vậy là thần thông. Những làn sóng điện này vượt qua không biết bao nhiêu là núi non, sông hồ, đại dương, thành phố, quốc gia để phóng tới nơi nào có người muốn nó. Chúng ta cũng đang có thần thông, nhưng còn yếu, nên phải nhờ cái máy laptop một chút thôi!!!

Còn một điều nữa. Khi những làn sóng tâm của cô phóng tới cái máy laptop của các em thì nó lại hiện ra là những hàng chữ và các em đọc. Rồi các em hiểu cô muốn nói cái gì. Tức là qua những hàng chữ viết vô tri vô giác, những cái ký hiệu vô tri vô giác, chúng ta hiểu nhau. Đó cũng là tâm truyền tâm. Như vậy, thuật ngữ <tâm truyền tâm> trong Thiền, có thể hiểu qua nhận thức không lời mà cũng có thể qua nhận thức có lời, tức qua ngôn ngữ văn tự truyền dạy.

Vậy ngôn ngữ (dùng âm thanh), văn tự (ký hiệu), chính nó là vô tri vô giác, nhưng nó là phương tiện chuyên chở trí huệ về chân lý.

Tới đây các em chắc đã nhận ra ý nghĩa của hình ảnh trong Thiền <khô mộc long ngâm>: tiếng rồng gầm trong khúc gỗ khô. Mình phải nghe cho được tiếng con rồng gầm trong khúc gỗ khô đó.

Vậy bây giờ nếu chúng ta hiểu nhau, thì là chúng ta đã gặp nhau rồi. Người đời có câu này:

<Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng>

 

Inline image

Tạm có nghĩa như vầy: người không có duyên với nhau, dù ở trước mặt vẫn là chưa gặp, còn người có duyên với nhau dù cách xa nhưng vẫn gặp nhau thường.

Như vậy chúng mình đều đang có thần thông: người viết, người đọc, hai bên hiểu nhau. Dù xa cách ngàn trùng. Không thấy mặt mà thấy tâm nhau. Đó là thần thông của Thiền.

Thích Nữ Triệt Như

18-6-2020

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm