Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Tâm này đây chảy một dòng thôi.  Trên đầu mây bay, dưới bến sông thẫm, hành giả ấy xuống tóc để lại cuối sông.  Gió Đông hiu hắt bên Sông, hành giả một khi quá giang không quay lại.  Giả từ thế gian vô thường, tự mình thắp đuốt trí tuệ đi vào hang núi nơi bờ bên kia để nhập niết bàn, không còn nuối tiếc, cố ngoái lại mong tìm ra người chèo đò lẫn con thuyền Bát Nhã đã đưa mình sang ngang để mong đáo bĩ ngạn.  

 

 Image result for hồng hạc

 Nước đi từ thủa bao giờ

Dòng xuôi người đứng trên bờ ngó xuôi

Chừng đâu dưới bến hoa tươi 

Buộc thuyền xưa đã có người ngó sông 

(Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư) 

 

 

Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió

Buông thuyền lúc khách đã sang sông

(Vô Danh) 

 

 

Sóng về xóa dấu chân không, 

Bỗng dưng thuyền đã bên dòng chân như. 

(Sakya T.Th)
 
Trong khoảng khắc đó, hành giả giác ngộ được ý ‘Mười con nhạn trắng về tha, Như Lai sở trụ trên tà áo nâu.’  
 
Vì khi,  

 

… Sông [Tâm] này chảy một dòng thôi  

Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông  

Mười con nhạn trắng về tha  

Như Lai thường trụ trên tà áo xuân 

Vào hang núi nhập niết bàn  

Tinh anh nở đóa hoa vàng cửa khe  

Sư lên chót đỉnh rừng thiền  

Trong tim chợt thắp một viền tà dương  

Ngón tay nở nụ đào hương  

Cầm nghiêng tịnh độ một phương diệu vời  

Lên non ngắt đóa hoa này  

Soi nghiêng đáy suối bóng ai nhạt nhòa  

Nom hoài chẳng rõ là ta 
Tắm xong khoác áo hát ca về làng  

Mai sau thí chủ nào nghe  

Tìm lên xin hỏi một bè mây xanh  

Trần gian chào cõi mộng này  

Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên... 
 
(Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư)
 
 
Ngựa xưa qua ải sương này 

Còn nghe nhạn lạc kêu hoài bãi sông 

Nước xuôi gờn gợn mây hồng 

Tiếng ca lạnh thấu hoàng hôn giục đò
 
(Động Hoa Vàng, Phạm Thiên Thư)
 
Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật Giáo Việt Nam trong việc thi hóa kinh Phật và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc.  Mỗi khi nghe lời thơ Đạo Ca, ngâm Đoạn trường vô thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền... của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa Đạo và Đời mà dường như bị hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh.  Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý, Trần...? (Trích lời giới thiệu của Thượng tọa Thích Tâm Giác trong Hội hoa đàm – NXB Văn nghệ 2006) 
 
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc thuật lại qua tâm sự với thi sĩ: Phạm Thiên Thư nói, ông thi hóa Kinh Kim Cang trong 4 ngày, 10 bài Đạo Ca ông chỉ viết trong 2 ngày, tập trường thi Động Hoa Vàng cũng chỉ 7 ngày liền động bút là xong…
 
Rồi Hành Giả sẽ tìm một bến Ngân Hà trong vũ trụ để mà hóa duyên đẹp như chuyện Tống Biệt của Tản Đà: Nước chảy huê trôi, Cái hạc bay lên vút tận trời! Trời đất từ đây xa cách mãi. Cửa động, Đầu non, Đường lối cũ, Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi... (Tản Đà tùng văn, 1972.)  Quá tuyệt vời! Vừa lãng mạn vừa bi tráng vừa trí dũng như Dịch Thuỷ Ca: Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
 
(易水歌 風蕭蕭兮,易水寒, 壯士一去兮,不復還。) Hay, Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh.
 
Như ngòi bút còn phóng túng của Thi Sĩ và Tu Sĩ Phạm Thiên Thư:

   
"Mùa xuân mặc lá trên ngàn 

Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư 

Động Nam Hoa có Thiền sư 

Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn." 

(Phạm Thiên Thư)
 
Nhà thơ Phạm Thiên Thư từng là một tu sĩ Phật giáo từ năm 1964 – 1973 với pháp danh Thích Tuệ Không. Trong 9 năm ở chùa, ông đã tiếp cận tư tưởng nhà Phật và kinh Phật đã thấm đẫm trong các sáng tác của ông. Có thể nói, giữa đạo và đời đã hòa trộn vào vị tu sĩ - nhà thơ Phạm Thiên Thư. Chính vì đạo và đời cùng tồn tại trong một con người nên nhà thơ đã hoàn tục để tiếp tục tu tại gia cho đến hôm nay.  Ở tuổi thất thập cổ lai hy dường như nhà thơ Phạm Thiên Thư đang “hoàn đồng.” Ông hồn nhiên trong nụ cười, trong suy nghĩ và cách nói chuyện.  Mọi việc từng trải qua trong đời, Phạm Thiên Thư nhớ nhớ quên quên. Nếu có người quen nào ngồi nhắc lại, ông sẽ “à, à nhớ rồi!” Trong cuộc sống, những cái hữu hình như thân thể lẫn những điều vô hình như trí nhớ rồi cũng thành hư không. Nhà thơ Phạm Thiên Thư vẫn tu thiền giữa chốn lao xao, trong quán cà phê Hoa Vàng của mình ở cư xá Bắc Hải, Sài Gòn, lòng ông nhẹ nhàng như câu thơ: Mây đã qua cầu. (Nhà thơ Phạm Thiên Thư "Thi hóa" kinh Phật, Lâm Diêu Ca)
 
Mặc kệ ý tác giả! 

 

Tôi chỉ kệ tâm ý tôi, mùa xuân mặc kệ lá trên ngàn.  

Mùa thu mặc kệ bướm vàng tương tư. 

Chỉ có Ta ở động Nam Hoa mặc kệ kinh đổi rượu Tâm Hư uống càn.


Tôi thấy bầu trời xanh 

Và những đám mây trắng 

Trời sáng chúc lành 

Đêm tối thiêng liêng 

Và tôi tự nghĩ  

Thế giới đẹp tuyệt vời 

(Lê Huy Trứ dịch) 

 

 

I see skies of blue,   

And clouds of white.  

The bright blessed day,   

The dark sacred night.   

And I think to myself,   

What a wonderful world. 

(What A Wonderful World, Louis Amstrong) 


Trong Đạo Phật và Khoa Học, Phần giới thiệu, Giáo Sư B. Alan Wallace, học giả Phật Giáo Tây Tạng nói, “Trong số nhiều lĩnh vực có tương giao thi vị giữa Đạo Phật và khoa học, hiển nhiên không có điều gì cốt lõi hơn vấn đề bản chất của tâm và khả năng chuyển hóa tâm theo hướng tích cực.”

  
Như vậy "Chơn tâm" là đầu nguồn của mọi vấn đề, cũng là cái cuối cùng của vòng đi và đến trong toàn bộ triết thuyết Đạo Phật gồm cả Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan.  Chơn Tâm bao gồm tất cả Pháp Thế gian và Xuất Thế gian. (Phật Học Phổ Thông VI-VII, trang 138-139, Thích Thiện Hoa)

 

"Chapter 1, Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Author: Lê Huy Trứ, MSEE, This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it."

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm