Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Dẫn nhập: Trên thế giới có rất nhiều Tôn giáo lớn, trong đó phải kể đến là Hindu giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo. Mỗi tôn giáo có một vẻ đẹp riêng và đức tin khác biệt. Bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn cũng như giúp phân loại, hệ thống hóa hiểu biết của tôi về các tôn giáo lớn trên thế giới. Tài liệu được tôi sử dụng nhiều nhất trong bài viết này là từ Bách khoa toàn thư "The Usborne Encyclopedia of World History" ấn bản năm 2000 và cuốn sách "Con đường Hồi Giáo" của Nguyễn Phương Mai.

Image result for liên tôn giáo

1140 × 760Images may be subject to copyright. Learn More

----------------------------------- 

1. Phân loại tôn giáo

Các tôn giáo trên thế giới có thể được phân theo ba nhóm chính:

Đa thần giáo (thờ nhiều thần): Gồm có Hy Lạp cổ giáo, Bái vật giáo, Paganism, Hindu, Shinto, Thánh Mẫu...

Nhân thánh giáo (thờ người trần mắt thịt): Gồm có: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Đạo ông bà (thờ cúng tổ tiên)...

Độc thần giáo (thờ một Thượng Đế duy nhất): Gồm có: Thiên Chúa (Công giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo...), Zoroastrianism, Sikhism, Bahai, Do Thái, Hồi giáo, Cao Đài...

* Lưu ý: Có một số tôn giáo thuộc cả 2 hay cả 3 nhóm trên. VD: Cao Đài giáo (Việt Nam) vừa là độc thần vừa là nhan thánh giáo. Hindu giáo (Ấn Độ) thậm chí có thể thuộc về cả ba nhóm trên.

2. Nguồn gốc của các Tôn giáo lớn trên thế giới

2.1. Hindu giáo (Hinduism)


Khoảng năm 1500 TCN, các tộc người gọi là Arya bắt đầu đến châu thổ sông Ấn (nay là Pakistan). Dần dần họ phát triển ra khắp miền bắc Ấn Độ và định cư tại đó.

- Từ các bài thánh ca đến đạo Hindu: Các giáo sĩ Arya hát thánh ca ca tụng các vị thần của họ. Người Arya không có chữ viết, vì thế, những bài thánh ca được truyền lại bằng khẩu ngữ. Nhiều năm sau, chúng được viết vào những cuốn sách thánh gọi là kinh Vệ Đà. Những bài viết đó trở nên vô cùng quan trọng trong đạo Hindu.

 

Đạo Hindu chủ yếu được thực hành ở các quốc gia Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal. Đối tượng sùng bái chủ yếu của đạo Hindu là ba thần Rama, Shiva và Vishnu.

2.2. Do Thái giáo (Judaism)



Do Thái giáo là một tôn giáo đặt nền tảng trên Kinh Torah, gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái. Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa người Israel (và sau này, người Do Thái) với Thiên Chúa. Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo độc thần đầu tiên. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực hành cho đến ngày hôm nay, sách thánh và rất nhiều truyền thống của Do Thái giáo tiếp tục được coi trọng trong các tôn giáo truyền thống Abraham nói chung. Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo và Hồi giáo.

 

 

Theo những lời truyền của người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn bằng Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham (khoảng năm 2000 trước Công nguyên), tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo, mà quan trọng nhất là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ, thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và tiếp tục thống trị nó. Theo tục truyền Do Thái, Thiên Chúa thiết lập giao ước với con cái Israel và hậu duệ của nó và cho chúng biết lề luật và giới răn của Người thông qua ông Moses trên Núi Sinai. Do Thái giáo trân trọng việc học hỏi Cựu ước và tuân giữ các điều răn đã ghi trong Cựu ước như đã được dẫn giải chi tiết trong sách Talmud.

2.3. Phật giáo (Buddhism)


Vào giữa thiên kỷ thứ I trước công nguyên, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo Hindu. Đạo Phật là một trong những tư tưởng ấy.

 

- Khởi nguyên của đạo Phật: Đạo Phật ra đời từ một vị hoàng tử Ấn Độ là Siddhartha Gautama. Một hôm, trong khi đi xe ngựa ra khỏi hoàng cung, hoàng tử Siddhartha lần đầu tiên bắt gặp một người ốm, một người già và một người chết. Siddhartha vô cùng đau khổ trước những điều mình chứng kiến và quyết định tìm con đường giải thoát và để sống trong an lạc. Ông rời hoàng cung và trở thành một tu sĩ nay đây mai đó. Nhiều năm sau, ông hiểu ra rằng con người đau khổ vì những ham muốn của chính mình và chỉ biết lo cho bản thân. Hiểu được điều đó, ông trở thành Buddha, có nghĩa là "người tỉnh thức". Mọi người lắng nghe giáo lí của Buddha và những tư tưởng của Người lan rộng.

2.4. Thiên Chúa giáo (Christianity)


Đạo Thiên Chúa được sáng lập bởi một người Do Thái tên là Jesus, về sau được gọi là Jesus Christ. 

Cuộc đời của Jesus: Jesus sinh tại Judea, một nước nhỏ trong đế chế La Mã. Khoảng năm 30 tuổi, ông chọn 12 người làm tông đồ (học trò) và bắt đầu truyền dạy giáo lí. Những tin tức lan truyền rằng ông có phép lạ và các đám đông dân chúng đã đến nghe ông giảng đạo.

Những giáo lí của Jesus: Jesus dạy rằng điều quan trọng hơn cả là phải yêu kính Thiên Chúa và phải làm việc có lợi cho người khác hơn là tuân theo luật lệ Do Thái. Ông nói rằng mọi người đừng làm điều sai trái nữa và hãy tạo ra sự khởi đầu tinh sạch để có thể được sống trong vương quốc của Thiên Chúa.

Cái chết của Jesus: Các giáo lí của Jesus khiến các nhà lãnh đạo Do Thái giáo lo ngại và các nhà cầm quyền La Mã sợ rằng những tư tưởng của ông có thể dẫn đến một cuộc nổi loạn ở Judea. Ông bị bắt tại Jerusalem và bị đóng đinh trên một cây thập tự.

Truyền bá thông điệp: Sau khi Jesus chết, những giáo lí của ông được các môn đồ truyền bá trong dân chúng và họ nói rằng Chúa Jesus đã phục sinh từ cõi chết. Paul, một người Thiên Chúa giáo đã từ thành Tarsus mang thông điệp của đạo Thiên Chúa tới vùng tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), Hy Lạp và thậm chí tới thành Rome.

2.5. Hồi giáo (Islam)


Hồi giáo ra đời ở Bán đảo Ả Rập ở thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Hồi giáo hiện là tôn giáo của hơn 1 tỷ người trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Bắc Phi, Trung Đông và một bộ phận ở Châu Á. Năm 610, một người tên là Mohammed bắt đầu giảng về một tôn giáo mới trên đất Ả Rập. Tôn giáo này được gọi là đạo Hồi và những người theo đạo này là các tín đồ Hồi giáo.

- Thông điệp của Mohammed: Mohammed nói rằng con người phải tuân phục Allah, vị thánh duy nhất. Ông dạy các tín đồ Hồi giáo mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần, phải bố thí cho người nghèo và trong tháng Ramadan phải nhịn ăn nhịn uống vào ban ngày. Tất cả người Hồi giáo phải cố gắng hành hương đến Mecca, thành phố thánh của đạo Hồi ít nhất một lần trong đời (nếu có thể).

- Kinh Koran: Người Hồi giáo tin rằng Mohammed đã nhận được nhiều thông điệp từ thánh Allah. Các môn đệ của Mohammed đã viết lại những thông điệp đó vào một cuốn sách thiêng gọi là kinh Koran.

Các dòng phái Hồi giáo: Hiện tại, các tín đồ Hồi giáo trên thế giới được chia thành hai nhóm chính

 

  1. Dòng Sunni (90% tín đồ), trong đó có:

Nhánh nhỏ Wahhabism/ Salafism (xuất xứ từ Saudi).

Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (xuất xứ từ Ai Cập)

Taliban, Al-Qaeda (xuất xứ từ Afghan, Pakistan)

Độc tài Saddam Hussein ở Iraq nơi đa số dân là Shia

Chính quyền thống trị ở Bahrain nơi đa số dân là Shia

  1. Dòng Shia (10% tín đồ), trong đó có:

Nhánh nhỏ Druze, Twelver, Alawite, Alevi...

Tổ chức Hezbollah tại Li Băng

Độc tài Assad tại Syria nơi đa số dân là Sunni

Đa số dân ở Iran, Iraq, Bahrain

Thiểu số ở hầu hết các nước Hồi giáo khác.



3. Animated map shows how religions spread across the world (Produced by Alex Kuzoian)

 

Danh mục tài liệu tham khảo:

  1. Elizabeth J. Jewell, Frank Abate and Erin McKean (2005), "The New Oxford American Dictionary 2nd edition", Oxford University Press
  2. Jane Bingham, Fiona Chandler and Sam Taplin (2000), "The Usborne Encyclopedia of World History", The Usborne
  3. Nguyễn Phương Mai (2014), "Con đường Hồi Giáo"

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thư viện

Pháp âm