Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Virut Corona mới có thể lây từ người sang người - Benh.vn

Việc phá hủy rừng, để trồng trọt, xây dựng thành phố, khiến các loài động vật hoang
dã mất nơi sinh sống làm gia tăng nguy cơ động vật hoang tiếp xúc với động
vật nhà, với con người, khiến virus dễ dàng bành trướng. 
Trong một bài trả lởi phỏng vấn báo Libération, ông Serge Morand, giám đốc nghiên
cứu CNRS, chuyên gia về sinh thái học y tế, nhấn mạnh đến tình trạng, kể từ những
năm 1960 đến nay (tương đương với thời kỳ công nghiệp hoá mãnh liệt trên quy mô
toàn cầu), ‘‘ngày càng có nhiều bệnh dịch trong năm hơn, dịch bệnh lan rộng
hơn…’’, tỉ lệ các dịch bệnh được gọi là ở quy mô ‘lịch sử’’ nhiều hơn (bài '‘ La crise
du coronavirus est une crise écologique  / Khủng hoảng virus corona là một cuộc
khủng hoảng sinh thái’’, ngày 26/03/2020). 
Theo nhà sinh thái học Serge Morand, có ba nhân tố đồng thời khiến dịch bệnh
có nguồn gốc từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, bùng phát.
Ba nhân tố đều liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học. 
Thứ nhất là sự suy giảm ngày một nghiêm trọng của đa dạng sinh học, nói cách
khác, tốc độ tuyệt chủng các giống loài gia tăng. 
Thứ hai là nông nghiệp ngày càng biến thành một ngành công nghiệp, nhân tố góp
phần mạnh mẽ vào sự suy giảm đa dạng sinh học. 
Thứ ba là sự phát triển đột biến của ngành giao thông hàng hoá và vận tải người.
Sự phát triển về giao thông này vừa là nhân tố khiến dịch bệnh dễ dàng lan rộng, do
các tiếp xúc gia tăng giữa người với người, về tần số, về số lượng, vừa là yếu
tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất coi khai thác ‘‘tài nguyên’’ thiên
nhiên hoang dã là mục tiêu. Giao thông tăng trưởng gắn liền với kinh tế tăng trưởng,
nhưng cũng là con đường giúp dịch bệnh tăng trưởng đột biến, dễ dàng di
chuyển từ vùng này đến vùng khác. 
Một vài con số minh hoạ: Thế giới hiện nay có 1,5 tỉ bò nuôi, 25 tỉ gà nuôi, hàng tỉ
con heo… Tất cả thường được nuôi bằng các loại hạt được trồng theo phương
thức công nghiệp hoá, như đậu tương. Để có diện tích nuôi gia súc, gia cầm, đất
trồng cây làm thức ăn cho chúng, các diện tích rừng khổng lồ đã bị hủy diệt… Các
loài động vật hoang dã, bị dồn đuổi, ngày càng đến gần hơn, nhiều hơn với thế
giới con người… Vận tải hàng không, tăng gấp 12 lần giữa năm 1960 đến 2018,
giao thông hàng hải cũng tương tự… Tất cả những yếu tố này quá đủ làm nguyên
liệu cho "những trái bom’’ dịch bệnh, sẵn sàng phát nổ. 
Những con đường đưa các sinh vật ‘‘nguy hiểm’’ đến với thế giới con
người
Nhà sinh thái học Rodolphe Golza, giám đốc nghiên cứu IRD, trong bài trả lời tuần
báo L’Obs, lưu ý đến tập quán buôn bán động vật hoang dã, làm thực phẩm hay vì
các mục tiêu khác, trở nên hết sức phổ biến, với quy mô lớn tại Trung Quốc, tạo nên
một không gian lý tưởng cho sự tăng trưởng của nhiều loài siêu vi, kênh truyền virus
dễ dàng từ động vật sang người (bài ‘‘ ‘ Le Covid-19 était inévitable, et même
prévisible’ du fait de notre impact écologique   / ‘‘ ‘Covid - 19 là không thể tránh
khỏi thậm chí có thể báo trước’ do tác động sinh thái của xã hội con người ’’, ngày
17/03/2020). 
Giám đốc nghiên cứu sinh thái học, Viện IRD, nhấn mạnh đến việc khi không
gian sinh sống truyền thống của các loài sinh vật hoang dã bị phá hủy, do con
người hay do thiên tai, các mầm bệnh được truyền đi khắp nơi, trong quá trình này,
trong một số điều kiện nhất định, chúng có thể tìm được các vật trung gian phù
hợp hơn, trở thành các phương tiện truyền bệnh hiệu quả hơn. Ông đặc biệt chú ý
đến việc một số không gian sinh sống bị phá hủy dẫn đến sự diệt vong của một số

2

giống loài tuy mang các bệnh truyền nhiễm, nhưng khả năng lây lan không cao, việc
chúng bị hủy diệt khiến virus bành trướng, phát triển theo nhiều con đường bất
thường. Đây là điều mà ông gọi là ‘‘hiệu ứng lan toả’’. 
Để virus từ một động vật hoang dã truyền được đến con người và trở thành yếu
tố gây dịch bệnh, virus thường phải sự đột biến về gen, mới có thể xâm nhập vào tế
bào người. Cụ thể về dịch Covid-19, theo giáo sư Serge Morand, virus corona
mới xuất phát từ loại dơi (‘‘khả năng chắc chắn đến 98%’’), việc biến đổi về gen
để thích ứng với cơ thể người xảy ra trong quá trình chúng sống ký sinh trên
một động vật trung gian (có thể là qua loài tê tê hoặc một loài khác). Và loài
vật trung gian này thường là một loại vật hoang dã có nhiều tiếp xúc với con người. 
 
Thuần hóa các động vật hoang: Một kênh truyền bệnh chính
Theo các nhà sinh thái học, việc thuần hóa các động vật hoang dã đã từng
là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh truyền nhiễm hiện nay, như cúm, sởi, sởi
Đức, bệnh đậu mùa hay quai bị… Loại người chúng ta cùng với chó, bò hay lợn, có
nhiều căn bệnh chung hơn là so với giữa người với thỏ, bởi với ba loài trên, thời
gian thuần hoá diễn ra vào khoảng 17.000 đến 10.000 năm trước, loài thỏ mới chỉ
được thuần hóa từ 2.000 năm nay. Bệnh truyền nhiễm cũng đến từ loài chuột (sống
cạnh loài người từ khoảng 10.000 năm). Loài chuột làm trung gian truyền các bệnh
từ các loại gặm nhấm hoang dã sang người, loài chó truyền các bệnh từ chồn hay
sói. Về phía các loài chim, vịt nhà là nơi trung gian truyền các virus gây cúm từ vịt
hoang… Việc thuần hóa một số giống loài mới đây, ví dụ như nuôi chồn tại nhiều
nước Đông Nam Á, để phục vụ cho ngành sản xuất ''cà phê chồn'', có thể là các
kênh truyền bệnh mới. 
Triệt phá môi trường nuôi dưỡng các siêu vi có phải là giải pháp ? 
Một số người muốn tận diệt một số giống loài được coi là mang bệnh để huỷ bỏ hết
nơi trú ẩn của virus, giúp loài người không còn bị dịch bệnh quấy rối. Giấc mơ này
cũng tựa như việc tiêu huỷ hết rừng để không còn bị cháy rừng. Theo các nhà sinh
thái học, thì cần phải làm điều ngược lại. Có một thực tế là số lượng bệnh truyền
nhiễm càng tăng khi các giống loài càng bị tiêu diệt, siêu vi sẽ tản đi khắp nơi để tìm
đường sống. Chuyên gia Serge Morand lưu ý là chính việc bảo vệ các môi trường tự
nhiên, phong phú về hệ sinh thái, khiến các loài virus có thể gây bệnh, tuy hiện
diện nhiều, nhưng chúng sống gắn liền và phụ thuộc vào một số địa bàn cụ thể, hay
nói cách khác ăn ở yên lành tại đấy, không thể di chuyển dễ dàng sang nơi khác, để
gây các dịch lớn. 
Về dịch bệnh và chăn nuôi, nhà sinh thái học Serge Morand tố cáo phương
pháp dập dịch gia cầm bằng cách tiêu diệt ồ ạt các giống gia cầm địa phương, để
thay thế bằng các giống công nghiệp, được cho là thích hợp với ‘‘chăn nuôi lớn’’,
như trong dịch H5N1 tại Thái Lan (năm 2004), dịch cúm gia cầm H5N8 ở Hàn Quốc
(năm 2016)... Chính Tổ Chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã khuyến
khích cách làm này, trong khi bản thân FAO cũng thừa nhận kể từ đầu thế kỷ
XX, nhân loại đã mất đi khoảng 30% giống gà, 20% giống heo…, vốn là sản phẩm
của quá trình tiến hoá, lai tạo hàng trăm, hàng nghìn năm. Điều căn bản mà nhiều
người không hiểu là, chính sự đa dạng về di truyền của các vật nuôi, khiến cho các
bệnh truyền nhiễm không dễ lây lan, biến thành đại dịch. Nhiều giống vật nuôi lâu
đời, sống gắn với một địa bàn cụ thể, thường có khả năng kháng cự rất tốt với dịch
bệnh. Tính đa dạng sinh học cũng cản trở virus tác oai, tác quái. 

3

Nhìn chung, theo giáo sư Rodolphe Golza, trong  kỷ Nhân
Sinh  (Anthropocène), thuật ngữ địa chất học dùng để chỉ thời kỳ con người trở
thành thế lưc có khả năng làm biến đổi sâu sắc toàn bộ hành tinh, thì rất có nguy cơ
nhiều bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới xuất hiện. Do sự huỷ hoại các không
gian sống tự nhiên của các loài sinh vật hoang dã, do tính siêu kết nối của nhân
loại hiện nay (như đã nêu), nhưng đặc biệt cũng do Biến đổi khí hậu, có khả
năng tác động rất lớn đến thế giới sinh vật hoang dã (đặc biệt do sự thay đổi của nơi
cư trú), đến quan hệ giữa con người với các động vật hoang dã. 
Học thiên nhiên để sống với thiên nhiên 
Bên cạnh việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã, chuyên gia sinh thái Serge Morand đề
xuất phát triển mạnh các hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, trồng rừng thuận tự
nhiên, chăn nuôi thuận tự nhiên…, để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, điều
kiện để các loài virus nguy hiểm không dễ dàng trực tiếp đến với con người.
Trên thực tế, vấn đề dịch bệnh từ các loài động vật hoang dã truyền sang người là
một lĩnh vực còn đầy bí ẩn, cần phải có sự phối hợp nghiên cứu giữa giới y khoa,
thú y, sinh thái học, cũng như những nhà nghiên cứu xã hội, chính trị, để có các
chính sách phù hợp ‘‘tránh cho các bệnh dịch không biến thành khủng hoảng y tế". 
Để có một chiến lược phù hợp trong vấn đề mang tính sống còn này, xã hội con
người cần thay đổi triệt để cách tiếp cận. Nhà nghiên cứu Aleksandar Rankovic,
Viện tư vấn về Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDRRI), nhấn mạnh là cần
thay thế lối suy nghĩ theo kiểu con người khai thác, thống trị thiên nhiên lâu nay,
bằng một cách nghĩ thật sự khiêm nhường, để con người có cơ hội hiểu được sự kỳ
diệu của tự nhiên, để biết học cách chung sống với tự nhiên (theo nhà sinh thái
Rodolphe Golza, cùng đối mặt với khủng hoảng nhưng một số quốc gia, đặc biệt là
các nước châu Á, như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, và kể cả Trung Quốc, đã
có truyền thống đối phó với dịch bệnh thường xuyên, nên có một số phản ứng nhanh
chóng và hiệu quả hơn). 
Khủng hoảng Covid-19 là một khủng hoảng sinh thái, ‘‘khủng hoảng mang tính hệ
thống’’, một cuộc đại khủng hoảng. Một bộ phận giới chính trị dường như đã bắt
đầu thừa nhận điều này. Chỉ có các phối hợp tập thể trên quy mô toàn cầu mới có
khả năng giúp nhân loại tìm được lối thoát cho cuộc đại khủng hoảng hiện nay. 
 
--

Đa dạng sinh học và con người
Thái Công Tụng
Abstracts

4

Following introduction in section 1 about the importance of biological diversity in this
world, highlighted by the United Nations by declaring 2010 as the International Year of
Biodiversity, section 2 discusses biodiversity of species, of ecosystems, of genes. Section 3
deals about biodiversity in tropical forests. Roles of biodiversity are in section 4:ecological,
economical, social and spiritual. Biodiversity is of great economic value, since it has the
potential to contribute in medicinal products, in essential oils derived from plants, in genetic
improvement. It contributes also to sustainable development including watersheds, soil and
coastal protection, climate and water regulation, environmental stability and carbon
sequestration. Biodiversity conservation is discussed in section 5. The conclusions in section
6 stress the importance of biodiversity for a green economy

1.Nhập đề .
Đa dạng sinh học càng ngày càng được chú trọng trong lãnh vực môi trường, nhất là
từ khi có Đại Hội Toàn cầu về trái đất ở Rio (Ba Tây) năm 1992. Đại hội này quy tụ các
lãnh tụ toàn thế giới về các vấn đề đặt ra trong lãnh vực môi trường trên hành tinh chúng
ta đang ở và báo động về các nguy cơ hiểm hoạ đang chờ đón nếu chúng ta lơ là về sự
bảo vệ môi trường. Nhiều vấn đề như sưởi ấm toàn cầu, lổ hổng ozôn, sự phá rừng xích
đới, sự ô nhiễm không khí, mưa axít, giảm đa dạng sinh học, khu vực đánh cá bị cạn kiệt,
mực nước biển dâng cao, v.v. là những vấn đề nhức nhối của nhân loại, nhất là khi áp lực
dân số tăng mỗi ngày làm diện tích sống của mỗi người càng bị thu hẹp lại. Riêng năm
2010, Liên hiệp quốc chọn làm Năm quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu tăng cường
nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, chia sẻ thông tin về những
thành tựu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học do cộng đồng và Chính phủ thực hiện.
2. Thế nào là đa dạng sinh học ?
Đa dạng sinh học là toàn bộ các môi trường tự nhiên và mọi hình thức cuộc sống trong
đó có động vật, thực vật, khuẩn, vi khuẩn với mọi tương quan, tương thuộc giữa chúng và
các môi trường. Đời sống trên mặt đất có 3 mặt tương thuộc :
-đa dạng các loài (kể cả loài người) .
Ngày nay, người ta ước tính có đến 10 triệu loài đa tế bào và chỉ chừng 1.8 triệu là được
xác định .Ngoài biển thì san hô, cá biển, chim biển, thú biển, bò sát, động vật đáy, động v
ật phù du, rong biển, cỏ biển ..Trên cạn, thì động vật có vú, loài chim, loài bò sát, thực
vật thì ẩn hoa, hiển hoa, rong rêu v.v.Trong đất cũng có nhiều động vật và vi cơ thể nhiều
loài
-đa dạng cá nhân (đa dạng gien) trong mỗi loài : cây thông thì có thông đỏ (Pinus
rubrum), thông xám Pin gris (Pinus ..), cây phong có phong cho đường, cây phong .., lúa
cũng có nhiều loài :
Vụ chiêm em cấy lúa di,
Vụ mùa lúa dé, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng

5
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan
Cá cũng có nhiều loài:
Nhà tôi nghề giã nghề nông
Lặng thì tôm cá đầy trong đầy ngoài
Cá trắng cho chí cá khoai
Còn như cá lẹp, cá mai cũng nhiều.
Rau cải cũng rất đa dạng như trong bài ca dao sau:
Ai đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
-đa dạng môi trường sống : môi trường sống có thể là
cái ao : Ao thu lặng lẽ nước trong veo (Nguyễn Khuyến)
một con sông : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song (Xuân Diệu)
một ngọn đèo : Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá lá chen hoa (Bà Huyện Thanh Quan)
Đó là đa dạng về hệ sinh thái
Nói cách khác, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của tạo vật và là kết quả của hơn
hàng ngàn triệu năm, từ lúc Trái đất được thành hình đến nay
Trong văn thơ Việt, thực vật và động vật luôn luôn là những đề tài gửi gắm trong ca dao
cũng như trong các bài thơ .
Trong bài thơ tả cảnh đồng quê Việt :
Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
Ta thấy nào là động vật (chuồn chuồn) với thực vật (mướp, tre, bèo) chan hoà man mác
trong bài
Ca dao thường phảng phất nhiều thực vật:
Xăm xăm bước tới vườn trầu
Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chin chưa ?
Ngó lên đám bắp trổ cờ,
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông

6
Trong bản nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội, có những câu:
Ha Noi muà thu cây cơm nguội 1 vàng, cây bàng 2 lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ
mái ngói thâm nâu
Ha Nội mùa thu mùa thu Hà Nội mùa hoa sữa 3 về thơm từng cơn gió, mùa cốm 4 xanh về
thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi Màu sương thương nhớ
Bầy sâm cầm 5 nhỏ vỗ cánh mặt trời
Ta cũng thấy ngay thực vật (cây bàng, cây cơm nguội ..), động vật (sâm cầm), cùng đứng
chung trong bài hát .
Đa dạng sinh học trong văn học Việt cũng nhan nhãn trong các bài hát như: hoa ngọc lan,
hoa tigôn, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa quỳnh v.v. Cây cũng vậy có mặt trong ca dao,
thơ, nhạc, từ cây cau, cây khế, cây xoài, cây nhãn đến bằng lăng v.v.
Tóm lại, đa dạng sinh học chính là chim trời, cá nước, san hô ngoài biển, cá sông, cá
biển cùng động vật hoang dã, thực vật trong rừng, kể cả các khuẩn, tảo, vi cơ thể trong
đất, tóm lại mọi hình thức của sự sống muôn màu muôn vẻ .

1Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc (tên khoa học: Celtis
sinensis) là một loài thực vật thuộc chi Cơm nguội, họ Gai dầu (Cannabaceae).
2 Bàng ( Terminalia catappa) là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ
Trâm bầu (Combretaceae).
3 Cây hoa sữa (cây sữa) . Tên khoa học là Alstonia Scholaris (L).
4 làm bằng lúa nếp khi hạt lúa còn non
5 Sâm cầm (Fulica atra) là một loài chim thuộc họ Gà nước (Rallidae),

7
Bông cây hoa sữa
3.Đa dạng sinh học trong rừng nhiệt đới
Những loại rừng ôn đới hay rừng thông phương Bắc không có nhiều loài thực vật trong
khí đó thì các rừng nhiệt đới có rất nhiều loài, đặc biệt là các vùng sau đây:
Vùng Amazon. Rừng Amazone, rộng đến 7 triệu km2, xuyên qua nhiều xứ như Bresil,
Perou, Venezuela, Guyana, Surinam. Rừng rậm và chứa nhiều loài thực vật, động vật,
côn trùng, loài bò sát, chim muông. Trong rừng vùng Amazon có trên 3000 loài cây ăn
trái từ chuối, avoca, cam, chanh, bưởi, chưa kể đến cây lúa, khoai tây, bắp, riềng, gừng,
khoai môn, mía, ca phê, quế còn chim muông, loài bò sát, động vật hoang dã thì cũng rất
nhiều. Sông Amazon của Brasil có chứa nhiều loại cá hơn tất cả các sông ngòi Âu Châu.
Khu vực này là quê hương của khoảng 2.5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực
vật, và khoảng 2 000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40 000 loài thực vật, 3
000 loài cá, 1294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát
đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống
trong các khu rừng nhiệt đới Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96 660-128
843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil.
 
Vùng lưu vực sông Congo. Lưu vực sông Congo bao trùm các xứ như Cameroun, Cọng
Hoà Trung Phi, Congo Brazzaville, Congo Kinshasha, Guinée Equatoriale, Gabon cũng
chứa nhiều rừng và đa dạng sinh học rất lớn
Vùng Nam Phi . Vùng Nam Phi châu với diện tích 1,1 triệu km2(110 triệu hecta)- ứng
với Bostwana, Lesotho, Mozambique, Liên Bang Nam Phi, tương ứng với 1% diện tích
đất lục địa của quả địa cầu- cũng có nhiều loài chim, cá, cây, loài bò sát, động vật có vú

8

-vùng New Guinea. Vùng Papua New Guinea cũng còn rất nhiều thực vật chưa ai nghiên
cứu . Trãi dài từ các đảo Indonesia đến hải đảo Thái Bình dương xuyên qua New Guinea.
Ri êng Việt Nam cũng là nơi hội lưu của ba luồng di cư sinh vật từ nhiều khu vực Nam
Hoa, Mã Lai, Ấn Độ nên thực vật cũng kế thừa cả ba luồng :
.luồng thực vật miền núi Tây Bắc châu thổ sông Hồng có nhiều giống cây như thảo mộc
miền núi Himalaya hay Nam Hoa, rụng lá vào đông như các cây thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Nhài (Oleaceae)
.luồng thực vật mang các yếu tố Mã Lai-Indonesia bao gồm các cây thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae) như chò chỉ, dầu song nàng
.luồng thực vật mang các yếu tố Ấn Độ-Miến Điện gồm những cây thuộc họ Bàng
(Combretaceae) như chò xanh, chò nhai (Anogeissus tonkinensis) và một số loài thuộc chi
Combretum họ Bằng Lăng (Lythraceae), họ Gạo (Bombacaceae ) rụng lá vào mùa khô.
Riêng về biển cũng có nhiều đa dạng sinh học với tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai, nghêu
lụa, cá ngựa, hải sâm với nhiều loài san hô thuộc 2 nhóm san hô cứng và san hô mềm; có
loài cá rạn san hô.
Vì vậy, Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của
thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, với khoảng10.000 loài động vật, hơn 13.200 loài
thực vật, 3.000 loài thủy sinh vật và hơn 11.000 loài sinh vật biển. Trong hai thập kỷ gần
đây, nhiều loài động, thực vật mới vẫn tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam. Đặc
biệt tại miền Bắc Trường Sơn, gần biên giới Lào Việt, các nhà động vật học có phát hiện
ra chỉ cách đây vài năm một loài động vật có tên địa phương là sao la và đã đặt tên mới
là Pseudoryx nghetinhensis vì giống mới này gặp đầu tiên ỏ Nghệ Tĩnh. Một loài động
vật khác, Megamunticus vuquangensis cũng mới tìm thấy ở khu rừng Vu Quang gần biên
giới Lào nên được đặt tên như vậy ..
4. Ich lợi của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có 3 vai trò quan trọng sau đây:
41. -vai trò sinh thái. Ða dạng sinh học và biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ và
tương tác với nhau. Với rừng rú được bảo tồn, sức khoẻ con người được tăng lên vì rừng
toả ra oxy qua hiện tượng quang hợp và hút bớt các khí độc do khói nhà máy, khói xe hơi do
hàng vạn chiếc suốt ngày đêm di chuyển phát ra. Đó là các khí nhà kiếng (green house gas)
làm đảo lộn khí hậu trái đất .
Lợi ích gián tiếp của đa dạng sinh học là hỗ trợ đắc lực cho các hệ sinh thái, điều hòa khí
hậu, tạo ra ô-xy, giữ nguồn nước và cung cấp nước, chống xói mòn, bảo vệ đất đai ở mọi
nơi, giúp hạn chế biến đổi khí hậu. Rừng nhiệt đới Amazon là một khu bảo tồn thiên
nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển (cái phổi) cho loài ngườI, nhờ vào sự hấp
thụ CO 2 của cây cối rồi thải oxygen ra không gian. Hơn 20% oxygen trên thế giới tiết ra
từ rừng nhiệt đới Amazon.

9

42 .vai trò kinh tế như nguồn gen cho nông nghiệp, nguồn thuốc cho y tế, nguồn lương
thực .. Trước kia, con người sử dụng các sản phẩm hoá học nhiều nhưng ngày nay, mới
thấy hoá học đưa đến những phản ứng phụ gây nguy hại cho sức khoẻ nên càng ngày
nhân loại chú trọng nhiều về sinh học (Bio). Các nhà nghiên cứu sàng lọc các hợp chất
thiên nhiên (các chất có hoạt tính sinh học, tinh dầu, hương liệu) từ tài nguyên sinh vật
trên đất liền, dưới biển và vi sinh vật để tổng hợp các chất có giá trị kinh tế, khoa học cao
đ ể sử dụng trong các ngành y dược, mỹ phẩm, công nghiệp
Công nghệ sinh học đang dần dà chiếm nhiều lãnh vực, từ trang điểm với các công ty
mỹ phẩm ngày nay sử dụng các tinh dầu thực vật để làm phấn, son, nước hoa trong
ngành biocosmetics, sinh vật chuyển đôi gen (OMG) với cà chua, đậu nành, bắp với
biotechnology đến cải thiện môi trường nước với bioremediation, biofiltration v.v..

-thuốc thang (Đông y và Tây y ). …
Xưa kia, ngành Đông Y chỉ dùng toàn thuốc nguồn gốc thực vật . Gừng, tỏi, artichaut, lá
dâm bụt, rau thơm v.v. đều sử dụng trị các chứng đau ; ngày nay Tây Y cũng sử dụng
nghiên cứu thực vật để tìm ra các tinh chất trị bệnh . Rừng cây là một nguồn cung cấp
dược liệu quan trọng cho con người ; nếu ta hủy hoại rừng, vô hình chung nguồn thuốc
chữa bệnh cũng mất luôn . Các chiết xuất từ nhiều cây trong rừng giúp trị nhiều chứng
bệnh . Vào trong tiệm thuốc Tây ngày nay, ta thấy cũng có trưng bày các loại thuốc của
nhiều hãng như Adrien Gagon, Jamieson ..của Canada, Vogel của Thụy Sĩ để trị cảm,
cúm, dị ứng, ho khan v.v.bằng các thực vật khác nhau Năm 1983 không một hãng hay
cơ quan nào của Hoa Kỳ làm nghiên cứu về thảo dược mà ngày nay có hơn 100 hãng
thuốc đã lên dự án thiết lập nhiều chương trình nghiên về thảo dược như Merck, Abbott,
Bristol-Myers Squibb, Eli Lilly, Monsanto và Cơ Quan chống Ung Thư Hoa Kỳ (US
National Cancer Institute). Cơ quan này cho biết có hơn 3 000 loại cây dùng để chữa trị
ung thư trong đó 70% là dược thảo từ rừng nhiệt đới. Chưa kể đến còn nhiều chất hóa học
trong dược thảo chưa khám phá bởi con người để chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo
như lao phổi (tuberculosis), viêm gan, HIV, AIDS, v.v….mà có thể những hóa chất dược
thảo này sẽ tìm được trong rừng Amazon chăng
Rừng nhiệt đới là nhà thuốc cho thế giới . Nhờ đa dạng sinh học, nhất là thảo mộc
hoang dã trên núi, nên nhiều dược phẩm mới có khả năng được phát hiện qua các khảo
cứu các thảo mộc thiên nhiên trong rừng.. Nếu ta hủy hoại rừng, vô hình chung tài sản
gen của nhân loại bị phá vỡ luôn. Trong rừng nhiệt đới có vô vàn cây cho thuốc, từ lá, rễ,
trị nhiều chứng bệnh thuốc lợi tiểu, chống đau nhức, trị kiết, thổ tả, mụt nhọt. Nhiều cây
thuốc như ngưu tất còn cho lợi tức cao gấp bội các hoa màu. Cây ngưu tất (Achyranthes
bidentata) cho rễ chứa chất saponin, dùng chữa bệnh viêm khớp; bụi bạc hà (Mentha) cho
tinh dầu dùng chế cao và dầu xoa bóp, cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum) cho thuốc
bổ huyết. Cây nghệ vàng Curcumin longa thuộc họ Gừng có hoạt chất chính là chất
curcumin, có tính cách kháng nấm, kháng khuẩn, làm lành vết thương, chống viêm loét
dạ dày..Curcumin cũng là chất chống oxyhoá mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do .
Ở Bắc Mỹ, 25% toa thuốc chế biến từ dược thảo. Vào những năm 2000 thuốc tiêu thụ từ
dược thảo lên đến 4.5 tỉ đô la. Ngày nay trên toàn thế giới lưu lượng dược thảo được bán
ra hơn 40 tỉ đô la hàng năm chiết ra từ 90 loại cây rừng nhiệt đới. 25% các loại thuốc
chống ung thư ngày nay trích ra từ dược thảo vùng nhiệt đới.

10

-nguồn gen cho cải tạo thực vật . Đa dạng sinh học càng nhiều thì qũy gen càng phong
phú và càng phong phú thì cơ hội lai tạo các giống mới kháng hạn, kháng lạnh, kháng
phèn, kháng mặn .. càng dễ thành công . Đó là lý do Liên Hiệp Quốc có Công Ước quốc
tế về đa dạng sinh học , Nhiều giống cây, nhiều giống hoa màu hoang dã nhưng lại chứa
đựng một quỹ gen rất phong phú . Nhờ quỹ gen đó mà có thể thay đổi hay cải thiện các
giống hiện có, bằng cách lai giống, ghép cây, để tạo ra các giống mới thích nghi với môi
trường mới, kháng sâu hơn, giúp cải thiện môi trường. Sự đa dạng sinh học là điều kiện
cần thiết để có một quỹ gen phong phú..
-lương thực. Rừng cây cũng có tài nguyên lưong thực với măng tre, nấm, sim, muồng
Ba năm trấn thủ lưu đồn / Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan / Chém tre đẵn gỗ trên
ngàn /Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai /Miệng ăn măng trúc, măng mai / Những
giang cùng nứa lấy ai bạn cùng / Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng
 
43. vai trò xã hội và tâm linh .
Đa dạng sinh học có giá trị thẩm mỹ, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục nâng cao tầm hiểu
biết của con người . Đa dạng sinh học với thảo nguyên, rừng dày, rừng thưa, rừng ven
sông, suối, ao hồ, biển giúp ngành du lịch nghỉ ngơi chưa kể đó cũng là chốn tâm linh
giúp lắng đọng, nội tâm yên ổn, giúp giảm stress vốn gây rất nhiều bệnh thời đại ..
Rừng giúp con người thư giãn, tìm lại sự im lặng, tĩnh mịch:
 Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao . 
Dda dạng sinh học với rừng cây, ao hồ, sông suối, thác nước giúp con người ngày nay tránh cảnh
ồn ào , chen lấn giúp họ có những quãng ngày thanh thản, tác động đến nội tâm .,
Có ở trong cảnh phố phường chật hẹp người đông đúc với tiếng động nhức tai điếc óc thì
mới cảm nghiệm được sự yên tĩnh êm đềm lắng đọng trong khu rừng, mới chiêm nghiệm
trong thinh lặng và an bình, suy tư trong tình trạng thần trí lắng đọng, và mở rộng tâm
hồn lắng nghe của chiêm nghiệm, của đời sống tâm linh.
Con người tìm lại chốn tĩnh lặng, giúp tâm không còn vọng niệm, giúp tâm buông xả,
không phân biệt những cặp đối đãi như giàu/nghèo, sang/hèn, tốt/xấu v.v. Tâm an vui tự
tại, không dính mắc, tâm không vọng niệm, tâm buông xả như bài thơ sau đây:
“Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.”
5. Bảo tồn đa dạng sinh học
Muốn bảo tồn đa dạng sinh học, các nước thường thiết lập vườn quốc gia (national park)
khu bảo tồn thiên nhiên (nature reserve), khu lâm sản nghiên cứu thí nghiệm, các vườn
sưu tập cây để cho hột (arboretum). Nhiều Trung Tâm Khảo Cứu trên thế giới đã phải
sưu tập rất nhiều hạt giống cuả mọi giống lúa, mọi giống đậu, khoai tây, bắp...và tồn trữ

11

trong các kho lạnh để cho khỏi mất tỷ lệ nẩy mầm trong hàng chục năm.Thực vậy, hiện
nay trên thế giới có quãng trên 10 Trung Tâm quốc tế, rải rác trên toàn thế giới, chuyên
có một bộ phận lo sưu tập và bảo tồn quỹ gen các loài .Nào là CIMMYT ở Mexico ,đặc
trách lúa mì và bắp, y như tên gọi Centro Internacional Mejoramiento Maiz y Trigo, nào
là CIAT (Centro Internacional Agricultura Tropicale) ở Colombia lo sưu tập các loại
đậu, nào là ICRISAT ở Ấn Độ (International Crops Research Institute SemiArid
Tropics) sưu tập đậu phụng và đậu triều tức Cajanus indicus, nào là IRRI ở Phi luật tân
(International Rice Research Institute) chuyên về lúa, từ lúa ruộng đến lúa rẩy, từ lúa tẻ
đến lúa nếp, lúa nổi đến lúa chịu phèn, kháng mặn ,nào là CIP (Centro Internacional de
la Papa) ở Pérou lo về khoai tâỵ Từ 1968, Viện IRRI đã du nhập và tồn trữ trong kho
lạnh gần 70.000 giống lúa (trong đó 63000 ở Á Châu). Muốn cho an toàn hơn, cứ mỗi
giống lúa, họ gửi một nửa sang Mỹ, hiện tồn trữ trong kho lạnh ở Colorado ( U .S.
National Seed Storage Laboratory ở Fort Collins). Nền tảng cuả cuộc cách mạng xanh
hiện nay là nhờ vào quỹ gen trên. Các nhà bác học đã xử dụng quỹ gen để tạo giống mới
kháng hạn hơn, cao năng hơn, kháng sâu bệnh hơn.. Căn bản di truyền trong sự cải thiện
thực vật là nằm trong các gen mà một khi các gen bị mất đi (do phá rừng, do đô thị hoá)
thi` các nhà di truyền học không tìm đâu ra các gen để còn tiếp tục lai giống.
Tóm lại, bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ con người. Vì sao ? Con ngưòi nhờ
rừng vì không rừng thì không có nước. Không rừng thì đất cằn cỗi mà đất cằn thì không
sản xuất được lương thực, gây nạn đói kém. Không rừng thì lụt lội, chết người, mất của.
Rừng chứa nhiều cây cho thuốc trị bệnh.
6. Thay lời kết hay là từ bio đến green
Nhiều xứ nhiệt đới vấp phải điều kiện nghèo đói nhưng ngược lại tài nguyên sinh học rất
phong phú . Với sự đa dạng sinh học sẵn có, cần tìm cách khai thác bền vững tài nguyên
sinh học như nghiên cứu và chiết xuất các hoạt chất từ các dược thảo, trồng các dược th
ảo v.v. để xa dần các hoá học phẩm, tóm lại là tạo ra một nền kinh tế ‘xanh’, một nền nông
nghiệp ‘xanh’

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm