Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Tìm hiểu về tứ vô lượng tâm: Từ Bi Hỷ Xả trong đạo Phật

 

 

Thiền Thật Tướng khởi đầu do Đức Phật Chích Ca Mâu Ni nơi hội Linh Sơn, tay cầm cành hoa đưa lên,
Ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng niết bàn diệu tâm”, Thật Tướng vô
tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.
Thiền Thật Tướng bắt đầu từ đó.
Khi ngồi Thiền, không trụ tâm nơi tâm
Không trụ tâm nơi cảnh.
Khi trụ tâm vào hơi thở, đó là trụ nơi thân
Khi trụ tâm vào ngọn đèn, đó là trụ nơi cảnh.
Trụ tâm nơi thân thì kẹt 6 căn
Trụ tâm nơi cảnh thì dính 6 trần
Không dính tâm nơi thân, không dính tâm nơi cảnh thì 6 căn và 6 trần đầu rỗng lặng. đậy chính là Thật
Tướng các Pháp.
Đại Trí Độ Luận: “Chư Phật ba đời đều lấy Thật Tướng các pháp làm Thầy”.
Thiền THẬT TƯỚNG không chạy theo tướng hư dối của muôn Pháp, không lấy cái này đối trị cái kia,
không lấy thanh tịnh đối trị phiền não, bởi THẬT TƯỚNG dứt tuyệt mọi đối đãi.
Không bị tướng hư dối của muôn Pháp làm não loạn gọi là Định, đây là thường định, không chỉ ngồi
mới định. Xuyên suốt không ngăn ngại là huệ. Huệ này phải từ hông, ngực lưu xuất.
Thầy Mễ Thất ở Kinh Triệu khi hành cước về, có vệ lãoTúc hỏi? Sợi dây đứt bỏ ngoài đường, ban đêm
cho là rắn. Chưa biết Thầy Mễ Thất khi thấy Phật gọi là gì? Thầy Mễ Thất đáp:
Nếu có cái để thấy tức đồng chúng sanh.
Lão Túc nói:
Cũng là hạt đào ngàn năm.
Hỏi: Thiền Thật Tướng có giống Thiền biết vọng không theo?
Đáp: Biết vọng là thường kiến, không theo là đoạn kiến, lúc thấy tánh, tánh vốn lìa vọng, đâu cần biết
vọng,lúc quán vật, vật vốn không hình, đâu cần không theo. Thiền Thật Tướng cần chỗ thấy chơn thật,
phải đạp chân tới mảnh đất kia.

Tông Cảnh Lục dạy: “Niệm trước chớt khởi, chỉ cần niệm sau chẳng tiếp nối, cũng dần dần tương ưng.
Như khi quán thẳng một niệm, lúc sanh chẳng có chỗ khởi, tự nhiên trước sau dứt bặt, ngay đó rỗng
lặng”. Chỗ rỗng lặng này cũng chớ dính mắc, vì thế có người hỏi Quốc Sư Huệ Trung: - Khi chẳng tác ý,
được lặng lẽ chăng? Quốc Sư đáp – Nếu thấy lặng lẽ tức là tác ý.
Thiền Sư Ngọa luân dạy: “Khi tâm khởi vọng liền phải quay về phản chiếu, tâm không cội rễ, tức là
không chỗ sanh. Vì không chỗ sanh nên tâm liền tịnh tịch”. Không chỗ sanh ở đây đồng nghĩa với không
có tướng ban đầu.
Thiên Tử Thiền Chủ hỏi Văn Thù Sư Lợi:
Bồ Tát phải làm thế nào để được thanh tịnh tâm? Văn Thù đáp: - Nếu Bồ Tát biết các tâm là một tâm,
đây gọi là được thanh tịnh tâm.
Kinh Hiền Kiếp Định Ý nói: “Ở nơi thiền định chẳng vướng trong, ngoài, khoảng giữa. Đây gọi là nhất
tâm”.
Quốc Thanh Tịnh, đệ tử của Trường sa cảnh Sầm dạy: “Nếu khi ngồi thiền mà tạp niệm lăng xăng, thì
lấy cái tâm lăng xăng đó cứu xét cái chỗ lăng xăng, thấy nó không xứ sở thì cái niệm lăng xăng đó đâu
còn? Cứ xét ngược lại cái tâm, thì cái tâm cứu xét đo đâu có tại chỗ nào. Trí chiếu soi vốn không, cái
cảnh để duyên cũng tĩnh lặng. Chiếu mà chẳng chiếu, tuyệt không cảnh để chiếu soi. Cảnh Trí đều tịch
diệt, tâm lượng an nhiên”.
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn dạy: “Giữ chơn tâm thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tự nhiên cùng
Phật bình đẳng không hai”.
Thiền Sư Đại Châu Huệ Hải dạy: “Nếu ông muốn rõ được tâm không chỗ trụ, thì khi ngồi thiền ngay
thẳng chỉ biết tâm chớ suy nghĩ tất cả vật, chớ suy nghĩ tất cả thiện ác”. Điều cốt yếu là tự nình phải rõ
ngoài tâm không pháp. Đã ngoài tâm không pháp thì vọng niệm chố nào sanh? Như thế khỏi cần hỏi
đường, thỏng tay về thẳng đến nhà. Tuy nhiên đa số người tu thiền đều kẹt vào chỗ vô vi tĩnh lặng, xem
chừng như giải thoát, nhưng chính nó là hầm sâu đáng sợ. Để thoát ra chô vô vi tĩnh lặng này, hành giả
phải làm một cuộc đi xa, một cuộc viễn hành.
Đệ thất địa gọi là Viễn hành địa, nghĩa là phải đi xa, đi thật xa – Phải đi từ uế độ sang tịnh độ để vào
Bất động địa, có đầy đủ đai bi đại trí. Từ cõi tịnh độ này, phân thân khắp mười phương thế giới cứu độ
quần sanh.
Đâu chỉ ngồi trong hầm sâu tĩnh lặng?

NIỆM HỒNG DANH

Khi dụng tâm niệm Phật, phải biết rằng, nếu bỏ danh hiệu Phật thì vào đoạn kiến. Đã đoạn kiến tức
tu sai đường.
Đức Phật A Mi Đà vì thương khắp chúng sanh, dùng bi nguyện lực mở ra phương tiện rễ nhất là niệm
danh hiệu Ngài để vãng sanh. Nếu bỏ danh hiệu Phật, lấy gì vãng sanh.
Pháp Nhiên Thượng Nhơn nói: “Bổn nguyện của Phật A Mi Đà không hư dối, hễ xưng niệm danh hiệu
của Ngài thì nhất định được vãng sanh”.
Khi niệm Phật Ba La Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát dạy: “Danh hiệu Phật vẫn tương tục như có hư không,
cho đến khi chơn duy thức tánh biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày. Danh hiệu Phật sẽ dẫn
dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng vô sanh Pháp nhãn”. Nếu bỏ danh hiệu Phật thì kẹt vào
lối mòn vô vi rất kỵ trong Thiền tông.
Tổ Ngũ Ích Dạy: “Danh hiệu được chấp trì là chơn thật chẳng thể nghĩ bàn. Cái tâm tánh chấp trì danh
hiệu cũng chơn thật chẳng thể nghĩ bàn. Trì một câu thì là một câu chẳng thể nghĩ bàn, trì mười tiếng,
trăm tiêng, ngàn tiếng, vạn tiếng, vô lượng tiếng thì mỗi mỗi tiếng đều chẳng thể nghĩ bàn”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: “Ức Phtj, niêm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy
Phật”.
Kinh Hoa Nghiêm: “Tỳ Khoe Đức Vân vào pháp môn ức niệm nhất thiết Chư Phật cảnh giới trí tuệ
quang minh phổ kiến, cho đến trụ nhất thiết niệm Phật môn”.
Các kinh đều dùng Ức Phật, niệm Phật.
Vậy Ức Phật, niệm Phật nghĩa thế nào?
Khi niệm Phật, chỉ nhớ Phật, không nhớ việc khác, gọi là Ức Phật.
Khi niệm Phật, chỉ niệm phật, không niệm việc khác gọi là Niệm Phật.
Nếu nhớ Phật được như thế
Nếu niệm Phật được như thế. Thì danh hiệu Phật được hiện tiền, chẳng còn các tạp niệm, lúc này
trì danh chuyển thành Thật Tướng, chẳng phải bỏ danh hiệu mà vào Thật Tướng.
Hòa Thượng Quy Tông nói: “Phật là gì? Là ngay dưới lời nói hiện nay của mình, lại không người nào
khác”. Khi chúng ta niệm “A Mi Đà Phật” chính mình là A Mi Đà Phật, lại không người nào khác, chỉ có trì
danh mới được như thế. Các pháp khác làm sao sánh bằng?
Kinh Chuyển Hữu có kệ: “Nếu vì nói chơn thật
Mắt chẳng thấy sắc trần

Ý chẳng biết pháp trần
Việc này rất bí mật”.
Pháp trần là những gì mắt thấy tai nghe, rồi ghi lại trong tâm thức. Khi ngồi thiền, các pháp trần này
hiện ra quấy nhiễu. Người tu thiền nếu dẹp hết được pháp trần, gọi là pháp trần u nhàn, nếu trụ ở đây
thì kẹt vào lỗi vô vi.
Người niệm phật, khi danh hiệu Phật hiện tiền, pháp trần không còn nữa, chẳng sợ kẹt vào vô vi, vì có
danh hiệu Phật hiện tiền. Đây là chỗ tuyệt diệu của niệm Phật.
Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư nói: “Ngôn ngữ hiện tại chính là tâm ông” khi chúng ta niệm “ A Mi
Đà Phật” thì ngôn ngữ hiện tại của chúng ta là A Mi Đà Phật. A Mi Đà Phật chính là tâm của chúng ta.
A Mi Đà Phật chính là bổ tâm của chúng ta thì lẽ nào bổn tâm lại có lúc giãn đoạn? Bổn tâm đã không
giãn đoạn thì câu niệm Phật A Mi Đà Phật cũng không giãn đoạn. Câu niệm A Mi Đà Phật đã không giãn
đoạn thì vào sự Nhất Tâm. Thật nhanh chóng quá! Ôi chao! Trì danh niệm Phật tháng diệu không thể
nghĩ bàn.
Kinh Địa Tạng, Đức Phật Giác Hoa Đình Tự Tại Vương Như lai dạy Bà la môn nữ: “Đoan tọa tư duy,
ngô chi danh hiệu”, lúc đó Bà la môn nữ “Đoan tọa niệm Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, trải qua
một ngày một đêm”.
Ngày nay chúng ta học cách tư duy theo Bà la môn nữ, tư duy như thế nào? Chúng ta tư duy danh
hiệu A Mi Đà Phật chính là bổn tâm bổn tánh của chính mình. Đã là bổn tánh thì lìa vọng. Do đó khi niệm
danh hiệu A Mi Đà Phật, nếu có vọng tưởng xen vào, liền phải tự mình quở trách, thì tự nhiên Phật hiệu
tuôn chảy liên tục – Giữ được như thế một ngày một đêm thì đòng với bà la môn nữ vào sự nhất tâm.
Tư duy ở đây cũng chính là ức niệm. Kết quả này chúng ta học được từ Bà la môn nữ, cũng là học
được từ Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư, ngoài tâm không pháp.
Ngoài tâm không Pháp, ngoài tâm “A Mi Đà Phật”ra, không còn pháp nào khác, không còn vọng niệm
nào khác, vào thẳng nhất tâm, thành tựu bồ đề.

QUY Y

Trở về nương tựa Tam Bảo Phật Pháp Tăng gọi là Quy y .Phật là giác, Pháp là chánh, Tăng là tịnh. Trở
về với giác chánh tịnh của tự tâm gọi là tự quy y.
Vì sao phải quy y? Vì từ lâu, chúng sanh đã trôi nổi trong 6 đường sanh tử luôn hồi, trời,người, a tu la,
súc sanh, ngạ quỷ, đia ngục, chịu khổ vô lượng vô biên, nay quy y trở về cội nguồn để thoát khỏi 6 nẻo
luôn hồi đó.

Kinh Niết bàn nói: “Thế gian không đáng ưa thích” thế gian là vô thường, người trí đâu nên ưa thích.
Thế gian là nói rộng, thân này là nói tóm gọn. Kinh dạy: “Thân này là món ăn của vô số vi trùng. Thân này
như thành trì, da mỏng bọc trên máu thịt gân xương. Tay chân là gậy gộc ngăn địch – đôi mắt là nỗ hở -
đầu là cung điện, chỗ của tâm vương ngự. Những ác quỷ gian tham, dâm dục, sân hận, thù ghét, si mê,
tà kiến cư ngụ trong thành này. Đây là chỗ vất bỏ của Chư Phật Thế Tôn mà phàm phu ngu si lại mê say,
thân này không bền chắc, như bọt nước, cây chuối, cọng lau. Thân này vô thường, niệm niệm không
dừng, như làn chớp, nước dốc, như ảo thuật, ngọn lửa, lằn vẽ trên nước. Thân này là thức ăn của sói,
chồn, quạ, kên kên, chó đói. Đem hết nước biển đựng trong dấu chân trâu dễ dàng hơn là kể cho đủ
những sự vô thường, nhơ chớp, hôi thối của thân này. Vò quả địa cầu nhỏ lại bằng trái táo, hạt bụi, dễ
hơn kể hết những tội lỗi tai hại của thân này.
Người xưa nói: “sỡ dĩ ta khổ vì ta có thân”, nếu vứt bỏ hoàn toàn thân này là dứt khổ, là quy y. Nước
Bala Nại có người đồ tể tên là Quảng Nghạch, mỗi ngày giết hại cả trăm cả ngàn con dê. Quảng Nghạch
gặp Ngài Xá Lợi Phất, xin thọ bát quan trai một ngày một đêm, nhờ công đức này, sau khi chết, Quảng
nghạch làm con trai của Tỳ Sa môn Thiên Vương. Đệ tử của Phật còn có công đức như vậy huống là Phật,
như thế nào là Phật?
Phật gọi là giác, đã tự giác ngộ, lại có thể giác ngộ người khác. Như có người rõ biết kẻ giặc cướp, thì
giặc cướp không hại được. Đại Bồ Tát có thể rõ biết tất cả vô lượng phiền não. Vì rõ biết nên các phiền
não không hại được, do đây gọi là Phật. Do vì giác ngộ nên chẳng sanh chẳng bệnh chẳng chết, do đây
gọi là Phật. Phật hiệu là Bà Dà Bà. Bà dà là phá. Bà là phiền não, có thể phá phiền não nên hiệu là Bà Dà
Bà, lại có thể thành tựu các pháp lành – lại có thể hiểu rõ nghĩa của các pháp, lại có công đức lớn không
ai hơn, lại có tiếng đồn khắp mười phương, lại có thể bố thí tất cả, lại trong vô lượng a tăng kỳ kiếp lìa
nữ căn. Này Thiện nam tử! Hoặc nam hoặc nữ có thể niệm Phật như vậy – khi đi đứng lúc ngồi nằm,
hoặc ban ngày hoặc ban đêm, lúc tối lúc sáng, thường đặng chẳng lòa thấy Phật Thế Tôn. Đây chính là
quy y Phật.
Núi Tu Di do bốn báu vàng, bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành. Nếu có chim nào đến đậu trên núi, màu
chim liền đồng với màu núi.
Đã quy y Phật thì đồng màu với phật
Đã quy y Pháp thì đồng màu với Pháp
Đã quy y Tăng thì đồng với Tăng.
Phật Pháp Tăng là nhất thể. Nêu một rõ ba – Tuy ba mà một. Vì thế Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: “này
thiện nam tử! Nay ông chẳng như hàng Thanh văn và phàm phu mà phân biệt ngôi Tam Bảo. Nơi đại
thừa đây không có tướng tam quy sai khác, vì trong Phật tánh bèn có Pháp và Tăng. Nhân vì muốn hóa
độ hàng Thanh văn và phàm phu, nên phân biệt nói tướng tam quy sai khác”.
Chúng ta thường nghe nhiều nơi đọc rằng:
Quy y Phật bất đọa địa ngục

Quy y Pháp bât đọa ngạ quỷ
Quy y Tăng bất đọa bàng sanh.
Cách nói này không hợp với lời Phật dạy ở trên. Vì Phật Pháp Tăng là nhất thể, không nên nói tướng
tam quy. Để điều chỉnh lại chỗ này, chúng ta nên đọc:
Quy y Phật, bất đọa địa ngục ngạ quỷ súc sanh
Quy y Pháp, bất đọa địa ngục ngạ quỷ súc sanh
Quy y Tăng, bất đọa địa ngục ngạ quỷ súc sanh.
Kinh Phật thuyêt A Mi Đà Phật dạy: “Niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng” luôn cùng một lúc.
Đã quy y Phật A Mi Đà rồi thì khỏi đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Đã quy y Pháp A Mi Đà rồi thì khỏi đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Đã quy y Tăng A Mi Đà rồi thì khỏi đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Ca Diếp Bồ tát bảo đại chúng: “Các ngươi chớ lo rầu khóc lóc. Thế gian chẳng rỗng vì Phật Pháp
Tăng là thường trụ không biến đổi”.
Phật dạy: “Này Ca Diếp! Tất cả chúng sanh sợ sanh tử nên cầu Tam quy. Vì do Tam quy mà biết Phật
tánh quyết định Niết bàn.
Như Lai bảo Ma Ha Ba Xà Ba Đề rằng: Này Kiều Đàm Di, chớ cúng dường Như Lai , nên cúng dường
Tăng. Nếu cúng dường Tăng thì được cúng dường Tam Quy đầy đủ.
Ma Ha Ba Xà Ba Đề thưa rằng: Trong chúng Tăng không Phật không Pháp, sao cho rằng cúng dường
Tăng thì được đầy đủ cúng dường Tam quy?
Như Lai dạy: Bà tuân lời Như Lai, đó là cúng dường Phật. Vì giải thoát là cúng dường Pháp, chúng
Tăng nhận lãnh là cúng dường Tăng.
Lợi ích của quy y:
Kim súy điểu có thể nuốt tất cả loài rồng, chỉ không nuốt được rồng thọ Tam quy.
A Xà Thế giết cha, hại mẹ - rất hối hận và lo sợ. Sáu quan đại thần giới thiệu sáu vị Đại Sư để A Xà Thế
đến quy y . Cuối cùng kỳ Đà giới thiệu Thế Tôn. A Xà Thế đến quy y Thế Tôn, thoát khỏi địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh. Được dự hội Pháp Hoa, hội Vô Lượng Thọ.
Thiên Đế đên quy y Phật vì năm tướng suy hiện ra: Một là áo xiêm nhơ nhớp, hai là hoa trên đầu héo
úa, ba là thân thể hôi nhơ, bốn là ngay nách chảy mồ hôi, năm là chẳng thích chỗ mình ngồi. Khi đến
quy y Phật xong, năm tướng suy hoa liền tan biến, lại được thọ ký thành vô thượng Bồ đề.

NHỚ THẦY
Người đi biền biệt không về
Cỏ hoa am thất lòng se sắt lòng
Chiều về vắng tiếng chuông ngân
Trang Kinh bỏ lỡ, hành lang vắng người.

Thoắt chốc
Người ra đi
Hăm chín tháng bảy
Đó là ngày Hoàng Đạo
Mùa hạ này
Thầy vĩnh viễn chia tay.

Như dấu ấn
Thầy đến đây tô điểm cho đời
Như dòng nước
Thầy cuốn phăng tất cả
Thầy là hoa
Nhưng là hoa vô tướng
Thầy là mây
Chìm nổi với phong trần
Thầy đến đây
Không vướng mắc thế gian
Mở lối tẻ
Đi vào niềm bất tận.

Đôi mắt Thầy như chìm vào quyên lãng
Thầy quyên rồi
Quyên hết cõi Sa Bà
Để nụ cười luôn nở như hoa
Để lớp học đậm đà đạo vị.

Tình thiêng liêng mới là tình tri kỷ
Thầy hiện thân để chấm dứt hành trình
Thầy đi về theo ánh quang minh
Nhớ trở lại cùng đàn con nhỏ dại.

Thích Kim Đài
Thứ hai ngày 30 tháng 7 năm 2018
Viết để nhớ Thầy Minh Huệ,
Trụ trì Tịnh Thất Thiện Hoa
Westminster, Orange County.
Ra đi ngày chủ nhật 29/7/2018

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm