Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

Inline image

 

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ 

Thị Hiện Đản Sinh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật Sơ Sinh

 

- Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, 

có hai vị Long vương 

đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. 

Một vị phun dòng nước lạnh và một vị 

phun dòng nước nóng.

 

- Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng 

cho hai cảnh giới thuận và nghịch 

của cuộc đời, 

hai mặt vui buồn, sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, 

mà tất cả mọi người

 sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng.  

Những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được

gọi là: bát phong. 

Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp

 gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, 

hủy báng và danh dự, xưng tán

 và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú. 

Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước 

lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.

 

- Bàng bạc trong nhừng lời Kinh đức Phật dạy rằng 

người nào chịu dựng được những

 cảnh thuận nghịch của cuộc đời mà tâm vẫn trầm tĩnh bình thường, 

an nhiên tự tại thì 

người đó sẽ là một vị Phật trong tương lai. 

Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu 

của đạo Phật..

 

Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, 

nhằm mục đích truyền bá

 giáo lý sâu rộng trong nhân gian, 

giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời 

được an lạc và hạnh phúc hơn. 

 

Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của 

tôn tượng Đức Phật đản sanh 

nhỏ nhắn,

 chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận 

cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. 

Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai

 trái của tôn tượng xinh xắn, 

chúng ta tâm nguyện rằng: 

dù trên đời có gặp việc trái ý, 

gọi là nghịch cảnh, 

tâm của chúng ta vẫn an nhiên, bình thản.

Điều đặc biệt, vì nhớ ân đức của Đức Phật đã khai sáng đạo mầu, 

giúp chúng sanh

thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. 

Chính vì thế hàng đệ tử, những người con Phật 

lấy 

ngày "Đản Sanh" mùng 8 tháng 4 (âm lịch) 

hằng năm làm ngày tưởng nhớ đến 

"người cha thiêng liêng" , 

để sống với tinh thần "Ăn quả nhớ người trồng cây, 

uống nước nhớ nguồn" 

- Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật 

và việc tu tập theo đạo Phật vậy.

 

 

Tắm Phật Từng Ngày

 

Đâu phải mùa Đản Sinh

Ta mới về tắm Phật

Người khéo tu mỗi ngày

Thân Tâm đều tươm tất.

- Dội gáo nước đầu tiên

Tẩy sạch lòng THAM ái

- Dội gáo nước thứ nhì

Trôi SÂN tâm não hại.

- Gáo thứ ba còn lại

Cuốn sạch nghìn SI mê

Mời Chánh Niệm trở về

Với ta từng giây phút.

- Đâu phải mùa Phật Đản

Mới bố thí, cúng dường

Mở tâm từ vô lượng

Sống chan hòa, yêu thương..

Phải đâu ngày Phật đản

Mới tắm Phật bên ngoài

Bát Chánh dòng tịnh thủy

Tắm tâm này không lơi!

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm