Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

DẪN NHẬP

 

lotusQua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?

          Trả lời về những sinh linh tật nguyền, các nhà khoa học cho rằng: Đó có thể là do ảnh hưởng từ người Cha hay người Mẹ đã mắc một chứng bệnh nào đó, khiến cho đứa trẻ sinh ra phải chịu tật nguyền. Ngoài ra, cũng có trường hợp do người Mẹ uống thuốc ngừa thai rồi quên uống một hay hai ngày nào đó trong thời gian thụ thai, nên ảnh hưởng đến sự thành hình của thai nhi. Một trường hợpkhác ở quê hương Việt Nam nhiều hài nhi ra đời bị tật nguyền được quy bởi ảnh hưởng của hoá chất độc hại "Agent Orange" trong thời chiến. Với cái nhìn của thế gian thì câu trả lời này có thể đúng cho các bậc Cha Mẹ nào đã lâm vào hoàn cảnh nêu trên, nhưng còn vô số trường hợp khác xảy ra trên thế giới không nằm trong những hoàn cảnh đó thì sao? Rất nhiều bậc Cha Mẹ là người khoẻ mạnh, thông minh, thành đạt, có địa vị cao trong xã hội, đã sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, nhưng xen vào đó lại có một em bé bị bệnh bẩm sinh, tật nguyền thì trả lời sao đây? Hoặc là trên thế giới này có những em bé thông minh vượt bực trên nhiều lãnh vực như âm nhạc, toán học, hay có trí nhớ siêu đẳng, mà người ta gọi là "thần đồng" trong khi Cha Mẹ của em bé đó chỉ là những người bình thường? Trường hợp này các nhà khoa học chưa có câu giải thích thoả đáng.

          Theo Lý Nhân Quả của nhà Phật thì tất cả mọi gia đình dù giàu hay nghèo, tất cả mọi cá nhân dù đẹp hay xấu, khoẻ mạnh hay tật nguyền và tất cả những người may mắn hay những người kém may mắn đều bị xoay dần trong bánh xe Nhân Quả. Như vậy, với cái nhìn Phật giáo, thì tất cả mọi người sinh ra ở thế gian này không ai thoát khỏi luật "Tương Quan Nhân Quả" còn gọi là Nghiệp Quả. Nghiệp Quảtừ nhiều đời nhiều kiếp trước đã góp phần hình thành con người và tiếp tục ảnh hưởng trên đời sốngcủa con người trong đời này và sẽ tiếp tục ở tương lai, nếu con người không biết tu tập và vẫn cứ tạo thêm Nhân mới trong đời hiện tại.

          Cuộc sống của con người ở thế gian này không ai định trước mình sẽ sống bao lâu? Một năm? Hai năm? Mười năm? Hai chục năm? Bảy chục năm? Chín chục năm? Hay trăm tuổi? Dù cuộc sống có thọ bao lâu chăng nữa, thì con người vẫn không thoát được hai chữ "Họa Phước" trong đời. Tại sao? Bởi con người sinh ra ở đời này đều thiếu phước báo đủ, để có được một đời sống hoàn toàn mãn nguyện, nguyên nhân là do họ đã tạo Nghiệp từ quan niệm, hành vi, tư tưởng, lời nói qua lối sống trong nhiều đời quá khứ lẫn đời hiện tại. Do chính mình đã tạo ra Nhân, đến khi nào hội đủ Duyên, thì Nhân xưa sẽ trổ Quả, Quả ấy vận vào chính mình để mình phải chịu Họa Duyên hay hưởng Phước Duyên.

         

CĂN NGUYÊN HỌA PHUỚC

          Khi nói đến Họa người ta thường nghĩ đến các cụm từ Tai Họa, Tai Nạn là những điều không ai muốn gặp phải. Hễ nói đến Tai Nạn, người ta lại nghĩ đến Tai Ương là sự đau khổ buồn rầu không sao kể siết. Họa thường hay đến bất ngờ chẳng hạn như gia đình đang sống an lành bỗng dưng tai biến xảy ra khiến nhà tan cửa nát, sản nghiệp tiêu tan, nợ nần chồng chất. Hoàn cảnh khốn khổ, tai ương hoạn nạn như thế, khiến con người lâm vào tình trạng sầu lo không lối thoát đưa đến quẩn trí, nhẹ thì mắc bệnh trầm cảm, nặng thì nghĩ đến cái chết để trốn tránh nỗi khổ niềm đau. Lâm vào hoàn cảnh này người ta gọi đó là "Họa".

          Trong thời gian qua, những ai theo dõi tin tức đều biết rằng ở tại Hoa Kỳ cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới bị thiên tai động đất, sóng thần, giông bão, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh... đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của con người. Bên cạnh đó cũng có những người may mắn được cứu sống. Sự may mắn đó, người ta gọi là "Phước" hay "Phúc". Hoặc vả có người gặp vận may ăn nên làm ra, trúng mối này mối nọ, gia đình êm ấm, hạnh phúc, tâm trạng người đó được an vui sung sướng thì người ta nói người này có "phước" hay có "phúc". Khi nhắc đến phúc thìngười ta nghĩ đến các trạng thái bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn...

          Phước là nhân tố hình thành đời sống an vui hạnh phúc. Họa là nhân tố khiến con người sống trong điên đảo bất hạnh khổ đau. Phước và Họa không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do chư Phật, chư Bồ Tát, Thượng đế hay Thần linh nhúng tay vào giáng họa hay ban phước cho bất kỳ ai. Bởi vì chư vị đó là những người có lòng từ bi, trắc ẩn trước nỗi khổ của con người mà phát nguyện tu hành, tìm lối thoát cho chính mình và giúp chúng sanh thoát khổ, thì không vị nào nỡ có hành động bất công và độc ác khi ban hạnh phúc bình an cho người này lại gieo rắc bất hạnh đau thương cho kẻ khác. Trên đời này có vô số người hiền lương cứ phải gánh chịu nhiều thảm họa khổ đau, còn những kẻ gian áclường gạt bất lương lúc nào cũng thấy họ sống nhỡn nhơ trong hoàn cảnh tốt lành.

          Những hiện tượng sai biệt bất công, hầu như phi lý đó, bằng con mắt của kẻ phàm phu như chúng ta không nhìn thấy được căn nguyên sâu xa, chỉ có Đức Phật là vị Toàn Giác mới thấy rõ được sự tương quan hay tương sinh của Nghiệp Quả, chỉ dạy lại cho chúng ta. Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt số 135 (thuộc Trung Bộ Kinh III) kể lại câu chuyện Đức Phật trả lời chàng thành niên tên là Subha Todeyyaputta tại tịnh xá ông Cấp Cô Độc ở thành Savatthi, Jetavana, khi anh ta đặt một số câu hỏi do nhân gì, duyên gì mà giữa loài Người với nhau lại có người cao quý kẻ thấp hèn, người đoản thọ người trường thọ, người nhiều bệnh kẻ ít bệnh, người xinh đẹp kẻ xấu xí, người có quyền thế lớn người quyền thế nhỏ, người có tài sản nhỏ người có tài sản lớn, người thuộc gia đình hạ liệt, người thuộc gia đìnhcao quý, người có trí tuệ yếu kém, người có trí tuệ đầy đủ. Đức Phật cho biết những hiện tượng xảy ra khác biệt như thế là do nơi Nghiệp. Con người gây ra nghiệp thì phải sinh vào một hoàn cảnh nào đó để trả nghiệp. Ngài nói: "Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt có ưu". Giảng rộng hơn Đức Phật nêu lên một số Nghiệp Nhân đưa đến Nghiệp Quả tiêu biểu dẫn đến sự khác biệt giữa con người với con người, giữa các loài hữu tình với nhau như sau:

          - Chết yểu, đoản mạng là do Nghiệp giết hại các loài hữu tình, không có tâm từ bi...  Sống lâu, trường thọ là do từ bỏ giết hại các loài hữu tình, có tâm từ bi, thương xót, quan tâm đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. - Nhiều bệnh là do đời trước thường não hại các loài hữu tình. Ít bệnh hoạnlà do không não hại các loài hữu tình. - Tướng mạo xấu xí là do thường hay phẫn nộ, nhiều phật ý, bị ai nói đến một chút là bất bình, bất mãn, sân hận, chống đối. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ, không nhiều phật ý, không bất mãn, không chống đối, không bất bình, tâm nhu hoà, từ ái. - Ít uy quyềnlà do thói ganh tỵ, đố kỵ với người được quyền lợi, người được tôn kính. Nhiều uy quyền là do không ganh tỵ, đố kỵ. - Nghèo là do không bố thí cúng dường. Giàu có là do đã bố thí cúng dường.- Sinh vào gia đình hèn hạ là do tâm ngạo mạn, kiêu căng, thường khinh khi kẻ khác, không kính người đáng kính, không trọng người đáng trọng. Sinh vào gia đình cao quý là do tâm khiêm tốn, nhún nhường, thường tôn kính người đáng kính. - Ngu khờ không có trí tuệ là do không thường đến các bậc tu hành để học hỏi. Có trí tuệ là do thường đến học hỏi các bậc tu hành".

          Theo lời Phật dạy thì Phước hay Họa đều do Nghiệp là những hành động, tạo tác của con người thông qua thân, khẩu, ý, tức suy nghĩ, lời nói hành động việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp, phước nghiệp. Tạo nghiệp xấu ác thì gọi là bất thiện nghiệp, họa nghiệp, tội nghiệp, ác nghiệp. Trong đời sống hiện tại hay quá khứ chúng sanh đã tạo vô số nghiệp thiện lẫn nghiệp ác, cho nên phải chịu thọ hạnh phúc và đau khổ xen lẫn nhau. Những ai tạo ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp thì đời sống sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm đau khổ hơn người tạo nhiều nghiệp tốt. Vì thế, mới có người giàu sang, hạnh phúc, quyền uy tột bực, lại có người nghèo hèn khốn khổ tột cùng. Tuy nhiên ở trên đời cũng có nhiều hoàn cảnh éo le như người giàu sang mà lại đoản mệnh. Đó là do đời trước biết bố thí nên đời này sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng lại mang nghiệp sát sanh các loài hữu tình ở đời trước nên đời này không sống thọ. Hay người nghèo mà có nhan sắc xinh đẹp khác thường. Hoặc người xinh đẹp tuyệt trần mà lại sống trong hoàn cảnh đói rách bị chồng con hành hạ khổ sở v.v.. Đó cũng do nghiệp lành và nghiệp xấu của người ấy tạo ra từ quá khứ. Cho nên Đức Phật mới nói: "Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; có liệt có ưu" là như vậy!

PHƯỚC HỌA TRONG ĐỜI SỐNG

          Sống ở đời ai cũng mong muốn được nhiều phước đức. Người sống có nhiều phước đức thì ít bị tai họa. Người có ít phước đức thì tai họa thường xảy đến nhiều hơn. Còn người vô phước dù sống ở đâu cũng khó tránh tai họa. Ai có phước đức hoàn toàn thì tại họa không có. Đó là đúng theo luật Nhân Quả. Nhưng thực tế ở thế gian, ít thấy người nào cả đời không bao giờ gặp chuyện sầu não. Có lẽ vì những người có phước cao dày, khi mạng chung đã được sanh làm Phạm thiên ở cõi Trời hưởng phước hết rồi!

          Đã là người đâu ai muốn tai họa đến với mình, nhưng làm sao để đời sống của <span data-type="1" style="outline: none; line-height: 1.5; margin: 0px; border-bottom: 1px dash

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm