Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Catalog Bao Anh Lac BackfrontCover

CATALOG  

 

GIỚI THIỆU DANH MỤC TỦ SÁCH BẢO ANH LẠC

do Ni Trưởng TN Giới Hương biên soạn

  1. SÁCH TIẾNG VIỆT
    • BỒ-TÁT VÀ TÁNH KHÔNG TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. NXB Tổng Hợp Tp HCM; tái bản lần 2 & 3, năm 2008 & 2010.

BỐ TÁT và TÁNH KHÔNG là luận án Tiến Sĩ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương trình tại Trường Đại Học Delhi. Trọng tâm của tác phẩm, bằng phương pháp so sánh và đối chiếu, nhấn mạnh về lý “Tánh Không” trong cả hai hệ tử tưởng Nguyên Thủy và Đại Thừa, để từ đó mỗi độc giả và hành giả dễ dàng nhận chân được bản chất ‘tánh không,’ đặc biệt là “tánh không” trong hệ tử tưởng Pali.

Đây là tác phẩm cần thiết cho việc nghiên cứu, định hướng và giải tỏa các nghi hoặc về “tánh không,” một khái niệm cao siêu và khó hiểu, để từ đó, tự mình rút ra phương pháp hành trì phù hợp cho đời sống thực tại.

1.Bia Bo tat va Tanh khong TN Gioi Huong

  • BAN MAI XỨ ẤN (3 tập), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn: tái bản lần 2, 3 & 4 năm 2006, 2008 & 2010

 

BAN MAI XỨ ẤN gồm 3 tập, được viết dưới dạng hồi ký nhằm giới thiệu đến quý đọc giả về văn hóa, giáo dục, tôn giáo, đất nước và con người xứ Ấn.

Ấn Độ được thừa nhận như là một vùng đất thần thoại phong phú về trí tuệ, thần bí và lãng mạn. và hình ảnh Sông hằng được mệnh danh là dòng sông thiêng liêng nhất được đề cập rất nhiều trong kinh kinh Phật. Người dân Ấn tôn thờ dòng sông nầy như một vị nữ thần, như một bà mẹ truyền ban sức sống và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng trên thế giới.

Chính điều thần diệu này mà hàng loạt những tác phẩm, cánh cửa của một trong những nền văn minh cổ nhất được xuất hiện. Và cũng chính điều thần diệu này mà tác giả đã cảm hứng viết về xứ Ấn trong những năm tu học tại đây.

2.Bia Ban Mai Xu An tap 1 TN Gioi Huong

 

 

  • VƯỜN NAI – CHIẾC NÔI PHẬT GIÁO, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. NXB Phương Đông: tái bản lần 2, 3 & 4, năm 2006, 2008 & 2010.

SARNATH, một trung tâm quan trọng của Phật giáo, nơi của hòa bình và an lạc. Từ nơi đây, những đệ tử của Đức Phật đã bắt đầu truyền bá lời dạy của ngài, một con đường của an lạc và hạnh phúc.

 Chỉ trong một thời gian ngắn, Phật giáo trở nên rất phổ biến khắp đất nước. Từ thường dân đến vua quan, tất cả đều hoan nghênh tinh thần giải thoát và bình đẳng của Đức Phật.

3. Vuon nai chiec noi phat giao Bia

 

 

5.QUY Y TAM BẢO VÀ NĂM GIỚI, Thích Nữ Giới Hương, Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Wisconsin, USA, 2008. NXB Phương Đông: tái bản lần 2, 3 & 4, năm 2010, 2016 và 2018.

Kính lạy Mười phương Phật

Kính lạy Mười phương Pháp

Kính lạy Mười phương Tăng.

Tam bảo là ba viên ngọc quý giá nhất trên đời, bởi lẽ Phật-Pháp-Tăng đã hướng dẫn cho chúng con về nếp sống tâm linh hướng thượng, lợi mình, lợi người và lợi cả hai. Năm giới là chìa khóa hạnh phúc vĩnh viễn và phương châm của đời sống an lạc, đạo đức căn bản của mỗi người con Phật và là nhân hạnh làm người trong những kiếp tái sanh.

Chân thành thọ năm giới, nhận giới và trì giới để giới thân huệ mạng hiển lộ nơi thân và tâm là thành tựu giới pháp, giới thể, giới tướng và giới hạnh nơi mỗi người con Phật.

 

4. Bia Quy Y Tam Bao va Nam Gioi TN Gioi Huong

  1. VÒNG LUÂN HỒI, Thích Nữ Giới Hương, NXB Phương Đông: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần 2, 3 & 4, năm 2010, 2014 & 201

VÒNG LUÂN HỒI chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp, chúng ta “Hành” (các hành động) là chủ động nghiệp tái sanh.

Quả khổ theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của vòng luân hồi hay con quỷ vô thường này rất quan trọng sẽ giúp chúng ta hiểu được “Hoặc - Nghiệp - Khổ”, tin chắc lý nhân quả, luân lý đạo đức mà nhà Phật nhấn mạnh ở giới luật tránh ác làm lành, chuyển hóa thân tâm giúp chúng ta biết được chốn quay về chân thật.

Minh sát, tìm hiểu và chứng thấu ý nghĩa sâu sắc và thực tiễn này, mới có thể hoàn thành chí nguyện giải thoát và mang lại hạnh phúc an vui cho mình và người.

 5. Bia Vong Luan Hoi 2017 Thich Nu Gioi Huong

  1. HOA TUYẾT MILWAUKEE, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.

HOA TUYẾT MILWAUKEE là một quyển sách nhỏ kết xâu lại những bài văn, bài thơ trong hơn hai năm qua tại chùa Phước Hậu, thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ.

Nơi đây mùa đông kéo dài hơn những mùa khác và tuyết phủ cũng nhiều. Những bông tuyết trắng nhỏ li ti bay lả tả trong gió thật đẹp.

Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông tạo cho thiên nhiên mỗi nét đẹp đặc thù. Bông tuyết phủ trắng các cành cây khô khúc khủy cũng phô bày một nét đẹp riêng nào đó. Hy vọng những bông tuyết ẩn hiện nơi các bài văn, thơ này cũng điểm trang một cái gì đó cho hành giả, cho bạn đọc trên bước đường đi tìm ý đạo.

 

6. Bia hoa tuyet milwukee 2008

  1. LUÂN HỒI TRONG LĂNG KÍNH LĂNG NGHIÊM, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hóa Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 2, 3, 4 & 5, năm 2012, 2014, 2016 và 201

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tử tưởng thượng thừa liễu nghĩa, rất nhiều tư tưởng thâm áo ẩn tàng trong kinh.

Như một vườn hoa rất nhiều hoa nở đẹp. Tuyệt đẹp nhất là hoa cúc trắng tinh khiết nói về Tạng tánh Như Lai tạng, hoa cúc vàng nói về mặt luân chuyển của thức tinh nguyên minh và nhiều hoa nữa.

Nội dung cuốn sách nhỏ này chỉ nói về mặt ý nghĩa “luân hồi” mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến, như người làm vườn chỉ xin nhặt hoa cúc vàng để mời người xem...

 

7.Bia Lang Nghiem TN Gioi Huong

  1. NGHI THỨC HỘ NIỆM, CẦU SIÊU, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 2008.

Cuốn Nghi Thức Hộ Niệm do Thích Nữ Giới Hương biên soạn là nghi lễ Phật Giáo dùng để hỗ trợ tinh thần người đang hấp hối và thực hiện các nghi cúng nhà quàn, hạ huyệt, hỏa tang, tuần thất, tiểu tường, đại tường, cầu siêu cho ông bà, vợ, chồng, anh em, bạn bè… đã qua đời.

Hỗ trợ hương linh chánh niệm, tỉnh táo, tinh thần minh tịnh hướng về vãng sanh tây phương, tức là thành tựu cho một chúng sanh làm Phật. Khai thị khiến hương linh hay các loài ma quỷ biết sám hối, buông xả, không bám víu vào thế gian huyễn hóa mà phát nguyện sanh về cảnh giới an lành, Tây phương cực lạc, cùng tu tập với Phật và Bồ tát. Đó là mục đích của cuốn Nghi Thức Hộ Niệm này.

Có câu rằng: "Người nào mà buổi sáng nghe được đạo, buổi chiều chết cũng thỏa lòng" bởi lẽ hương linh đã vượt lên trên những ý niệm tầm thường lúc họ chết.

-"Khi bạn đánh vào cái chiêng một nghìn lần, thì lần đánh sau cùng sẽ tạo nên âm thanh hòa điệu". Cuốn Nghi Thức Hộ niệm là " tiếng gõ lần cuối cùng để tạo nên sự hòa điệu ấy".

 

8. Bia Nghi Thuc Cau Sieu

  1. QUAN ÂM QUẢNG TRẦN, Thích Nữ Giới Hương, NXB Tổng Hợp: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần 2, 3, 4 & 5, năm 2012, 2014, 2016 & 2018.

Một niệm xoay lại đổi tánh nghe

Muôn cảnh buông xuôi chỉ lắng nghe

Nghe lắng cho sâu không nghe cảnh

Cảnh rời văn tánh ấy nghe nghe.

Nam Mô Kinh Đại Phật Đỉnh, Như Lai Mật Nhân,

Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm.

Nam Mô Nhĩ Căn Viên Thông

Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

tác đại chứng minh.

9. Bia Quan Am Quan Tran TN Gioi Huong

 

  1. NỮ TU VÀ TÙ NHÂN HOA KỲ, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hóa Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010. NXB Hồng Đức: tái bản lần thứ 2, 3, 4, 5 & 6 năm 2011, 2014, 2016, 2018 & 2020.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói:

 “Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng phạm tội. Những phạm nhân bị giam vào ngục tù, thực sự, không tệ hơn bất cứ người nào trong chúng ta.

Họ bị sự vô minh, tham muốn và phẫn nộ, những căn bệnh mà chúng ta dễ bị nhiễm phải nhưng tùy các mức độ cao thấp khác nhau.

Bổn phận của chúng ta là cố gắng giúp đỡ các phạm nhân ấy”.

(His Holiness, The Dalai Lama: We are all potential criminals, and those who we have put into prison are no worse, deep down, than any one of us. They have succumbed to ignorance, desire, and anger, ailments that we all suffer from but to different degrees. Our duty is to help them).

Mời xem toàn tập sách.

10. Bia Tu nhan 2020 TN Gioi Huong

 

  1. NẾP SỐNG TỈNH THỨC CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ XIV, 2 tập, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 3 & 4, năm 2014, 2016 và 201

Vô số chúng sanh đau khổ đang cần cầu sự an tĩnh tâm hồn và sự an lạc trong cuộc sống.

Đáp ứng sự cầu cứu đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV đã tái sanh thị hiện như một hóa thân Quan Âm, một nhà lãnh đạo tôn giáo lớn, một bậc thầy tâm linh vĩ đại, một hiện thân của nếp sống tỉnh thức, của niềm hạnh phúc thiện mỹ và là một sức giả mang lại sự an lạc nội tâm cho thế giới bằng ánh sáng Phật pháp.

Ngài như ngôi sáo sáng trên bầu trời.

Một vị thần tượng cho Phật giáo thời nay hướng đến.

11.Bia 1 Dat Lai Lat Ma TN Gioi Huong

 

  1. A-HÀM: MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO, 2 tập, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 3 & 4 năm 2014, 2016 và 201

A Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền nảo (2 tập) sẽ giúp quý độc giả thấy rõ giá trị thật của đỉnh cao A-hàm, để chúng ta đi sâu vào khám phá ra những ngõ nhách của tâm linh diệu của mình hầu thoát khổ. Hễ tan được bóng tối thì ánh sáng trong tâm hiện ra. Hễ mưa pháp được rưới tỏa thì bụi phiền não được trôi đi. A-hàm sẽ giúp chúng ta rửa sạch bụi mê lầm, sự hiểu sai của thân, khẩu, ý, để những sự sáng suốt, nhẹ nhàng, an lạc, thảnh thơi của tâm vi diệu sẽ hiện ra. Không khai thác mưa pháp A-hàm thì trí tuệ không thể phát sáng. Không thật thấy, không thật hiểu giá trị chân A-hàm thì không có con đường giải thoát để đi ra, bởi lẽ trong A-hàm, Đức Phật dạy những phương pháp cho chúng ta làm hiền, làm thánh, nghĩa là hết khổ được an vui.

A-hàm là đường đi chung của tất cả Thánh Hiền, là cửa vào giác ngộ.

Nguyện tất cả chúng ta tận kiếp vị lai sẽ noi theo A-Hàm cho tới ngày thánh thánh vị.

12. Bia A Ham tap 1 TN Gioi Huong 2019

 

  1. GÓP TỪNG HẠT NẮNG PERRIS, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc.

Cũng như mưa, giọt nắng tỏa hơi ấm để duy trì sức sống cho con người và muôn loài vạn vật.  Những buổi sáng, nắng nhảy múa lung linh qua từng kẽ lá. Mỗi giọt nắng đem hương thơm sắc thắm đậm đà cho hoa lá, cây cỏ và con người. Mỗi bài văn như tô điểm sự diệu dụng của tâm linh trong thế giới hữu tình. Đưa tay đón lấy những hạt nắng như đưa tay đón lấy những bài văn thơ tản mạn trong ba năm (2010-2013). Như thế đó, các bài văn được kết lại tại thành phố nắng Perris và như thế đó, sách Góp Từng Hạt Nắng Perris được ra mắt.

13. Bia Gop Tung Hat Nang Perris

 

  1. PHÁP NGỮ CỦA KINH KIM CANG, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014. Tái bản lần thứ 2, 3 & 4, năm 2015, 2016 & 201

Kinh Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật là tóm gọn những thâm ý áo nghĩa của toàn bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, là pháp tối thượng thừa viên đốn (vượt cả tiểu thừa và đại thừa), là kim chỉ nam của nhà thiền để phá các chấp thủ về tướng,  giúp chúng ta trực thẳng chân tâm, thấy tánh thành Phật. Pháp Ngữ trong Kinh Kim Cang nói về cách an trụ tâm, hàng phục tâm và chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Pháp âm của Đức Phật rất mạnh mẽ để giúp chúng ta trở về với thật tánh Kim Cang, đừng chấp thủ bất cứ một hình tướng nào, cho dù đó thân kim sắc vàng hay diệu pháp âm của Như Lai.

 14. Bia 2 Kim Cang Viet Ananda Foundation 2019

  1. TẬP THƠ NHẠC NẮNG LĂNG NGHIÊM, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2014.

Tập thơ nhạc NẮNG LĂNG NGHIÊM là chất thơ giản dị chân chất của một vị ni trong chùa được các ca nhạc sĩ chuyển thành những lời ca tiếng hát với những giai điệu nhẹ nhàng trong sáng, nói lên quan điểm của Phật giáo đối với nhân sinh và cuộc sống.

Âm nhạc là tiếng nói của tâm linh. Dù mỗi nốt nhạc sẽ đi qua nhưng dư âm thức tỉnh vẫn còn vang mãi trên hành trình tu tập của mỗi chúng ta.

Tiếng chuông ngân

Tỉnh thức.

Suối chảy luân lưu

Sinh diệt.

Tánh chân thường hiển nhiên!

15. Bia Tho Nhac Nang Lang Nghiem

 

  1. NÉT BÚT BÊN SONG CỬA, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc.

Nắng nhuộm hồng nét chữ

Kết ý đẹp dâng đời

Hoa nở bên song cửa

Chuông gióng tiếng ngân vang.

Trong thế giới hiện nay, có những ngòi bút chỉ tìm vinh thân ích kỷ cá nhân trên trang giấy, có những ngòi bút được dùng làm vũ khí để tranh quyền đoạt lợi theo những cám dỗ thất tình lục dục bên ngoài, thì Nét Bút Bên Song Cửa Nhà Chùa lại càng cần thiết. Tiếp xúc với nét bút nhà chùa, chúng ta có điều kiện giao lưu tiếp xúc với những giá trị tinh thần nhân văn, nhân bản cao thượng, những lý tưởng tinh tế sâu sắc của đạo Phật, những chí nguyện phụng sự trên cầu thành Phật, dưới giúp chúng sanh. Những khoảnh khắc đó thật đáng quí cho chúng ta phát huy năng lực, chủng tử và sứ mệnh của bậc xuất trần thượng sĩ.

16. Cover Net but noi song cua TN Gioi Huong

 

  1. MÁY NGHE MP3 HƯƠNG SEN: Các Bài Giảng, Sách, Bài viết và Thơ Nhạc của Thích Nữ Giới Hương (383/201 bài), Chùa Hương Sen.

Máy MP3 để nghe 385 bài giảng của NsGH, 12 aulbum nhạc do các nhạc sĩ phổ từ thơ của Thích Nữ Giới Hương

17. May Nghe MP3

 

  1. DVD GIỚI THIỆU VỀ CHÙA HƯƠNG SEN, USA. Xuất bản: Hương Sen Press. Thích Nữ Giới Hương & Phú Tôn. 2019.

Các phóng sự về quá trình xây dựng và phát triển Chùa Hương Sen

18. DVD gioi thieu ve Chua Huong Sen

 

  1. NI GIỚI VIỆT NAM HOẰNG PHÁP TẠI HOA KỲ, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing.

Việc ấn hành cuốn “NI GIỚI VIỆT NAM HOẰNG PHÁP TẠI HOA KỲ” của soạn giả - Tiến sỹ Ni sư Thích Nữ Giới Hương, chúng tôi thấy rằng đây là cuốn sách đầu tiên phản ánh khá đầy đủ sinh động trên nhiều bình diện và chiều kích khác nhau của công cuộc xiển dương chánh pháp nói chung và Hoằng Pháp nói riêng của Ni Giới Việt Nam tại Hoa Kỳ từ trước, sau năm 1975 cho đến nay. 

Chúng tôi hy vọng bạn đọc trong và ngoài Phật giáo ở Việt Nam nói chung, cùng bạn đọc trong và ngoài Ni Giới Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại nói riêng tìm thấy ở đây những tri thức, những kinh nghiệm bổ ích cho công việc Phật sự của mình.

Nhà Xuất bản chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu với độc giả trong, ngoài nước cuốn sách có giá trị tham khảo hữu ích này.

(Nhà Xuất Bản Hồng Đức)

19. Cover Ni gioi hoang phap tai Hoa Ky TN Gioi Huong

 

  1. TUYỂN TẬP 40 NĂM TU HỌC & HOẰNG PHÁP CỦA NI SƯ GIỚI HƯƠNG. Thích Nữ Quang, TN Viên Nhuận, TN Viên Tiến, and TN Viên Khuông, Xpress Print Publishing, USA. 2020.

Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trụ Trì chùa Hương Sen tại Perris, Nam California, Hoa Kỳ là người đã dấn thân vào con đường cao thượng đồng chơn xuất gia và hoằng pháp lợi lạc quần sanh trong 40 năm qua.

Năm nay các đệ tử của Ni Sư muốn ghi lại kỷ niệm một chặng đường đã đi qua, nên gom góp bài vở khắp nơi để làm thành một tập kỷ yếu của đời người. Như vậy cũng là một việc làm đáng tán dương, nên tôi đã tùy thuận để thể hiện việc nầy qua bài viết của mình.

(Hòa thượng Thích Như Điển – Phương trượng Chùa Viên Giác)

20.Bia 40 nam tu hoc cua TN Gioi Huong resize Spine 18mm Online

 

  1. TẬP THƠ NHẠC LỐI VỀ SEN NỞ, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức. 2020.

Như đóa hoa sen mọc giữa bùn nhơ

nhưng vẫn tỏa một mùi hương ngào ngạt tinh khiết nhẹ nhàng.

Tập Thơ Nhạc“Lối Về Sen Nở” là 72 bài thơ của Ni sư Thích Nữ Hương được các nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc thành 6 volumes (vol. 6-11) Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen.

Tập thơ nói về nếp sống thiền môn của Quý Ni sư, Sư cô và quý Phật tử, dù cuộc sống có khó khăn, phiền não, thử thách, nhưng lối về nẽo thánh thiện, sen hồng luôn nở hai bên đường.

21. Bia Tho Nhac Loi ve Sen No

        

  1. NGHI THỨC CÔNG PHU KHUYA – THẦN CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

Duyên khởi từ Tôn giả A-nan suýt phạm giới Ba-la-di trước tà chú và sắc đẹp của kỹ nữ Ma-đăng-già. Đức Phật liền sai Bồ-tát Văn Thù đem Năm đệ Thần chú Lăng Nghiêm đến cứu A-nan thoát nạn ma nữ. Phật khai ngộ và giảng kinh Lăng Nghiêm cho A-nan nghe. A Nan tiêu sạch trần cấu mê lầm, nhận ra chơn tâm thường trú, thể tánh tịnh minh vô dục, vô tham của mỗi người và cuối cùng ngài chứng được Đại Định Thủ Lăng Nghiêm, Như Lai Vạn Hạnh thù thắng.

Từ đó, chúng xuất gia vào mỗi buổi sáng sớm đều trì thần chú để chuyển hóa dục nhiễm, nên thời Lăng Nghiêm này được gọi là Công phu khuya.

22. Bia truoc Thu Lang Nghiem

 

  1. NGHI THỨC CẦU AN – KINH PHỔ MÔN, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

Kinh Phổ Môn nói về lòng từ của Bồ Tát Quan Thế Âm trong việc giải cứu bảy nạn, tiêu trừ ba độc tham, sân và si, thỏa mãn hai điều mong cầu (con trai hay gái), ứng hóa 32 ứng hóa thân (Sambhoga-kāya) và sử dụng 14 lối thuyết pháp để cứu giúp chúng sanh khổ.

Ai trì tụng Kinh Phổ Môn và niệm danh hiệu Quan Âm thì được ngài ban vui, cứu khổ. Gia đình sẽ được ấm no hạnh phúc thuận duyên; thân an ổn, khỏe mạnh, sống lâu và tâm an bình, tự tại vững chải trong đời.

Nam mô Nhĩ Căn Viên Thông, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.

23. Bia truoc Pho Mon

 

  1. NGHI THỨC CẦU AN – KINH DƯỢC SƯ, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

Dược là thuốc. Sư là Thầy. Kinh là lời Phật hay bậc thánh dạy. Kinh Dược Sư là cách dạy trị bịnh bằng sự tu tập tâm linh.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương đông, ngài có 12 nguyện cứu khổ chúng sanh, trong đó đặc biệt dùng sự tu tập tâm linh và trì danh hiệu Dược sư để trị bịnh.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

24. Bia truoc Kinh Duoc Su

 

  1. NGHI THỨC SÁM HỐI HỒNG DANH, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

Hồng Danh là danh hiệu cao quý. Sám hối hồng danh là cách xướng và quỳ lạy đảnh lễ danh hiệu của 108 vị Phật để trừ 108 phiền não tôi chướng và hướng về tánh thể thanh tịnh bình đẳng giác ngộ của chư Phật.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa dạy: Sám hối hồng danh này do ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra như:

- 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương,

-  35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà

- thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để trừ 108 phiền não.

* Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời về quá khứ như Đức Phật Tỳ Bà Thi đã dạy:

"Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác".

*Đức Phật Thích Ca nói rằng: "Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp".

* Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ đức Phật Thích Ca cho đến đức Phật Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương, thì trong Kinh Bửu Tích dạy rằng: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ".

Hồng danh của Chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn như vậy nên Ngài Bất Động Pháp sư mới soạn ra để làm nghi thức sám hối. Pháp hồng danh sám hối hiện nay hầu hết các chùa mỗi nửa tháng đều thực hành lễ 108 danh hiệu chư Phật này.

Nam Mô Hồng Danh Hội Thượng Phật Bồ Tát.

25. Bia truoc Sam hoi

 

  1. NGHI THỨC CÔNG PHU CHIỀU – MÔNG SƠN THÍ THỰC, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

 

Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức bố thí tịnh thực và pháp thực cho 12 loại quỷ đói mà ở chùa mỗi buổi chiều thường hay cúng thi, gọi là công phu chiều.

Chúng ta là loài người và xung quanh chúng ta có sáu loài (trời,người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la). Do nghiệp báo ích kỷ, keo xẻn, ủ rũ, phiền não, cố chấp… nên đọa làm loài quỷ. Có 12 loại cô hồn quỷ đói mà thi hào Nguyễn Du đã mô tả:

"Trong trường dạ tối tăm trời đất,

Chút khôn thiêng phảng phất u minh,

Thương thay Thập Loại Chúng Sinh,

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người,

Hương khói đã không nơi nương tựa,

Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,

Còn chi ai khá, ai hèn,

Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngụ"

(Tế Thập Loại Cô Hồn – Nguyễn Du)

Khi cúng thí này là chúng ta đã gieo trồng thiện duyên bồ đề với các loài ma quỷ lang thang,không nơi nương tựa trong nhiều đời nhiều kiếp đó. Cho chúng ăn cháo lỏng và sau đó khai thị để chúng buông xả tham sân si và ngã chấp mà tái sanh cõi lành, dứt nghiệp chướng quỷ.

Nam mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát ma ha tát.

26. Bia truoc Mong son thi thuc

 

  1. KHÓA TỊNH ĐỘ – KINH A DI ĐÀ, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

Đức Phật Thích Ca giới thiệu Kinh A Di Đà rằng ở phương Tây có Đức Phật A Di Đà cùng Quan Âm, Thế Chí và các Bồ tát tu tập và phát nguyện cứu giúp chúng sanh nào muốn sanh về cõi Cực Lạc. Đặc biệt, Đức Phật A Di Đà có phát 48 nguyện trong đó có nguyện số 19, nếu chúng sanh nào nhất tâm bất loại niệm danh hiệu ngài chỉ trong 10 niệm, liền thoát đường dữ mà được sanh ở cõi lành.

Tâm tịnh thì cõi tịnh. Giữ tín-hạnh-nguyện, đạt tam muội Di Đà, tánh thể vô lượng thọ, vô lượng quang là tông chỉ của Kinh A Di Đà.

Nam mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ tát ma ha tát.

27. Bia truoc Tinh do

 

  1. NGHI THỨC CÚNG LINH VÀ CẦU SIÊU, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

Cúng Linh và Cầu Siêu là lễ cúng cơm, dâng trà và tụng kinh A Di Đà cầu nguyện cho hương linh sớm siêu sanh tịnh độ.      

Đây là một hình thức của uống nước nhớ nguồn, một nghĩa cử tốt đẹp của người sống, tưởng nhớ đến ân đức sinh thành dưỡng dục của cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, bà con, bạn bè… đã hay vừa qua đời.

(Mẹ ơi) đây bát cơm đầy nặng ước mong.

Cha ơi! đây ngọc với đây lòng,

Đây tình còn đọng trong thương nhớ,

Ơn nghĩa sinh thành con trả chưa xong.

Nguyện độ Vong hồn quy bổn quốc, Cửu Liên Đài trực vãng Tây Phương.

28. Bia truoc Cung linh

 

29.NGHI LỄ HÀNG NGÀY, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Hương Sen Press, USA. 2021.

NGHI LỄ HÀNG NGÀY là cuốn cẩm nang nghi lễ (dày 448 trang) do Chùa Hương Sen biên soạn, gồm 50 bài kinh bằng tiếng Việt như:

Các bài kinh mà chư Ni và Phật tử thường tu tập tụng niệm hàng ngày để nhiếp thân khẩu ý, chánh niệm tỉnh giác, sám hối tội lỗi, thâm nhập lời Phật, khai mở Phật trí.

Các bài kinh tụng phổ biến cảm ân đức của Chư Phật và Bồ tát, sư trưởng, cha mẹ, đất nước, đàn na tín thí để phục vụ các ngày lễ Vía Phật giáo.

Các nghi thức phục vụ đại đồng chúng sanh như phóng sanh, hằng thuận (đám cưới), cầu an (cầu cho bịnh nhân), cầu siêu (cầu cho người chết), cúng linh, tang lễ, an táng, hỏa táng,vv... đáp ứng nhu cầu tâm linh tôn giáo cho quần chúng. 

29. Bia truoc Nghi Le Hang Ngay Thich Nu Gioi Huong

 

  1. SÁCH TIẾNG ANH
    • BODDHISATTVA AND SUNYATA IN THE EARLY AND DEVELOPED BUDDHIST TRADITIONS, Bhikkhuni Gioi Huong, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 1st print 2004, 2nd reprint 2005 & Vietnam Buddhist University: 3rd reprint 2010.

The two concepts most profound, sublime and influential of all Mahāyāna (The Developed Buddhist Tradition) texts are the concepts of Bodhisattva and Śūnyatā. In fact, both concepts had their seeds first in the Pāli Nikāyas (The Early Buddhist Tradition). In other words, while reading this book, the reader can discover the doctrines of Mahāyāna along with those of Pāli Nikāya which are essentially the same in origin, nature and purpose. He can also recognize how the term Śūnyatā sounds negative but the true meaning of it made Bodhisattva who becomes so positive and affirmative. How both systems of sūtras provide good visions and practical methods to Bodhisattva (Pāli: Bodhisatta) in balance with the insight of Śūnyatā (Pāli: Suññata) in order to help people in modern time overcome the current crisis and can play the important role in establishing a world of peace and happiness for the humanity.

 

  • REBIRTH VIEWS IN THE ŚŪRAṄGAMA SŪTRA, Bhikkhunī Giới Hương, Fifth Edition, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2018.

Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra examines the profound philosophical ideas of the ultimate enlightened ideology contained in the Śūraṅgama Sūtra. It points to the mind of illusion that leads to reincarnation and suffering and show us how to escape.

Just as a gardener selects the most beautiful flowers that she knows will please the recipients, contents of this book mention only rebirth views in the Śūraṅgama Sūtra.

  • COMMENTARY OF AVALOKITEŚVARA BODHISATTVA, Bhikkhunī Giới Hương, Fourth Edition, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc. 2018.

The book has six chapters. The first one introduces the history of Avalokiteśvara Bodhisattva in Vietnam, China, and Korea following the tradition of Mahāyāna Buddhism. It has many simple-to-understand stories, but when proceeding to the second, third, fourth, and fifth chapters, readers have to use their intellect to explore them, because the author has incorporated the penetrating hearing method of Avalokiteśvara to form this work.

The content of this work directly relates to the Śūraṅgama Sūtra, especially to the twenty-five bodhisattvas presenting their own ways of awakening. The author has skillfully incorporated the Śūraṅgama Sūtra into the Commentary on Avalokiteśvara Bodhisattva, which helps readers to have the opportunity to get acquainted with both works. The author explains emptiness (Skt. śūnyatā; Pāli, suññatā) in detail, making it possible for us to read with great pleasure.

With regard to the section on Mahāsthāmaprāpta Bodhisattva practicing the recitation of Amitābha Buddha’s name, we find that the author has ingeniously incorporated Pure Land views to introduce the practice to readers here and disseminate this Pure Land idea…

(Most Venerable Thích Như Điển)

“A thought of returning to hear the self-nature

Drop phenomena down to only hear the hearing nature.

Listening deeply, without chasing after objects

Objects separate organ, only hearing-hearing presents.”

Namo Tathāgata Main Cause, Supreme Enlightenment, Bodhisattvas’ Virtues, Buddha Head Great Peak of Śūraṅgama Sūtra.

Namo the Ear-organ of Perfect Penetration,

Great Compassion Avalokiteśvara Bodhisattva.

 

  • THE KEY WORDS IN VAJRACCHEDIKĀ SŪTRA, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức 2020.

The Vajracchedikā Prajñā Pāramitā Sūtra is a summary of profound meanings of the entire Maha Prajñā. This set of 600 volumes is the ultimate, instant, perfect Dharma (beyond both Hīnayāna and Mahāyāna). It is a guide for the meditator to break up attachment to the formations and helps us straighten the mind to see the Buddha nature.

Key Words in the Vajracchedikā  Sūtra  is a wisdom koan, explaining the methods of settling and subduing the mind and returning to the inherent Buddha nature. The Dharma voice of the Buddha is very powerful and can bring us back to the true essence of Vajracchedikā, without acceptance of any form, whether it is the golden body (kāya) or the wonderful sound of Tathāgata.

  • SĀRNĀTHA -THE CRADLE OF BUDDHISM IN THE ARCHEOLOGICAL VIEW. Hồng Đức Publishing. 2020.

Sārnātha, Deer Park (India) is the Cradle of Buddhism, an important center of Buddhism, and a place of peace and happiness.

Archaeological discoveries at the Sārnātha site, have confirmed that Sārnātha is the place where the Buddha gave his first sermon to five Añña Koṇḍañña brothers and where he founded the first Buddhist Sangha.

It was from Sārnātha that Buddha's disciples began to share his teachings, a path of bliss and happiness. Within a few years, Buddhism became very popular throughout India. From the common people to the king, all welcomed its spirit of equality and liberty. Today, Buddhism is practiced in many countries around the world.

  • TAKE REFUGE IN THE THREE GEMS AND KEEP THE FIVE PRECEPTS, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing. 2020.

 

Pay homage to Buddhas in ten directions

Pay homage to Dharma in ten directions

Pay homage to Sangha in ten directions.

The Three Jewels are the most valuable jewels in the world, because the Buddha-Dharma-Sangha guides us in the spiritual way towards liberation and goodness for both ourselves and others. The five precepts are the key to eternal happiness, the motto of a peaceful life, and the basic moral standard of every Buddhist. It is the main virtue of being a human in the present and next rebirths.

The Buddha’s disciples should sincerely receive and observe the five precepts to manifest the dignity and wisdom in our body, as well as in our mind. It also means we reach the accomplishment of the formality, nature and conduct of the precepts.

  • CYCLE OF LIFE, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức 2020.

The Cycle of Life only ceases when we no longer create karma. When we "act" (actions) that is the initiative of rebirth.

Suffering accords to karma. Karma moves following the mind. Just enlightening the mind is the end of suffering. Therefore, this picture of the Cycle of Reincarnation or the Impermanent Devil is very important as it will help us understand the three chains of "ignorance—karma–suffering." We must firmly believe in the cause-effect, morality and virtue that the Buddha emphasized with the precepts, avoiding evil to do good, transforming body and mind and guiding  us to the truth.

Understanding, contemplating and realizing this profound and practical meaning, we can fulfill the aspiration to liberation and bring happiness for the sake of many.

  • FORTY YEARS IN THE DHARMA: A LIFE OF STUDY AND SERVICE—VENERABLE BHIKKHUNI GIỚI HƯƠNG. Thích Nữ Viên Quang, TN Viên Nhuận, TN Viên Tiến, and TN Viên Khuông, Xpress Print Publishing, USA. 2020.

Venerable Bhikkhuni TN Giới Hương, abbess of Hương Sen Pagoda in Perris, Southern California, is one who has been engaged with that noble monastic path for the past forty years. And this year, her nun disciples wanted to make a record of her spiritual journey in order to remember this special occasion. Thus, they wanted to call for writings on their master to make a collected book. This is worthy work; therefore, I took the time to express this in writing.

(Most Venerable Thích Như Điển – The Abbot of Viên Giác Pagoda)

 

  • SHARING THE DHARMA -VIETNAMESE BUDDHIST NUNS IN THE UNITED STATES, Thích Nữ Giới Hương, Hồng Đức Publishing.

Now, with the publication of Sharing the Dharma – Vietnamese Buddhist Nuns in the United States, we find this is the first book that reflects quite fully on many different aspects and dimensions of the development of the Buddhist house in general and the Dharma sharing of the Vietnamese nuns in the United States in particular, since 1975.

We hope that readers find here the precious knowledge and experience for Buddhist works. As Hồng Đức Publisher, we would like to introduce all readers, far and near, to this useful reference book.

  • Hồng Đức Publisher
  • VIETNAMESE BUDDHIST NUN AND AMERICAN INMATES. 5th Edition. Bhikkhunī Thích Nữ Giới Hương. Hương Sen Press Publishing, USA. 2023.

 

Tenzin Gyatso, His Holiness the 14th Dalai Lama: “We are all potential criminals, and those who we have put into prison are no worse, deep down, than any one of us. They have succumbed to ignorance, desire, and anger, ailments that we all suffer from but to different degrees. Our duty is to help them.”

“A Vietnamese  Buddhist Nun and American Inmates”  is to report the visits and collected the exchange Buddhist letters between United States prisoners at a number of Wisconsin prison camps and author - a Vietnamese Nun - Bhikkhunī Thích Nữ Giới Hương.

Each letter is every confidant, every life has drawn a picture of suffering in this United States. However, each letter also draws on the beauty of a good mind, trying to rise up like a lotus beyond the black mud...

  • SÁCH SONG NGỮ ANH-VIỆT

 

  • BẢN TIN HƯƠNG SEN: XUÂN, PHẬT ĐẢN, VU LAN (Hương Sen Newsletter: Spring, Buddha Birthday and Vu Lan, annual/ Mỗi Năm). 2019 & 2020.

Bản Tin Hương Sen song ngữ (Anh-Việt) được ra đời năm 2019. Mỗi năm 3 kỳ: Tết, Phật đản và Vu Lan do Ni sư Thích Nữ Giới Hương, Trụ trì Chùa Hương Sen chủ biên với sự hợp tác của quý sư cô và Phật tử. Nội dung nói về chủ đề Tết, Phật đản và Vu Lan, các lời dạy thiết thực của Phật dành cho mọi lứa tuổi cũng như các Phật sự và tiến trình xây dựng Chùa Hương Sen

The bilingual Huong Sen Newsletter (English-Vietnamese) was born in 2019. Each year 3 periods: Tet, Buddha's Birthday and Vu Lan are edited by Venerable Bhikkhuni Thich Nu Gioi Huong, Abbess of Huong Sen Temple with your cooperation of nuns and Buddhists. The content talks about the theme of Tet, Buddha's Birthday and Vu Lan, the Buddha's practical teachings for all ages, as well as Buddhist activities and the construction process of Huong Sen Temple.

  • DANH NGÔN NUÔI DƯỠNG NHÂN CÁCH - GOOD SENTENCES NURTURE A GOOD MANNER, Thích Nữ Giới Hương sưu tầm, NXB Hồng Đức. 2020.

Vào những thập niên 1990s, khi chưa có công nghệ satellite, tôi thường có thói quen chép tay vào tập vở những câu danh ngôn, lời hay ý đẹp do tôi sưu tầm.

Tập sưu tầm này có tên “Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách” bởi lẽ mục lục có 194 tiêu đề, trong đó có hàng trăm, hàng ngàn khuôn vàng để trưởng dưỡng nhân cách như R. Tagore, Đại thi hào Ấn Độ đã khuyên rằng: “Hãy đầu tư vào một người đàn ông, ta được một người chồng tốt. Hãy đầu tư vào một người phụ nữ ta được một gia đình tốt, và hãy đầu tư vào một nhà giáo ta được một thế hệ tốt.”

In the 1990s, before the ever-present technology, I had the habit of collecting beautiful quotations, words and ideas and writing them down in notebooks.

This collection is called Good Words Nurture A Good Manner because the contents contain 194 topics, including hundreds and thousands of golden examples to constantly nurture the good personality as R. Tagore, the Indian great poet, advised that, “Invest in a man we have a good husband, invest in a woman we have a good family, invest in a teacher we have a good generation.”

  • VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA NƯỚC NHẬT BẢN-EXPLORING THE UNIQUE CULTURE OF JAPAN, Thích Nữ Giới Hương. NXB Hồng Đức. 2020.

Nhật Bản là một đất nước rất đặc biệt với quần thể sáu ngàn đảo nhỏ (Wikipedia). Đảo Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido xinh đẹp với những cánh rừng bạt ngàn hoa đào diễm lệ kiêu sa soi mình theo ven suối non xanh.

Chẳng những nước Nhật sở hữu cảnh trí hữu tình mà ngay cả tôn giáo, ngôn ngữ, sắc phục, thực phẩm và con người Nhật bản cũng toát lên một nét gì đó rất độc đáo riêng biệt. 

  • SỐNG AN LẠC DÙ ĐỜI KHÔNG ĐẸP NHƯ MƠ - LIVE PEACEFULLY THOUGH LIFE IS NOT BEAUTIFUL AS A DREAM, Thích Nữ Giới Hương. NXB Hồng Đức. 2020.

Đức Phật dạy có tám nổi khổ đau mà con người ở đời ai cũng phải đối mặt, trong đó có câu: “Cầu bất đắc khổ”. Chính vì lẽ đó, nên ta thấy cuộc đời không đẹp tựa như ta nghĩ. Tuy nhiên, cuộc đời không đẹp như mơ là do những điều ta mong cầu không được như ý muốn, chứ bản chất cuộc sống không phải vậy.

Cuộc sống vốn đẹp cho những người có tư tưởng lạc quan và hướng nội, biết an trú trong niềm vui tinh thần và biết cách sống an lạc theo lời Đức Phật dạy.

  • HÃY NÓI LỜI YÊU THƯƠNG-WORDS OF LOVE AND UNDERSTANDING, Thích Nữ Giới Hương. NXB Hồng Đức. 2020.

Trong thời đại này, ngoài xã hội cái gì cũng có như xe hơi sang trọng, nhà lầu trên không, vi tính, ipad, cellphone, internet, robot, bom nguyên tử, máy bay tàng hình, tàu vũ trụ lên không gian mặt trăng, sao Hỏa,... thật hiện đại phi thường, nhưng trong đời sống hàng ngày lại thiếu vắng những lời yêu thương căn bản. Cho nên, chúng ta sống trên hành tinh này cần bày tỏ trái tim yêu thương, lòng vị tha, tiếng nói cảm ơn để đời trở nên đẹp hơn. Đó là lý do cuốn sách nhỏ “Hãy Nói Lời Yêu Thương” (Words of Love & Undertand) này có mặt.

In this era, everything is available in society—luxury cars,  computers, iPads, cellphones, internet, robots, atomic bombs, stealth aircraft, spacecraft, the moon, Mars . . . these are phenomenally modern, yet something is lacking in life, the neccessary basic everyday love. Therefore, to live on this planet, we should express our love, altruism, and gratitude to make life more beautiful. That's why this small book, Words of Love & Understanding is presented.

  • VĂN HÓA CỔ KIM QUA HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI -THE ANCIENT- PRESENT CULTURE IN PILGRIM, Thích Nữ Giới Hương. NXB Hồng Đức. 20

 

Thế kỷ XXI với những ngành thông tin công nghệ đắc lực khiến con người đến gần với nhau hơn. Ngành du lịch hành hương chiêm bái ở các nước cổ và hiện đại cũng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tôn giáo tâm linh và học hỏi trao đổi nền văn hóa giữa các nước.

Tác phẩm nhỏ song ngữ Anh-Việt: “Vài Nét của Văn Hóa Cổ và Hiện đại qua Chiêm Bái Hành Hương” của tác giả Thích Nữ Giới Hương sẽ giúp chúng ta hiểu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Chúng ta hãy bỏ thời gian đi đến những vùng nơi mà chúng ta sẽ cảm thấy có những kiến thức mới mẽ bất ngờ, những nền văn hóa cổ kim khác lạ, những cảnh đẹp thiên nhiên để tận hưởng và những tầng số xúc cảm tâm linh thiêng liêng.

Thế giới bao la đang được rút ngắn, văn hóa đa dạng đang được trao đổi. Nhu cầu trải nghiệm và hiểu biết ngày càng nhiều. Hãy bắt đầu hành trình tâm linh bằng cách bước ra khỏi cửa và khởi hành bằng những chuyến đi. Vốn sống của chúng ta sẽ được bồi dưỡng, khôn lớn và trưởng thành.

  • NGHỆ THUẬT BIẾT SỐNG - ART OF LIVING. Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức. 2020.

Nghệ Thuật Sống là một đề tài sống động cho mọi con người trên thế giới này. 

Đức Phật đã từng dạy nguyên tắc dưỡng sinh thân tâm trong hiện đời và tương lai: “Không vướng bụi trần danh lợi, quay về ngộ đạo tu tâm.” Trang Tử tự hỏi thế nào là cách sống an bình: “Đời người là hữu hạn, nhưng lòng tham của con người lại vô hạn. Phải làm sao để có được một cuộc sống thảnh thơi, yên bình và nhìn thấu được lòng người giữa cuộc đời bon chen xô bồ này?” Tôn Mạc Tử tiết lộ nghệ thuật khiến thân trường thọ sống lâu: “Tứ chi chăm chỉ vận động, ăn uống điều độ, nhai kỹ nuốt chậm, sau ăn rửa mặt súc miệng, giấc ngủ đầy đủ”. Tuân Tử mô tả cách tu tâm dưỡng tánh như mặt nước hồ thu: “Lòng người như nước trong bát, rót nhẹ thì nước mới trong. Nếu lòng ta bất động, tâm tĩnh như mặt hồ, tâm như chỉ thủy, thì còn có thứ gì có thể ảnh hưởng tới lòng mình?” Hòa thượng Tịnh Không than rằng: “Người hiện tại không đọc sách Thánh hiền, hoàn toàn tùy thuận theo phiền não của bản thân,” v.v… Biết bao lời dạy vàng ngọc, chủ trương điềm tĩnh, buông xả vật chất, sống hòa thiên nhiên, bồi dưỡng tâm linh của Đức Thế Tôn và các bậc tiền nhân để lại, mà chúng ta quá bận để đến nỗi quên đi như Hòa thượng Tịnh Không vừa cảnh tỉnh.

Quyển sách nhỏ này cố gắng giới thiệu vài triết lý sống với những câu chuyện minh họa từ thực tế kinh nghiệm cuộc sống của các bậc cổ nhân, ngõ hầu gởi đến quý độc giả xa gần làm phương châm sống lâu-khỏe-bền-đạo đức.

  1. SÁCH CHUYỂN NGỮ

 

  • XÁ LỢI CỦA ĐỨC PHẬT (Relics of the Buddha), Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005 và tái bản lần 2 tại Delhi 2006., NXB Tổng Hợp Tp HCM: tái bản lần 3 & 4, năm 2008 và 2016.

Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỷ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc.

Vào thế kỷ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ đã tìm thấy các viên xá lợi thật của Đức Phật và hiện nay được thờ tại đó. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hoa các đền tháp cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt.

Xin mời quý vị đọc giả tham khảo và tử duy sẽ thấy giá trị vô cùng to lớn của quyển sách như một món quà tinh thần, một phương pháp sống và một cách giúp chúng ta tăng tưởng phước-huệ.

 

  • SEN NỞ NƠI CHỐN TỬ TÙ (Lotus in Prison), nhiều tác giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, NXB Văn Hóa Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010. Tái bản lần 2, 3 và 4, năm 2012, 2014 &

Sự tu tập đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của anh trong tù?

Tôi cố gắng sống theo lời dạy của Đức Phật. Qua sự tĩnh tọa, tôi học được tánh kiên nhẫn. Đây là điều giá trị nhất khi bạn sống trong hoàn cảnh tù tội. Hiện nay tôi mĩm cười nhiều hơn. Tôi thưởng thức từng giây phút hiện tại và tôi đã học được một điều quan trọng nhất mà một con người phải học - chết như thế nào để được bình an? Sống bình an và chết bình an. Mỗi đêm khi tôi nhắm mắt ngủ, tôi nghĩ rằng tôi đang chết. Nếu tôi sớm bị hành hình, tôi sẽ chết với nụ cười trên khuôn mặt mệt mõi, già nua xấu xí của tôi. Người hành hình có thể không hiểu, nhưng bạn sẽ hiểu.

(Cựu tử tù Jusan Frankie Parker)

  • CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI (Overseas Vietnamese Buddhist Temples), Võ Văn Tường & Từ Hiếu Côn, tập 2, Thích Nữ Giới Hương chuyển Anh ngữ. NXB Hương Quê, 2016.

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Bộ sách Chùa Việt Nam hải ngoại sẽ ghi lại được một phần các công trình kiến trúc thờ tự và sinh hoạt tâm linh của những người Phật tử Việt Nam ở hải ngoại, tập 1 và tập 2.

Giới thiệu chung về ngôi Chùa Việt Nam tại Châu Mỹ, là sự ghi nhận thực tế của chúng tôi trong nhiều năm xuôi ngược từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, viếng chùa trên đất Mỹ.

Chúng tôi mong có thuận duyên để tập 3, tập 4 sách Chùa Việt Nam hải ngoại tiếp tục đến với

Rất mong được sự chung tay giúp đỡ, hỗ trợ của chư vị để bộ sách thêm phần phong phú và hoàn hảo.

Nhà xuất bản Hương Quê

  • VIỆT NAM DANH LAM CỔ TỰ (The Famous Ancient Buddhist Temples in Vietnam), Võ Văn Tường. Chuyển Anh ngữ: Thích Nữ Giới Hương. NXB: Phương Nam, 2016.

Phật giáo Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay, một phần lớn là do các ngôi chùa. Số lượng gần như 1 vạn tự viện của toàn quốc, không phân biệt lớn nhỏ, mới cũ đã chứng minh sức sống lâu bền của nó.

Những ngôi chùa ghi nhớ trong lòng mọi người đâu chỉ bởi phong cảnh đẹp giữa chốn đồng quê hoặc nơi lam sơn cùng cốc, hay trong câu kin tiếng kệ, tiếng chuông, nhịp mỏ và hương khói khi hành lễ. Ngôi chùa chinh phục du khách và giới khoa học bởi nó còn chứa đựng cả một kho tàng báu vật. Đó là thành quả của biết bao nhiêu người thợ tài hoa của nhiều thế hệ, được thể hiện ở cách kiến trúc chùa, tháp, tượng thờ, phù điêu, chạm khắc, trang trí cây cảnh…đó là biểu trưng của tôn giáo, nhưng cũng là biểu trưng của văn hóa.

Tập sách Việt Nam Danh Lam Cổ Tự của Võ Văn Tường ghi lại hình ảnh và lịch sử của 171 ngôi chùa trên toàn quốc là một đóng góp trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Trong lần xuất bản đầu tiên này, 650 tấm ảnh màu trên tổng số 2 vạn ảnh tư liệu được chọn, sẽ phần nào giúp các nhà  hoa học tiếp cận mảng văn hóa vật chất, mà do một nguyên nhân nào đó chưa dịp tiếp xúc hết.

 

  • HƯƠNG SEN, THƠ VÀ NHẠC – (Lotus Fragrance, Poem and Music), Nguyễn Hiền Đứ Chuyển Anh Ngữ: Thích Nữ Giới Hương. NXB Hồng Đức. 2020.

Chúng ta thường nghe câu: “Văn dĩ tải Đạo”. Văn là ngôn ngữ, là phương tiện để chuyên chở Đạo, như ngón tay để chỉ ánh trăng chân lý. Trong nhà chùa, chúng ta cũng dùng phương tiện bằng nhiều cách như: ngâm vịnh, tán tụng, lời kinh, tiếng kệ với nhiều loại pháp khí để âm thanh hài hòa, rung động lòng người.

Trừ một số ít Phật tử thuần thục chuyên sâu trong các pháp học, pháp hành và có nguồn Pháp Hỷ thực lớn lao; còn hầu hết là hàng Phật tử đang từng bước trên đường tu tập, mới biết về Phật Pháp, thì Phật tử thường dùng phương tiện thơ ca và âm nhạc Phật giáo như là món ăn tinh thần, để thư giãn trong nhịp sống bận rộn hàng ngày, hoặc thơ nhạc Phật giáo là những bài pháp ngắn cảnh tỉnh nhanh gọn không cần dài dòng mà lại có năng suất hiệu quả rất cao vì nhờ có giai điệu trầm bổng của thi nhạc.

Vâng! Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc…

  • PHẬT GIÁO-MỘT BẬC ĐẠO SƯ, NHIỀU TRUYỀN THỐNG (Buddhism: One Teacher – Many Traditions),Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th & Ni Sư Thubten Chodren, chuyển Việt ngữ: Ni Sư Tiến Sĩ TN Giới Hương, NXB Prajna Upadesa Foundation, 2018.

Cuốn sách PHẬT GIÁO

MỘT BẬC ĐẠO SƯ, NHIỀU TRUYỀN THỐNG thể hiện những điểm tương đồng và độc đáo của nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau có thể được tiếp cận từ bất kỳ quan điểm nào. Là Phật tử, chúng ta kính lễ Đức Phật, cúng dường, và sám hối cho những lỗi lầm của chúng ta. Chúng ta ngồi thiền, tụng kinh, nghiên cứu và lắng nghe lời dạy. Tất cả các cộng đồng của chúng ta có chùa, tu viện, tịnh thất, và trung tâm. Giải thích các điểm tương đồng hay dị biệt giữa các hoạt động bên ngoài này chắc chắn sẽ giúp hiểu biết lẫn nhau.

Tuy nhiên, cuốn sách này tập trung vào các giáo lý - mà chúng ta gọi là "truyền thống Pāli" và "truyền thống Phạn". Đó là những thuật từ hợp lý và không nên hiểu là cả hai truyền thống đồng nhất với nhau. Cả hai truyền thống có nguồn gốc từ chính Đức Phật. Truyền thống tiếng Pāli là hậu duệ từ kinh luận thuộc phương ngữ Prakrit, cổ ngữ Sinhala và Pāli. Kinh điển Pāli hiện nay được tìm thấy chủ yếu ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam-bốt, Lào, và một phần của Việt Nam và Bangladesh. Truyền thống tiếng Phạn là hậu duệ của các kinh luận bằng ngôn ngữ Prakrit, Sanskrit, Trung Á, Trung Quốc và Tây Tạng. Kinh điển tiếng Phạn hiện nay được tìm thấy chủ yếu ở Tây Tạng, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Nepal, vùng Hi-mã-lạp-sơn, Việt Nam, và một phần của Nga. Cả hai truyền thống đều có ở Malaysia, Singapore, Ấn Độ và ở các nước phương Tây và châu Phi.

(Bhikṣuṇī Thubten Chodron)

  • CÁCH CHUẨN BỊ CHẾT VÀ GIÚP NGƯỜI SẮP CHẾT-QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective), Sangye Khadro, Chuyển Việt Ngữ: Thích Nữ Giới Hương. NXB Hồng Đức. 2020.

Chết là một thực tế, một sự thật của cuộc sống, vì vậy sẽ tốt hơn để chúng ta tiếp cận với nó với sự cởi mở và chấp nhận, hơn là sợ hãi và từ chối?

Chúng ta cần biết nhiều hơn về cái chết và cách trợ niệm giúp người chết.

  1. ĐĨA CA NHẠC PHẬT GIÁO CHÙA HƯƠNG SEN

 

  1. ĐÀO XUÂN LỘNG Ý KINH, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 1, năm 2013.

Đào Xuân Lộng Ý Kinh nói về nhân sinh quan và vũ trụ quan Phật giáo, về cái nhìn của người Phật tử thấy lời Phật dạy hiển hiện nơi tất cả vạn pháp. Nơi nhánh đào xuân hồng tía, nơi cành mai vàng sắc thắm là cả một kho tàng triết lý chân thường, chân lạc, chân ngã, chân tịnh của đại thừa Phật giáo. Đào Xuân Lộng Ý Kinh vừa mang tính chất thi vị của thiên nhiên trù phú và vừa bao hàm nguyên lý vũ trụ quan Phật giáo bao la. Thiền nhân, thi nhân cảm nhận cuộc sống thật vui tươi, lạc quan như những đóa hoa mai đào xinh đẹp bừng nở. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, gồm 10 bài thơ của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, được Nhạc Sĩ Nam Hưng phổ nhạc & các nhạc sĩ: Nhật Nguyên, Nam Hưng, Kim Tuấn, Trần Thể Hiện và Lương Phát hòa âm phối khí. Đĩa nhạc gồm có:

  1. Giới thiệu: Ngọc Mai
  2. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Ca sĩ: Mỹ Lan & Nam Hưng
  3. Sen Nở Thấy Phật A-Di-Đà, Ca sĩ: Bảo Yến
  4. Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Ca sĩ: Bích Hồng
  5. Mừng Đức Phật Di Lặc Giáng Sanh, Ca sĩ: Tuyết Mai & Triệu Lộc
  6. Mẹ Vẫn Bên Con, Ca sĩ: Trang Thanh Lan
  7. Chiếc Lá Vàng, Ca sĩ: Đan Kim
  8. Tam Bảo của Tự Tâm, Ca sĩ: Thanh Nguyên & Duy Linh
  9. Mai Vàng Đón Xuân, Ca sĩ: Kim Thúy
  10. Ngợi Khen Công Hạnh Quan Thế Âm, Ca sĩ: Bảo Yến
  11. Tình Hiếu Bao La, Ca sĩ: Tuyết Mai
  12. Thần Kinh Muôn Thưở, Thơ: Tạ Nam Trân / Nam Hưng. Ca sĩ: Ngọc Mai

Xuân Khai Ngộ, Nhạc & Lời: Nam Hưng. Ca sĩ: Hạ Trâm & Triệu Lộc    

  1. NIỀM TIN TAM BẢO, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, volume 2, năm 2013.

Tam bảo là ba ngôi quý báu cao tột nhất trên đời. Đó là Phật, Pháp, Tăng. Thiền Sư Nhất Hạnh giải thích rằng Phật là người đưa đường chỉ lối cho chúng ta trong cuộc đời. Pháp là con đường của tình thương và sự hiểu biết. Tăng là đoàn thể của những người xuất gia, nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. Như vậy, nếu chúng ta có niềm tin tưởng và quy hướng vào ba ngôi quý báu của Phật, pháp và tăng thì chúng ta sẽ biết cách sống có ý nghĩa trong cuộc đời này và mãi mãi về sau. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:

"Hãy tự thắp đuốc mà đi

Hãy tự làm hải đảo

Hãy tự làm công việc của chính mình

Như Lai chỉ là bậc chỉ đường.”

Chúng ta may mắn sanh trong cuộc đời này được nghe chánh pháp của Đức Thế Tôn như kim chỉ nam hướng dẫn nếp sống thánh thiện hiền nhân cho chúng ta. Có niềm tin vào Tam bảo sẽ giúp chúng ta đứng vững giữa vòng xoáy cuộc đời và hướng về đường thiện lành vững chải. Niềm Tin Tam Bảo là một ngôn từ đơn giản nhưng năng lực hết sức diệu kỳ. Hãy trân trọng niềm tin đang có nơi mình và nuôi dưỡng giá trị của niềm tin qua các công hạnh tu tập của Lục Hoà, Sáu Phép Tu Thân,  Từ bi Thương người, Thương vật, Niệm Phật tụng kinh, Trì Chú, vv... Chính những bước chân tu tập vào đạo và hướng về Tam bảo đầu tiên này sẽ giúp chúng ta rút ngắn con đường hướng về cảnh Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Hướng về Tam Bảo chính là chúng ta đã nhận diện đúng nhất giá trị con người và sống trọn vẹn với ý nghĩa cao quý ấy để bước lên nấc thang thánh hiền. Có Niềm Tin Tam Bảo thì chúng ta sẽ có hướng đi trong cuộc đời. Niềm tin càng vững chắc thì lối đi càng rộng mở và ý chí nỗ lực càng thêm lớn mạnh. Hãy khởi dậy niềm tịnh tín vào Tam bảo để cơn mưa pháp tưới những hạt cam lồ vào tâm thức thì bông hoa hạnh phúc sẽ đâm chồi nảy lộc trong trái tim của mỗi chúng ta. Hãy thắp sáng Niềm Tin vào Tam bảo và sống thật lòng, tu thật lòng để không uổng phí một kiếp người.

Đó là nội dung và tựa đề của album CD - Ca Nhạc Phật Giáo Vol 2 “Niềm Tin Tam Bảo” của Chùa Hương Sen, gồm 11 bài thơ của Ni Sư Giới Hương và được thu âm tại studio của Hoàng Y Vũ và Quốc Dũng. Lời thơ của Ni sư Giới Hương nhẹ nhàng chân chất, chỉ cốt nói lên ý đạo, nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày của mỗi người con Phật. Những lời thơ này đã được hai nhạc sĩ tài năng Hoàng Quang Huế và Hoàng Y Vũ dùng các thanh điệu trầm bổng của nhạc khí để tạo lên sự liên tưởng và cảm xúc về một điều gì đó thiêng liêng và trầm hùng của Phật giáo. Thanh nhạc là nhạc cụ chính của bản nhạc. Các ca sĩ Bảo Yến, Hoàng Y Vũ, Kim Tuấn, Châu Khánh Hà với chất giọng nhẹ nhàng, thiền vị đã tô điểm thêm sự sâu lắng và ý nghĩa dung dị của mỗi lời thơ. Chỉ có vài lời thơ ngắn gọn nhưng qua sự phối hợp nhịp nhàng của các tầng độ âm thanh, cung giọng, đầy chất ấn tượng khiến cho người nghe dường như đã thu nhận được vô số những lời hay ý đẹp của đạo và có cảm giác như tăng trưởng lòng yêu đạo yêu đời trong đời sống hàng ngày của mình. Âm nhạc là tiếng nói của tâm linh. Dù mỗi nốt nhạc sẽ đi qua nhưng dư âm tỉnh thức vẫn còn vang mãi trên hành trình tu tập của mỗi chúng ta.

Album CD Vol 2 “Niềm Tin Tam Bảo” của Chùa Hương Sen gồm có các bài:

  1. Lời Giới Thiệu: Trang Mỹ Lai
  2. Niệm Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Châu Khánh Hà
  3. Thương Người Thương Vật, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Hoàng Y Vũ
  4. Hương Sen trong Lòng Tôi, Thơ và nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Châu Khánh Hà
  5. Giấc Mơ Ban Ngày, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Hoàng Y Vũ
  6. Hoa Giấy Đỏ Bên Đài Quan Âm, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Châu Khánh Hà
  7. Chuông Cảnh Tỉnh, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Hoàng Y Vũ
  8. Bước Chân Vào Đạo, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca sĩ: Bảo yến
  9. Niềm Tin Tam Bảo, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca sĩ: Bảo Yến
  10. Lục Hòa - Sáu Phép Tu Thân, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca sĩ: Kim Tuấn
  11. Tìm Về Tam Bảo, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca sĩ: Hoàng Y Vũ
  12. Thần Chú Lăng Nghiêm, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca sĩ: Châu Khánh Hà
  1. TRĂNG TRÒN NGHÌN NĂM ĐÓN CHỜ AI, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, volume 3, năm 2013.

Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai  là tựa đề album Ca Nhạc Phật Giáo thứ 3 của Chùa Hương Sen gồm 13 bài thơ trong thi tập “Nắng Lăng Nghiêm” của Ni Sư Giới Hương và được thu âm tại studio của Quý Luân, Quang Đạt và Quốc Dũng. Mỗi bài thơ toát lên nét đẹp của thiên nhiên uyển chuyển bao la như bình minh vừa ló dạng, trưa hè bóng nắng, hoàng hôn khuất núi, trăng sáng giữa đêm, tiếng đồng hồ tích tắc, đóa hoa chợt nở, vị trà toả lan trong gió, vv… Đó là những nét chấm phá đơn giản của bức tranh thiên nhiên diệu dụng, tuy nhiên lại ẩn chứa những triết lý Phật pháp sâu xa vô cùng, cảnh tỉnh chúng ta về sự vô thường ngắn ngủi của kiếp người, sự thăng trầm biến diệt của vũ trụ và tinh thần an nhiên tự tại vui sống với đạo và thiên nhiên.

Lời thơ mộc mạc chân chất, thể thơ tự do phóng khoáng đã được các nhạc sĩ tài năng như Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn chuyển hóa thành những bài hát với những giai điệu lời ca tiếng nhạc, tiết tấu mượt mà khiến cho bài hát vốn mang âm hưởng Phật giáo lại thêm thiền vị, thêm chất thi ca, thêm vũ điệu thánh thoát nâng cao cảm xúc người nghe. Mỗi bài thơ, mỗi bài hát trong album Ca nhạc Phật giáo “Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai” thể hiện mỗi phong cách nghệ thuật khác nhau, mỗi ngôn ngữ thiền ca khác nhau nhưng tất cả đều toát những ý kinh đơn giản nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người, đi vào cuộc sống. Thêm vào đó, với sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng như Bảo Yến, Hà Vân, Ngọc Quy, Nhật Huy, Thanh Ngọc, Diệu Hiền, Quý Luân và Đông Quân đã dùng chất giọng trong trẻo và trầm ấm của mình lồng vào lời pháp, khiến cho các bài thơ, các bài hát trở nên thật sâu lắng, tinh tế, huyền diệu trong tâm tư của mỗi chúng ta.

  • Lời Giới Thiệu: Đồng Văn
  • Nếp Sống Bậc Xuất Thế, Nhạc: Khánh Hải, Ca sĩ: Hà Vân
  • Hương Trà Buổi Sáng, Nhạc: Nguyễn Tuấn, Ca sĩ: Đông Quân
  • Hoa Pháp, Nhạc: Nguyễn Tuấn, Ca sĩ: Diệu Hiền
  • Ta Bà Tri Âm, Nhạc: Khánh Hoàng, Ca sĩ: Ngọc Quy
  • Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Nhạc: Hoàng Y V ũ, Ca sĩ: Bảo Y ến,
  • Về Đất Phật trong Ngày Thành Đạo, Nhạc: Khánh Hoàng, Ca sĩ: Nhật Huy
  • Tỉnh Giác Trong Hoàng Hôn, Thơ (phỏng theo cảnh sách trong Bốn Mùa Hoa Giác): Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Linh Phương, Ca sĩ: Diệu Hiền
  • Tiếng Tíc Tắc Của Đồng Hồ, Nhạc: Hoàng Kim Anh, Ca sĩ: Nhật Huy
  • Bình Minh Tỉnh Thức, Thơ (phỏng theo cảnh sách trong Bốn Mùa Hoa Giác): Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Linh Phương, Ca sĩ: Thanh Ngọc
  • Quay Về Tam Bảo Thoát Đêm Đen, Thơ (phỏng theo cảnh sách trong Bốn Mùa Hoa Giác): Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Linh Phương, Ca sĩ: Quý Luân
  • Lắng Tâm Cầu Nguyện, Nhạc: Nguyễn Tuấn, Ca sĩ: Thanh Ngọc & Đông Quân
  • Trần Gian Thành Tịnh Độ, Nhạc: Hoàng Kim Anh, Ca sĩ: Hoàng Quân
  • Tụng Kinh Niệm Phật, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca sĩ: Bảo Yến
  • Nắng Lăng Nghiêm Tháng Sáu, Nhạc: Võ Tá Hân, Hợp Ca: Nhóm Cadillac.
  1. ÁNH TRĂNG PHẬT PHÁP, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2013.

Ánh Trăng là nét đẹp thiên nhiên trong sáng. Trăng tròn là một cái gì đó rất thanh khiết và trọn vẹn tròn đầy. Ánh Trăng Phật Pháp là chân tâm thường trụ, là tánh Phật nơi mỗi sinh linh con người và vạn vật. Ánh trăng luôn từ bi bao dung toả sáng đêm đen như tấm lòng từ bi hỉ xả của Đức Phật luôn ban rải cho muôn loài đau khổ. Trăng tròn ngàn năm vẫn sáng để chờ đợi những khách tha hương đang mãi lang thang trong cuộc tử sanh phiêu phong ngàn dặm sớm trở về an trú nơi tâm thật, quê hương thật của mình. Ánh Trăng Phật Pháp được nhạc sĩ Uy Thi Ca và Giác An phổ từ 13 bài thơ trong Thi Tập Nắng Lăng Ngiêm của Ni Sư Giới Hương như sau:

  1. Giới thiệu: Đồng Văn
  2. Ánh Trăng Phật Pháp, Nhạc: Uy Thi Ca, Ca sĩ: Thùy Dương
  3. Bốn Mươi Chín Ngày Thiền Tọa, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Bích Phượng
  4. Đạo Tình Cỏ Lá, Nhạc: Uy Thi Ca, Ca sĩ: Nhật Huy
  5. Bước Chân Trên Cát, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Thụy Vân
  6. Tấm Lòng của Mẹ, Nhạc: Uy Thi Ca, Ca sĩ: Hoàng Yến
  7. Nếu Không Có, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Vũ Bảo
  8. Sông Hằng Thiêng Liêng, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Đông Quân
  9. Con Lạy Phật, Nhạc: Uy Thi Ca, Ca sĩ: Thụy Vân
  10. Lộc Uyển - Vườn Nai, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Hoàng Yến
  11. Bến Bát Nhã Tao Ngộ, Nhạc: Uy Thi Ca, Ca sĩ: Nhật Huy
  12. Hồn Thơ Lên Tiếng, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Trung Hậu
  13. Hương Bồ Đề, Nhạc: Giác An, Ca sĩ: Vũ Bảo
  14. Chuỗi Tràng Hạt, Nhạc: Uy Thi Ca, Ca sĩ: Hiếu Ngọc
  1. BÌNH MINH TỈNH THỨC (Piano Variations for Meditation), Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Độc Tấu Dương Cầm và Hòa Tấu: Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương, volume 5, năm 2013.

Sau một đêm yên ngủ, tất cả những phiền muộn, bận rộn, lao xao của ngày hôm qua đã lắng đọng thì buổi sáng tinh mơ khi bình minh vừa ló dạng là giờ trong sáng và tươi mới nhất. Vâng! Đúng thế. Bình minh là giờ bắt đầu tỉnh thức, để chúng ta suốt ngày: sáng, trưa, chiều, tối luôn sống tỉnh thức và chánh niệm để thoát màn tối của vô minh. Đức Phật cũng vậy, ngài giác ngộ khi canh năm vừa đến và khi sao mai vừa ló dạng. Bình Minh Tỉnh Thức – đó là tựa đề đĩa CD số 5 Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen, gồm 15 bài Độc tấu Dương Cầm và Hoà Tấu do Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương trổ tài dựa trên 12 bài thơ trong Thi Tập Nắng Nghiêm của Ni Sư Giới Hương. Đây là đĩa thiền ca không lời (vượt ngoài ngôn ngữ của thế gian) diễn tả sự rung cảm của tâm hồn, theo dòng chảy thiền vị lung linh của tâm (Piano Variations for Meditation), với 15 nhạc khúc như sau:

  1. Giới thiệu: Bích Trâm
  2. Bình Minh Tỉnh Thức, Thơ (phỏng theo Cảnh Sách trong Bốn Mùa Hoa Giác): Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Linh Phương - Piano
  3. Bình Minh Tỉnh Thức - Hòa Tấu
  4. Tỉnh Thức trong Hoàng Hôn, Thơ (phỏng theo Cảnh Sách trong Bốn Mùa Hoa Giác): Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Linh Phương - Piano
  5. Tỉnh Thức trong Hoàng Hôn - Hòa Tấu
  6. Quay Về Tam Bảo Thoát Đêm Đen, Thơ (phỏng theo Cảnh Sách trong Bốn Mùa Hoa Giác): Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Linh Phương - Piano
  7. Quay Về Tam Bảo Thoát Đêm Đen - Hòa Tấu
  8. Hương Trà Buổi Sáng, Nhạc: Nguyễn Tuấn - Piano
  9. Hoa Pháp, Nhạc: Nguyễn Tuấn - Piano
  10. Ánh Trăng Phật pháp, Nhạc: Uy Thi Ca - Piano
  11. Con Lạy Phật, Nhạc: Uy Thi Ca - Piano
  12. Bến Bát Nhã Tao Ngộ, Nhạc: Uy Thi Ca - Hoà Tấu
  13. Hồn Thơ Lên Tiếng, Nhạc: Giác An - Piano
  14. Tấm Lòng của Mẹ, Nhạc: Uy Thi Ca - Piano
  15. Chuỗi Tràng Hạt, Nhạc: Uy Thi Ca - Hoà tấu
  16. Bốn Mươi Chín Ngày Thiền Tọa, Nhạc: Giác An - Hoà tấu
  1. TIẾNG HÁT GIÀ LAM, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 6, năm 2015.

Trong đạo và ngoài đời đều có những vẽ đẹp rất riêng và rất chung hỗ tương giá trị đạo đức, hiếu thảo, nhân nghĩa, tu tâm dưỡng tánh theo khuôn mẫu giới-định-tuệ và bi-trí-dũng của thánh hiền. Đó là tấm gương hiếu hạnh của người con đối với hai đấng song thân nhân ngày của cha, ngày của mẹ. Đó là sự vượt qua những chướng ngại đời thường và vươn lên ước mơ thánh thiện mang niềm vui cho đời. Đó là lòng tin vào Phật pháp tăng, vào lá cờ Phật giáo biểu trưng cho tín-tấn-niệm-định-tuệ, vào Phật ngọc hoà bình thế giới, vào Đức Phật Dược Sư, Bồ tát Địa tạng để cứu đời bớt khổ, lợi lạc quần sanh và đó cũng là nội dung đĩa CD album số 6 “Tiếng Hát Già Lam”, Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen.

Tiếng Hát Già Lam còn gọi là Tiếng Hát Nhà Chùa, gồm 12 bài thơ của Thích Nữ Giới Hương do Nhạc Sĩ Nam Hưng phổ nhạc và viết lời được hòa âm, phối khí của các nhạc sĩ Nam Hưng, Nhật Nguyên, Kim Tuấn và Lương Tấn Phát và qua sự trình bày với các giọng ca điêu luyện, chuyên nghiệp, ấm áp và tràn đầy cảm xúc của các ca sĩ như Bảo Yến, Trang Thanh Lan, Nam Hưng, Đan Kim, Diệu Hiền, Thành Tâm, Ngọc Mai, Duy Linh, Như Ngọc, Duy Đạt, Hạ Trâm, Triệu Lộc, Uyên Duy, Lương Tấn Phát và Ban hợp xướng Hải Triều Âm, Bích Trâm, Tâm Thành Lộc, Mỹ Hiệu, Như Hoài, Nguyễn Trọng Long, Kim Anh và Mạnh Tuấn. Đĩa CD album số 6, Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen gồm có 12 tác phẩm như sau:

6.1 Tin Phật, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ban Hợp Xướng Hải Triều Âm

6.2. Sống Thanh Cao trong Chốn Già Lam, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Bảo Yến

6.3. Hãy Thương, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Như Ngọc & Thành Tâm

6.4. Ngày của Mẹ, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Trang Thanh Lan & Nam Hưng

6.5. Ngày của Cha, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Đan Kim

6.6.Mùa Vu Lan Về, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Uyên Di & Lương Tấn Phát

6.7 Vươn Lên, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Như Ngọc & Duy Đạt

6.8. Chí Nguyện Đức Phật Dược Sư, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Bảo Yến

6.9. Niềm Vui Cho Đời, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Mai & Duy Linh

6.10. Màu Cờ Phật giáo, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Như Ngọc, Uyên Di, Lương Tấn Phát, Thành Tâm

6.11. Tán Thán Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Diệu Hiền & Thành Tâm

6.12. Phật Ngọc Cho Hòa Bình thế Giới, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Mai, Duy Linh, Hạ Trâm & Triệu Lộc.

  1. CẢNH ĐẸP CHÙA XƯA, Nhạc:  Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân & Khánh Hải, volume 7, năm 2015.

Cảnh Đẹp Chùa Xưa là tựa đề album Ca Nhạc Phật Giáo số 7 của Chùa Hương Sen gồm 14 bài thơ của Ni Sư Giới Hương, được nhạc sĩ Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân, Khánh Hải phổ và thu âm tại studio của Hoàng Y Vũ, Quang Đạt và Quý Luân, với các giọng ca mượt mà truyền cảm của các nam nữ ca sĩ Châu Khánh Hà, Thùy Dương, Thụy Vân, Ngọc Quy, Hoàng Y Vũ và nhóm Cadillac. Tựa đề album đã vẽ lên một nội dung tôn kính về mái chùa hiền hòa bên dòng suối reo róc rách giữa không gian núi đồi bao la yên ả. Mái chùa như một cái gì đó thiêng liêng sâu tận bên trong tâm hồn chúng ta, gắn bó với tuổi thơ, tuổi thanh niên, với người già và mọi lứa tuổi. Mái chùa là nơi ấm áp tâm hồn, là chỗ nương tựa cho chúng ta trên đường đời, đường đạo, là ánh sáng chánh niệm thánh thiện trong cuộc sống hiện tại để hướng tâm về sự tỉnh thức và yêu thương mọi loài.

Nội dung đĩa album số 7 Cảnh Đẹp Chùa Xưa là một cái gì đó rất gần gũi trong đời sống thường nhật của người con Phật như ngày rằm đến chùa lạy Phật thắp hương, mừng ngày Khánh đản, tụng kinh để mỗi ngày sáu thời luôn được an lành, hãy cúng cơm cho Phật, làm công quả, ăn chay, phóng sanh, gieo trồng phước báu và trí tuệ, hãy niệm Phật, học kinh Pháp Cú và sống thánh thiện để tâm từ, bi, hỉ, xả và nụ cười an lạc luôn nở rộ, hãy luôn nhớ và thương yêu những mái chùa là nơi đã chỉ dạy cho chúng ta biết tụng kinh, ngồi thiền, biết đạo đức làm người làm thánh. Đó là ý nghĩa của 14 bài nhạc từ thơ của Ni Sư Giới Hương trong album số 7 như sau:

  1. Track Giới thiệu – Châu Khánh Hà & Hoàng Y Vũ
  2. Phước Tuệ Trang Nghiêm, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Châu Khánh Hà
  3. Hương Từ Bi, Nhạc và Ca Sĩ Hoàng Y Vũ
  4. Cảnh Đẹp Chùa Xưa, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Châu Khánh Hà
  5. Dâng Cơm Cúng Phật, Nhạc: Võ Tá Hân, Ca Sĩ: Nhóm Cadillac
  6. Hồng Danh Niệm Phật A Di Đà, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Thùy Dương
  7. Đêm Ngày Sáu Thời Thường An Lành, Nhạc và Ca Sĩ Hoàng Y Vũ
  8. Ngày Rằm Khánh Đản, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Châu Khánh Hà
  9. Nhớ Mái Chùa Xưa, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Thụy Vân
  10. Công Đức Ăn Chay Phóng Sanh, Nhạc: Hoàng Y Vũ, Ca Sĩ Châu Khánh Hà
  11. Nếp Sống Cao Đẹp, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Thùy Dương
  12. Góp Với Hoa Xuân, Nhạc và Ca Sĩ Hoàng Y Vũ
  13. Nụ Cười An Lạc, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ Châu Khánh Hà
  14. Từ Bi Hỉ Xả (Hương Từ Bi), Nhạc Khánh Hải và Ca Sĩ Ngọc Quy
  15. Mái Chùa Cao Quý, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Ca Sĩ: Nhóm Cadillac
  16. Nét Đẹp Siêu Thế trong Kinh Pháp Cú, Nhạc Hoàng Y Vũ, Ca Sĩ Châu Khánh Hà & Hoàng Y Vũ
  1. KARAOKE HOA ƯU ĐÀM ĐÃ NỞ, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 8, năm 2015.

Như hoa ưu đàm ai cũng ưa thích,

đến như chư thiên cũng thấy hiếm có,

vì lẽ thỉnh thoảng mới trổ một lần.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn)

Hoa ưu đàm là một loại hoa quý hiếm, ngàn năm mới nở, tượng trưng cho sự xuất hiện hiếm có của các bậc Thánh Nhân mà trong các kinh điển cổ đại Vệ Đà hay Phật giáo thường nhắc đến. Tại vườn thượng uyển Lâm-tì-ni, Hoàng Hậu Maya vịn nhánh cây hoa Vô Ưu và hạ sanh thái tử Sĩ-Đạt-Đa, Người sau này thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni và giáo pháp của Ngài, thông điệp giải thoát vẫn còn ứng dụng và cứu nhân độ thế cho đến hôm nay vào thế kỷ 21.

Đĩa Karaoke số 8 Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen mang tên “Hoa Ưu Đàm Đã Nở” như là một phương tiện truyền pháp, dùng lời ca tiếng hát, âm nhạc đạo Phật với mục đích chuyển tải thông điệp hạnh phúc quý hiếm của Đức Thế Tôn đã hiện hữu từ ngàn xưa và cho đến ngàn sau.

Với nền phong cảnh thanh tịnh yên ả của chùa Hương Sen (Perssi, California), với các diễn viên là Quý ni sư, sư cô và các Phật tử Hương Sen đang chấp tác, quét sân, giọng chuông, tụng kinh, thiền hành minh họa theo nội dung của 16 bài hát do Nhạc Sĩ Nam Hưng phổ nhạc, từ thơ của Thích Nữ Giới Hương và được các nam nữ ca sĩ tài hoa hát như sau:

  1. Lời Giới Thiệu và Cảm Tạ: Ni Sư Giới Hương và Nhạc Sĩ Nam Hưng
  2. Về với Phật, Nhạc và Lời: Nam Hưng, Ca sĩ: Bích Thảo
  3. Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Bích Hồng
  4. Lạy Từ Phụ, Nhạc và Lời: Nam Hưng, Ca sĩ: Diệu Hiền & Thành Tâm
  5. Tam Bảo của Tự Tâm, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Thanh Nguyên & Duy Linh
  6. Xuân Khai Ngộ, Nhạc và Lời: Nam Hưng, Ca sĩ: Hạ Trâm & Triệu Lộc
  7. Tình Hiếu Bao La, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Ngọc Mai & Duy Linh
  8. Sen Nở Thấy Phật A Di Đà, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Bảo Yến
  9. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Mỹ Lan & Nam Hưng
  10. Tán Thán Địa Tạng Vương Bồ Tát, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Diệu Hiền & Thành Tâm
  11. Mẹ Vẫn Bên Con, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Trang Thanh Lan
  12. Ngợi Khen Công Hạnh Quan Thế Âm, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Bảo Yến
  13. Phật Ngọc Cho Thế Giới Hòa Bình, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Ngọc Mai, Hạ Trâm, Duy Linh và Triệu Lộc
  14. Chiếc Lá Vàng, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Ca sĩ: Đan Kim
  15. Nhân Quả Nghiệp Báo, Nhạc: Nam Hưng, Thơ: Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền, Ca sĩ: Tâm Thành Lộc
  16. Phật Ngọc Hòa Bình và An Lạc, Nhạc và lời: Nam Hưng, Ca sĩ: Hạ Trâm, Tuyết Mai, Triệu Lộc, Tâm Thành Lộc
  1. HƯƠNG SEN CA, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 9, năm 2018.

Hoa sen hiện hữu thế gian

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Hoa sen tỏa ngát mười phương

Đem hương giới hạnh điểm tô cuộc đời.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quý thính giả chương trình Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen Volume 9 với chủ đề Hương Sen Ca, gồm 12 bài thơ của Ni Sư Giới Hương, chùa Hương Sen, thành phố Perris, California. 

Các bài thơ đã được Nhạc Sĩ Nam Hưng phổ nhạc, viết lời và do các nhạc sĩ Nhật Nguyên & Nam Hưng hòa âm phối khí.

Các phòng thu âm và mix: Bảo Khang, Lương Phát & Nam Hưng.

Đĩa nhạc vol 9 gồm có:

Giới thiệu: Sư cô Viên An

 Bài số 1.  Hương Sen Ca, Ca sĩ: Ban Hợp Xướng Hải Triều Âm Lĩnh Xướng Ngọc Ánh - Nam Hưng.

                                

Bài số 2.  Hương Sen Lộng Gió,  Ca sĩ: Hạ Trâm. 

 Bài số 3.  Bát Nhã , Ca sĩ: Ngọc Mai & Duy Linh. 

                          

 Bài số 4.  Người Đi, Ca sĩ: Ngọc Ánh.    

                                                                                  

Bài số 5.  Tắm Phật Tháng Tư, Ca sĩ: Ngọc Mai, Long Vy, Duy Linh & Thành Tâm.                              

Bài số 6.  Hương Sen Tỏa Ngát, Ca sĩ: Ngọc Ánh &  Thành Tâm.        

Bài số 7. Hoa Sen Năm Màu, Ca sĩ:  Như Ngọc, Long Vy, Lương Tấn Phát & Thành Tâm. 

Bài số 8.   Ô hay! Xuân Về!, Ca sĩ: Ngọc Mai.     

Bài số 9.  Nét Bút Bên Song Cửa, Ca sĩ: Hạ Trâm. 

                              

Bài số 10.  Xuân Tán Thán Hạnh Cúng Dường, Ca sĩ: Thành Tâm.      

Bài số 11.    Tìm Chót Đỉnh Tâm Khai, Ca sĩ:  Ngọc Ánh &  Thành Tâm. 

Bài số 12.  Xin Đừng Giận Lâu, Ca sĩ: Ngọc Ánh, Nam Hưng & Thành Tâm.

 

  1. VỀ CHÙA VUI TU, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nguyên Hà & Nam Hưng, volume 10, năm 2018.

Về chùa vui tu, mặc áo tràng lam

Lên chánh điện ngồi, gỏ mõ tụng kinh

Thấm thuần lời Phật, theo chân hiền thánh…

Về chùa vui tu, tập thiền chánh niệm

Đi đứng ngồi nằm, đoan nghiêm tỉnh giác, làm đệ tử Phật.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quý thính giả chương trình Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen Volume 10 với chủ đề Về Chùa Vui Tu, gồm 13 bài thơ/lời thơ của Ni Sư Giới Hương, chùa Hương Sen, thành phố Perris, California.  Đĩa nhạc vol 10 gồm có:

Giới thiệu: Nguyên Hà

 Bài số 1.  Về Chùa Vui Tu - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Mai & Duy Linh.

                                 

Bài số 2.  Vườn Sen đầy Hoa Tuyết - Nhạc: Nguyên Hà, Ca sĩ:   Mạnh Tuấn

Bài số 3.  Nguyện Mãi An Vui - Nhạc: Nam Hưng,  Ca sĩ: Như Ngọc và Triệu Lộc

 Bài số 4.  Người Đi - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Lan Ngọc

Bài số 5. Xuân Tâm - Nhạc: Nguyên Hà, Ca sĩ:  Thanh Lan     

                           

 Bài số 6.  Boong... Boong...Chuông Ngân - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Mai & Duy Linh

Bài số 7. Tâm Thánh Thiện Trổ Hoa- Nhạc: Nguyên Hà, Ca sĩ:   Tuyết Mai     

Bài số 8.  Tìm Chót Đỉnh Tâm Khai - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Trọng Nghĩa

 Bài số 9.  Những Lời Dạy Của Phật - Nhạc: Nguyên Hà, Ca sĩ:   Ngọc Quy     

Bài số 10.  Hoa Hiếu Hạnh Vu Lan - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Ánh & Quốc Bình

Bài số 11. Mừng Ngày Khánh Đản - Nhạc: Nguyên Hà, Ca sĩ:     Nhật Huy    

Bài số 12.   Nét Bút bên Song cửa - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Ánh

Bài số 13.  Hộ Pháp Ủng Hộ - Nhạc: Nguyên Hà,  Ca sĩ:  Lan Phương

Bài số 14.   Mai Vàng Đón Xuân - Nhạc: Nam Hưng, Ca sĩ: Ngọc Ánh                               

  1. GỌI NẮNG XUÂN VỀ, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 11, năm 2020.

                                               Bảo tồn Phật pháp dựng đạo tràng

                                            Kết vòng tay nối những thiện duyên

                                          Nhiệm mầu giải thoát hạnh xuất thế

                                                Gọi nắng xuân về họa vần thơ.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quý thính giả chương trình Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen, Volume 11, với chủ đề Gọi Nắng Xuân Về, gồm 14 bài thơ của Ni Sư Giới Hương, chùa Hương Sen, thành phố Perris, California. 

Các bài thơ này đã được Nhạc Sĩ Nam Hưng phổ nhạc, viết lời và do nhạc sĩ Nam Hưng và Nguyễn Như Ý hòa âm phối khí.

Các phòng thu âm và mix: Bảo Khang, Lương Phát, Bùi Xuân Nguyên Phong & Nam Hưng.

Đĩa nhạc vol 11 gồm có:


Track 1. Lời Giới Thiệu                                             Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

Track 2. Bài số 1.  Gọi Nắng Xuân Về                        Ngọc Ánh - Thành Tâm

            Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

Track 3. Bài số 2.  Ta Nhắn Gió                                            Ban Hợp Xướng Hải Triều Âm

                                                                                      Lĩnh Xướng Như Ngọc - Long Vy - Lương Tấn Phát - Thành Tâm

             Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

Track 4. Bài số 3.  Hoa Phước Đức                             Trần Tùng Giang

          Nhạc Nam Hưng & Lời Thích Nữ Giới Hương / Nam Hưng

            (Phỏng theo kinh Phước Đức)

Track 5. Bài số 4.  Bốn Mùa Xuân Hạ Thu Đông         Diệu Hiền - Triệu Lộc

             Nhạc Nam Hưng & Thơ / Lời  Thích Nữ Giới Hương / Nam Hưng

Track 6. Bài số 5.  Như Cánh Chim Ngàn Bay             Diệu Âm Chúc Anh

             Nhạc Nam Hưng & Thơ / Lời  Thích Nữ Giới Hương / Nam Hưng

Track 7. Bài số 6.  Đừng Hỏi                                        Trần Tùng Giang

             Nhạc Nam Hưng & Thơ / Lời  Thích Nữ Giới Hương / Nam Hưng

Track 8. Bài số 7.  Chim Kêu Đỉnh Núi                         Diệu Hiền

             Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

Track 9. Bài số 8.   Một Lòng Vì Đạo                            Diệu Âm Chúc Anh - Thành Tâm              Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

Track 10. Bài số 9.   Bước Sen Tịnh Độ                         Ngọc Ánh

             Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

Track 11. Bài số 10.  Thánh Thót Hồn Thu                     Diệu Âm Chúc Anh

               Nhạc Nam Hưng & Thơ / Lời  Thích Nữ Giới Hương / Nam Hưng

Track 12. Bài số 11.  Quán Chiếu Chánh Niệm               Thu Hà - Duy Linh

               Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

Track 13. Bài số 12.  Khúc Nhạc Thiền Thơ                    Mỹ Hạnh

           Nhạc Nam Hưng & Thơ Thích Nữ Giới Hương

**Bonus Đặc Biệt:

Track 14  Bài Số 13.  Tưởng Nhớ Đấng Thế Tôn   Hiếu Ngọc & Nguyễn Quốc Thắng

Sáng tác: Thích nữ Giới Hương & Uy Thi Ca

Track 15  Bài Số 14.  Nhớ Mãi Tên Thầy                     Thành Tâm

               Nhạc Nam Hưng & Thơ / Lời  Thích Nữ Giới Hương / Nam Hưng

               Viết tiển Giác Linh Hòa Thượng Thích Quảng Thanh tự Thi Sĩ Thanh Trí Cao

                    Viện Chủ Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Bảo Quang Santa Ana, California,

                    Hoa Kỳ

Track 16  Bài Số 15 Chợt Thoáng Đã Ngàn Năm               Thu Hà  -  Thành Tâm

                    Nhạc Nam Hưng & Thơ Hòa Thượng Thích Viên Lý

        

Ánh nắng xuân vàng ấm áp đang lan tỏa sức sống chan hòa đến khắp muôn nơi. Trước thềm năm mới, Chùa Hương Sen xin trân trọng kính mời quý thính giả thưởng thức giai điệu thơ ca Phật giáo “Gọi Nắng Xuân Về”, volumn 11 của Chùa Hương Sen.

Kính chúc quý Phật tử đồng hương hưởng một mùa xuân an khang, thuận lợi và như ý.

MỜI XEM:

http://www.huongsentemple.com/index.php/kinh-sach/tu-sach-bao-anh-lac

 Catalog of Bảo Anh Lạc

 

Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue,

Perris, CA 92570, USA
Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Fanpage: Huong Sen
Web: www.huongsentemple.com

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm