Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT 
Thích Minh Tuệ 
Sàigòn 1991- Pl 2535

Lời nói đầu 

Trong thế giới ngày nay, khoa học vô cùng phát triển đủ mọi mặt. Trong cuộc sống, những gì không khoa học hiện đạinhất địnhphải tàn lụi theo thời gian hoặc theo thời gian mà bị biến thể. Với đạo Phật qua thời gian và không gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời, khi con người chưa thánh thiện, khoa học chưa đưa con người đến an lạc hoàn toàn, chưa được sự trở về diệt tận nguồn gốc tham áisi mêchấp ngã..., thì thuyết Tứ Đế vẫn được con người tín nhận. Đó là về mặt nhân sinh, còn về vũ trụ khoa học chưa khám pháchinh phục được thiên nhiên, đối tượng khách quan, thì thuyết duyên sinh trùng trùng phát khởi của đạo Phật vẫn cần thiết cho tri thức con người. Đó là lý do mà không ai có thể ngăn chận con dường tìm về đạo Phật ngày một sâu rộng của con ngườiTuy nhiên có một vấn đề đáng được nêu ra là ngày nay người theo đạo Phậtnghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy thật đông đảo, nhưng người tu hành chứng ngộ lại rất hiếm.

 

Ngày xưa thuở Phật còn tại thế, đa phần các đệ tử xuất gia của Ngài đều chứng A La Hán, như 1.250 vị tỳ kheo mà kinh thường nhắc đến. Trong số đó bậc ưu tú về mặt đạo hạnhsở trường và sở chứng, có mười vị được gọi là mười đại đệ tử, gọi chung là Thánh ChúngLịch sử Phật giáo liệt kê như sau:

1. Tôn giả Đại Ca DiếpĐầu đà đệ nhất 
2. Tôn giả Xá Lợi PhấtTrí tuệ đệ nhất 
3. Tôn giả Mục Kiền LiênThần thông đệ nhất 
4. Tôn giả Ca Chiên DiênLuận nghị đệ nhất 
5. Tôn giả A Nan Đà, Đa văn đệ nhất 
6. Tôn giả A Na LuậtThiên nhãn đệ nhất 
7. Tôn giả La Hầu LaMật hạnh đệ nhất 
8. Tôn giả Tu Bồ ĐềGiải không đệ nhất 
9. Tôn giả Phú Lâu NaThuyết pháp đệ nhất 
10. Tôn giả Ưu Ba Ly , Trì giới đệ nhất 

Sau đây chúng ta lần lượt tìm hiểu cuộc đời và đạo nghiệp của các Ngài để noi theo hầu trở nên con người tốt trên bước đường phụng sự đạo pháp và xây dựng quốc gia xã hội ngày thêm tịnh lạc... 

Thích Minh Tuệ 

Trưởng Lão Đại Ca Diếp 
Maha Kasyapa - Đầu Đà Đệ Nhất


Khi còn tại thế, trong 45 năm thuyết pháp với hơn 300 hội, Đức Phật để lại 8 vạn 4 ngàn pháp mônTùy căn cơtrình độ hoàn cảnh, người hành giả có thể chọn tu theo một trong những pháp môn đó, có người chuyên tu thiền định, có người niệm Phậttụng kinh, có người trì luật, có người tu phước bố thí, có người trì bình khất thực... Với tất cả hành trì, theo Phật hạnh nào cũng đáng kính nể, quý trọng. Trong số các Thánh chúngMa Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc Đầu Đà Đệ Nhất

Quê Quán Dòng Họ và Danh Hiệu của Ngài Ma Ha Ca Diếp

Ở Ấn Độ, không xa thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, tại thôn Sa La Đà, có một gia đình thuộc dòng họ Bà La Môn rất giàu có, đó là Ni Câu Lự Đà Kiệt Ba có tài sản có thể so sánh với Vua Tần Bà Sa La lúc bấy giờ. Đại Ca Diếp sinh trong gia đình phú hào này. Tên đầu tiên của Ngài là Tất Bát La Da Na, vì thân mẫuTôn giả đi chơi quanh gốc cây Tất Bát La thì hạ sanh Tôn giả, vì thế lấy tên cây đặt cho đứa bé. Vì là con một trong gia đìnhĐại Ca Diếp rất được cha mẹ thương yêunuôi dưỡng, nhũ mẫu có đến 4 bà, còn bồng bế cho ăn, tắm rửa, trò chơi có rất nhiều người. Đại Ca Diếp phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh, lúc lên 8 đã được học văn học, toán thật, thi họaâm nhạcthiên văn, tướng số... Các Đạo sĩ Bà La Môn còn dạy cho Ngài phép tế đàn 4 mùa, Thánh điển Vệ ĐàNhân minh học v.v... Với các môn họcĐại Ca Diếp đều thấu hiểu rất nhanh. 

Lúc khôn lớn, Đại Ca Diếp khác hẳn những người cùng lứa tuổi. Với các lạc thú ở đời Ngài không ham thích, kể cả vấn đề âu yếmĐại Ca Diếp thường tỏ chán ghétbất tịnh, thích xa đám đông, riêng ở một mình. Ngay cả Cha mẹĐại Ca Diếp cũng không tưởng nhớ, trong những lúc xa nhà. Bởi thế khi phải vâng lời cha mẹ lập gia đìnhĐại Ca Diếp cũng không chung giường với Người vợ mới cưới tên là Diệu Hiền, một cô gái sắc nước hương trời không ai sánh kịp. Mỗi người mang một tâm trạng riêng, từ ngày cưới Diệu Hiền cho đến hơn cả chục năm về sau khong ai nói với ai một lời nào. Im lặng lâu quá không thể nín thinh mãi được, Đại Ca Diếp hỏi Diệu Hiền lý do tại sao mặt lúc nào cũng buồn. Diệu Hiền trả lời:

Chàng đã phá hoại chí nguyện của tôi, sự giàu sang của chàng đã mê hoặc cha mẹ tôi, từ trước tôi vẫn thích phạm hạnh, ghét ngũ dục, nên hiện làm dâu gi đình nầy tôi rất lấy làm buồn! 

Nghe ước vọng của Diệu Hiền không trái với ước vọng của chính mình, Đại Ca Diếp nói:

Thế là hai ta đã có cùng chung một ước nguyện, cùng nhìn chung về một hướng, tôi vẫn không thiết tha với việc lập gia đình, nhưng vì là con một tạm để cho cha mẹ khỏi buồn, tôi phải tạm theo ý của gia đìnhmà thôi. Giờ đây chúng ta hãy tiếp tục sống theo phạm hạnh và dù là vợ chồng chúng ta cũng giữ sự thanh tịnh

Mãi 12 năm sau, khi cha mẹ đều từ giã cõi đời, Đại Ca Diếp rời gia đình đi tìm thầy học đạo, trước khi tạm biệt Đại Ca Diếp có hứa sẽ trở về hướng dẫn Diệu Hiền khi tìm được minh sư.

Đạo Nghiệp của Đại Ca Diếp

Đại Ca Diếp xuất gia trì hạnh Đầu Đà

Năm 30 tuồi, Đại Ca Diếp từ giã thân thuộc vào rừng tìm đạo, chính là lúc Đức Phật Thích Ca thành đạodưới cội Bồ Đề. Mãi đến hai năm sau Đại Ca Diếp vẫn chưa có đạo sĩ nào giúp thỏa mãn nguyện vọng, nhân cuộc khởi xướng dâng y rầm rộ của ngự y Kỳ BàĐại Ca Diếp biết Phật và tìm đến thành Vương xá, ngày ngày Ngài theo Thánh chúng đến nghe pháp mà chưa chính thức ra mắt với Phật, vì lòng còn muốn dò xét. Từ trên tòa giảng, Đức Phật nhìn xuống thấy và biết Đại Ca Diếp là người có thể kế thừađạo nghiệp của Như Lai

Tại hội Linh Sơn, khi đức Phật đưa lên một cành hoa, Đại Ca Diếp mỉm cười, Phật biết chánh pháp đã có người tâm đắc kế thừa sau này. Một hôm sau khi mãn buổi thuyết pháp Phật đi đường tắt đón Đại Ca Diếp ở một ngã đường. Trên đường về gặp Phật Đại Ca Diếp chính thức bái yết Phật, xin được xuất giatiếp tục học đạo. Qua cuộc gặp gỡ, Tôn giả theo Phật trở lại Tinh Xá Trúc Lâm, ở đây Đức Phật đem pháp Tứ ĐếThập nhị nhân duyên, khai thị cho Tôn giả. Vốn thích tu hạnh Đầu Đà sau khi gặp Phật, Tôn giả vẫn tiếp tục thực hành pháp tu phạm hạnhHạnh đầu đà có năng lực tịnh hóa tâm hồn, khi tu theo hạnh này cần giữ đủ 10 điều.

1. Chọn ở nơi hoang vắng

2. Sinh hoạt bằng phép trì bình. 

3. Thường ở tại một nơi. 

4. Ngày ăn một bữa. 

5. Khất thực không phân biệt giàu nghèo. 

6. Tài sản gồm có 3 y, một bình bát

7. Tư duy dưới gốc cây

8. Thường ngồi giữa đồng trống. 

9. Mặc áo phấn tảo

10. Sống tại các bãi tha ma. 

Với 10 điều kiện trên, Tôn giả tuân giữ trọn vẹn chỉ có 9 điều, riêng điều khất thực số 5 Tôn giả không theo giáo đoànTôn giả chỉ đến khất thực trước nhà người nghèo. Theo Ngài người giàu đã thừa phước đức, ta không cần phải mang phước đến cho họ, còn người nghèo vì thiếu phước đức ta cần đem phước điền cho họ gieo trồng. Trong hàng đệ tử Phật người đi khất thực ngược với Đại Ca Diếp là Ngài Tu Bồ Đề, chỉ đi khất thực nhà giàu. Nghe Tôn giả chỉ khất thực nhà nghèo, Đức Phật khiển trách và khuyên nên đem tâm bình đẳng khất thựctừ bỏ tâm phân biệt

Với Tôn giả Phật còn khuyên không nên quá khổ hạnh, vì khổ hạnh là một cực đoan Đức Phật đã bỏ sau khi bị kiệt sức ở xứ Ba La Nại, tu với 5 anh em Kiều Trần Như. Ngài đã tìm ra con đường trung đạo, và đạt được địa vị giác ngộ giải thoát. Với pháp khất thực bình đẳng có lúc Tôn giả tuân hành, riêng hạnh đầu đà Ngài vẫn giữ cho đến hơi thở cuối cùng, không ai lay chuyển được, cho nên Ngài được tôn xưng là bậc Đầu Đà Đệ Nhất. Tầm vóc ảnh hưởng của Tôn giả rất lớn, lấn lướt hết ảnh hưởng người khác, như ánh sáng chói chang của mặt trời khỏa hết các ánh sáng khác, vì thế Ngài còn được dịch là Ẩm Quang.

Tiếp độ Diệu Hiền

Khi Đức Phật trở về Ca Tỳ La Vệ giáo hóa cho các vương tôn công tử. Tôn giả có đi theo. Để hợp với giáo pháp bình đẳng, và cũng theo lời thỉnh cầu của A NanĐức Phật cho Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đềxuất gia hiệu là Kiều Đàm Di, vị nữ đầu tiên trong giáo đoàn của Phật. Thấy Di mẫu của Phật được xuất giatôn giả có ý mừng vì đã mở lối để Ngài thực hiện lời ước hẹn với Diệu Hiền lúc từ tạ gia đình để đi xuất gia.

Chờ đợi 3, 4 năm không thấy Đại Ca Diếp trở vềDiệu Hiền cho phân tán tài sảnbố thí giúp đỡ cho bà con và những người nghèo rồi đi xuất gia theo phái ngoại đạo lõa hình ở bên bờ sông Hằng. Được tin Diệu Hiền đi tu nhưng vì sắc đẹp mà phải chịu nhiều sĩ nhục, Tôn giả nhờ một Tỳ kheo ni đi đón nàng. Khi về đến ni viện cũng vì sắc đẹp kiều diễm nàng vẫn không tránh khỏi sự xì xầm nơi chốn đông người. Tự thấy thân nữ trở ngại đạo nghiệp rất nhiều, Diệu Hiền không ra ngoài khất thực nữa, không tiếp xúcvới đại chúng tránh chỗ đông đảo. 

Cảm kích tình cảnh của Diệu Hiền, hàng ngày Tôn giả chia nữa phần cơm và nhờ người mang đến cho Diệu Hiền. Đời lại lắm chuyện, những người tò mò có tánh thị phi sinh tâm tật đố và cho là giữa hai người chắc còn tình ý. Để tránh tiếng đàm tiếuTôn giả không chia phần cơm cho Diệu Hiền như bấy lâu nữa. Tỳ kheo ni Diệu Hiền cũng muốn chóng được nhẹ nghiệp nữ lưu, ngày đêm không ăn ngủ, tịnh tọa sám hối tấn tu đạo nghiệp, chứng được Túc mạng thông, được Đức Phật khen ngợi. Tôn giả Đại Ca Diếp rất hoan hỷ, với hai mặt đạo và đời Ngài đều thực hiện viên mãn, hết mối bận tâm.

Độ Bà Lão Nghèo

Với chí nguyện, đem phước điền đến cho người nghèo thiếu khi đi khất thựcTôn giả thường tránh những ngôi nhà giàu có, và dừng bưóc trước những ngôi nhà nghèo nàn lụp xụp. Một hôm vào thành Vương Xá khất thực Tôn giả thấy một bà lão ăn mày đau ốm nằm rên rỉ bên vệ đường, Tôn giả đến gầnvà ân cần thăm hỏi:

· Này bà lão! tại sao trong lúc đau ốm bà lại nằm giữa đất và chỉ lấy lá che thân? Nơi đất hơi gió mưa sẽ làm cho bệnh của bà nặng thêm, bà không có nhà cửa con cháu gì cả sao? 

· Nếu đã có các thứ như Ngài vừa hỏi thì tôi đâu có nằm rên rỉ ở đây. Ngài có gì cho tôi không? Sao tôi thấy Ngài cũng có vẻ nghèo và mang bát đi xin ăn, tôi chẳng có gì cho Ngài cả. Thế Ngài có phép gì giúp tôi hết bệnh và hết nghèo đói chăng? 

· Tôi là một Tỳ kheo đang theo học đạo lý với Phật Thích Ca và đang tu khổ hạnh nên cũng đi xin như bà, nhưng lại đi bán giàu mua nghèo, bà hãy bán nghèo cho tôi để tạo nhiều phước báu giàu sang phú quý. 

· Nghèo thì lấy gì để bán? đã ba ngày qua tôi không có chút gì để bỏ vào bụng, sáng sớm hôm nay có người đi đổ nước cơm, tôi hứng được một tý đỉnh, nhưng nước đã có mùi chưa dám uống sợ tháo dạ. 

· Thế bà đem nước đó bố thí cho tôi chút đỉnh, gọi là gieo trồng phước đứchy vọng tương lai gặp maymắn, trở nên giàu có

Nghe Tôn giả giảng giải, tâm bà đầy hỷ lạc quên cả sự ô uế của thân mình, bà đem mẻ nước cơm dâng cúng cho Tôn giả. Ngài hoan hỷ tiếp nhận, và uống gần cạn mẻ nước cơm. Thấy thế bà lão vô cùng vui mừngTôn giả ngỏ lời chúc phúc cho bà rồi lên đường hành hóa.

A Nan Tặng Bát

Trong giáo đoàn của Phật, Tôn giả Đại Ca Diếp giữ phạm hạnh bao nhiêu thì nhóm lục quần Tỳ kheo lại thường sai trái mất phạm hạnh bấy nhiêu. Có một thời Phật ở Kỳ Viên Tinh Xá, nhóm lục quần tỳ kheothi nhau sưu tầm bình bát. Phật chế bát có hai loại, bát bằng sắt thép và bát bằng sành sứ. Nhưng khi sản xuất hình dáng bát mỗ thứ không giống nhau, chất liệu cũng có thứ tốt thứ xấu, màu sắc cũng có nhiều. Nước Tô Ma sản xuất bát thiếc, nước Ưu Già sản xuất bát màu đỏ, nước Ô Già sản xuất bát màu đen... Nhóm lục quần chẳng lo hành thiền, tu tập, ngày này qua ngày khác lo đi tìm kiếm bát tốt, đem về trưng bày để ngắm nhìn, phòng xá của các vị giống như nhà hàng bán đồ gốm, sành sứ. Biết được tình trạng tích trữ nhiều bát, Phật ban hành luật: Tỳ kheo chứa bát dư phạm Ni bát kỳ ba dật đề

 

Trong lúc đó Ngài A Nan được đàn việt cúng dường 4 cái bát của nước Tô Ma rất quý, Ngài định đem bát đó dâng cúng cho Tôn giả Đại Ca Diếp. Lúc bấy giờ Tôn giả không có mặt ở Xá Vệ, đang du hóa ở phương xa, giữ bát thừa tất phạm giới, không biết xử lý bằng cách nào, A Nan đành đem sự việc trình lên Đức Phật. Phật hỏi:

· Bao giờ Đại Ca Diếp mới trở về? 

· Bạch Thế Tôn! Khoảng sau 10 ngày. 

Trong giờ giảng pháp trước đại chúng, Phật hết lời khen ngợi phạm hạnh của Đại Ca Diếp và khuyên đại chúng nên noi gương, đặc biệt là lục quần tỳ kheo. Sau cùng thể theo sự tình của A Nan đã trình bày với phép cất bát dư, Đức Phật sửa lại điều luật và công bố:

· Các Tỳ kheo được phép cất bát dư trong thời gian 10 ngày. 

Qua sự kiện, Phật chế giới luật Tỳ kheo giữ bát dư, chúng ta biết được địa vị và ảnh hưởng của Tôn giảĐại Ca Diếp đối với giáo đoàn rất cao.

Thừa Kế Đức Phật

Thấy Đại Ca Diếp đạo cao đức trọng, Phật và giáo đoàn đều vị nểXá Lợi Phất và Mục Kiền Liên yêu cầu Tôn giả tham gia việc hoằng pháp, nhưng Tôn giả từ chối vì việc đi bố giáo đã có các vị thông minhtài trí như Xá Lợi Phất và Mục Kiền LiênPhú Lâu NaCa Chiên DiênTôn giả chỉ chú trọng đến cuộc sống phạm hạnhthiểu dục tri túc, vì đó cũng là cách gián tiếp truyền bá giáo lý của Đức PhậtTôn giảtrọn giữ hạnh đầu đà, lúc nào Tôn giả cũng ở trong rừng già, kinh hành hoặc tọa thiền dưới gốc câyquán xương trắng ở bãi tha ma chẳng quản nắng mưa, sương gió... Mãi đến lúc tuổi già râu tóc bạcphơ, thân thể gầy guộc Tôn giả vẫn không bao giờ chểnh mảng

Thấy thế không đành lòng Phật yêu cầu Tôn giả về sinh hoạt tại Tinh Xá Kỳ Viên. Dù biết rằng cung kínhkhông bằng phụng mạng, nhưng Tôn giả thấy sống với tập thể thì phải theo khuôn khổ chung và đành phải ngưng thực hành hạnh Đầu Đà, hơn nữa ở chốn rừng sâu không phiền hà gì đến ai, khi cần gieo phước điền cho người thì đi vào thành khất thực, khi mệt mỏi không đi được thì kiếm hoa quả rau trái ở rừng, thọ dụng qua ngày. Thực hành phạm hạnh đầu đà đã là trực tiếp củng cố giáo đoàngián tiếp lợi lạc chúng sanhcủng cố tăng đoàn là điều kiện thừa kế Đức PhậtTôn giả xin Phật được tiếp tục con đường đã chọn. Biết không thể lay chuyển được ý hướng của Ngài, Phật hướng về đại chúng dạy rằng:

· Này các Tỳ kheo! Đại Ca Diếp luôn luôn lo ngại cho tiền đồ chánh phápthiên ma ngoại đạo hay thế lực cường quyền không thể phá hoại chánh phápnội tình lộn xộnTăng đoàn hủ hóa thiếu phạm hạnh, là điều kiện chính làm cho chánh pháp tiêu diệt "Trùng trong sư tử ăn thịt sư tử." Vì thế nếu Tăng đoànđược củng cốgiới đức trang nghiêmnội tình ổn định hòa hợp tất yếu chánh pháp được trường tồn. Để củng cố Tăng đoànsinh hoạt phải nghiêm túc, giới luật phải được tôn trọng giữ gìngiới luật còn thì đạo ta còn. Người có thể chủ trì thừa kế chánh pháp nhãn tạng của ta phải là Ma Ha Ca Diếp, điều đó ta đã thấy rõ ngay ở hội Linh Sơn, khi ta đưa lên cành hoa senMa Ha Ca Diếp liền mỉm cười

Kiết Tập Kinh Điển

Đúng là người thừa kế mang mạng mạch của Như Lai, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn 7 ngày, Tôn giảĐại Ca Diếp liền triệu tập hội nghị kiết tập kinh điểntrong suốt 3 tháng. Tinh Xá của giáo đoàn rộng rãicó rất nhiều, nhưng đa phần chưa phải là nơi hoàn toàn thanh tịnh, các Tỳ kheo lân cận chưa phải thật sự ly dục chứng Thánh quảSuy xét kỹ lưỡng Tôn giả thấy chỉ có động Kỳ Xà Quật mới xứng đáng là nơi kiết tập kinh điển. Đó là nơi u tịch, rộng rãicảnh trí thoát trầnTôn giả triệu tập 500 vị đã chứng A La Hán quả, riêng Ngài A Nan luôn luôn gần Phật lại đa văn, thuộc tất cả các lời Phật dạy, nhưng lại chưa chứng Thánh quả lại còn có 6 tội. Để có thể và duy trì chánh pháp lâu dài, sự sinh hoạt của giáo đoàn phải oai nghiêm, không thể có người còn lỗi lầmTôn giả Đại Ca Diếp buộc A Nan phải sám hối 6 tội trước đại chúng, còn vấn đề chưa chứng Thánh quảĐại Ca Diếp buộc A Nan phải ra ngoài động, kiếm nơi an tĩnh tu tập lúc nào chứng Thánh quả A La Hán hãy trở vào. Nhờ nhất tâmchỉ tĩnh tu trong thời gian ngắn, Ngài A Nan liền chứng quả A La Hán.

Khi Tôn giả A Nan trở vào thạch động, cuộc kiết tập kinh điển chính thức bắt đầu. Đại chúng nhất trí đề cử Tôn Giả Đại Ca Diếp làm chủ tọa.

· Ngài Ưu Ba Ly tuyên trì tạng Luật. 

· Ngài A Nan tuyên trì tạng Kinh

· Ngài Phú Lâu Na tuyên trì tạng Luận

Ngoại hộ đắc lực cho cuộc kiết tập kinh điển là vua A Xà Thế.

Đại Ca Diếp Nhập Niết Bàn

Trong hàng đệ tử của Đức Phật, Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên Niết Bàn trước Phật, Niết Bànsau Phật có Ngài Đại Ca Diếp. Sau cuộc kiết tập kinh điển tại động Kỳ Xà Quật, khoảng hai hoặc ba mươi năm sau, cảm thấy cơ thể đã già yếu, mệt mỏi vì đã trên trăm tuổi, Đại Ca Diếp quyết định Niết BànTôn giả tìm đến nơi Ngài A Nan đang du hóa để phú chúc pháp tạngyêu cầu A Nan tiếp nối sứ mạng thừa kế truyền bá chánh pháp, rồi không nề mệt mỏiTôn giả đến 8 tháp thờ Xá Lợi phật để lễ lạycúng dường

Sau đó Ngài trở về thành Vương Xá để tạ từ Vua A Xà Thế, nhưng gặp lúc nhà vua đang ngủ nghĩ, quân hầu không cho Tôn giả vào cung. Rời thành Vương Xá Tôn giả mang theo y bát của Phật đến núi Kê Túc, ngồi nhập định và Niết Bàn, nơi đây cách thành Vương Xá khoảng 8 dặm về phía Tây Nam. Nghe tin Tôn Giả Đại Ca Diếp đã Niết Bànvua A Xà Thế rất bi thương! Nhà vua lập tức đến thông báocho A Nan và yêu cầu cùng nhà vua đến núi Kê Túc đảnh lễ cúng dường. Mặc dù Tôn giả Đại Ca Diếpđã nhập Niết Bàn, nhưng ảnh hưởng nếp sống đạo đứcphạm hạnh của Tôn giả vẫn còn tồn tại mãi với thời gian...

Nhận Thức và Kết Luận

Với những phép khất thựcĐức Phật dạy phải bình đẳng không thiên chấpphân biệt, nhưng Tôn giả Ca Diếp chỉ đi khất thực nhà nghèo, trong khi Ngài Phú Lâu Na thì khất thực nhà giàu, vì thế nên cả hai Ngài đều bị Phật khiển trách. Tuy thế, theo Tôn giả Ca Diếp người nghèo là kẻ đáng thương, đáng lân mẫn để an ủi họ, từ quan niệm đó, bất luận một hành vi một cử chỉ nhỏ nào của Tôn giả đều biểu thịđức từ bi bao la vô tận. Bởi thế, tăng hay tục, mọi người đều kính nể Tôn giảhào quang hiền dịu của Tôn giả đã lấn lướt ảnh hưởng của người khác. Do đó tên của Ngài còn được dịch là Ẩm Quang (uống ánh sáng).

Theo Phật giáo Bắc Tông sau khi Phật nhập Niết BànĐại Ca Diếp được tôn vinh là tổ sư thứ nhất, trong khi Phật giáo Nam Tông lại tôn vinh Ngài Ưu Ba Ly. Vì quan điểm của hai phái có thiên trọng khác nhau, nên dự suy tôn sư tổ đương nhiên có khác. Đó cũng chính là một trong những điểm mà Phật giáocó hai tông pháiPhật giáo Bắc Tông thiên về thiền, về giáo ngoại biệt truyền, không lập văn tự chỉ dùng tâm ấn tâm, cho nên qua biểu thị Đức Phật đưa hoa senĐại Ca Diếp liền mỉm cười (Chính ngộ yếu chỉniêm hoa vi tiếu), vì thế Ngài được suy tôn là Sư tổ. Trong khoa chúc tán có bài tán đã nói lên ý nghĩađó như sau:

· Niêm hoa ngộ chỉ, tổ đạo sơ hưng, miên diên tứ thất diễn chơn thừa, lục đại viễn truyền đăng, dịch diệp tương thừa chánh pháp vĩnh xương minh. 

Thấy hoa liền ngộ, vị tổ đầu tiên, liên tục bốn bảy giảng chơn thừa, đèn soi suốt sáu đời, cây lá nối nhau, chánh pháp mãi thịnh hành). 

Phật giáo Nam Tông chủ yếu vẫn tọa thiền, loại trừ phiền não triều cái, nhưng lại nhắm hướng giải thoátcá nhân làm trọng điểm... Muốn giải thoát tất yếu phải giữ giới luật, chính chữ giới luật có nghĩa là biệt giải thoát, Phật tìm đạo vì muốn để giải thoát sinh tử luân hồi cho chúng sanh. Lúc Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, Ngài A Nan hỏi Phật:

· Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn chúng con biết lấy ai làm thầy. Phật bảo: "Lấy giới luật làm thầy, giới luật còn thì đạo còn". Ưu Ba Ly là vị trì luật đệ nhất, với mục đích duy trì mạng mạch của Đức Phật lâu dàiđồng thời cũng tiến đến chân trời giải thoát, nên Phật giáo Nam Tông suy tôn Ngài Ưu Ba Ly làm sư tổ

Nhìn chung suốt cả cuộc đời Tôn giả Đại Ca Diếp luôn luôn hướng dẫn phẩm hạnh đạo đức thiểu dục tri túc là chính, cuộc sống nội tâmhành vi cử chỉlời ăn tiếng nói vào một khuôn khổ lề lối. Bởi thế người khác nhìn vào có vẻ thấy tiêu cựcthụ độngyếu đuối... nhưng ở đời có mấy ai ép mình được trong khuôn khổ đạo đức, lo trau dồi phẩm hạnh. Cái lăng xăngtích cực tham dự và sự thu hút của xã hội, của cuộc đời có thể dễ dàng thực hiện. Cái tích cực diệt trừ thói hư tật xấu trong mỗi tự thân của con người thật khó thực hiện. Thắng người thì dễ, thắng mìn rất khó. 

Tôn giả Đại Ca Diếp luôn luôn hướng về tự thắng, nhờ đó Tôn giả trở thành một con người gương mẫutrong giáo đoàn. Phẩm hạnh của Tôn giả đã có một tầm mức ảnh hưởng rất rộng. Đức Phật cũng đã vị nể xem Tôn giả như bạn, có lần Phật đã nhường nửa tòa ngồi giảng pháp cho Tôn giả. Nhờ phẩm hạnh đầu đà sau khi Phật Niết Bàn Tôn giả đã được giáo đoàn suy tôn lên ngôi thủ lãng trong cuộc kiết tậpkinh lần thứ nhất tại Kỳ Xà Quật. Ngày nay để duy trì đạo pháp lợi lạc chúng sanh, hàng tăng sĩ chúng ta hãy noi gương Tôn giả Đại Ca Diếp, để nâng cao phẩm hạnh đạo đức ở đời. Người có tư cách đạo đức bao giờ cũng được kính nể, ngược lại không tư cách đạo đức dù giàu mạnh đến đâu, cuối cùngcũng bị cuộc đời đào thải

 
 
Ngài Xá Lợi Phất 
Sariputra - Trí Tuệ Đệ Nhất

Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, đa phần các tôn giáo đều thiên về đức tin, riêng Phật giáo thì ngược lại, chỉ tin là khi đã dùng lý trí xét đoán, nói khác hơn Phật giáo thiên về trí tuệ. Bởi thế thông thường, Đạo Phật được gọi là đạo Trí Tuệ, đạo Giác Ngộ, đạo Bồ ĐềĐức Phật là một con người đã đạt đến đỉnh cao của trí tuệgiác ngộ hoàn toàn. Người theo đạo Phật cần cầu trí giác cao tột của Phật Đà. Thời Phật còn tại thế, những đệ tử của Phật đều chứng Thánh quả. Trong số 1.250 vị, có mười vị đạt đến địa vị ưu tú bậc nhất, goị là mười vị đại đệ tử, gọi chung là Thánh ChúngĐứng đầu là Ngài Xá Lợi PhấtTrí Tuệ Đệ Nhất. 

Xá Lợi Phất Trước Khi Theo Phật 

Gia thế Xá Lợi Phất:

Ở Nam Ấn Độ tại nước Ma Kiệt Đà, cách thành Vương Xákhoảng hai dặm, có một thôn trang tên là Ca La Tý, nơi đây có non xanh nước biếc, cảnh trí u tịch, Ngài đã ra đời trong bối cảnh địa dư này. 

Xá Lợi Phất thuộc dòng dõi Bà La Mônthân phụ là Ưu Ba Đề Xáhay Ưu Ba Thất Sa (Upatisya), một luận sư nổi danh trong hàng Bà La MônThân Mẫu là bà Xá Lợi(Sàri) cũng là một người phụ nữ thông minh có tài biện luận. Bà là chị ruột của Câu Hy La (Kausthila), tức là Phạm Chí Trường Trảo. Những lúc luận bàn giáo lý với chị Trường Trảo luôn luôn bí lối. Không chịu thua chị, nhất là còn ngại về sau có thể thua đứa cháu ở trong bào thai của chị; với truyền thốngcủa gia đình Trường Trảo tin con của Ưu Ba Thất sau sẽ thông minh tuấn tú. Vì tự ái, Trường trảo đến Nam Thiên Trúc quyết học 18 bộ kinh (xem chú thích ở cuối bài). Với lời thề, nếu chưa thông suốt thì không cắt móng tay, vì có móng tay dàI người đời tặng cho Phạm Chíbiệt hiệu là Trường Trảo. Xưa theo phong tục Ấn Độ, ngoài dùng tên cha để gọi con, phổ biến hơn người đời còn có thói quen gọi con bằng tên mẹ. Tiếng Phạn là Sàriputa, phiên âm là Xá Lợi Phất Đa La gọi tắt là Xá Lợi Phất, có nghĩa là con trai của bà Xá LợiTrung Quốc còn gọi là Xá Lợi Tử

Tài biện luận và đạo giáo của Ngài Xá Lợi Phất:

Xá Lợi Phất là một thần đồng, lúc mới lên tám tuổi Ngài đã thuộc hết 18 bộ Kinhbiện tài vô ngại. Vào tháng hai, tại nước Ma Kiệt Đà, hai anh em trưởng giả Cát Lợi và A Già La hợp cùng dân chúng tổ chức lễ tế đà. Đàn tràng tiếp đón khách quý có 4 bậc:

Vua - Thái Sư - Đại Thần - Luận Sư .

Khi đến dự lễ Xá Lợi Phất ngồi vào đàn thứ tư và dõng dạc tuyên bố: - Ai muốn hỏi gì thì hỏi. Các Luận sư cho Ngài là một thiếu niên ngỗ ngáo. Để hạ bệ Xá Lợi Phất các Luận sư cho các đệ tử nhỏ tuổi đến chất vấn, nhưng với tài biện luận khúc chiết, Ngài đã làm cho mọi người phải kinh ngạc, các Luận sưđều thán phụcQuốc Vương vui mừng vì thấy đất nước có nhân tài lỗi lạc, nên đã đem một trang trại ban cho Ngài.

Để quán thông triết lý của các đạo giáo đương thời, năm 20 tuổi Ngài rời thôn trang, thân thuộc, đến học đạo lý với San Xa Da Tỳ La Lê Tử, một trong sáu phái Lục sư ngoại đạo. Đây là phái hoài nghi cho chân lý có thể biến đổitu đạo là vô ích chỉ cần tu thiền định là được giải thoát. Trong một thời gian ngắn Ngài đã am tường hết đạo lý của phái này, nhưng tư tưởng vẫn chưa thỏa mãnXá Lợi Phất đem tâm sự thố lộ với bạn đồng học lúc bấy giờ là Mục Kiền Liên, cả hai cùng đồng chung một tâm trạng nên đều tính từ giã từ giả phái hoài nghi để làm một học đoàn riêng. Tuổi trẻ tài cao, hai thanh niên cho là ở đời không có người trí thức nào sánh kịp, và cũng chẳng có ai có tư cách để làm thầy mình. Chẳng bao lâu mỗi vị đều có 100 đệ tử, cả hai còn ước hẹn hễ ai đắc đạo trước thì thông báo lại đễ dẫn dắt nhau tiến theo một con đường.

Đạo Nghiệp Của Xá Lợi Phất Sau Khi Theo Đức Phật

Xá Lợi Phất Ngộ Lý Duyên Sinh:

Một hôm tại thành Vương XáXá Lợi Phất gặp Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ đang đi khất thực. Đây là một tỳ kheo đã trải qua một thời gian dài tu khổ hạnh, khi gặp Phật Ngài đã nghe Pháp Tứ Đế mà ngộ đạotrở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Thấy phong độ uy nghi của Mã ThắngXá Lợi Phất tỏ lòng kính phục và thân đến hỏi đạoMã Thắng cho Xá Lợi Phất biết ông là đệ tử của Đức Phật Thích CaXá Lợi Phất hỏi Ngài về đạo lý của Phật Thích ca, Ngài đem giáo lý duyên sinh để giảng giải. Theo Phật, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Giáo pháp đó được diễn tả qua bài kệ:

Chư Pháp tùng duyên sinh 
Diệt tùng nhân duyên diệt 
Ngã Phật Đại Sa môn 
Thường tác như thị thuyết.

Nghĩa là: 

Các Pháp do duyên sinh 
Lại cũng do duyên diệt 
Thầy tôi là Đức Phật 
Thường giảng dạy như vậy.

Nghe thuyết duyên sinhXá Lợi Phất thấu suốt được sự thành hoại của vũ trụ duyên sinh và rất thán phục Đức Phật, nên theo Mã Thắng đến Trúc Lâm Tinh Xá bái yết Đức Phật. Để khai thị thêm cho Xá Lợi PhấtPhật thuyết đạo lý Vô Ngã Niết Bàn... Theo Phật "Các hành vô thường là pháp sanh diệtsinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui." 

Trước Đức Phật Xá Lợi Phất xin được quy y và xin được đưa Mục Kiền Liên đến Tinh Xá Trúc Lâm.

Hôm sau, cả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên dẫn 200 đệ tử đến thọ giáo với Phật. Giáo đoàn của Phật không những chỉ tăng thêm số lượng mà còn tăng thêm về mặt chất lượng. Phật rất hài lòng vì thấy giáo pháp sâu xa nhiệm mầu, từ nay đã có Xá Lợi Phất tiếp thuXá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai thủ lãnh tư tưởng tôn giáo cao thâm trong giới học đạo bấy giờ.

Xá Lợi Phất chỉ đạo xây dựng Tinh Xá Kỳ Viên:

Khi Phật đang ở Phương Nam Ấn Độ, có trưởng giả Tu Đạt, hiệu là Cấp Cô Độc, người thành Xá Vệ, nước Kiều Tát La ở Tây Bắc Ma Kiệt Đà, đến Tinh Xá Trúc Lâm nghe Phật thuyết giảng pháp Bố thí, bái phục Đức Phậttrưởng giả muốn xây dựng một tinh xá ở phương Bắc nước Ma Kiệt Đà, để thỉnh Phậtvề hoằng hóa. Sau khi trải vàng mua đất của Thái Tử Kỳ Đà, cạnh thành Vương XáTrưởng giả xin Phật đề cử một vị thiết kế và trông coi công trình xây cất tinh xá. Phật biết ở phương Bắc có nhiều triết nhân ngoại đạo, chỉ có Xá Lợi Phất mới có đủ sức thuyết phục, để có thể vừa trông coi công trình, vừa đối phó với ngoại đạo, Phật cử Xá Lợi Phất theo Tu Đạt về phương Bắc.

Tinh xá bắt đầu khởi công, hàng ngoại đạo tìm phương cản trở, nhằm ngăn chận đà phát triển của Phật giáo. Họ yêu cầu Tu Đạt bỏ ý định xây dựng tinh xá và cũng yêu cầu ông không nên theo Phật. Vì đã thâm tín Phật Tu Đạt vẫn xúc tiến công trình; các nhà ngoại đạo tính hạ uy tín Xá Lợi Phất, để giúp Tu Đạt bỏ Phật. Tu Đạt rất lo ngại cho Xá Lợi Phất có thể không tranh biện nổi với ngoại đạo, ông trình bày nổi ưu tư với Ngài. Nhưng! Xá Lợi Phất cho đây là một cơ hội tốt để đạo Phật tuyên dương chánh pháp. Ngài nhờ Tu Đạt đến hàng ngoại đạo ước hẹn ngày tranh luận

Vốn xuất phát từ Bà La Môn và đã am tường các triết thuyết đương thời, ngay trong ngày tranh luận đầu tiên Ngài đã thắng 10 Luận sư danh tiếng của ngoại đạoXá Lợi Phất đã tạo nhiều thanh thế cho Phật ở phương Bắc. Vì Xá Lợi Phất đã chuyển hầu hết các tư tưởng gia ngoại đạo về với Phật, khi Phật chưa đến giáo hóa. Từ đó sau khi Tinh xá Kỳ Viên hoàn thànhgiáo đoàn của Phật về nước Xá Vệ được đón tiếp vô cùng nồng hậu linh đình. Công trình xây dựng Tinh xáXá Lợi Phất thiết kế 16 tiểu đường, gồm có: phòng ngủ, nhà khám bệnh, nhà tắm, nhà kho, nhà nhóm họp, giảng đường... Đây là một trung tâmvăn hóa thứ hai của Ấn Độ, gọi là trung tâm Kiều Tát La, còn trung tâm văn hóa thứ nhất được thành lậptại nước Ma Kiệt Đà

Thọ thức ăn bất tịnh:

Khi về thành Ca Tỳ La Vệgiáo hóa cho các bậc vương tôn, công tử, Phật cho La Hầu La xuất gia và ủy thác cho Xá Lợi Phất lo việc dạy dỗ, Xá Lợi Phất đã truyền thọ giới Sa Di cho La Hầu La. Một hôm Ngài dẫn La Hốu La đI khất thực, hàng đàn na tín thí dâng cúng các thức ăn ngon cho Ngài và các vị Tỳ kheoTrưởng lão, còn hàng Sa di chỉ thọ nhận các vật có ít dinh dưỡng như xác mè ép, rau đồng luộc... trộn với cơm hẩm. Lòng của La Hầu La rất bất mãn và có ý nghĩ rằng tuổi trẻ sức đang phát triển, ăn uốngnhư thế cơ thể sẽ bị suy nhược, không có sức khỏe để tiến tu đạo nghiệp. Khi về đến Tinh Xá, lòng La Hầu La vẫn buồn rầu và lên trình với Phật sự cố. Phật khuyên La Hầu La không nên có niềm đố kyï, người xuất gia chỉ cầu Phật đạo chứ đâu cần sự ăn uống, người tu hành khi thọ nhận của cúng dườngmột hạt mè, một hạt cơm cũng nên tự thấy là đủ rồi. Có tam thường bất túc, mới xứng đáng là bậc có chí xuất trần thượng sĩ, đừng quá quan tâm đến việc ăn uống

Tuy dạy La Hầu La như thế, nhưng Phật cũng cho mời Xá Lợi Phất đến và dạy rằng:

· Xá Lợi Phất! Hôm nay ông thọ thức ăn bất tịnh, ông có biết không? 

· Nghe Đức Phật nói, Xá Lợi Phất kinh hãi liền cho thức ăn ói ra hết, rồi bạch Phật

· Bạch Đức Thế Tôn! Từ khi xuất gia, con luôn luôn y pháp khất thựcchưa bao giờ con trái nguyên tắc và thọ thức ăn bất tịnh

· Tuy biết rõ tâm của Xá Lợi Phất, nhưng Phật giải thích

· Xá Lợi Phất tuy ông khất thực không trái phép nhưng không quên săn sóc các Tỳ kheo nhỏ tuổi và Sa di. Khi khất thực phải lưu tâm đến họ, để họ khỏi sinh tâm đố kyï và phát tâm tôn kính bậc Trưởng thượng. Nhân cơ hội này, Phật chế phép Lục Hòa để làm nguyên tắc sinh hoạt cho Tăng đoàn

1. Thân hòa đồng trú Cùng chung với nhau một chỗ. 

2. Khẩu hòa vô tranh Không nên tranh cãi với nhau 

3. Ý hòa đồng duyệt Thông cảm và cởi mở với nhau 

4. Lợi hòa đồng quân Lợi lộc nên đem chia đều cho nhau 

5. Giới hòa đồng tu Giới luật cùng nhau giữ gìn 

6. Kiến hòa đồng giải San sẻ hiểu biết cho nhau 

Nghe xong, Xá Lợi Phất hoan hỷ tín thọ và tuân hành áp dụng.

 Kẻ phản nghịch kính sợ: 

Trong số đệ tử của Phật, Đề Bà Đạt Đa luôn luôn muốn hạ Đức Phật để làm thầy, ông vốn là con nhà thúc bá với Đức Phật. Dù đã xuất gia, ông xúi thanh niên hại Phật, dụ dỗ A Xà Thế thả voi say chà Phật, ngay cả ông cũng đả xô đá làm cho Phật bị thương ở chân, và ông cũng đã tách rời giáo đoàn để làm giáo chủ.

Một hôm Đức Phật và Thánh chúng đi khất thực về và đang nghỉ ngơi, Đề Bà cầm đầu một nhóm Tỳ kheo la lối om sòmyêu cầu Phật nhường quyền lãnh đạo cho ông, Đức Phật vẫn im lặng mặc cho Đề Bà làm náo động. Không thể chịu đựng được, Ngài A Nan là một bào đệ của ông lên tiếng chỉ trích Đề Bà

A Nan dõng dạc nói:

· Xin Đề Bà hãy im lặngĐức Phật là bậc chí tôn anh không thể thay thế Phật được. Anh phỉ báng Phật, anh làm mất sự hòa hợp của Tăng đoàn anh sẽ mang tội rất nặng. Giờ này, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ở đây anh không sợ sao? Chắc chắn hai vị sẽ không để anh tung hoành như thế được? 

· Thấy không lay chuyển được Phật, Đề Bà chuyển hướng, đem lợi lộc của vua A Xà Thế cúng dườngđể dụ dỗ các Tỳ kheo ham lợi, tách khỏi đại chúng và thành lập một giáo đoàn riêng do ông thủ lãnh. Sau một buổi đI khất thực về, bè nhóm của Đề Bà Đạt Đa tụ tập phân chia phẩm vật của đàn việt một cách ồn ào. Thấy trái đạo lý Xá Lợi Phất lên tiếng

· Này chư vị! Chúng ta đi xuất gia với mục đích giác ngộgiải thoát hay vì lợi lộc cúng dường? 

Cả nhóm đồng đáp:

· Thưa Xá Lợi Phất! Vì mục đích tu đạo, cầu giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi

· Thế! Các ông hãy loại bỏ tâm tham thực, ăn năn sám hối trở về giáo đoàn tu theo pháp lục hòa

Nghe Ngài khuyến hóa, cả nhóm đều bỏ rơi Đề Bàtrở về với Đức Phật. Từ đó uy tín của Ngài được tăng thêm, Đề Bà Đạt Đa cũng kính sợ Xá Lợi Phất hơn cả Phật.

Rộng lượng khoan dung

 

Tại Tinh Xá Kỳ Viên, sau ba tháng hạ Xá Lợi Phất tạm biệt Đức Phật để lên đường đi hóa đạo. Khi Ngài ra khỏi cổng Tinh xá, một Tỳ kheo thưa với Đức Phật rằng: - Xá Lợi Phất vô cớ nhục mạ ông, rồi bỏ đi với lý do đi giáo hóa, thực sự Xá Lợi Phất không đi truyền bá Phật pháp. Phật cho gọi Xá Lợi Phất trở lạivà yêu cầu cho biết dữ kiệnXá Lợi Phất trình Phật:

· Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi theo Đức Thế Tôn học đạo đến nay tuổi gần 80, con chưa bao giờ làm tổn hại sinh mạng kẻ khác, chẳng biết dối trá chăm lo thăng tiến đạo nghiệp, kể cả 40 năm qua, đưoợc vinh dự làm môn đệ của Đức Thế Tôn, dù nhiều lần được Đức Thế Tôn khen ngợi, nhưng con chưa bao giờtỏ ý kiêu mạn coi thường người khác, từ đó đâu dám nhục mạ người trong giáo đoàn

· Con thiết nghĩ: Đất luôn luôn nhận lãnh hết tất cả những sự dơ uế của thế gian, con tự nguyện làm đất luôn luôn nhẫn nhịn tất cả những điều tráI ý, không hạ nhục bất cứ ai. Dòng nước cuốn trôi, rửa sạch tất cả những vết dơ bẩn của trần gian, con tự nguyện rửa sạch trần cấu cho mọi người. CáI chổi quét sạchhết tất cả rác rưởi không hề phân biệt con tự nguyện làm cáI chổi quét sạch bụi trần của chúng sanh. Bấy lâu con chưa hề khinh khi ai, chưa hề có ý niệm phân biệtcố gắng không để tâm vọng đọng thường an trú trong chánh niệm. Bởi thế nếu con còn có lỗi lầm nào, xin các tỳ kheo từ mẫn chỉ bảo con xin thành khẩn y pháp sám hối

Để thỏa mãn cho tất cả các môn đệ, Phật cho gọi các tỳ kheo đương cáo ra đối chứng. Trước giáo đoàn, vị tỳ kheo đã nói dối rất hổ thẹn, xin Phật và Xá Lợi Phất rộng lượng khoan dungPhật bảo trong đời có hai hạng người mạnh nhất đó là người không có tội, người có tội mà biết ăn năn sám hối. Riêng Xá Lợi Phất không những không oán giận mà còn hoan hỷ khoan dung.

Phẩm hạnh nhường nhịn: 

Một hôm Xá Lợi Phất đi truyền giáo ở phương xa, đến trời tối mới trở về, các phòng xá đều bị các tỳ kheo lục quần chiếm hết. Ngại lục quần làm ồn ào, Ngài lẳng lặng ra ngoài sân ngủ dưới gốc cây. Sáng ngày biết được sự ngủ nghỉ mất trật tựĐức Phật gọi nhóm lục quần đến hỏi lý do. Nhóm lục quần bạch với Phật rằng:

· Xá Lợi Phất không xuất thân từ hàng Bà La Môn, cũng không phải dòng dõi Sát Đế Lợi, do đó Xá Lợi Phất không có quyền có chỗ ngủ riêng, sàng tòa tốt đẹp... 

Để ngăn chặn sự sai trái của nhóm lục quần, Đức Phật dạy:

· Ngày xưa trong núi tuyết có chim chóc, khỉ, voi đồng chung ở. Tuy là bằng hữu nhưng cả ba loài không nhường nhịn nhau, con nào cũng tự cao tự đại định hại nhau. May có một vị tiên giải thích sự phải trái, cả ba loài mới biết kính nhường loài lớn tuổi. Các Tỳ kheo! Giáo pháp của ta xương minh phép bình đẳng, nhưng không vì thế mà mất trật tự. Những ai có đạo hạnh cao, pháp lạp nhiều, tuổi lớn phải được cung kính cúng dườngưu tiên nơi ăn chốn ở được tốt nhất, thực phẩm ngon tươi nhất. 

Nghe Đức Phật nói đại chúng đều y giáo phụng hànhXá Lợi Phất không vì thế mà ngã mạn, lại cảm ơnsự ưu ái của Phật và sự trọng nể của giáo đoàn

Phép ăn của Tỳ kheo:

Một ngày nọ, sau khi khất thực về Xá Lợi Phất quay mặt vào vách mà ăn, thấy vậy nữ Phạm Chí Tịnh mục chất vấn:

· Ông đang ăn? 

· Không, Xá Lợi Phất đáp. 

· Ông cúi miệng mà ăn? 

· Không. 

· Ông ngữa miệng mà ăn? 

· Không. 

· Vuông miệng mà ăn? 

· Không. 

· Quay miệng bốn phương mà ăn? 

· Không. 

· Không phải 4 phép ăn như trên, thế thì ông ăn bằng cách nào? 

Xá Lợi Phất giải thích:

+ Người xuất gia đem thảo mộc đổi thức ăn mà ăn, gọi là cúi miệng mà ăn.

+ Dùng phép xem tinh tú để có ăn, gọi là ngửa miệng mà ăn.

+ Nịnh bợ nhà giàu để được ăn, gọi là vuông miệng mà ăn.

Bói toán bùa chú để có ăn, gọi là quay miệng bốn phương mà ăn.

Ta không ăn theo 4 phép đó. Người tu hành chỉ đI khất thực mà ăn một cách thanh tịnh.

Nghe Ngài giảng giảinữ Phạm chí sinh tâm hoan hỷchứng quả Tu Đà Hoàn.

Khen một cái chết đẹp:

Thấm nhuần tư tưởng bình đẳng dù đã chứng Thánh quả, đối với nữ giới, Ngài vẫn kính trọng. Gần thành Vương Xá trong một khu rừng khi đang ngồi thiền định, bỗng nghe tiếng Tỳ kheo ni Ưu Ba Tiên Na kêu cứu ở một khu rừng đối diệnXá Lợi Phất liền xả thiền, vội vàng đi tiếp cứu. Khi Ngài đến, Ưu Ba Tiên Na lấy lại được sự bình thản và trình bày:

· Thưa Tôn Giả! Vừa rồi trong lúc đang tọa thiền, con nghe một vật gì láng trơn chạm vào cơ thể, con liền nghĩ có thể đó là một con rắn, tức thì con liền bị rắn cắn, nọc đọc của rắn đã ngấm vào người con và con sẽ lìa đời. Xin Tôn Giả thông báo cho chư ni quy tụ về đây để con tỏ lời cáo biệt

Bấy giờ sắc diện của Ưu Ba Tiên Na vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Thấy thế Xá Lợi Phất nói với Ưu Ba Tiên Na rằng:

· Chắc không hề gì vì sắc diện của Tỳ kheo không biến đổi

Ưu Ba Tiên Na thưa rằng:

· Bạch Tôn giả! Với đạo lý của Đức Phật, thân do 4 đại, 5 uẩn, hư vọng hợp thành, không có chủ tể là vô thường, là không, rắn làm sao cắn được cái "Không". Con thầm hiểu như thế nên con không cảm thấy đau đớn. Nhờ đó mà nét mặt con không biến sắc. 

Xá Lợi Phất hết lời khen ngợi Ưu Ba Tiên Na và thông báo cho Tỳ kheoTỳ kheo ni ở trong khu rừng tập họp và đưa Ưu Ba Tiên Na ra khỏi hang động. Khi nọc độc của rắn đã ngấm khắp cơ thể, Ưu Ba Tiên Na xã bỏ báo thân vào cõi tịch diệt Niết Bàn. trước các Tỳ kheo và Tỳ kheo niXá Lợi Phất ca ngợi Ưu Ba Tiên Na, do đạt được giới thân tuệ mạng nên có một cái chết thật đẹp, sắp chết mà sắc diện vẫn không bị biến đổitâm hồn lại rất bình thản, đáng cho người tu hành phải noi gương.

 Xá Lợi Phất Viên Tịch

Lại một hôm, khi nghe tin người lão hữu Mục Kiền Liên bị bọn lõa hình ngoại đạo ám hại tại thành Thất La Phiệt (tức Xá Vệ), lúc đang đi thuyết giáo. Xá Lợi Phất vô cùng buồn rầu, suốt mấy ngày liền. Bấy giờ Đức PhậtXá Lợi Phất và một số Tỳ kheo ở tại thành Vương Xa¸, thấy Xá Lợi Phất vì thương bạn mà ủ rủ, Phật phải khuyên răn. Sau đó Phật tập họp tất cả tăng chúng báo cho tất cả biết tin Mục Kiền Liên đã vào Niết Bàn và nhân đó Phật cũng báo cho chúng Tăng hay sau ba tháng nữa là Phật sẽ vào Niết BànCùng lúc nhận được hai tin buồnMục Kiền Liên đã chết một cách bi thảm và Phật cũng sắp ra đi, lòng Xá Lợi Phất vô cùng chua xót. Bởi thế liền ngày hôm đó, Xá Lợi Phất xin được về quê thăm mẹ và nhập Niết Bàn trước Phật. Vì theo Xá Lợi Phất trong quá khứ các đệ tử hàng đầu đều nhập Niết Bàn trước vị giáo chủ đương thời. Hơn nữa, Ngài không muốn chứng kiến cảnh đau buồn khi Phật nhập Niết Bàn.

Sau khi tạ từ Đức Phật và giáo đoànXá Lợi Phất lên đường về quê nhà tại thôn Ca La Tỳ Ma Ca với một Sa di tên là Quân Đầu, lúc nầy Ngài đã 80 tuổi, mẹ của Ngài cũng đã ngoài 100 tuổi. Vì đã 40 mươi năm xa cáchmẹ con gặp nhau trong cảnh mừng mừng tủi tủi ... dù đã già bà vẫn xem Tôn Giả như hồi còn thơ ấu, bà sai cháu gái là Ưu Ba Ly Bà Đa thu dọn cho Tôn Giả một căn phòng thật khang trang. Ngay trong đêm gặp mẹ già ngoài vấn đề giảng giải đạo lý của Đức PhậtXá Lợi Phất bày tỏ tâm sự: trước là về quê thăm mẹ, sau cũng xin phép mẹ được từ giả cõi đời tại quê nhà. Tuy có đau buồn nhưng bà Xá Lợi cũng thấy vinh dự có được một người con đạo cao đức trọng, biết trước ngày giờ rời bỏ xác thân để sửa soạn giờ biệt ly vô cùng chu đáo. Sau đêm tâm sự với mẹ già, Ngài cho gọi dân làng đến để bố giáo và tỏ lời từ biệt. Trước dân làng, trước môn đồ tứ chúng và có cả vua A Xà Thế, Ngài bày tỏ tâm tình thiết tha yêu quê hương xứ sở và đem giáo pháp của Phật khuyên bảo mọi người.

Xá Lợi Phất bày tỏ mục đích ra đời của Phật là: Vì một đại sự nhân duyên chỉ rõ tri kiến Phật cho chúng sinh. Con nguời cần tiến tu Giới, Định, Tuệ để giải thoát sinh tử luân hồi. Nhưng trước hết phải xây dựng con người, tạo lập một quốc gia xã hội an bình tốt đẹp là chính yếucon người nên noi gương từ bi nhẫn nhịn của Phật để sinh hoạt. Vào đến nữa đêm, mọi vật hoàn toàn yên lặng, Ngài lạy chào mẹ già, vua A Xà Thế và tất cả những người hiện diện rồi nhập đại định Niết Bàn. Sau khi làm lễ Trà TỳSa di Quân đầu mang hàI cốt Ngài trở về trình với Đức Phật. Để giáo đoàn được chiêm bái và nhân thể tán dương Xá Lợi PhấtĐức Phật tập họp đại chúng Tỳ kheo lại và dạy rằng:

· Đây là hài cốt của Xá Lợi Phất, một bậc trí tuệ hàng đầu. Xá Lợi Phất là người đã tiếp thu trọn vẹn giáo pháp cao huyền của ta được truyền bá đầu tiên ở phương Bắc, đó là công lao của Xá Lợi PhấtTrí tuệcủa Xá Lợi Phất thật là trí tuệ cao tuyệt, trừ Đức Phật ra không ai bì kịp. Qua trí tuệ đó, Xá Lợi Phất đã thành tựu đạo nghiệp. Bậc đại trí nầy đã chứng pháp tính, ít muốn biết đủ, siêng năng dũng mãnhtiến tu thiền định, không cố chấp trước, đối với ngoại đạo luận bàn vô ngại, hoằng truyền chính pháp lợi lạcmọi ngườithoát ly sanh tử khổ đau, chứng nhập Niết Bàn

Trong hàng Thánh chúng nay trong mười đại đệ tử của Phật, Xá Lợi Phất đứng hàng đầu, vì đạo Phật là đạo của trí tuệMục đích của Phật là khai thị cho chúng sanh cáI tri kiến của chư Phật (Kinh Pháp Hoa-Phẩm Tựa). Mặt khác với triết lý của đạo Phật, thuyết duyên sinh là một thuyết thâm áo nhất. Đạo Phậtgiải thích sự hiện hữu của mọi hiện tượng, sự vật khách quan, thế giới hữu hình qua thuyết duyên sinh, sự vật sinh sinh hóa hóa, liên hệ chằng chịt với nhauKinh Hoa Nghiêm gọi là trùng trùng duyên khởi. Cái nầy có thì cái kia có, cái nầy diệt thì cái kia diệt. Có lần Tỳ kheo Mang Đồng Tử hỏi Đức Phật về thế giới thường hay vô thườnghữu biên hay vô biên, Phật cho là không nên hý luận nhưng không vì thế mà Phật không giải thích thế giới hiện tượng. Chính thuyết duyên sinh nầy đã giải thích sự sinh tồn của vũ trụ vạn vậtXá Lợi Phất đã thấu rõ thuyết duyên sinh. Bởi thế Xá Lợi Phất là bậc Trí Tuệ Đệ Nhất đứng đầu trong hàng Thánh chúng.

Nhờ có trí tuệ số một biện tài vô ngại, Ngài đã chinh phục được các Luận sư của Bà La Môn ở phương Bắc Ấn Độ, khi Ngài đến Ma Kiệt Đà để xây dựng Tinh Xá Kỳ Viên. NgoàI trí tuệ, Ngài còn là nhà kiến trúc đại tàiTôn giả đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng Tinh Xá Kỳ Viên. Đây là trung tâm sinh hoạtvăn hóa ngang hàng với trung tâm văn hoá Kiều Tát La, thời Phật còn ở Ấn Độ có hai trung tâm văn hóalớn nhất là Ma Kiệt Đà và Kiều Tát La. Khi Đức Phật còn tại thếXá Lợi Phất được tín nhiệm và được cử đi bố giáo đầu tiên. 

Vì ngoài trí tuệ biện tài, Ngài còn am tường mọi tập tục, truyền thống của dân tộc Ấn Độ, hơn nữa là ngôn ngữ đương thời của Ấn Độ, thời cổ đại tư tưởng tôn giáo đã nhiều mà ngôn ngữ các địa phương không phải là một. Bởi thế Ngài mới đại diện Phật tuyên dương giáo pháp khi Phật còn hiện diện. Mặt khác, Xá Lợi Phất còn là vị có phẩm hạnh cao, khi bị chỉ trích là đã thọ thức ăn bất tịnhcon người khinh mạn, bị Lục quần chiếm chỗ ngủ nghỉ ... Ngài vẫn từ áI khoan dung không tranh chấp thù oánTrí tuệ đã cao mà từ ái lại bao laXá Lợi Phất được giáo đoàn kính nể. Đề Bà Đạt Đa là một con người có nhiều tác oai tác quái, đòi thay Phật lãnh đạo giáo đoàn, nhưng đối với Xá Lợi Phất vẫn kính sợ hơn cả Phật. Sau hết Ngài là con người tha thiết với quê hương với thôn xóm, với mẹ già, với mọi người dân quê. Khi 80 tuổi, Ngài quay về với quê hương để ban bố giáo pháp cho tất cả mọi người rồi mới vào Niết Bàn.

Nhìn chung, với những người xuất gia theo Phật để được gọi là toàn bích phải được đầy đủ 3 đức: An Đức, Trí Đức và Đoạn ĐứcXá Lợi Phất đã thể hiện trọn vẹn, cho nên xứng đáng là vị đứng đầu trong giáo đoàn của Phật. Nhưng không vì đạo nghiệp giải thoát mà quên mất mẹ già, quê hương thôn xóm, dù đã 80 tuổi Ngài vẫn về quê nhà truyền bá nếp sinh hoạt vị tha vô ngã... Xá lợi Phất xứng đáng là một biểu tượng cho tất cả mọi người noi theo. 

Đức Mục Kiền Liên 
Manda Galỳayana - Thần Thông Đệ Nhất

Trong thời gian 45 năm Phật giáo hóa, Ngài A Nan làm thị giảĐức Phật luôn luôn có Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trợ lý, Hai Tôn giả nhiều lần thay Phật đi truyền giáo đó đây. Hai vị là bạn tâm giao, lúc đầu theo phái San Xa Dạ sau ngộ lý duyên sinh trở về với Đức PhậtXá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất đứng đầuhàng Thánh chúng nhưng nghị lực dứt kiết sử không nhanh bằng Ngài Mục Kiền Liên. Với các lậu hoặc trong thời gian 7 ngày, Mục Kiền Liên đã dứt sạch và có thần thông số một, đứng hàng thứ hai trong Thánh chúng.

Dòng Họ Và Chí Khí Ngài Mục Kiền Liên

Trong kinh điển và trong sách vở không ghi rõ nguyên quán của Ngài, nhưng qua sự kiện Mục Kiền Liên là bạn tâm giao của Xá Lợi Phất hồi còn thanh niên. Từ đó có thể Mục Kiền Liên sinh trưởng ở phía Bắc Ấn Độ nước Ma Kiệt Đàthân phụ của Tôn giả tên là Câu Hy Lathân mẫu thuộc dòng họ Mục Kiền LiênTôn giả theo họ mẹ nên gọi là Mục Kiền Liên (Manda Galyàyana). Trong kinh có chỗ gọi Tôn giả là Câu Ly Ca hay Câu Luật Đà nhưng hai tên sau không thông dụng bằng tên Mục Kiền Liên. Ngài có hình dáng cao lớn, mặt vuông tai dài, tính cứng rắn lạc quan, khí tiết hùng dũng ít khuất phục việc trái chính nghĩa

Vì thế dù đã theo San Xa Dạ, một trong sáu phái lục sư ngoại đạo, Ngài đã cùng với Ngài Xá Lợi Phấtlập một học phái riêng. Sau một thời gian mỗi vị đã có 100 đệ tử. Khi thấy thuyết duyên sinh của Phật là siêu tuyệt, cả hai đã tìm về với Phật. Xá Lợi Phất luôn luôn ở bên tay phải còn Mục Kiền Liên luôn luôn ở bên tay trái của Đức Phật. Trong khi các đệ tử của Phật còn đang tu học Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã thay Đức Phật đi truyền bá chánh pháp. Với dũng chí Đại Đức không hề ngại khó khăn, không chịu thỏa hiệp, với sức thần thông sẵn có Ngài không bao giờ chịu khuất phục ngoại đạo.

Đạo Nghiệp Của Mục Kiền Liên

Mục Kiền Liên với phép thần thông

Trong hàng Thánh chúng hay 10 đại đệ tử của Phật, Mục Kiền Liên là vị Thần Thông Đệ Nhất đứng đầutrong hàng Thánh chúng. Trong mọi tình huống Mục Kiền Liên thường hay sử dụng phép thần thông; khi đi truyền giáo Ngài dễ dàng chinh phục được người, nhưng pháp căn bản của đạo giải thoát không phải là thần thông, với nghiệp lực của con người thần thông không thể giải cứu. Với phép thần thông có thể khuất phục được người dễ dàng, nhưng chưa hẳn lòng người đã không oán giận. Dù bị Phật quở Ngài vẫn sử dụng phép thần thông để làm phương tiện. Ngày Tỳ Lưu Ly đến vây hãm thành Ca Tỳ La VệMục Kiền Liên đã dùng thần thông đến cứu dòng họ Thích Ca bị bách hại, thành Ca Tỳ La Vệ vẫn bị hỏa thiêu

Ngài vẫn không cứu được mẹ bằng phép thần thông. Ngay chính bản thân Ngài cũng đã không thắng được nghiệp báo để thoát chết bởi bọn ngoại đạo, khi Ngài đến truyền đạo tại thành Thất La Phiệt. Đó là chưa kể đến trường hợp người có thần thông sẽ lợi dụng phép đó để làm việc bất chánhĐề Bà luôn luôn có dự mưu thay Phật lãnh đạo giáo đoàn, vì thấy được lòng dạ đen tối của Đề Bà, Phật đã không dạy cho Đề Bà tu luyện phép thần thôngGiá trị của thần thông là để giúp người tu chứng thấy xuyên suốt thời gian vô cùng và không gian vô tận, để biết được mọi vấn đề, mọi sự kiện, kể cả những gì sâu kín nhất trong lòng nguời. Nhưng Đức Phật đã không đặt nặng vấn đề tu luyện thần thông.

Trong kinh đIển của Phật giáo có kể một mẫu chuyện Phật đánh giá thần thông rằng:

· Một hôm có một vị đạo sĩ Bà La Môn đang trổ tài phép thần thông bên một bờ sông cho quần chúnghiếu kỳ xem, khi thấy Phật từ xa đến đạo sĩ còn biễu diễn nhiều trò hấp dẫn với mục đích khoe khoang. Phật hỏi đạo sĩ phải tu luyện bao lâu mới có được phép thần thông và chứng quả gì, đạo sĩ cho biết là đã tu luyện trên 30 năm, khi đạt được thần thông có thể bay đi tự tại không cần đò. Phật nói: Nếu phải mất một nữa đời người, phải tu luyện để bay qua dòng sông thì giá quá đắt. 

Mục Kiền Liên độ bà lão bán bánh 

Một hôm trên đường đi khất thực, Ngài dừng chân trước nhà một bà lão bán bánh, thấy bà không đem vật thực ra cúng dường, đoán biết là bà này có tâm keo kiết Ngài cố tình đứng lại chờ đợi, để bà gieo công đức phước điền. Không những không cúng dường bà còn xua đuổi Tôn giả, bà nói:

· Làm gì mà sáng sớm ông đứng án nhà tôi thế? Ông có biết rằng tôi đang hông bánh chưa có buôn bán gì được cả chăng? Xin mời ông di mau cho với để sáng sớm tôi khỏi mất hên. 

· Xin bà cho tôi một nắm cơm, nếu không bà cho tôi một cái bánh cũng được, Ngài năn nỉ

· Tôi nghèo lắm ông ơi! Ông không thấy nhà tôi đang xiêu vẹo, sau trận cuồng phong chưa sửa được đấy à! Còn xin bánh, tôi đã bảo bánh chưa chín mà, ông này lẩn thẩn thật. 

· Nếu bà không cho tôi hóa phép làm gió thổi sập nhà bà luôn. 

· À! thế ông có biết làm phép ư? Nếu có phép ông thử chết xem nào? Nếu thực sự ông có thể biến hóachết được, tôi sẽ cho. 

Với thần thông đã chứng, Mục Kiền Liên rùng mình ba lần rồi lăn ra chết. Thấy thây chết khiếp quá nhưng vì tâm keo kiệt, bà nói:

· Đã là xác chết còn ăn uống được gì mà cho, giờ thì ông còn báo đời tôi phải chôn cất thây ma, thật là khổ! 

Mục Kiền Liên đứng dậy và nói:

· Giờ nầy tôi là người bình thườngăn uống được, xin bà hãy đem vật thực cho tôi. 

· Tôi đã bảo là tôi nghèo rớt mồng tơi mà! xin ông hãy dời gót gấp cho để tôi còn lo sinh kế nữa. 

· Bà đã biết tôi có phép sẵn có tảng đá bên đường, nếu bà không cho vật thực tôi sẽ mang tảng đá thả đè bẹp nhà bà ngay tức khắc. 

Giận quá nhưng lại sợ sập nhà, nhân đang hông bánh bà mở vung chọn một cái bánh nào nhỏ nhất để cho hầu khỏi rắc rối. Lúc nầy bà thấy cái bánh nào cũng to lớn, cho thiệt hại cả vốn và lời. Dù bánh đã được xoa dầu để khỏi dính nhau nhưng bà càng xáo tìm cái bánh nhỏ nhất thì bánh càng dính chùm với nhau. Giận quá bà khuân cả nồi để trước mặt Ngài và nói:

· Ông hại tôi quá, làm bánh tôi dính chùm với nhau hết. Hỏng hết rồi, ông mang luôn cả nồi nầy về mà ăn cho thỏa. 

Thấy ý cho bánh trong sự tức giận, nhưng thiện tâm đã bắt đầu được nhen nhúm, Ngài gắp một cái bánh để vào bình bát, rồi tạ từ bà già và tiếp tục lên đường.

Mục Kiền Liên trước nữ sắc

Một lần khác, nhân đI khất thực ngang qua một khu vườn rất là nên thơ, Mục Kiền Liên gặp một người nữ tuổi trung niên rất là kiều diễm, bà nầy đón Ngài lại và mời vào rừng nói chuyện. Biết có chuyện chẳng lành, Ngài liền từ chối và nói:

· Bà không nên đem sắc đẹp mê hoặc tôi, con người của bà bên ngoài vui tươi ngọt ngào nhan sắc, nhưng chắc chắn lòng bà không khác nào một cuộn chỉ rối, bà đang có một tâm sự uất nghẹn nên mượn sắc đẹp sẳn có để giết thời gianxin lỗi bà chớ phiền, tôi thẳng thắn khuyên bà không nên chơi với lửa, nguy hiểm lắm! Càng lao vào con đường trụy lạctâm hồn càng thêm dơ bẩn. Trong vũng bùn bà càng cố vẫy vùng thì bà càng lún sâu, khó thoát khỏi tội lỗithiện tâm của bà chưa hẳn đã mất bà nên quay hướng chưa muộn lắm đâu. 

Nghe nói đúng quá, bà ta giật mình khóc sụt sùi và thưa:

· Thưa Tôn giả tôi vẫn biết thế nhưng không có con đường nào hơn, tôi mượn lạc thú để quên hết uẩn khúc của cuộc đời, quên quá khứ đau thương

Mục Kiền Liên bình thản khuyên:

· Thông thường với những điều càng cố quên thì càng nhớ, càng nhớ lại càng thấy đau, càng đau thì lòng càng căm tức, càng oán tức lại có thể phát khùng điên. Ở đời có hai hạng người mạnh nhất là: Người không có tội lỗi. Người có tội lỗi mà biết ăn năn sám hốiThân thể quần áo dơ bẩn dùng nước giặt rửa, tâm hồn nhiễm đầy trần cấuPhật pháp có năng lực làm cho trong sạch thánh thiện. Nếu biết sám hối bà sẽ hết tội, tăng phước trở nên con người gương mẫu

· Nhưng tội lỗi quá nhiều, sám hối bao giờ mới hết tội... tôi đã mượn tiền tài và sắc đẹp làm lung lạc không biết bao nhiêu người đàn ông nhẹ dạ. Tôi đã phá tan hạnh phúc của nhiều gia đình, rồi tôi cũng bị người cùng phái nguyền rủa, có lần tôi suýt thiệt mạng. Nếu tôi phơi bày hết tâm sự Tôn giả càng khinh ghét tôi bội phần. 

· Với giáo pháp của Phật khi nghe bà bộc lộ tâm hồn, tôi sẽ tăng thêm từ ái, không có khi dễ gì đâu. 

· Tôi là con của Trưởng giả ở thành Đức Xoa Tỳ La, tên là Liên Hoa Sắc, lúc lên 16 tuổi tôi lấy chồng, chẳng may cha chồng chết sớm mẹ chồng tôi còn xinh đẹp và sinh lý còn cường thịnh, do đó bà ta đã khuynh đảo chồng tôi, phạm tội loạn luân. Quá buồn tôi xin ly dị để lại cho chồng tôi một bé gái, rồi tôi đi lang thang như kẻ mất hồn. Sau đó tôi kết bạn với một chàng thương gia trẻ tuổi, tôi ở nhà lo việc quản gia chồng tôi lại đi đó đi đây để buôn bán. Làm ăn phát đạt lắm tiền của lại sinh tật, một chuyến đi buôn xa trở về, chồng tôi đem về một hầu thiếp son trẻ, gởi ở nhà một người bạn thân. Thường muợn cớ đến nhà bạn hàn huyên chồng tôi ít ngủ ở nhà, nghe bà con xì xầm tôi nổi cơn ghen, quyết tìm cho bằng được và ăn thua đủ với kẻ đã phá hại hạnh phúc gia đình tôi; không ngờ khi chạm mặt nhau, hầu thiếp của chồng tôi lại chính là con gái đời chồng trước của tôi. Oan trái gì mà ghê thế! Mẹ chồng tôi lại đi cướp chồng của tôi, rồi con tôi và tôi lại cùng chung một chồng. Xưng hô như thế nào cho phải đạo lý? Uẩn khúc như thế hỏi ai có còn chịu đựng nổi? 

 

· Khi tỉnh lại, không giữ được thăng bằng của tâm hồn tôi lại bỏ nhà ra đi, mượn những cuộc truy hoanđó đây đùa cợt cho vơi sầu. Chuyện của đời tôi thật quá bi thảmTôn giả có đủ năng lực để cứu vớt tôi chăng? 

Nghe tâm sự não nùng của Liên Hoa Sắc, Ngài đem thuyết duyên sinhthiện ác nghiệp báonhân quảluân hồi giảng giải cho Liên Hoa Sắc nghe. Khi thấy Liên Hoa Sắc có thể hồi tâm, Ngài hướng dẫn Liên Hoa Sắc về bái yết Đức PhậtLiên Hoa Sắc hết lòng sám hốitinh tấn tu hành, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán và có thần thông số một bên phái nữ.

Mục Kiền Liên với Lễ Vu Lan Bồn

Trong hàng Thánh chúngMục Kiền Liên không những là vị thần thông đệ nhất, bản tính rất năng độngmà còn là một vị hiếu đạo hơn hết. Một hôm nhớ mẹ, Ngài vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ. Ngài thấy mẹ đang ở chốn địa ngục, ốm yếu gầy còm và vô cùng đói khát. Ngài đem một bát cơm đến dâng lên mẹ là bà Thanh Đề, mừng quá bà dùng tay trái che bát và tay phải bốc cơm đưa vào miệng. Nhưng than ôi! Cơm thành than đỏ, bà không thể nào ăn được. Mục Kiền Liên rơi nước mắt lòng buồn vô hạn, Ngài vận dụng đủ mọi phương tiện để cứu mẹ nhưng không có kết quả.

Trở về bạch sự tình và hỏi lý doĐức Phật nói:

· Mục Kiền Liên! Lúc sanh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chư Tăng, bà không tin nhân quả luân hồiĐặc biệt bà rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bà bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến một hạt gạo. Từ đó sau khi chết bà phải chịu các quả báo như thế. Ông tuy là người con hiếu đạo, muốn đền đáp thâm ân nhưng sức của cá nhân có hạn, dù có thần thông một mình ông cũng không thể giải cứunghiệp lực của bà Thanh Đề. Ông hãy đợi đến ngày rằm tháng bảy, ngày chư Tăng mãn hạ thiết lễ Vu Lan nhờ chư Tăng chú nguyện, mẹ ông mới thoát khỏi cảnh địa ngục. 

Theo như lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy Ngài sắm sửa trai diên, dâng cúng mười phương Tăng và nhờ thần lực của chư Tăng chú nguyện. Quả như vậy, với đạo nghiệp tấn tu ba tháng, chư Tăng không những giúp cho bà Thanh Đề, mà nhiều người khác trong ngày đó cũng thoát khỏi địa ngục. Kinh Vu Lan và ngày Lễ Vu Lan còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân có từ đó. Vu Lan Bồn có nghĩa là mở sợi dây treo ngược cho nguời có tội, Trung Quốc còn gọi là Giải đảo huyền.

Mục Kiền Liên Nạn Vong

Vào thời Đức PhậtXá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai cánh tay đắc lực của Phật, cả hai đã làm cho ngoại đạo phải kính sợ. Xá Lợi Phất đã dùng trí huệ biện tài chinh phục ngoại đạo, với dũng khí kiên cường năng độngMục Kiền Liên dùng thần thông lấn lướt hàng ngoại đạo. Bởi thế ngoại đạo rất oán ghét NgàI và luôn tìm cơ hội bức hại.

Một hôm trên đường đi khất thực tại thành Thất La Phiệt cùng với hai môn đệ là Mã Túc và Mãn Túc, Ngài đã bị bọn lõa hình ngoại đạo vây đánh. Vì bất ngờ và quá đông, Tôn giả bị trận đòn hội đồng mà vong mạng. Về cái chết của Mục Kiền Liên có sách lại chép: Tại núi Y Tư Xa Lê, bọn lõa hình mai phục chờ Mục Kiền Liên đi ngang qua rồi ném đá xuống như mưa. Dù có thần thông nhưng vì bất ngờ quá không kịp đối phó, Ngài đã tử thương.

Một sách khác lại chép: Một hôm trên đường đi du hoá trở vềXá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bị đồ đệcủa phái Ni Kiền Tử thường gọi là phái lõa hình, đem gậy gộc ra chặn đường gây sự. Bọn chúng hỏi Xá Lợi Phất: "Trong chúng chánh mạng (lời tự xưng của phái lõa hình) có sa môn không?" Vốn bậc trí tuệ, đoán biết được ý đồ của bọn chúng Ngài trả lời: "Chúng chánh mạng sa môn không. Chúng thích ca sa môn có, nếu A La Hán còn tham ái là không có kẻ ngu si." Không hiểu ý, tưởng đó là lời khen mình, họ để cho Xá Lợi Phất đi. 

Bọn lõa hình quay qua hỏi Mục Kiền Liên, giọng đanh thép Mục Kiền Liên đáp: "Trong chúng của các ông làm gì có quả sa môn." Cho là giọng trịch thượng, bọn lõa hình tức giận vác gậy gộc đánh Mục Kiền Liên, không chịu nổi trận đòn, Mục Kiền Liên bất tỉnh, tuởng là địch thủ đã chết bọn chúng bỏ đi. Xá Lợi Phất trở lại tìm xem bạn như thế nào, thấy Mục Kiền Liên bất tỉnh thân thể tím bầm, máu ra lai láng, Xá Lợi Phất lấy cà sa làm võng đưa Mục Kiền Liên về Tinh XáĐại chúng hỏi Ngài: "Tôn giả là bậc có thần thông, sao lại chịu thua thiệt đến thế?" Mục Kiền Liên liền đáp: "Vì bất ngờ hơn nữa khi nghiệp lực đến, chỉ một chữ Thần còn chưa thể được, huống là phát Thông." Nói xong Tôn giả vào Niết Bàn.

Dù các sách chép có phần hơi khác nhau, nhưng các sách đều có ghi là, bọn lõa hình ngoại đạo đã bức hại Mục Kiền Liên. Khi nghe tin Ngài bị ám hại Vua A Xà Thế đã phẩn nộ và hạ lệnh truy nã bọn lõa hình và xử giảo.

Sau khi hỏa táng Mục Kiền Liên, Ngài Xá Lợi Phất Mã Túc và Mãn Túc đã đem hàI cốt của Mục Kiền Liên về trình Phật. Đức Phật tập họp chúng Tỳ kheo lại và dạy:

· Này các vị Tỳ kheo! Hãy chiêm ngưỡng hài cốt của Mục Kiền Liên. Đã mang sắc thân chắc chắn còn nghiệp phải trả, nhục thể phải chịu luật vô thường, do đó sinh tử trả nghiệp là chuyện thường tình, không có gì phải hoang mang lo sợ, khi xả báo thân con người cần giữ tâm hồn không nên mê muội, oán thù, sân giận, trong các nghiệp cận tử nghiệp là nghiệp nặng nhất. Mục Kiền Liên vì tuyên dươnggiáo pháp mà phải tử nạn đó là một vinh dự, đáng cho tất cả noi gương. Người chiến sĩ phải da ngựa bọc thây, mới xứng đáng là chiến sĩ anh hùngChúng ta hãy xây tháp tôn thờ hà cốt của Mục Kiền LiênHài cốt của Ngài và hài cốt của Ngài Xá Lợi Phất đều được tôn thờ và giữ gìn nguyên vẹn. Khi đến chiếm Ấn Độ, người Anh đã thỉnh hai hài cốt nầy về trưng bày tại viện bảo tàng Luân Đôn. Năm 1947, sau khi Ấn Độ dược độc lập, chính phủ Anh đã hoàn trả hài cốt của hai Ngài lại cho chính phủ Ấn. 

Nhận Thức và Kết Luận

Đúng là sinh nghề tử nghiệp! Suốt cả cuộc đời hành đạo Mục Kiền Liên đã dùng thần thông làm phương tiện. Bởi thế trong hàng tứ chúng Ngài được suy tôn là bậc thần thông đệ nhất, nhưng vì có thần thôngmà Ngài bị hàng ngoại đạo oán thù, và bọn lõa hình đánh Ngài đến tử thương, đó là nghiệp lực còn tồn tại Ngài phải trả để vào vô dư Niết Bàn. Sức thần thông của Ngài vẫn không cưỡng lại được nghiệp lựchữu dư, còn thân ngũ ấm là còn nghiệp lực phải trả. Người đạo sĩ hơn kẻ thường tình là mỉm cười trước cái chết không oán hờn, than khóc, tiếc nuối, mê mờ. Trước mọi biến thiên của cuộc đời, tâm an tịnh là đạt Niết BànThần thông không phải là một phép huyền bí, đó là một năng lực vô biên sẳn có trong mỗi con người. Khi sáu giác quan của con người được tập luyện phát triển đến chỗ ưu việt, tức là có lục thông.

Xưa có một người khách bộ hành đi qua một khu rừng có nhiều cọp dữ, chiều hôm đó dù trời chưa tối hẳn nhưng cọp đã ra đường mòn. Thấy cọp, khiếp quá người lữ hành nhảy lên cành của một cây cổ thụcao. Khi cọp đi rồi, người lữ khách không sao xuống được, vì thân cây quá lớn lại cao, cành cây cách mặt đất hơn cả chục thước. Mãi đến sáng hôm sau có người đi qua, người lữ khách mới nhờ khách bộ hành bắt sào cho anh ta tụt xuống. Khách bộ hành hỏi lý do tại sao cành cây cao thế mà anh lại nhảy lên được, người lữ khách bảo là không hiểu được, khi thấy cọp tôi nhảy lên, không ngờ lại lên được cành cây cao. Khi cọp đi rồi tôi hết sợ lại không nhảy xuống được. 

Đó là một điều lạ không thể giải thích được, nếu với thời xưa người ta cho là thần linh phù hộ. Thât ra không phải thế, theo đạo Phật đó là khả năng vô biên tiềm ẩn trong mỗi con người, có điều với người tu luyện thì khả năng đó phát triển và luôn luôn sử dụng được. Còn người bình thường khả nămg đó chỉ bộc phát một lần thôi. Người có luyện tập võ nghệ họ nhảy từ mái nhà này sang mái nhà khác được, đó cũng là do họ có triển khai được một phần nào các khả năng tiềm ẩn vô biên đó. Còn người mộng dunhảy hoặc leo tường không cần thang, họ chỉ làm được trong lúc mộng du mà thôi. Từ thực tế đó cho thấy thần thông không có gì là huyền bí, nhưng Phật không cho các Tỳ kheo tu luyện, vì ngại Tỳ kheochọn phương tiện làm cứu cánh. Hơn nữa người không có phẩm hạnh cao, sẽ sử dụng thần thông vào việc bất chính trở ngại cho con đường giải thoát sinh tử luân hồi.

Qua đạo nghiệp của Mục Kiền Liên, còn có vấn đề tại sao bà Thanh Đề phải nhờ sức chú nguyện của chư Tăng mới siêu thoát? Đây cũng không phải là vấn đề huyền bí, thần quyền trái luật nhân quả. Theo Phật giáo cốt lõi là trí tuệ giải thoát chứ không phải là đức tin thần bíthần quyền. Tất cả mọi vấn đề đều tùy thuộc vào thuyết duyên sinhluật nhân quả. Bàn về vấn đề này Hòa thượng Thích Thiện Siêu có viết: 

· Luật nhân quả nằm trong luật nhân duyên, đã là nhân duyên thì dù nhân dù quả đều luôn luôn thay đồi. Nếu một người đã tạo nhân xấu, nhưng may gặp được duyên tốt của Phật lựcpháp lực, tăng lực, thời các nhân xấu của họ cũng thay đổi, hoặc được siêu thoát hoặc bớt chịu khổ hơn, như cái cây đã héo gặp khí mát thổi tới mà được tươi trở lại. Trong Phật giáo sự tạo nghiệp và chuyển nghiệp luôn luôn đi liền với nhau

Nhìn chung con người và đạo nghiệp của Mục Kiền Liên có hai điểm ưu việt, đó là dũng khí và hiếu hạnh. Chúng ta nên noi theo gương Ngài để trở thành con người biết đền đáp bốn ân, noi theo chí khí của Ngài để giữ vững niềm tin. Tin phật, tin Pháp, tin Tăng và tự tin để vượt khó khăn trên con đườngthực hiện giới, định, huệ và phụng sự đạo pháp, làm lợi cho gia đìnhxã hội và nhân loại.

 
 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm