Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Lỗi nhiếp ảnh thường gặp ở người mới bắt đầu và cách khắc phục

 

 

Bệnh nhân nghèo khắp miền Trung đến nhờ thầy Tuệ Tâm chữa trị. (Hình: Liên Hoa/Tuổi Trẻ)

THỪA THIÊN-HUẾ,

 Là nhà sư, nhưng thầy mặc áo blouse trắng với công việc mỗi ngày là khám bệnh, bốc thuốc, truyền dạy Đông y cứu người.

Đó là Thượng Tọa Thích Tuệ Tâm, giám đốc Trung Tâm Kế Thừa và Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa, nằm trong chùa Pháp Luân (ở số 3 đường Lê Quý Đôn, thành phố Huế), nơi người nghèo ốm đau thường tìm đến. Ở đây họ được khám bệnh, bốc thuốc, châm cứu miễn phí.

Báo Tuổi Trẻ cho biết: “Khác với mọi ngôi chùa ở Huế thường thoảng hương hoa, chùa Pháp Luân ngào ngạt mùi Đông dược, bởi Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa là phòng khám Đông y có số lượng bệnh nhân đông nhất ở Huế, với khoảng 250 bệnh nhân nghèo mỗi ngày đến từ khắp miền Trung.”

“Đời tu hành, mỗi người có một hạnh nguyện. Người thuyết giảng, người viết kinh sách. Tôi thì chọn chữa bệnh cứu người,” sư Tuệ Tâm bắt đầu câu chuyện với báo Tuổi Trẻ.

Một buổi chiều năm 1978, trong ngôi chùa nhỏ Huyền Không trên núi Hải Vân, tu sĩ trẻ Thích Tuệ Tâm (khi đó mới 23 tuổi) nhận thấy sự mong manh của kiếp người, tâm tư chợt bừng hạnh nguyện. “Kể từ hôm nay con nguyện dâng hiến xác thân này để phục vụ tha nhân, cho đến hơi thở cuối cùng.”

Công việc cứu độ chúng sanh mà sư Tuệ Tâm chọn là chữa bệnh bằng Đông y. Đây cũng là nghề gia truyền mà thân phụ ông là thầy thuốc nổi tiếng. Nhà sáu anh chị em thì bốn người đã theo nghề này.

“Từ nhỏ tôi đã muốn làm thầy thuốc, nhưng khi lớn lên thì cha không đồng ý truyền nghề. Ông bảo nghề y chỉ dừng lại đây và không truyền lại cho ai nữa, bởi ông sợ con cháu lợi dụng nghề để thu lợi bản thân,” sư Tuệ Tâm nhớ lại.

Cho đến khi ông 16 tuổi quy y cửa Phật, người cha mới yên tâm truyền nghề. Kể từ đó, sư chuyên tâm nghiên cứu y lý Đông Phương, sách thuốc, thuật châm cứu, bấm huyệt…

Tìm đến các lương y giỏi ở Huế để học vẫn chưa đủ, sư Tuệ Tâm còn vào chùa Dược Sư ở Sài Gòn để học thêm nghề với nhà sư lương y Thích Tâm Ấn.

Tháng Sáu, 1982, sau nhiều ngày suy nghĩ, sư Tuệ Tâm xin các sư huynh chùa Huyền Không cho xuống núi với lý do đã chọn việc chữa bệnh cứu người cần phải có một y viện với đủ điều kiện để bắt mạch, bốc thuốc, châm cứu. Y viện đó phải ở trong thành phố thì người dân mới dễ dàng đến chữa bệnh.

Chuyên chú khám bệnh nhưng sư Tuệ Tâm không quên việc khất thực theo giáo pháp nhà Phật. (Hình: Đình Nguyễn/Tuổi Trẻ)

Thế rồi nhà sư cùng sáu đệ tử của mình xuống núi, hành đạo cứu người bằng việc lập một phòng khám Đông y với lưng vốn ít tiền và 25 thúng lúa.

Ban đầu thầy trò “cắm trại” ở chùa Tăng Quang, một ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế và khám bệnh, bốc thuốc, điều trị cho người dân hoàn toàn miễn phí. Người nghèo nghe tiếng tìm đến, nên chỉ sau ba tháng số vốn ít ỏi của thầy trò đã cạn.

Đến năm 1989, Tổ Chẩn Trị Y Học Dân Tộc sáp nhập với Phòng Khám Tây Y trở thành Tuệ Tĩnh Đường ở nhờ trong khuôn viên chùa Diệu Đế.

Để tồn tại Tuệ Tĩnh Đường miễn hoàn toàn tiền khám bệnh, thuốc thang cho người nghèo, năm 2005 Tuệ Tĩnh Đường chuyển qua chùa Pháp Luân và đổi tên thành Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa. Tại đây, vẫn khám bệnh không ấy tiền nhưng thu tiền thuốc đối với những bệnh nhân khá giả.

Kề từ đó mọi thứ bắt đầu ổn dần. Mỗi ngày, các sư thức lúc 4 giờ sáng, khai kinh, tọa thiền, đọc sách báo, rồi bắt đầu khám bệnh cho đến cuối chiều, khi không còn người bệnh nào ngồi chờ mới nghỉ.

“Người đau ốm trước tiên cần thuốc thang hơn là nghe thuyết pháp và người bệnh còn rất cần lời an ủi, động viên để chữa tâm bệnh,” sư Tuệ Tâm nói.

Không chỉ khám chữa bệnh, nhà sư còn rất xem trọng truyền nghề y cho đệ tử và sinh viên các trường y. “Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật,” nhà sư nói. Ông xem việc truyền nghề Đông y cũng là cách để nhân lên nhiều lần việc giúp đỡ chúng sinh, nối dài hạnh nguyện “chữa bệnh cứu người” mà ông đã suốt đời tận hiến.

“Y lý Đông Phương thâm hậu lắm. Y học dân tộc là di sản quý giá mà ông cha ta với biết bao thần y, danh y đúc kết nên, cần phải được xem trọng,” nhà sư nói.

Năm nay sư Tuệ Tâm đã 65 tuổi. Mong ước cuối đời của ông là lập một viện điều dưỡng để vừa điều thân vừa dưỡng tâm. Đó là cách chữa bệnh Đông y, chữa tận gốc rễ căn bệnh, cả thân bệnh lẫn tâm bệnh.

Ngôi chùa do một tay ông dựng lên, ông đã cúng dường cho chư tăng. Tiền bạc tiết kiệm được từ phòng khám và quán cơm chay, ông ghi rõ trong di chúc: “Để dành cho việc chữa bệnh cho người nghèo và giúp tăng ni tu học. Mọi thứ không phải của tôi. Tôi chẳng có chi cả.” 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm