Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

KHAI SƠN CHÙA DIỆU VIÊN – HUẾ


(1905-1974)


I. THÂN THẾ    
Ni trưởng Hướng Đạo, Pháp danh Trừng Thành, hiệu Kim Sa, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42; thế danh là Phan Thị Huệ, sinh năm Ất Tỵ (1905) tại Thừa Thiên - Huế. Thân phụ là cụ ông Phan Đình Ngân, thân mẫu là cụ bà Quách Thị Hảo. (sau này cụ bà cũng xuất gia thọ Tỳ-kheo-ni Bồ-tát giới, Pháp danh Tâm Nhàn, tự Diệu Nhẫn, hiệu Liên Khai.)


Gia đình Ni trưởng có năm anh em, trong đó đã có hai người anh xuất gia (Ngài Kim Cang và thầy Thích Như Hải), trong quá trình tu học hai vị điều đạt được sở đắc.


II. THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC  
Năm 17 tuổi (1922), nhân đọc truyện Bồ-tát Quán Thế Âm, cảm phục trước đức từ bi và hạnh nhẫn nhục của Bồ-tát nên Ni trưởng phát tâm xuất gia và ý nguyện này được song thân chấp nhận.


Năm 18 tuổi (1923), Ni trưởng tìm đến chùa Từ  Hiếu quy y với Hòa thượng Huệ Minh và xin thế phát xuất gia thọ giáo với Hòa thượng Huệ Pháp ở chùa Thiên Hưng. (Ni trưởng là vị Ni xuất gia đầu tiên, do lúc bấy giờ ở Thừa Thiên chưa có chùa Ni nên phải nương sống và tu học ở chùa Từ Hiếu.)


III. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO
Túc duyên đã đến, một hôm Ni trưởng gặp cụ bà Hồ Thị Thể Anh (tức là cụ Ưng Dinh) trình bày chí hướng của mình. Sau đó, hai vị đồng tình đi tìm chỗ yên tĩnh hợp với việc tu hành của nữ giới để lập chùa làm chỗ tĩnh tu (lúc đầu chỉ là một am tranh nhỏ, sau này là chùa Diệu Viên). Chùa Diệu Viên tọa lạc trên đồi núi thuộc làng Thanh Thủy Thượng xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế.


Năm 1929 cụ Ưng Dinh vận động thêm một số Phật tử hảo tâm góp phần công đức xây dựng biến am tranh nhỏ thành ngôi chùa với mái ngói, trong đó có một Ni đường. 
Năm 1951, Ni trưởng cho các vị đệ tử lớn là Ni sư Chơn Thông, Nguyên Chơn, Chơn Hiền và Chơn Tịnh tham học tại trường Trung đẳng Phật học - chùa Báo Quốc 
Năm 1953, Ni trưởng trùng tu ngôi chùa lần hai.


Năm 1959, khi thấy dân chúng ở vùng này hay bệnh đau nhưng lại nghèo khó thiếu thốn trăm bề, nên Ni trưởng mở bệnh xá để khám bệnh, bốc thuốc và do chư Ni đảm trách. 
Năm 1960, Ni trưởng mở Dưỡng Lão đường để các cụ già yếu neo đơn, bệnh tật có nơi vừa an dưỡng, vừa tu niệm.


Giữa năm 1962, Ni trưởng cho thành lập trường Tiểu học miễn phí để giáo dục những trẻ em trong thôn xóm không có điều kiện đến trường. Cùng năm này, Ni trưởng khởi sự đại trùng tu chùa lần ba, xây thêm nhà Tây lang để đủ tiện nghi cho Ni chúng tu học, do lúc này số tín nữ xuất gia ngày càng đông. 
Năm 1965, Ni trưởng mở thêm ba lớp mẫu giáo lấy tên là vườn trẻ Lâm Tỳ Ni Diệu Viên có xe đưa đón hằng ngày. 
 
Năm 1966, Ni trưởng xây cổng Thanh Trúc và động  Quán Thế Âm.


IV. THỜI KỲ VIÊN TỊCH
Ngày mùng Một tháng 3 năm Giáp Dần (1974), Ni trưởng dự tri thời chí an tường viên tịch. Trụ thế 69 năm, hạ lạp 49 năm, bảo tháp được tôn trí tại khuôn viên chùa Diệu Viên. 
Suốt cuộc đời ngoài việc đào tạo giáo dục Ni chúng, Ni trưởng cũng không quên làm các công tác từ thiện để phục vụ trong tinh thần tích cực hỷ xả, vị tha hầu giảm bớt phần nào khổ đau và đem lại nguồn an lạc cho mọi người theo phương châm “Phục vụ chúng sanh là báo ân chư Phật”. 
Đệ tử của Ni trưởng rất đông, đang hoằng dương Chánh pháp ở nhiều nơi như  Huế, Sài Gòn, Phan Thiết, Đà Lạt… Trong đó có nhiều đệ tử Ni là rường cột của Ni giới Việt Nam ngày nay. 

Lịch sự kiện trong tháng

Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc