Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Bồ Tát Phổ Hiền - Ngài là ai?

 

LỄ VÍA PHỔ HIỀN BỒ TÁT

(ngày 21 tháng 2 âm lịch)

--- o0o ---

  1. Cúng hương
  2. Cầu nguyện
  3. Khen ngợi Phật
  4. Quán tưởng Phật
  5. Đảnh lễ
  6. Tán dương chi
  7. Chú Đại Bi
  8. Kệ khai kinh
  9. Kinh Hoa Nghiêm nói về nhân Hạnh Phổ Hiền
  10. Bát Nhã Tâm Kinh
  11. Niệm Phật
  12. Sám Mười Nguyện Phổ Hiền
  13. Hồi hướng
  14. Phục nguyện
  15. Kính lễ bốn ân, ba cõi
  16. Tam quy
  17. Bài kệ Chư Thiên

--- o0o ---

 

KINH HOA NGHIÊM NÓI VỀ NHÂN HẠNH PHỔ HIỀN

Kinh Hoa Nghiêm nói về nhân Hạnh Phổ Hiền.

Kinh Pháp Hoa nói về quả đức Phổ Hiền.

Nhân hạnh thể hiện rõ nét trong Phẩm Nhập Pháp Giới. Thiện Tài đồng tử diện kiến người thừa kế đức Thích Ca là Di Lặc Bồ Tát. Di Lặc Bồ tát giữ bảo tạng Như Lai mới đủ tư cách mở cửa Tỳ Lư Giá Na cho Thiện Tài vào đảnh lễ  đức Pháp-thân thường trụ. Thâm nhập Tỳ Lư Giá Na tánh rồi, hành giả chấm dứt giai đoạn 1, hiểu giáo lý qua kinh nghiệm sống trên 52 chặng đường học đạo. Qua giai đoạn 2, hành giả tự phát triển thực hiện những việc của đức Phật đã thành tựu. Việc này không đơn giản nên Di Lặc Bồ tát khuyên Thiện Tài phải tìm Văn Thù Bồ tát. Ở giai đoạn một, hành giả gặp Văn Thù Bồ tát, để trang bị cho mình trí tuệ vô lậu, thấy biết diễn tiến sự vật bằng trực giác của bản tâm thanh tịnh.

 

Bấy giờ Văn Thù Bồ tát đứng cách 110 do tuần, vươn tay xoa đỉnh đầu Thiện Tài, nêu biểu dù cách xa Thầy muôn dặm hành giả vẫn nghe và nhận được pháp âm vi diệu của Thầy truyền qua bản tâm thanh tịnh. Còn giai đoạn 1 cần có Thầy ở bên cạnh để dìu dắt.

 

Văn Thù Bồ tát đưa Thiện Tài nhập pháp giới để gặp Phổ Hiền Bồ tát. Thiện Tài không thấy Phổ Hiền Bồ tát bằng mắt được. Phải quan sát Phổ Hiền hạnh mới thấy. Nhờ thiện căn phúc đức nhiều đời, Thiện Tài thấy thân Phổ Hiền Bồ tát trùm khắp pháp giới. Ba đời chư Phật đều nằm trong một chân lông của Phổ Hiền Bồ tát. Phổ Hiền Bồ tát có khả năng phân thân mười phương và thu gọn tất cả vào một chân lông (trí phàm chỉ đứng ngoài lề, không thể nào giải thích được cảnh giới Phổ Hiền).

 

Phổ Hiền Bồ tát có khả năng chẻ các thế giới thành bụi, uống cạn nước bốn biển mà chúng sanh trong đó không hề biết là mình đã vào trong bụng Phổ Hiền Bồ tát. Phổ Hiền Bồ-tát tuyên bố chỉ duy nhất có một việc ngài không làm nổi là nói được hết công đức của Như Lai. Phải vào Phổ Hiền hạnh môn, tu Phổ Hiền hạnh nguyện mới hiểu được thế nào công đức Như Lai. Trước hết phải ngộ Tỳ Lư Na tánh.

 

Phổ Hiền hạnh mênh mông bát ngát trùm khắp pháp giới, thu gọn lại mười điều. Thành tựu 10 hạnh nguyện Phổ Hiền, chúng ta sẽ đạt quả vị Như Lai. Thực tế ta không thấy Phổ Hiền Bồ tát nhưng hiện hữu tác động của ngài vô cùng, không đâu ngài không đến, tuỳ khẩn nguyện của chúng sanh. Ước nguyện hình gì ngài hiện thân đó. Nếu cố chấp Phổ Hiền Bồ tát với một loại hình cố định, chúng ta sẽ không có Phổ Hiền. Người ta thờ đức Phổ Hiền cưỡi voi sáu ngà.

Theo lời Hoà-thượng Trí Quảng trong Pháp Hoa Lược Giải: Sáu căn tiếp xúc với sáu trần tạo vô biên tội. Nay tu theo lời Phật dạy, sáu căn chuyển thành sáu ngà, giúp ngài tạo muôn vàn công đức. Sáu ngà là sáu thần thông. Voi là loài có khả năng chở nặng đi ngược dốc không gì chướng ngại. Sức mạnh của voi nêu biểu bất tư nghị lực, hàng phục được tất cả ác thế gian, làm được tất cả những việc khó làm.

--- o0o ---

 

KINH HOA NGHIÊM

PHẨM 40-Phổ Hiền Hạnh Nguyện

 

 

 

Phổđức trùm pháp giới.

Hiền thuận theo hạnh lành.

Hạnh xứng tánh tu hành.

Phổ có mười nghĩa:

  1. Cầu chứng tất cả chỗ chứng của Như Lai.
  2. Giáo hoá tất cả chúng sanh trong Pháp Giới.
  3. Đoạn trừ tất cả phiền não, không để sót một vi trần.
  4. Không một hạnh lành nào, dù nhỏ như mảy lông, dù lớn như hư không, mà không làm với tất cả tận tình.
  5. Tất cả sự hạnh trên đều triệt nguồn lý.
  6. Hạnh vô ngại: Lý sự giao triệt.
  7. Hạnh dung thông: Mỗi hạnh dung nhiếp vô tận.
  8. Chỗ khởi dụng: Không dụng nào không biến khắp pháp giới.
  9. Chỗ hành xứ: Tám môn trên như đế võng thiệp nhập trùng trùng.
  10. Thời gian hành: Cùng tận ba đời, không hạn kỳ.

 

CHÁNH VĂN KINH

 Phổ Hiền Đại Bồ-tát khen ngợi công đức thù thắng của Như Lai rồi bảo Thiện tài rằng: Này thiện nam tử! Mười phương Phật nói công đức của Như Lai trải số kiếp nhiều như cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, cũng không nói hết được. Ai muốn trọn đủ công đức ấy phảỉ tu 10 đại hạnh nguyện.

 

 

 

1-LỄ KÍNH CÁC CHƯ PHẬT

Mười phương ba đời tận pháp giới có bao nhiêu đức Phật, con nương hạnh nguyện Phổ Hiền, thâm tâm tín giải như đối trước mặt, đều dùng ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh mà lễ kính. Con hoá hiện thân nhiều như số cực vi trần trong bất khả thuyết cõi. Mỗi thân khắp lễ các đức Phật nhiều như số cực vi trần trong bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi. Hư không kia hết, cõi chúng sanh hết, phiền não chúng sanh hết thì sự lễ kính của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự lễ kính của con cũng không cùng tận. Ba nghiệp thân, miệng, ý, thanh tịnh, niệm niệm hằng lễ kính, không bao giờ chán mỏi.

 

2-KHEN NGỢI NHƯ LAI

 Mười phương ba đời tận pháp giới có bao nhiêu đức Phật. Vị nào cũng có rất đông Bồ-tát vây quanh. Con nương hạnh nguyện Phổ Hiền, thâm tâm tín giải như đối trước mặt, đều dùng lưỡi vi diệu hơn Biện tài thiên nữ. Mỗi lưỡi phát xuất biển âm thanh vô tận. Mỗi âm thanh diễn xuất biển lời nói, để ca ngợi công đức Như Lai. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết thời sự khen ngợi của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự khen ngợi của con cũng không cùng tận. ba nghiệp thân, miệng, ý, thanh tịnh, niệm niệm hằng khen ngợi, không bao giờ chán mỏi.

 

3-RỘNG TU CÚNG DƯỜNG

 

 

 

Mười phương ba đời tận pháp giới có bao nhiêu đức Phật, vị nào cũng có rất đông Bồ-tát vây quanh. Con nương hạnh nguyện Phổ Hiền, thâm tâm tín giải như đối trước mặt, đều kính dâng cúng dường thượng diệu mây hoa, mây hương, mây âm nhạc, mây tàn lọng.v.v.. .Lại dâng cúng các thứ đèn, đèn dầu thơm, đèn tô lạc.v.v...Tim đèn lớn như núi Tu-di, dầu nhiều như nước biển cả.

Này thiện nam tử! Trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết. Pháp cúng dường là: Tu hành đúng như lời Phật dạy, làm lợi ích chúng sanh, chịu khổ thay cho chúng sanh, nhiếp thọ chúng sanh, siêng năng tu tập căn lành, không bỏ hạnh bồ-tát, không rời tâm Bồ-đề.

Vô lượng tài cúng dường như trên sánh với một niệm pháp cúng dường, thời công đức không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, một phần toán, một phần số, một phần ưu ba ni sa đà. Vì sao? Vì Như Lai tôn trọng chánh pháp. Vì tu hành đúng lời Phật dạy mới thành Phật. Bồ-tát pháp cúng dường mới trọn vẹn sự cúng dường. Pháp cúng dường mới là đại cúng dường. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết thời sự cúng dường của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết, thì sự cúng dường của con cũng tận. Ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, niệm niệm hằng cúng dường, không bao giờ chán mỏi.

 

 4-SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

Từ vô thuỷ, thân miệng ý đã tạo bao nhiệp ác, vì ba độc tham sân si. Những tội ác này nếu có hình tướng thì khắp hư không chẳng đủ chỗ chứa đựng, nay xin đem ba nghiệp trong sạch, đối trước mười phương tận pháp giới chư phật, thành tâm sám hối, không dám tái phạm. Nguyện hằng an trụ nơi pháp giới tanh tịnh đầy đủ công đức lành. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thời sự sám hỗi của con mới hết. Những cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự sám hối của con không cùng tận. Ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, niệm niệm hằng sám hối, không bao giờ chán mỏi.

 

5-TUỲ HỶ CÔNG ĐỨC

Mười phương ba đời tận Pháp giới bao nhiêu đức Phật từ sơ phát tâm cầu nhất thiết trí, siêng tu cội phước không tiếc thân mạng, trải qua số kiếp như cực vi trần trong bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi. Mỗi kiếp đều thí xả đầu mắt tay chân nhiều như số cực vi trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, làm tất cả những hạnh khó làm, đầy đủ các môn ba la mật, chứng nhập các trí địa, viên mãn Vô-thượng Bồ-đề, cho đến nhập Niết-bàn, phân chia xá lợi. bao nhiêu căn lành con đều xin tuỳ hỷ.

Sáu thú bốn sanh mười phương có bao nhiêu công đức, dù nhỏ như mảy bụi, con cũng đều xin tuỳ hỷ.

Tất cả các Bồ-tát tu hạnh cần khổ khó làm, chí cầu quả Vô-thượng chánh đẳng Bồ-đề, bao nhiêu công đức rộng lớn, con đều xin tuỳ hỷ. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thời sự tuỳ hỷ của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự tuỳ hỷ của con không cùng tận. ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, niệm niệm hằng tuỳ hỷ, không bao giờ chán mỏi.

 

6-THỈNH PHẬT THUYẾT PHÁP

Mười phương ba đời tận pháp giới có bao nhiêu vị thành đẳng chánh giác, chúng Bồ-tát vây quanh, con đều đem ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, dùng đủ phương tiện ân cần cung thỉnh nói pháp nhiệm mầu. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thời sự cung thỉnh của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự cung thỉnh của con không cùng tận. ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, niệm niệm hằng cung thỉnh chuyển diệu pháp luân, không bao giờ chán mỏi.

 

 7-THỈNH PHẬT TRỤ THẾ

Mười phương ba đời tận pháp giới các đức Phật, Bồ-tát, Thanh-văn, Duyên-giác, hữu học, vô học cho đến tất cả các thiện tri thức, con đều cung thỉnh đừng nhập Niết-bàn. Xin Phật trụ thế trải vi trần kiếp lợi ích chúng sanh. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thì sự cung thỉnh của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự cung thỉnh của con cũng không cùng tận. Ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, niệm niệm cung thỉnh, không bao giờ chán mỏi.

 

8-THƯỜNG THEO HỌC PHẬT

Đức Tỳ Lư Giá Na Phật ở cõi Ta Bà, từ sơ phát tâm tinh tấn bá thì bất khả thuyết bất khả thuyết thân mạng, lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, lấy máu làm mực, biên chép kinh điển chất cao như núi Tu-di. Tôn trọng chánh pháp, thân mạng không tiếc, huống là ngôi vua thành ấp cung điện vườn rừng. Bao nhiêu việc khó làm cho đến thành đại Bồ-đề, các thứ thần thông biến hoá, hiện thân trong các chúng hội đạo tràng, Bồ-tát, Thanh-văn, Duyên-Giác, Chuyển Luân Thánh Vương, tiểu vương, cư sĩ, trưởng giả, bà-la-môn, sát-đế-lợi, hoặc các đạo tràng của thiên long tám bộ, tuỳ cơ giáo hoá. Dùng viên âm thành thục chúng sanh, như đại lôi chấn. Tất cả hạnh đức như vậy cho đến thị hiện Niết-bàn, con đều học tập theo. Như hiện nay học theo Thế Tôn Tỳ Lư Giá Na, con học theo mười phương ba đời các đức Phật cũng vậy. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thời sự theo học của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự theo học của con cũng không cùng tận. Ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh, niệm niệm theo học, không bao giờ chán mỏi.

 

9-HẰNG THUẬN CHÚNG SANH

Mười phương ba đời tất cả chúng sanh trong pháp giới, loài sanh thai, sanh trứng, ẩm thấp, hoá sanh, các thứ sắc thân, hình trạng, tướng mạo, các thứ tộc loại tâm tánh tri kiến, các thứ dục lạc ý hành oai nghi, các thứ ăn uống y phục cư ngụ. Cho đến thiên long tám bộ, loài không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có tâm tưởng, không tâm tưởng, phi phi tưởng... Con đều vâng thờ cúng dường như kính cha mẹ, như trong sư trưởng, phụng sự như đức Thế Tôn. Làm thầy thuốc với bệnh nhân, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem đuốc sáng cho đêm tối, đem của báu cho người nghèo. Bồ-tát bình đẳng lợi ích chúng sanh. Bởi vì tuỳ thuận chúng sanh chính là cúng dường Như Lai. Làm cho chúng sanh vui mừng chính là làm cho tất cả Như Lai vui mừng. Bởi vì nhân chúng sanh mà khởi lòng đại bi. Nhân đại bi mà phát tâm Bồ-đề. Do đây thành Vô-thượng chánh đẳng chánh giác.

Trong cõi sa mạc sanh tử mênh mông này có cây Bồ-đề thọ vương. Dùng nước đại bi tưới gốc rễ chúng sanh thì sẽ trổ bông trí tuệ Bồ-tát mà kết quả Phật toàn giác. Cho nên, Bồ-đề thuộc về chúng sanh, không có chúng sanh tất cả Bồ-đề không thể thành đạo Vô-thượng chánh đẳng chánh giác.

Này thiện nam tử, nơi nghĩa này phải hiểu rõ: Có bình đẳng đối với chúng sanh mới viên mãn lòng đại bi. Đem tâm đại bi tuỳ thuận chúng sanh mới thành tựu pháp cúng dường Như Lai. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thời sự tuỳ nhuận của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết, thì sự tuỳ thuận của con cũng không cùng tận. Ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh niệm niệm tuỳ thuận, không bao giờ chán mỏi.

 

10.KHẮP ĐỀU HỒI HƯỚNG

Từ sự kính lễ kính ban đầu đến tuỳ thuận chúng sanh, có bao nhiêu công đức thảy đều hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh. Nguyện đều an vui không bệnh khổ. Pháp ác đều không thành. Pháp lành mau thành tựu. Đóng chặt cửa ác thú, mở rộng lối nhân thiên Niết-bàn. Chúng sanh nào lỡ tạo nghiệp ác, phải chịu quả khổ. Con xin chịu thay, khiến được giải thoát, cho đến chứng quả Vô-thượng Bồ-đề. Như thế, hư không giới, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não hết, thời sự hồi hướng của con mới hết. Nhưng cõi hư không cho đến phiền não chúng sanh không hết thì sự hồi hướng của con cũng không cùng tận. Ba nghiệp thân, miệng y thanh tịnh, niệm niệm hồi hướng, không bao giờ chán mỏi.

Này thiện nam tử! Bồ-tát tu hành 10 năm đại nguyện như trên, có thể thuần thục tất cả chúng sanh, có thể chon đủ biển hạnh, nguyện của Phổ Hiền Bồ-tát.

Thiện nam, thiện nữ, là dùng bảy báu thượng diệu và các thứ vui đẹp của cõi trời cõi người đầy khắp mười phương, trên cúng dường tất cả chư Phật, dưới bá thí tất cả chúng sanh, trải vi trần kiếp liên tiếp không ngừng. So với người một phen nghe mười đièu nguyện vương, công đức không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến không bằng một phần ưu ba ni sa đà.

Nếu đem lòng tin sâu biên chép đọc thọ trì, dù chỉ một bài kệ bốn câu, sẽ trừ năm nghiệp vô gián. Tất cả thân bệnh, tâm bệnh, khổ não ác nghiệp đều được tiêu tan. Dạ-xoa, La-sát, Cưu- bàn- trà, tỳ-xá-xà, bộ-đa... các ác quỷ thần đều lánh xa. Nếu có tới gần là để ủng hộ.

Người trì tụng, mười nguyện vương này đi trong thế gian không bị chướng ngại, như mặt trăng ra khỏi mây mù. Các đức Phật Bồ-tát khen ngợi, trời người kính lễ. Tất cả chúng sanh đều nên cúng dường. Thiện nam tử này trọn đủ công đức Phổ Hiền. Chẳng bao lâu sẽ thành tựu sắc thân vi diệu, đ 32 tướng đại trượng phu, sanh về cõi trời, dù có ở cõi người cũng sanh trong dòng cao quý. Phá hoại tất cả đường ác, xa lìa bạn xấu, chế phục tà ma ngoại đạo, giải thoát tất cả phiền não. Như sư tử vương dẹp phục bầy thú, kham lãnh thọ sự cúng dường của tất cả chúng sanh.

Lâm chung, căn thân hư hoại, quyến thuộc xa lìa, oai thế tiêu tan, tiền của ngựa xe, không một thứ nào đem theo được, chỉ có mười đại nguyện vương này dẫn đường về cực lạc, thấy Phật A Di Đà cùng các Bồ-tát  Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Tự Tại, Di Lặc... sắc tướng đoan nghiêm. Người này tự thấy gá sanh nơi ao sen báu, được Phật thọ ký. từ đó trải vô số trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp, đi khắp mười phương. Dùng sức trí tuệ tuỳ thuận lợi ích tất cả chúng sanh, chẳng bao lâu sẽ ngồi đạo tràng hàng phục quân ma, thành đẳng chánh giác, giáo hoá chúng sanh trong vi trần cõi Phật cùng tận vị lai.

Này thiện nam tử, công đức người thọ trì đọc tụng giảng nói 10 nguyện vương này chỉ có đức Phật mới biết rõ, ngoài ra không ai hiểu thấu. Thế nên, ai đã được nghe, chớ có nghi ngờ. Phải nên thọ trì biên chép giảng nói. Tất cả ước mong đều sẽ được như nguyện, có thể ở trong biển khổ cứu vớt chúng sanh, đưa về cõi cực lạc của đức Phật A Di Đà.

 

SÁM MƯỜI NGUYỆN PHỔ HIỀN

Một là Lễ kính chư Phật.

Hai là Xưng tán Như Lai.

Ba là Quảng tu cúng dường.

Bốn là Sám hối nghiệp chướng.

Năm là Tùy hỷ công đức.

Sáu là Thỉnh chuyển pháp luân

Bảy là Thỉnh Phật trụ thế.

Tám là Thường tùy Phật học.

Chín là Hằng thuận chúng sanh.

Mười là Phổ giai hồi hướng.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Thư viện

Pháp âm