Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Trong khoảng giữa năm từ 100 đến 250 sau Công Nguyên, Bồ Tát Long Thọ một học giả miền Nam Ấn Độ được trưởng dưỡng trong giáo pháp Phật Giáo Đại Thừa.
Theo truyền ký, sau khi xuất gia, Ngài đã từng đến Tuyết Sơn ở Bắc Ấn Độ tu học. Ngài đã hấp thụ được truyền thống tu hành và đã quán thông tư tưởng Nam-Bắc, Không-Hữu của Phật Giáo.
Vào thời kỳ trước ngài Long Thọ, Nam Ấn Độ thuộc khu vực phát triển của Đại Chúng bộ cởi mở và tiến bộ, dần dần phát triển thành Đại Thừa. Thượng Tọa bộ thuộc miền Bắc câu nệ bảo thủ, bị chỉ trích là Nhị Thừa (Tiểu Thừa.)
Phật Giáo Bắc phương lúc bấy giờ đã hoàn thành bộ luận Đại Tỳ-bà-sa mang nội dung “ Cực đoan thật hữu.” Nam phương Phật Giáo chú trọng lý tánh, cho nên xem nhẹ sự tướng của nhân quả Duyên Khởi.
Sự phát triển thiên lệch, đối kháng mãnh liệt này, đưa đến phân hóa, rạng nức trầm trọng là điều thật đại bất hạnh cho Phật Giáo.
Ngài Long Thọ là một trong những bồ tát lịch sử vĩ đại của Phật Giáo, và cũng là một bậc thầy nghiêm trì.  Với vô lượng công đức, Ngài đã hoằng truyền giáo lý của Đức Phật, và đã chỉnh đốn giới luật. Với mục đích giao lưu và dung hòa Nam Bắc, Ngài đã chấn hưng Phật Pháp đang trên đà suy thoái. 
Bồ Tát Long Thọ đã nói:
 “Niết Bàn không tự tính, cũng không có thực thể chấp tự tính có và không.  Diệt tận là Niết Bàn.”  
Tuy nhiên, theo tôi, nếu Niết Bàn không có thực thể tự tính thì không có thể “diệt tận” được?
Nhưng rồi thì Bồ Tát Long Thọ cũng đồng thanh tương ý với tôi: Hoại diệt do đối trị.  Thì có trở thành không?  Vì (tự tính) không tồn tại.  Làm gì đối trị bị hoại diệt?  Lý do là Niết Bàn.  Không phá hoại nghĩa thế gian.  Khi hỏi thế giới có kết thúc [tận diệt] hay không?  Đấng Chiến Thắng [Như Lai] yên lặng.
Những yếu nghĩa của học thuyết Trung Quán đáng được đề cập đến, không ngoài Đại Tiểu cộng thông và Chân Tục vô ngại. Long Thọ Luận (luận Thích Ma-ha-diễn) cho rằng: Sanh tử của loài hữu tình lấy vô minh làm nguồn, lấy tự tánh kiến làm gốc lý luận. Bậc Thánh tam thừa cùng quán vô ngã và vô ngã sở mà đạt đạo, thể ngộ pháp tánh không tịch, giải thoát sanh tử. Tam pháp ấn tức là nhất thật tướng ấn, tam giải thoát môn đồng duyên với thật tướng. Từ nghĩa không chung cho cả tam thừa như thế, chúng ta sẽ có một lời luận đoán hợp lý về sự tranh luận xưa nay giữa Tiểu thừa [Nhị Thừa] và Đại thừa.”  Trung Quán Luận, Đại Sư Ấn Thuận, TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt
Ngài Trần Huyền Trang dịch Niết Bàn là viên tịch, danh từ này rất trườu tượng, trong tiếng Phạn bao hàm nghĩa phủ định, diệt tắt, an lạc tự tại.
Cho nên, Niết Bàn bất khả tư nghị, bất khả tư dung, bất khả tư duy, bất khả tư tưởng!  Mới tưởng, mới nghĩ, mới tả, mới nói là đã không đúng rồi.
Trong Truyền Quang Lục, tác phẩm của Thiền Sư Nhật Bản Oánh Sơn Thiệu Cẩn có thuật lại cái ý “không đoạn diệt” tương tự như vậy:
Một hôm sư (Dazu Huike, Nhị Tổ Huệ Khả [zh. huìkě 慧可, ja. Eka], 487-593,) nói: "Con đã dứt hết chư duyên rồi."
Đạt Ma Sư Tổ (Bodhidharma) hỏi: "Ngươi không biến thành đoạn diệt chứ?"
Sư đáp: "Chẳng thành đoạn diệt."
Những hành giả Thanh Văn khi đạt đến cảnh giới không thể hình dung, không thể đặt tên đó, tạm gọi là Niết-bàn, vô vi bất sanh bất diệt.  Các Ngài liền tưởng là đã đạt đến cứu cánh, việc đáng làm đã xong không còn điều gì để tu tập hơn, để thực hiện thêm nữa.
Còn các hành giả Đại Thừa khi đạt đến Bất Động Địa, tương đương với cảnh giới Niết Bàn, “sở tác dĩ biện,” nên biết đó chỉ là vô sanh pháp nhẫn, chứ nên tưởng là đã đạt được cứu cánh.  
Như trong kinh Thập Địa khi nói về Bồ Tát Địa, có ghi: Khi Bồ-tát chứng đắc vô sanh pháp nhẫn, tưởng đã chứng Niết Bàn.
Nhưng Đức Phật liền cảnh tỉnh họ: Tánh của các pháp này, Phật xuất thế hay không xuất thế vẫn thường trụ chẳng khác. Chư Phật chẳng cho rằng đã được pháp này nên gọi là Như Lai, tất cả hàng Nhị Thừa cũng có thể đạt pháp vô phân biệt này.”
Vì vậy chưa được xem là đã hoàn thành, mà hành giả còn phải tiến xa hơn nữa đó là thực hiện hạnh nguyện đại bi vô tận phổ độ chúng sanh.
 
 
 
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." data-hovercard-id="This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." class="ajn bofPge">
Click here to Reply or Forward

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm