Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

« Viện Dưỡng Lão » hay « Nursing Home » từ lâu đã là cơn ác mộng của người già , người bệnh cũng như những người mất năng lực tự vệ 

Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”

Bạn thân mến, chúng ta cảm động khi người khác cảm động, điều đó khiến chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình, hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta sẽ đều là hạnh phúc và may mắn!

Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Ngày con đến với gia đình thật bất ngờ và ngày sinh con cũng là một ngày đặc biệt, lúc 23g45 ngày 16/03/2017 tức ngày 19/02 (AL) năm Đinh Dậu, là ngày Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.

hinh3mecon

Cứ 100 người đọc thì 99 người cảm thấy cuộc đời nhẹ nhàng và hạnh phúc hẳn lên: Vậy tại sao không chịu đọc lấy 1 lần!

Tôi có duyên với Đan Mạch từ rất lâu, ít nhất là hơn 40 năm về trước, kể từ năm 1978, 1979. Hồi ấy người Việt Nam mình ở Đan Mạch rất ít, nơi có người Việt ở nhiều là vùng Aarhus.

 

 

Image result for nhà văn Đan Mạch H.C.Andersen

 

 

Theo chúng tôi, Thầy Như Điển là người đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này đã làm được việc này một cách nhân văn nhất, đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, sâu sắc nhất và đáng kính phục nhất. 

Theo chúng tôi, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa.

Cung kính “Vọng Niệm Huyền Trân – Ni Sư Hương Tràng!”

Thưa ngài!  Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai là đủ để tươi thắm rồi.  Con không có một mong ước tham cầu nào hết.  Con sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không may xảy đến cho con, không oán trách cũng không trốn tránh. 

 Chúng ta đang dần bước ra khỏi sự đen tối để đi vào một thế giới mới tươi sáng hơn, một thế giới thật đáng yêu. Những con người ở đó sẽ khắc phục lòng tham, sự thù hận, sự tàn nhẫn của mình. Hãy ngẩng đầu lên xem đi Hana. Linh hồn của con người đã được chắp cánh cuối cùng họ cũng sẽ bay lên. Họ bay tới nơi tràn ngập ánh sáng hy vọng. Hãy ngẩng đầu lên hỡi Hana! Hỡi các chiến sĩ! Nhân danh dân chủ, hãy đoàn kết lại! 

Hạnh phúc là một đề tài luôn khiến cho con người mơ hồ, hạnh phúc rốt cuộc là gì? Mỗi một người có một cách lý giải định nghĩa hạnh phúc khác nhau. Giới khoa học cũng không ngừng khám phá…

Thường thường mỗi khi ngày Lễ Vu Lan hay Mother’s Day tràn về, Mùa Nhớ Thương Mẹ, sắp đến, là mỗi lần làm cho con buồn bã, nghĩ vơ nghĩ vẩn, lo sợ viển vông, bởi những ám ảnh ưu phiền,

Tôi không nhớ đã đọc ở đâu câu nói này: Nếu không có gì quý giá để lại cho đời, thì ít nhất cũng đừng để lại một điều gì tệ hại. Khoảng trống đó cũng có thể gọi là một thứ di sản không tệ. Tôi nhớ đến câu nói đó, chỉ vì chiều nay đọc thấy trên Internet một tin nhỏ mà thú vị: 

Inline image   Inline image

Thảm trạng lịch sử đã sang trang chưa? Có nên hâm lại chuyện cũ không? Chú không biết.

 Tội ác, theo thời gian, có thể dần dần bị quên lãng nhưng chứng tích tội ác là những đứa con lai... hải tặc hiện hữu khắp nơi.
 Chú nêu vấn đề với cộng đồng, mong câu hỏi “Tôi là ai?” của cháu sẽ được trả lời.
 Bằng lòng với số phận? Sống để bụng chết mang theo?

Những vệt nắng liên tục chuyển động trên những bức tường, trên mặt sàn, trên mặt bàn và trên những tán lá. Ngoài kia nắng quá, có lẽ ngại đi thật rồi. Nhìn lên thấy bầu trời xanh ngắt đẹp tuyệt, nhưng mà… ở đây cũng thích. Hay là… gọi thêm ly nữa?

Đã bao nhiêu mùa Vu Lan rồi, con cứ viện lý do bận rộn công việc mà chưa lần nào đi chùa với Mẹ. Mùa lễ năm nay, con sẽ bay về bên Mẹ. Mẹ con mình sẽ đi chùa nhe Me, và con sẽ hãnh diện vui mừng khi mình còn được cài hoa hồng đỏ. Đứa con cứng đầu nhất nhà của Mẹ đã trở về, tạ lỗi cùng Mẹ. Vẫn còn chưa muộn, phải không Mẹ ? Món quà tặng Mẹ mùa Vu Lan năm nay, con không mua bằng tiền, mà bằng tất cả tấm lòng biết ơn và thương yêu của con. Tấm thiệp với một cành hồng, và hàng chữ nắn nót của con gửi Mẹ :

Inline image

Hãy biết trân quý những mối nhân duyên, những ân tình 

được xếp định quanh mình vì “trăm năm vốn hữu hạn”.

Có những lúc không có lần sau, không có cơ hội thêm lần nữa, cũng không có chuyện tạm thời dừng lại rồi sau đó tiếp tục. Có những lúc, để lỡ mất hiện tại thì sẽ không bao giờ có thêm cơ hội nữa.

- Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm đức hạnh và trí tuệ chứ không phải
 những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.

 Yêu một người hết mình cho ngày hôm nay, còn ngày mai ra sao cũng đừng bận tâm.

 Inline image

  • Vui với gia đình từng ngày với những gì mình đang có, đừng đợi phải đầy đủ.

Hạnh phúc hay không hạnh phúc phụ thuộc vào tâm thái của mỗi người. Cuộc đời chỉ tươi đẹp khi chúng ta có một trái tim lương thiện.

Hàng ngàn cư dân mạng đã xôn xao về câu chuyện của ông Kurt và bà Sang do một Facebooker chia sẻ. Là người đã đến thăm ông bà thường xuyên và nghe được những câu chuyện từ cuộc sống của mối tình già, Facebooker này đã viết lên câu chuyện khiến nhiều người trẻ xúc động và muốn đến chia sẻ.

Không những ở chùa không có cá để ăn mà bây giờ cả miền Trung có cá cũng không ai dám ăn.

  1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.
  2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
  3. Inline image

Nếu như có người hỏi bạn từ đâu đến, bạn sẽ trả lời như thế nào? Nơi ấy có phải là chỗ ta sinh ra, nơi ta đang sống, hay là xứ sở mà mình có quốc tịch? Thật ra câu hỏi ấy cũng không đơn giản như ta nghĩ phải không bạn?

Có những người đã đi qua trong cuộc đời chúng ta để lại những dấu vết đau thương, sự oán giận không thể xóa nhòa. Thế nhưng, sau tất cả cũng nên tha thứ cho người khác, không phải vì họ xứng đáng với điều đó mà vì bạn xứng đáng được hưởng sự bình yên.

Inline image

Những điều tuyệt vời luôn tồn tại, nhưng đôi khi chúng ta quá bận rộn để có thể cho phép bản thân cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống.
Những tấm hình dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn mỉm cười hoặc cũng có thể khiến bạn cảm động rơi lệ, nhưng là những giọt nước mắt của hạnh phúc vì tin rằng mặt thiện của con người luôn tồn tại. Và hy vọng rằng những câu chuyện về tấm lòng thiện lương này sẽ truyền cảm hứng để chúng ta cùng chung tay xây dựng thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn.

Rồi trở thành vật cản cả người tu
Thầy khuyên con thoát khỏi chốn ao tù
Đừng khuấy động lòng người tu con nhé...

Sau khi anh rể tôi qua đời vào hồi đầu năm dương lịch vừa qua, thì chị Hường của tôi cũng vào bệnh viện, có lúc không còn nhớ gì, chỉ nói những chuyện không đâu vào đâu.  Tôi nghĩ chị tôi chỉ còn là một tia nắng mùa đông.

Lớn rồi ! Nghe thấy những điều không vui tự biết nên im lặng thôi. Không vội vã xù lông như ngày trước.

Cũng chẳng mất thời gian tranh cãi lại, chẳng mất thời gian buồn phiền, bận tâm đến những lời người ta nói không đúng về mình

Lớn rồi ! Tự biết bỏ ngoài tai miệng lưỡi thiên hạ mà sống vui vẻ hạnh phúc đời mình.

Inline image

Công án chăn mền chỉ giúp tiểu hòa thượng tiệm ngộ cái lý nhân duyên, sự liên quan thực tế và tối cần thiết giữa thầy chùa và khách thập phương.

“Lớn tiếng không rời bỏ, cãi vã không chia ly, đó mới là tình yêu thực sự"

Đã gọi nhau một tiếng người yêu , không phải cứ mệt là buông , không phải cứ không hợp liền bỏ đi .

Inline image

Mỹ có câu:  Don’t get mad, get even!  (Đừng tức giận, mà trã đủa!) nhưng người Mỹ cũng có khuyên ta:  Chúng ta không cần phải phản ứng tích cực (aggressive) khi thấy bất bình hay bị sỉ nhục, lăng mạ nhưng nên phản ứng trung đạo  - assertive- không nóng, không sợ nhưng vô úy.

 

Trong rừng có ba cây cổ thụ đang bàn về tương lai. 

Cây thứ nhất nói:”Một ngày nào đó, tôi muốn trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. 

Cây thứ hai nói:”Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn”. 

Inline image

Theo tôi nghĩ dân ta và nhất là những nho sĩ ở kinh thành sợ phạm húy.  Đi thi làm bài hay cở nào mà dùng tên vua hay ông cố ông nội của vua, cha mẹ vua,...lỡ lầm thì bị đánh rớt vì phạm húy, nặng thì không còn cái đầu để ăn cơm.

Nếu bạn đang để ý ai đó, thay vì tặng những món quà của những người yêu nhau thì cây bút sẽ giúp đưa đường dẫn lối tình cảm của bạn tới với người đó.

Món quà nào cũng có những ý nghĩa của riêng mình, nếu bạn biết quý trọng và nâng niu chúng thì dù được tặng món quà tinh thần hay vật chất thì đều có ý nghĩa cả đấy. Chúc các bạn có mùa Valentine hạnh phúc bên người mình yêu thương nhé!

Ý nghĩa các món quà tặng người ấy vào ngày lễ Tình nhân 14 tháng 2

Xuân mới đến, đón cành hoa mai, cùng muôn hoa mới nở rộ trước ngõ đừng nuối tiếc cành hoa mai và vạn bông đã tàn từ xuân trước. 

Cuộc sống cũng như một cuốn sách

khi gặp chuyện buồn 

hãy tự mình 

mở sang một trang mới

chứ đừng gập sách lại bạn nhé!

Kết quả hình ảnh cho photo livre ouvert

Những người chung quanh ta đều là bồ tát hiện thân.  Hay chúng ta là những bồ tát chung quanh họ.

Có một chàng trai yêu cùng lúc hai người bạn gái nhưng lại không biết mình thật sự yêu ai hơn. Và chàng đi tìm câu trả lời. Chàng gặp một nhà hiền triết, kể cho ông tâm sự của mình. Sau khi nghe xong, nhà hiền triết bảo:

image

Tâm vô sắc tướng, có tạm bất an nhưng sẽ trở lại tự tánh không.

Sắc thân, sinh diệt vô thường như mộng như ảo ảnh.

Chúng tôi thường được mẹ dẫn đi chùa, mẹ khuyến khích mấy chị em tôi ai học thuộc kinh Bát Nhã, chú Đại Bi thì sẽ có thưởng. Thằng em thứ ba của tôi rất thông minh, học giỏi nên chỉ trong ba ngày, nó đã thuộc và “trả bài’’ vanh vách. Còn tôi thì ì ạch lắm mới thuộc được kinh Bát Nhã. Với chú Đại Bi thì ôi thôi, chữ nào vô được trong đầu thì ngày sau nó cũng tìm đường chui ra. Tôi chẳng có hứng thú gì với những dòng chữ Phạn khô khan, khó hiểu ấy cả. Thế rồi tôi bỏ luôn không học nữa.

Tôi Là Phật Tử

Theo thiển ý, thì kinh điển, bí kíp, tâm pháp như kim chỉ nam dành riêng cho những người vừa đạt được căn bản chính tông căn cứ theo đó mà tiếp tục rèn luyện, và để đạt thành công phu.

Sống ở đời chỉ cần làm người tốt là đủ, đừng suy nghĩ thiệt hơn

Một vị lữ khách trông thấy một bà lão ở trên bờ sông. Bà lão đang lo lắng không biết vượt qua sông thế nào?

Mặc dù toàn thân mệt mỏi rã rời, người lữ khách vẫn cố gắng hết sức mình giúp bà lão vượt qua sông.

Image result for photo word life

Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau?

Gia đình tôi đạo Phật, nhưng từ thưở bé tí teo, tôi đã mê lắm mùa lễ Noel hằng năm. Đó là một ngày lễ lớn, tôi được nghỉ học, được mặc quần áo đẹp, được ăn ngon, lại còn được chờ đợi Ông già Noel tặng quà vào đêm 24 nữa chứ. 

Kết quả hình ảnh cho ảnh tuyết rơi đẹp

Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.

Cuốn lịch xé từng tờ mỗi ngày , cứ mỏng dần, mỏng dần, nay thì chỉ còn dăm cánh bướm . Bướm chỉ cần vỗ nhẹ đôi cánh, thăm vài nhuỵ hoa nữa là sẽ hết năm. Và dường như ngày cuối năm bao giờ cũng là một trong những ngày vui và " lăng xăng " nhất trong năm. Đâu đâu thiên hạ cũng rộn ràng háo hức đón năm mới. Người giàu thì khỏi nói rồi, mà ngay cả dân lao động cũng chạy xuôi chạy ngược đón Xuân sang.

Inline image

Đó là một gia đình sống trên đỉnh Mồ Côi hoang vắng, thuộc quần thể Núi Cấm, giữa vùng núi Thất Sơn, An Giang. 

Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai.

lotus

Đám đông nổi giận: "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?". Người điều khiển nói: "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. 

Có một người đàn ông bị tai nạn giao thông.

Vụ tai nạn quá khủng khiếp đã làm ông mất cả hai chân và cánh tay trái. 

Thậm chí bàn tay phải của ông cũng chỉ còn ngón cái và ngón trỏ. 

Nhưng ông vẫn còn sở hữu một trí não minh mẫn và một tâm hồn rộng mở...

Inline image

Sống mà phai nhạt dần, cho đến một ngày nào đó, không ai còn nhớ đến mình nữa, thì cuộc đời này buồn biết mấy.
Ngày mới bước chân đến Mỹ, với tuổi mới trên 50, lo chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, tham gia niềm vui của con cháu mình và con cháu bạn bè, tháng nào chúng tôi cũng phải tham dự một hai tiệc cưới. Bây giờ suýt soát tuổi 80, sắp lên chức “cố,” cả năm không còn khăn áo chỉnh tề, lên xe “phó hội” ký tên vào sổ vàng, tươi cười đóng hụi chết, mà áo trắng, cà vạt đen, mặt mày buồn thảm đi viếng tang cũng khá nhiều.
 
Bạn bè, đơn vị cũ, một thời chinh chiến hay là long nhong thời thơ ấu, ông thì nằm trong nhà hưu dưỡng đã hơn năm, ông thì đi gậy chống, walker hay ngồi xe lăn, ông thì đã thành tro bụi chứa trong cái hũ có khắc tên để trên chùa, hay ra nằm ngoài nghĩa địa với bia mộ đề tên!
 
Bây giờ không còn vào nhà hộ sinh để thăm cháu ra đời, hay chúc mừng hôn lễ của ai nữa, mà toàn đi nhà dưỡng lão, bệnh viện hay tang nghi quán!
 
Có người bạn mới gặp ở quán cà phê, tươi vui, yêu đời, vài hôm sau vừa nghe tin đột quỵ. Sau một vài tuần ở bệnh viện và trung tâm phục hồi trở về, bây giờ không còn nói được, tay chân lẩy bẩy, gặp nhau, ứa nước mắt, mà không khóc, sợ bạn buồn nản chí.
 
Trong nhà hưu dưỡng, đi thăm một người bạn khác, gặp một người bạn biến chứng tiểu đường, mắt đã mù, nằm ở đây đã bốn năm, còn nhớ tiếng nói của bạn mà mừng, nhưng không còn trông thấy nhau nữa. Rồi có người mang ống dẫn tiểu, có người mang tã, có người sống nhờ thức ăn chuyền thẳng vào bao tử, mà phải sống không chối từ, không thể dễ dàng chọn cái chết dù muốn chết.
 
Tôi cũng biết có trường hợp, anh nằm đây đã trên 10 năm, sau lần “tai biến.” Anh mở lớn đôi mắt nhìn tôi, anh nhớ tôi hay không, tôi không rõ, đôi mắt đờ đẫn, mệt mỏi, đầy những chịu đựng. Lần nào vào thăm anh, tôi cũng thấy chị ngồi đó, theo anh suốt một cuộc hành trình dài lâu, mà vẫn như đi một mình. Nhan sắc chị đã tàn phai, thân gầy như xác ve, sức tàn, lực kiệt. Chỉ sợ một ngày nào đó, chị ra đi, bỏ anh lại cho ai? Rồi một ngày, nghe tin anh mất, buồn, nhưng mừng cho chị, từ nay được giải thoát.
 
Nhưng chỉ ít lâu sau thôi, nghe tin chị cũng theo anh. Chút dầu còn lại trong cây đèn nhỏ đã cạn!
 
Tuần rồi vào bệnh viện thăm một thằng bạn thời niên thiếu, cái thuở bạn bè mùa Hè nào cũng rong chơi, tinh nghịch mà vô tư, có đêm ngủ lại nhà nhau, mà bây giờ nó nằm đó, hôn mê. Cũng một thời hạnh phúc, cũng một thời đau khổ, cũng vật vã trong chiến tranh, cũng tủi nhục trong tù đày, giờ này đâu còn gì vui buồn mang theo nữa. Thôi ra đi bình yên!
 
Những người lính cũ dự định tổ chức họp khóa, thời còn sung mãn, một năm một lần, bây giờ ba năm chưa muốn gọi nhau. Ngày trước tập họp vài ba trăm có dư, nay là vài ba chục cũng khó kiếm. Trong điện thoại, ở xa, có bạn nói thều thào không ra hơi, có anh điếc ù phải đeo máy, có người kêu than đau chân đi không nổi, thì làm sao mà họp khóa, điểm danh với anh em được. Ở gần thì đau mắt, không lái xe được, cũng có nhớ bạn thương bè, nhưng sức đã tàn, lực đã kiệt, cũng chẳng còn vui thú gì những lúc gặp gỡ anh em. Thôi đành một tiếng “xin lỗi” là xong!
 
Trước đó, thăm một anh bạn cùng khóa nhà binh, tuy già yếu, đau ốm trên giường bệnh, nhưng thấy còn lạc quan vui tươi: “Thế nào tháng sau, họp khóa, tôi cũng đến! Lâu quá không gặp anh em!” Lời hứa vui vẻ ấy không ngờ không bao giờ thực hiện được. Chúng tôi “họp khóa” năm ba thằng với anh tại nhà quàn trong ngày tiễn đưa. Rõ ràng là anh có hẹn với chúng tôi là anh sẽ đến, nhưng ở một nơi khác.
 
Hôm nay họp khóa, chị đã trở thành bà quả phụ, nhận bó hoa từ anh em, nhắc lại như một lời chia buồn. Lần “điểm danh” này, vắng mặt quá nhiều anh em, trong đó có anh. Vắng mặt có lý do - Miễn tố!
 
Quân số hôm nay đã hao hụt nhiều, phần lớn bất khiển dụng, hoặc được xếp loại 2, nhưng không bao giờ được bổ sung!
 
Chắc các bạn còn nhớ giờ điểm danh cuối cùng, hay là buổi chào cờ cuối cùng trong đơn vị vào cái Tháng Tư nghiệt ngã của đất nước, rồi anh em, mỗi người một nơi. Có anh em may mắn trôi giạt, sống sót đến xứ người, có người thất thân lâm cảnh tù đày. Đã có bao người chết trong trại tù hung hãn, bao nhiêu người chìm sâu xuống đáy biển oan khiên.
 
Bây giờ quê người lận đận, mà vẫn có đồng đội, rỗi công đi tìm người thất tán, tái cấu trúc, hay tái bố trí, gọi là đồng môn cùng quân trường, là khóa học, là binh chủng, là đơn vị! Họ gặp nhau, già yếu hơn xưa, tóc đã bạc phơ, câu chuyện ngày cũ, nhớ nhớ, quên quên. Họ gặp nhau mà nước mắt lưng tròng. Nhưng những lần tập họp thưa thớt dần, xa dần, mệt mỏi dần trong ngày tháng phai tàn.
 
Không phải là một lời nói bi quan, đây có thể là lần điểm danh cuối cùng. Ở tuổi ngoài bảy mươi, cuộc đời còn lại chỉ có thể tính bằng giờ. Nhiều đồng đội đã bỏ anh em đi xa, nhiều người đã không đến. Con số người mất cũng lớn bằng người còn. Răng, tóc, trí nhớ cùng với bạn bè đã bỏ chúng ta ra đi biền biệt.
 
Tướng MacArthur đã để lại một câu nói để đời: “Old soldiers never die; they just fade away” (Người lính già không chết; họ chỉ phai nhạt dần đi)
 
Tôi thích và yêu kính những người lính chết trận. Tôi không thích những người lính sống cũng như chết, sống như cái bóng ma. Phải có sự khác biệt của một người lính hy sinh trên chiến địa ngày xưa và một người lính cũ chết trong nhà dưỡng lão. Không thể coi họ như nhau.
 
Sống mà phai nhạt dần, cho đến một ngày nào đó, không ai còn nhớ đến mình nữa, thì cuộc đời này buồn biết mấy!
 
Mà thôi, chuyện gì rồi cũng qua, cái gì rồi cũng đến!
 
Chúc sức khỏe..
 
-- 

Cha lúc nào cũng âm thầm yêu thương con, cho dù con làm sai điều gì, cha đều tha thứ vô điều kiện.

Chư Phật, chư tổ cảnh sách để chúng ta tỉnh mộng thế gian. Nương pháp thuyền từ qua bến sanh tử.

Inline image

Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận vô cùng.

Vòng nghiệp được chia thành hai phần hoặc hai màu. Nền đen có những người trần truồng, ngã nghiêng, té nhào đầu hướng xuống. Đây là những người đáng thương đang đi vào tăm tối

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

 

baomai.blogspot.com

Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài.

Trần gian trôi mãi trong giòng cuồng lưu biến-dị vô cùng. Con đường trở về cũng dài bất tận, bởi lẽ, nó chưa từng được sinh ra, chưa từng được vẽ vời hay sáng tạo bởi bất cứ ai trong cõi trời, cõi người.

Nhiều người đang lãng phí cuộc đời mà không mấy ai để tâm, vì tưởng chừng một chữ đó rất đỗi bình thường trong cuộc sống hiện thực, nhưng nó lại lấy đi không biết bao nhiêu thời gian quý báu trong đời sống chỉ vì chữ đợi.

Có ba cách để tự làm giàu cho con tim: mỉm cười với lòng trắc ẩn, cho đi và tha thứ.

Trái đất là bà Mẹ nuôi dưỡng chúng ta, mặt trời và các hành tinh khác là người Cha che chở và sưởi ấm chúng ta. Ta phải cảm ơn cuộc đời.

Bây giờ đứng trên đỉnh dốc, nhớ đến Mẹ, con nhìn sang phía bên kia và cố gắng kềm chân cố giữ để mình khỏi bị tuột xuống. Lên dốc đã khó, mà giữ cho mình đừng tuột dốc còn khó biết bao.

Inline image

Hãy dùng kiến thức để làm giàu cho bản thân mình, vì trí tuệ có sức mạnh vô biên.

Yêu thương và lo cho mình xong rồi, bạn mới lo được cho người khác.

Dù là phái mạnh hay phái đẹp, bạn cũng phải mạnh mẽ và có nghị lực thì mới tồn tại được ở thế giới này. Hãy tiến về phía trước bằng chính khả năng và thực lực của mình.

Cuộc sống rất công bằng: có công thì thưởng, có tội thì phạt. Ngày mai không nói trước được gì, bởi thế hãy chăm chỉ vào hôm nay để ngày mai nhìn lại ta không hối hận.

Đừng đợi có hứng mới làm việc. Hãy làm việc đi rồi cảm hứng sẽ ùa tới. Cứ chăm chỉ đi rồi bạn sẽ nhận được tình cảm của người khác. Tình yêu thương là thứ không thể nhìn thấy được, mà chỉ có thể cảm nhận được.

Anh [Nguyễn Hiến Lê] đã dạy học tại nhà, tại trường trong mấy năm, người bác anh quý trọng lại ở trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục, cho nên anh viết sách giúp học sinh tự học, rồi khi ra khỏi trường, lại tiếp tục giúp họ trau giồi kiến thức, cách làm việc, cách tu thân, xử thế. Anh trọng sự học. Và anh tin tưởng ở thanh niên.

Image result for nguyễn hiến lê

 

 

 

 

Thế giới này có trên có dưới, có trước có sau cả. Không thể biết trước được tất cả mọi thứ vì chúng ta đều chỉ là người trần mắt thịt.

Thời gian là câu trả lời chính xác nhất cho tất cả mọi thứ.

                          Ông [Nguyễn Hiến Lê] chỉ viết tựa cho sách của ông và cho rất ít bạn văn của ông. Không nói đến nhiều bài trong loại này có thể xếp vào loại tùy bút đặc sắc, độc giả muốn tìm hiểu cho chính xác tư tưởng, tâm hồn

Image result for nguyễn hiến lê

Tất cả những điều đó đều cần thiết để vứt bỏ đi những thứ dơ bẩn trong cuộc sống bề bộn này. Sống là tự do trong khuôn khổ của pháp luật, nhưng đã là quan điểm thì không ai có thể ép buộc được ai.

Hãy nói lời yêu thương với những người mà ta thương họ.

Tại sao người dân Bhutan có thái độ như thế đối với cái chết? Một lý do khiến người dân Bhutan nghĩ về cái chết thường xuyên là vì nó có mặt ở mọi nơi xung quanh họ. Đối với một đất nước nhỏ bé, có nhiều cách để chết. Người dân có thể mất mạng trên những cung đường ngoằn ngoèo, hiểm trở. Bạn có thể bị gấu vồ hay ăn nhầm nấm độc...

Chỉ là MỘNG thôi !

 

Inline image

 

 

Inline image

Hãy nói những lời cảm ơn và xin lỗi một cách thật lòng với mọi người xung quanh. Nếu chưa quen, thì hãy tập nói, rồi từ từ bạn sẽ quen.

Thấp thoáng xanh vàng trắng từ xa

Hồ sen tĩnh lặng điểm muôn hoa.

Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

Ngắn ngủi làm sao 1 kiếp người, mong manh làm sao 1 cuộc đời, ta bất lực với sự chấm dứt của nó, không thể kéo dài.

Cảnh và người thay đổi quá nhiều, mà lòng đứa trẻ năm xưa, dù ngày nay đã trở thành một ông già gần đất xa trời, vẫn không có gì thay đổi, vẫn như còn nghe tiếng lá bàng rụng trong sân chùa của những ngày tháng cũ.

Hàng ngày, mỗi buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm hồn mới hơn ngày hôm trước.

Tôi lăng xăng đi, ăn, sống và cười trước những niềm vui nho nhỏ, lăng xăng hạnh phúc với những yêu thương tôi nhận được từ người thân quanh mình.

Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay.  Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.

Bạn đã từng lái xe trong mưa, bạn có để ý đến cái cần gạt nước không? Trời mưa như trút nước, nước phủ mờ mặt kính, che khuất cả đường đi. May mắn thay! chúng ta có những cái cần gạt nước: kiên trì và đều đặn, chúng xóa nhòa nước mưa trên kính, giúp ta nhìn thấy đường để lái xe. Thật tiện dụng tuyệt vời!

image

Đây là truyện ngắn của nhà văn Mỹ nổi tiếng O Henry. Truyện được xuất bản lần đầu vào ngày 10 tháng 4 năm 1906, không những được các độc giả phương Tây lúc bấy giờ yêu thích mà nó đã nhanh chóng được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đó có Việt Nam. 

Cùng là đũa, nhưng sao đũa của người Nhật, người Hàn, người Trung Quốc lại khác nhau đến thế?

Các quốc gia tại châu Á có văn hóa dùng đũa. Tuy nhiên, những chiếc đũa của họ rất khác nhau, và nó thể hiện cả một quá trình phát triển phong tục, văn hóa của từng quốc gia.

Đã từ lâu, đôi đũa dường như trở thành một vật dụng không thể thiếu trên bàn ăn của người châu Á. Đũa phổ biến ở các quốc gia phương Đông, đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi.

Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy,đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi

Đây là câu chuyện xảy ra cách đây nhiều năm tại trường tiểu học của một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ. Trong ngày khai giảng năm học mới, như hầu hết các giáo viên ngày đầu tiên nhận lớp, cô Thompson nói với các học trò lớp Năm của mình rằng: Cô yêu tất cả các học trò đều như nhau…

https://baomai.blogspot.com/

Sự tái sinh theo Đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác hay là nhất định sinh trở lại loài người này với "cái linh hồn xưa củ không thay đổi " .

"Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, khoang máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi IPad hầu hết là người châu Á, hơn nữa họ đều đang chơi game hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc, còn đa số khách châu Á đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.

Inline image

Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi.

Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cám ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. 

Rồi Almitra mở lời: “Bây giờ chúng tôi xin hỏi về Cái Chết.”

Ngài đáp rằng:

Bạn muốn biết bí mật về sự chết.

Nhưng bạn sẽ tìm nó thế nào - nếu chẳng phải kiếm tìm nó ngay trong lòng sự sống?

Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen - mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi Châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn. 

Lá bắt đầu rơi. Trời heo hút gió mây. Thời gian đang vận hành theo vòng quanh của vũ trụ để chuyển mang một mùa Vu lan nữa lại đến.

- 2 ly nước sau khi thức dậy buổi sáng kích hoạt các nội tạng
- 1 ly nước 30 phút trước mỗi bữa ăn trợ giúp tiêu hóa thức ăn
- 1 ly nước trước khi tắm làm dịu các mạch máu giúp máu lưu thông đều
- 1 ly nước trước khi ngũ giúp giúp máu lưu lưu thông đều lên óc hay trở về tim

Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành.

Áp lực công việc khiến ta phải làm nhiều hơn, ngủ ít hơn, và điều này đang đem lại những hậu quả đáng ngại trên toàn cầu, theo nhà thần kinh học Matt Walker. Ông có cuộc trao đổi với James Fletcher trong chương trình podcast The Inquiry.

 Con người ta mệt mỏi cũng bởi sân si, càng tham ái, sân si nhiều càng mỏi mệt… vì thế, trước khi rời bỏ cuộc đời này mà đi, nhất định phải học được 3 điều này!

♥ Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. 

Thế nào là hai? Mẹ và Cha.

Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.

Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:

  1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
  2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
  3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?

Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.

Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.

Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.

Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.

Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.

Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.

Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.

Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.

Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.

Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.

Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.

Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?"

Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:

"Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".

Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.

Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.

Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:

"Xin bệ hạ tha tội cho thần".

"Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?"

"Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".

"Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".

Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.

Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.

Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".

Vua hỏi: "trả lời bao giờ đâu nào ?"

"Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: "chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại.

Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.

(Trích từ Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức - TNH )

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh vô thường

Bên ngoài lộng gió ai nghe

Tận trong tịnh cõi, chuyến xe đại thừa

Sen hồng sắp nở nụ chưa?

Ta về có kẻ đón đưa mở đường

Geryl nói với phóng viên ABC News “ Quý anh phải hiểu là sẽ không còn bất cứ sự gì tồn tại nổi trên mặt đất này vào lúc đó . Nền văn minh nhân loại sẽ phải làm lại từ đầu”.

Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen - mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi Châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn.

Đừng làm những việc sẽ khiến bạn sau này phải hối hận, hãy đối xử tốt với cha mẹ của mình. Đừng để đến khi họ mất đi rồi lúc đó mới thấy quý tiếc, bởi vì khi ấy hết thảy mọi thứ đều không còn kịp nữa rồi.

Lá rời Cây là vì Gió cuốn đi, hay vì Cây không giữ Lá ở lại? Cây để Lá bay đi, là vì Lá không hiểu lời trái tim muốn nói, hay là bởi cơn Gió cuốn đi?

Gió ra sức theo đuổi Lá, hứa sẽ đưa Lá đi thưởng ngoạn cảnh vật của thế giới muôn nơi.

Những lời đồn đoán về ngày tận thế 21/12/2012 ra đời bởi nội dung trong lịch cổ đại của người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ từng sống trên bán đảo Yucatan – nơi nằm giữa biển Caribbe và vịnh Mexico

Đường đời không bao giờ là bằng phẳng, nó luôn có những gập ghềnh, trở ngại và những lối rẽ khác nhau. Chắc chắn sẽ có lúc rẽ sai, sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, nhưng bạn cần biết rằng, hãy cứ đứng lên, và mỉm cười, vì cuộc sống đang giúp bạn rèn luyện tâm tính của mình.

Image result for rain images

hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.


 

Hai mươi nhà sư và một ni cô tên Eshun học thiền với một thiền sư. 

Eshun rất đẹp dù là đầu của ni cô đã cạo và áo chùng rất thường. Vài vị sư thầm yêu nàng. Một vị viết cho nàng một lá thư tỏ tình, xin được gặp riêng nàng. 

 

Kết quả hình ảnh cho ảnh chữ secret

Trước khi chết Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình.

 

 

Thiền sư Gudo là thầy của Thiên hoàng. Dù vậy, ngài thường đi xa một mình như là một hành khất lang thang. Ngày nọ trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Nhật thời đó, Gudo đến gần một làng nhỏ tên Takenada. Trời đã tối và mưa rất lớn. Gudo ướt sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài đã rã nát. Đến một căn nhà gần làng ngài thấy có bốn năm đôi dép trên cửa sổ và quyết định mua vài đôi khô. 

 

Kết quả hình ảnh cho ảnh đôi dép ướt

Một trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hi Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời.

Không hiểu sao tôi lại bổng thích triết lý cuộc đời . Thôi thì dầu có triết lý ba xu đi nữa cũng xin đừng chúc nhau theo kiểu formula nữa ( An khang - Thịnh vượng - Hạnh Phúc ...) mà chỉ mong chúng ta mùa nào cũng vui . Mùa xuân thì vui tươi mát mẻ , mùa hạ thì nồng ấm chói chan , mùa thu mây bay heo hút , mùa đông tuyết trắng mơn man ...Mùa nào cũng thú . Không cần tiền , không cần danh vọng , không can dự vào những chuyện nằm ngoài tầm tay thì chúng ta đã có hạnh phúc rồi đó !

Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Mạnh Tử… còn phương Tây có các triết gia như Thales, Theroclite, Pythagone, Anaximene, Anaximendre, Naton, Cocrete, Aristore, David Thune, Max Welen, Peter berger, Kant… Tất cả là những  nhà triết học thông thái này để lại cho chúng ta một kho tàng tri thức tổng quá của nhân loại.

Ðừng tuyệt vọng!

 Rửa bát hát và cười. Nhặt rau hát và cười. Hát gì? Câu hát Trịnh cứ tự nhiên bật ra. “Tôi là ai? Mà yêu quá đời này!”.

Tôi là ai? Là một ông tuổi đã lục tuần, nhà chỉ có cô con gái lại theo chồng, bà thì đi làm nhà trẻ đến chiều tối mới về. Thành ra tôi phải tự nấu bữa trưa, nhặt rau rửa bát, tâm tình với con Ky; nó nghe tôi vừa làm bếp vừa hát nhạc Trịnh liền vểnh tai chăm chú dẫu chẳng hiểu gì nhưng ngoan lắm!

Nhân dịp lễ khánh thọ 84 tuổi của Hòa Thượng Thích Như Huệ - Phương Trượng và Khai Sáng Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc (được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne vào tháng 7-2016 trong dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17). Hòa Thượng Thích Như Huệ cũng là Chứng Minh Đạo Sư của GHPGVNTN Hải Ngọai tại  UĐL-TTL.

Inline image

Có ai đó nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Có phải đó là ngọn lửa của yêu thương, của tình người ấm áp ? Ngọn lửa ấm áp cho tình yêu đến phút cuối của cuộc đời. Tôi cũng từng nghe người ta nói rằng, tuổi trẻ thường mang trái tim màu đỏ với tình yêu đầy nhiệt huyết, có thể cống hiến hết  tất cả những gì mình có cho tình yêu và lý tưởng. Nhưng phải chăng chính vì trái tim nhiệt huyết ấy mải mê chạy theo những đam mê hoài bão mà vô tình quên mất đi ngọn lửa yêu thương.

Trong các kinh của Đức Phật dạy, có lẽ con tâm đắc nhất là thâm ý trong Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm. Tháng 11 năm 2012 nhân chuyến dự lễ Hiệp Kỵ tại Úc Châu, con và hai Phật tử nữa được Thượng Tọa Nguyên Tạng đưa đến thành phố Ardeer, viếng thăm chùa của Hòa Thượng Trưởng lão Thích Huyền Tôn.

  Lắng nghe tiếng nói trong tâm

                                            Lắng nghe tiếng nói cõi lòng tha nhân.

 

Thích Nữ Giới Hương

 (Tài Liệu Khóa Tu hc cho Gia Đình Pht T Vit Nam ti Hoa K)

 

        Pháp Cú (Dhammapada): Pháp (Dhamma) là Phật pháp. Cú (pada) là câu. Pháp Cú  là lời pháp, lời Phật dạy. Pháp Cú là một cuốn kinh căn bản then chốt trong đạo Phật, có 423 bài kệ trong 26 phẩm. Mỗi một bài kệ mang một ý nghĩa rất xuất thế thánh thiện. Ở Ấn Độ, Rigveda được xem là một bộ kinh cổ đại của đạo Hindu thì kinh Pháp Cú cũng được xem là thánh điển cổ đại của Phật giáo để nuôi chí xuất trần thượng sĩ. Cách phân bố và nội dung của Pháp Cú dựa trên bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu như sau:

  1. Phẩm Song yếu (Yamakavagga) có 20 bài kệ. Song yếu nghĩa là nói về từng cặp đôi quan trọng thiết yếu. Chúng đối nghĩa với nhau như thiện đối với ác, tinh tấn đối với buông lung, vv. Đức Phật dùng biện pháp ví dụ so sánh đầy hình tượng màu sắc như: cành yếu trước cơn gió lốc so sánh như người sống buông lung (kệ số 7), núi đá trước gió thổi như người kiên trì tu tập thì không bị ma phá (8), căn nhà vụng hay khéo lợp như người có hộ trì hay không hộ trì hay không các căn (13, 14), người chăm chỉ đếm bò cho chủ như người nói hay mà thiếu thực hành thì chỉ lợi ích cho người khác (19) và ví dụ bánh xe bò luôn luôn theo dấu chân con bò là chỉ cho nhân quả lành hay ác mình đã tạo đều theo mình không sai khác (1,2).

 

 "Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo;

Nếu với ý ô nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não bước theo sau,

Như xe, chân vật kéo".

 "Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo,

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng, không rời hình".

(Bài kệ 1 & 2)

Đức Phật đã dùng biện pháp song hành rất cụ thể, dễ hiểu, giúp chúng ta giữ gìn thân, khẩu, ý của mình, đừng buông lung để tránh rơi vào quả ác. Đây là ví dụ tiêu biểu nổi bật trong phẩm Song yếu hay đại diện cho cả cuốn kinh Pháp Cú.

  1. Phẩm Không Phóng Dật (Appamadavagga) có 12 bài kệ. Không phóng dật là chánh niệm, không có buông lung. Đức Phật so sánh bậc trí sống khép mình trong giới luật tịnh hạnh giống như người giữ được vật quý báu (26), giống như người ở trên núi cao nhìn xuống mặt đất nơi nhiều kẻ ngu si đang sống trong lo âu buồn phiền (28), giống như tuấn mã bỏ sau lưng con ngựa hèn (29) và giống như người khéo xây hòn đảo cao ráo thì sóng gió khó ngập tràn lên được (25).

"Nỗ lực, không phóng dật,

Tự điều, khéo chế ngự.

Bậc trí xây hòn đảo,

Nước lụt khó ngập tràn."

 (Bài kệ 25)

    3.   Phẩm Tâm (Cittavagga) có 11 bài kệ. Tâm là tâm tánh, tu tâm để thoát khỏi ngũ dục. Đức Phật khuyên các thánh đệ tử phải quán sát thân tứ đại này sẽ nằm dưới ba thước đất như cây khô vô dụng bị quăng bỏ (41), cho nên bậc trí phải phòng hộ và điều ngự, giữ tâm ý chánh trực thì vị ấy sẽ giống như người thợ điêu luyện khéo uốn nắn mũi tên (33), như cá tung tăng dưới nước (34), như thoát khỏi hang ma (37), như có gươm tuệ bén (40) và từng oan nghi đi đứng nằm ngồi của vị thánh đệ tử ấy sẽ cao thượng và thánh thiện hơn (43).

Tâm hoảng hốt giao động,

Khó hộ trì, khó nhiếp,

Người trí làm tâm thẳng,

Như thợ tên, làm tên.

(Bài kệ 33)

 

  1. Phẩm Hoa (Pupphavagga) có 16 bài kệ khuyên chúng ta hãy vun trồng Phật pháp bởi lẽ lời pháp như hoa đẹp trang nghiêm thân tâm. Đức Phật đã dùng hình ảnh tươi đẹp của tràng hoa thơm để ví cho ai khéo giảng nói kinh Pháp Cú (44). Vị nào vừa giảng nói và vừa thực hành những pháp thoại mình giảng nói thì vị ấy sẽ giống như hoa tươi đẹp thêm hương và sắc (52). Vị ấy sẽ thoát khỏi nạn cám dỗ của ma quân (46), nạn nước lũ cuốn đi (47). Vị ấy vào làng khất thực chỉ như ong kiếm hoa, lấy mật rồi đi, không tổn hại hương sắc, không làm phiền lòng thí chủ (49). Một trong những pháp ngữ nổi bật trong Pháp cú hay kinh tạng Phật giáo nữa là Đức Phật đã so sánh hương thơm của các loài hoa với hương đức hạnh của bậc xuất trần tu tập giải thoát thì giới hương, hương đức hạnh của người tu tập là hơn hết (54, 55, 56).

 

"Hoa chiên đàn, già la,

Hoa sen, hoa vũ quý,

Giữa những hương hoa ấy,

Giới hương là vô thượng."

(Bài kệ 55)

 

  1. Phẩm Ngu (Balavagga) có 16 bài kệ. Đức Phật từ bi tận tình chỉ cặn kẽ những hành động, suy nghĩ và lời nói dại dột nào sẽ đưa đến sự ngu tối đọa lạc. Người nào khư khư chấp vào chỗ hiểu biết sai lầm của mình (sở tri chướng) mà không chịu mở lòng học Phật pháp thì vị ấy như cái muỗng, sẽ chẳng bao giờ nếm được vị ngon của muỗng canh (64). Thà sống một mình, chứ không làm bạn với người ngu (61). Người ngu chắc chắn sẽ ăn năn hối hận vì bị quả báo ác nghiệp do mình gây ra (66, 67), sẽ bị thiêu đốt như lửa ngún cao lên từ đống tro than (71). Đối với người ngu, không biết chánh pháp thì đường đi và luân hồi sẽ rất dài:

"Đêm dài cho kẻ thức,

Đường dài cho kẻ mệt,

Luân hồi dài, kẻ ngu,

Không biết chơn diệu pháp."

(Bài kệ 60)

 

  1. Phẩm Hiền Trí (Panditavagga) có 14 bài kệ, nói về người trí sẽ chỉ cho chúng ta những điều hay lẽ phải để mình hoàn thiện hơn. Những lời chỉ bảo đó là kho tàng báu vật (76). Ca dao Việt Nam có câu: “Thuốc đắng giả tật”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cho nên cần phải kết thân với người có chí khí cao thượng. Người trí biết tự điều phục mình, như người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung lo uốn cung tên và người thợ mộc lo nảy mực đo cây (80). Người trí vững vàng, không dao động như ngọn núi kiên cố (81), như hồ nước sâu yên tịnh (82), như đạt đến bờ kia (85).

Chớ thân với bạn ác,

Chớ thân kẻ tiểu nhân.

Hãy thân người bạn lành,

Hãy thân bậc thượng nhân."

(Bài kệ 78)

        7.  Phẩm A La Hán (Arahantavagga) có 10 bài kệ nói về bậc A La Hán là vị thánh đã vượt thoát các phiền não, tự tại như chim thiên nga bay giữa hư không (91), như người kỵ mã đã điều ngự được ngựa lành (94). Vị ấy thân khẩu ý nghiệp thường vắng lặng, an ổn (96), hay xa lìa ái dục (97) và thường ẩn cư nơi núi rừng:

Khả ái thay núi rừng,

Chỗ người phàm không ưa,

Vị ly tham ưa thích,

Vì không tìm dục lạc.

(Bài kệ 99)

  1. Phẩm Ngàn (Sahassavagga) có 16 bài kệ so sánh giữa số lượng và chất lượng. Như nói ngàn câu vô nghĩa không bằng một câu Phật pháp (100), hay trăm năm tế tự không bằng một ngày chuyên tu (106), trăm năm thờ lửa không bằng một ngày cúng dường bậc thánh (107), trăm năm phá giới không bằng một ngày trì giới (110), trăm năm giải đãi, không bằng một ngày tinh tấn (112). Đức Phật nhấn mạnh rằng đạo Phật là đạo tu tâm, cho nên tự thắng những tâm tiêu cực của mình, để sống với tâm thánh thiện là chiến thắng vẽ vang nhất:

"Dầu tại bãi chiến trường

Thắng ngàn ngàn quân địch,

Tự thắng mình tốt hơn,

Thật chiến thắng tối thượng."

 (Bài kệ 103)

 

  1. Phẩm Ác (Papavagga) có 13 bài kệ nói về cặp phạm trù thiện ác, sáng tối, vv. Ví dụ như nếu lỡ làm ác thì đừng làm thêm, bởi lẽ chứa ác nhiều thì nhất định sẽ khổ (117). Nếu đã làm được thiện thì nên làm tiếp vì do nhân lành này mà được an lạc (118). Chớ nghĩ điều ác nhỏ không sao, thật ra lâu ngày thành đầy và tai hại khó lường (121). Chúng ta tránh xa điều ác như người có nhiều vàng ngọc mà thiếu bạn đồng hành thì nên tránh xa đường nguy hiểm hay như người tránh xa thuốc độc hại thân (123). Người ác sẽ bị quả báo ngược lại hại mình như ngược gió tung bụi thì bụi sẽ bay vào mặt mình lại (125), như “gậy ông đập lưng ông” sẽ bị hại mình mà không mình không ngờ đến:

Hại người không ác tâm,

Người thanh tịnh, không uế,

Tội ác đến kẻ ngu,

Như ngược gió tung bụi.

(Bài kệ 125)

  1. Phẩm Hình phạt (Dandavagga) có 17 bài kệ nói về tâm lý con người ai cũng sợ hình phạt, gông cùm, và xiềng xích. Biết sợ quả báo đau đớn này thì chúng ta phải tránh nhân sát đạo dâm vọng, ỷ ngữ, nói dối, hại người (133).

"Mọi người sợ hình phạt,

Mọi người sợ tử vong.

Lấy mình làm ví dụ

Không giết, không bảo giết."

(Bài kệ 129)

Vị thánh đệ tử giữ yên lặng giữa các thị phi như chuông bị bể không kêu vang tiếng (134), như ngựa hiền tránh roi vọt (143). Vị ấy sống kiên trì, phạm hạnh, không hại mọi sinh linh (142).

  1. Phẩm Tuổi già (Jaravagga) có 11 bài kệ nói về sự vô thường biến đổi của tuổi tác. Thân này bất tịnh, mỏng manh, tật bịnh và già chết như trái bầu mùa thu bị bỏ đi (149). Thân này làm xương và được quét tô bằng máu thịt (150). Không có hân hoan khi thân mãi bị thiêu đốt mà trí tuệ chưa mở mang (146) và cứ tiếp tục bị chi phối bởi luật sanh, trụ, dị. diệt:

 "Lang thang bao kiếp sống

Ta tìm nhưng chẳng gặp,

Người xây dựng nhà này,

Khổ thay, phải tái sanh."

(Bài kệ 153)

 

  1. Phẩm Tự ngã (Attavagga) có 10 bài kệ khuyên chúng ta hãy làm cho mình như mình đã chỉ dạy người khác (159). Việc ác dễ sanh, nên phải tự phòng hộ tự ngã kiêu căng tham ái (161), đừng dễ duôi buông lung như dây leo bám cây không rời (162). Người trí suốt ngày đêm luôn cảnh giác:

"Nếu biết yêu tự ngã,

Phải khéo bảo vệ mình,

Người trí trong ba canh,

Phải luôn luôn tỉnh thức."

(Bài kệ 157)

 

  1. Phẩm Thế gian (Lokavagga) có 12 bài kệ nói về đừng theo lối sống thọ hưởng, buông lung sáu căn rông rỡ, theo tà kiến, tà hạnh, khiến ảnh hưởng xấu cả đời này và đời sau (167, 168, 169). Ai sống trước buông lung, sau hiểu đạo nên sống tinh tấn, không phóng dật, đời này chói sáng rực như trăng thoát mây che (170), như chim thoát khỏi lưới (174), bay liệng tự do giữa trời:

Như chim thiên nga bay,

Thần thông liệng giữa trời;

Chiến thắng ma, ma quân,

Kẻ trí thoát đời này.

(Bài kệ 175)

 

  1. Phẩm Phật Đà (Buddhavagga) có 18 bài kệ tán thán về sự chuyên trì giới định tuệ và sự thích an tịnh viễn ly của Đức Phật Thích Ca (179, 181). Lời dạy căn bản của Đức Phật là không làm mọi điều ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch (183). Ngài là bậc tuệ tri biết các dục rất khó thỏa mãn lại hại thân tâm chúng ta (168), cho nên bậc thánh đệ tử không tìm cầu dục lạc, chỉ ưa thích ái diệt, khổ diệt (186, 191). Phật pháp tăng là ba bậc quý báu trên thế gian, đáng cho chúng ta kính lễ cúng dường quy y:

Vui thay, Phật ra đời

Vui thay, Pháp được giảng!

Vui thay, Tăng hòa hợp!

Hòa hợp tu, vui thay!

(Bài kệ 194)

 

 

  1. Phẩm An Lạc (Sukhavagga) có 12 bài kệ nói về sự giải thoát tự tại của các bậc thánh đệ tử. Các ngài sống không hận thù giữa những người hận thù (197), sống không rộn ràng giữa những người rộn ràng (199), sống an tịnh giải thoát giữa những người trói buộc đầy phiền trược. Do vậy, để được an lạc, chúng ta hãy thân cận bậc thiện nhân hiền sĩ:

Bậc hiền sĩ, trí tuệ

Bậc nghe nhiều, trì giới,

Bậc tự chế, Thánh nhân;

Hãy gần gũi, thân cận

Thiện nhân, trí giả ấy,

Như trăng theo đường sao."

(Bài kệ 208)

 

  1. Phẩm Hỷ Ái (Piyavagga) có 12 bài kệ nói về hỷ ái, dục ái, sinh sầu bi, khổ ưu não (215). Bậc thánh đệ tử giới đức, chánh kiến, thoát khỏi dây ràng buộc của hỷ ái, dục ái:

Ái luyến sinh sầu ưu,

Ái luyến sinh sợ hải.

Ai giải thoát ái luyến

Không sầu, đâu sợ hải?

(Bài kệ 213)

Do thoát khỏi lưới dục trần gian này nên các ngài được số đông quần chúng kính quý và phước lành sẽ đến các ngài từ đời này đến đời kia (220).

  1. Phẩm Phẫn Nộ (Kodhavagga) có 14 bài kệ nói vị nào làm chủ được phẫn nộ, sân giận thì giống như dừng được bánh xe đang lăn xuống hố sâu (222), sẽ tránh được nhiều chuyện ăn năn hối tiếc xảy ra. Giữ thân, miệng, ý đừng phẫn nộ là từ bỏ thân, miệng, ý làm ác hạnh (231, 232, 233), là ba nghiệp khéo bảo vệ (234). Đức Phật cũng chỉ ra cách đối trị lòng phẫn nộ, xan tham và hư ngụy bằng cách rất đơn giản và hiệu quả thâm sâu vô cùng:

Lấy không giận thắng giận,

Lấy thiện thắng không thiện,

Lấy thí thắng xan tham,

Lấy chơn thắng hư ngụy.

(Bài kệ 223)

 

  1. Phẩm Ô nhiễm (Malavagga) có 21 bài kệ nói về do tâm tán loạn ô nhiễm, không trong sáng, mất phẩm hạnh, nên vị này thường bị người chê cười, không kính trọng. Bậc thánh đệ tử nên siêng năng, tinh tấn, lọc tâm mình cho trong sáng như hòn đảo vững chắc, như vàng đã được lọc.

 

 

Hãy tự làm hòn đảo

Tinh cần và sáng suốt

Trừ cấu uế, thanh tịnh

Chẳng trở lại sanh già.

(Bài kệ 238)

 

 

Người trí theo tuần tự

Từng sát na trừ dần

Những cấu uế nơi mình

Như thợ vàng lọc quặng.

(Bài kệ 239)

 

 

  1. Phẩm Công bằng (Dhammatthavagga) có 17 bài kệ nói về cách giao tế với người xung quanh, chúng ta đừng để những tâm tham, sân, si che mờ những ý tưởng, quyết định của mình. Bậc thánh đệ tử luôn lấy lòng từ hoà, bình đẳng, đúng pháp và công bằng như người cầm cán cân công lý để đối đãi với người.

Không chuyên chế, đúng pháp

Công bằng, dắt dẫn người

Bậc trí sống đúng pháp

Thật xứng danh pháp trụ.

(Bài kệ 257)

 

Im lặng nhưng ngu đần

Đâu được gọi ẩn sĩ?

Như người cầm cán cân

Kẻ trí chọn điều lành.

(Bài kệ 268)

 

Từ bỏ các ác pháp

Mới thật là ẩn sĩ

Ai thật hiểu hai đời

Mới xứng danh ẩn sĩ.

(Bài kệ 269)

Đức Phật còn từ bi chỉ ra phong cách của bậc thánh hiền là không cần nói nhiều, biện minh, cải lý mà chỉ giữ trong lòng bình an, ổn định, không oán thù, ganh ghét và luôn ủng hộ lẽ phải:

Không phải vì nói nhiều

Mới xứng danh bậc trí

An ổn không oán sợ

Thật đáng gọi bậc trí.

                                                    (Bài kệ 258)

 

  1. Phẩm Con Đường (Maggavagga) có 17 bài kệ. Đạo là con đường. Con đường của đạo Phật là dùng Lý Tứ đế và Bát Chánh đạo để giác tỉnh lý vô thường tạm bợ và đau khổ ở thế gian và để sống đúng với chân lý lẽ thật. Những của cải vật chất, bà con thân thuộc, sẽ tan theo không gian và thời gian, không ai có thể cứu hộ được nghiệp quả của mình:

 

Một khi tử thần đến

Không có con che chở

Không cha không bà con

Không thân thích che chở.

(Bài kệ 288)

 

Bởi thế, bậc có trí biết buông bỏ những giả tạm trần thế và tìm lẽ thật của Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo để ra khỏi những khổ đau.

Biết rõ lý lẽ trên

Kẻ trí siêng trì giới

Thấu triệt đường Niết bàn

Sớm chứng thanh tịnh đạo.

(Bài kệ 289)

 

Do dứt các nghiệp ái dục nặng nề, siêng tu đạo tịch tịnh Niết bàn nên Đức Thế Tôn đã chứng ngộ được tâm thanh tịnh giải thoát. Từ đây, thân tâm ngài như sen thu tinh khiết giữa cõi trần loạn động:

Tự cắt giây tình ái

Như tay bẻ sen thu

Hãy tu đạo tịch tịnh

Niết bàn Thiện Thệ dạy.

(Bài kệ 285)

 

  1. Phẩm Tạp lục (Pakinnakavagga) có 16 bài kệ, nói về suốt đời chúng ta chỉ chạy theo những lợi ích hay niềm vui nho nhỏ mà quên đi sự an lạc vô cùng to lớn trong tâm thức.

Nhờ từ bỏ vui nhỏ

Hưởng được vui lớn hơn

Kẻ trí bỏ vui nhỏ

Khi nhìn đến vui lớn.

(Bài kệ 290)

Để dứt khổ luân hồi, chúng ta nên trở lại niềm vui an lạc vô tận bên trong tâm lúc nào cũng có sẵn. Dù đang ở trong hang sâu heo hút hay rừng sâu núi vắng không người vãng lai, vị thánh đệ tử luôn an lạc tự tại.  

Người ngồi nằm một mình

Độc hành không buồn chán

Tự điều phục một mình

Sống thoải mái rừng sâu.

(Bài kệ 305)

 

 

  1. Phẩm Cảnh khổ (Nirayavagga) có 14 bài kệ nói về nhân quả báo ứng của cảnh khổ địa ngục. Chúng ta đôi khi dễ ngươi khinh thường những việc làm không đúng pháp của mình mà không biết rằng chính sự phi pháp, thân khẩu ý buông lung và phạm giới đó là lối đi vào địa ngục hay vào cảnh khổ nhiều đời.

Sống phóng đãng buông lung

Theo giới cấm ô nhiễm

Sống phạm hạnh đáng nghi

Sao chứng được quả lớn.

(Bài kệ 312)

 

 

  1. Phẩm Voi (Nagavagga) có 14 bài kệ nói về con voi, ngựa khéo được điêu luyện nên đã thắng trận giữa làn tên bắn của kẻ thù. Do voi ngựa đã được thuần thục, nên vua có thể cưỡi đi diễn hành xung quanh thành phố. Cũng vậy, vị thánh đệ tử khéo điều ngự và nhẫn chịu mọi khó khăn và nghịch chướng thì có thể đạt đến Niết bàn, trở thành bậc thầy của cõi trời và người.

Voi luyện đi dự hội

Voi luyện được vua cưỡi

Kẻ luyện, người tối thượng

Nhận chịu mọi phỉ báng.

(Bài kệ 321)

Chẳng phải nhờ xe nầy

Đưa người đến Niết bàn

Chỉ có người tự điều

Đến đích, nhờ điều phục.

(Bài kệ 323)

 

  1. Phẩm Ái dục (Tanhavagga) có 26 bài kệ nói về ái dục là nguyên nhân chính yếu sanh ra vòng đau khổ của kiếp sống luân hồi, cho nên thánh đệ tử trú trong sự tịch tịch của vô dục, giữ thân tâm trong sạch, không lấy ô nhiễm khát ái làm niềm vui:

Dòng ái dục chảy khắp

Như giây leo mọc tràn

Thấy giây leo vừa sanh

Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.

(Bài kệ 340)

 

Ai sống trong đời này

Ái dục được hàng phục

Sầu khổ tự tiêu dần

Như nước giọt lá sen.

(Bài kệ 336)

Pháp thí, thí tối thắng

Pháp vị, vị tối thắng

Pháp hỷ, hỷ tối thắng

Ái diệt, thắng khổ đau.

(Bài kệ 354)

 

  1. Phẩm Tỳ khưu (Bhikkhuvagga) có 23 bài kệ nói về chư tôn đức Tỳ kheo đệ tử xuất gia của Đức Phật sống luôn tỉnh thức hộ trì sáu căn, không buông lung thọ hưởng ngũ dục, giữ tâm tịch lặng an trú trong chánh pháp của Đức Từ phụ.

Vị Tỳ kheo trú pháp

Mến pháp suy tư pháp

Tâm tư niệm chánh pháp

Sẽ không rời chánh pháp.

(Bài kệ 364)

Tỳ kheo tát thuyền nầy

Thuyền không, nhẹ đi mau

Trừ tham, diệt sân hận

Tất mau chứng Niết bàn.

 

(Bài kệ 369)

Như hoa Vassika

Quăng bỏ cánh úa tàn

Cũng vậy vị Tỳ kheo

Giải thoát tham và sân.

(Bài kệ 377)

 

 

  1. Phẩm Bà La Môn (Brahmanavagga) có 41 bài kệ nói về ý nghĩa của Bà-la-môn theo quan điểm của Đức Phật. Bà la môn là những vị tu sĩ của đạo Hindu, thuộc giai cấp tu sĩ (xã hội Ấn Độ có bốn giai cấp: 1) Sát đế lợi/vua chúa, 2) Bà la môn/tu sĩ, 3) thương xá/ buôn bán và 4) Chiên đà la/giai cấp thấp). Họ chuyên trì tụng kinh Hindu, có vị thờ lửa, có vị khổ hạnh, có vị sống đời sống có gia đình và cho là sau này sẽ sanh về cõi trời Phạm thiên. Đức Phật giải thích Bà-la-môn là phạm hạnh, cho dù có dán nhãn hiệu giai cấp cao hay thấp nào của xã hội, nhưng nếu vị đó thân khẩu ý trong sạch thì vị đó được xứng danh là Bà-la-môn. Nếu vị nào sanh trong dòng họ Bà-la-môn mà không đức hạnh, tu tập không nghiêm chỉnh, thì không thể gọi là phạm hạnh Bà-la-môn được:

Hãy tinh tấn đoạn dòng

Bà la môn bỏ dục

Thấu hiểu uẩn diệt tận

Người thật chứng vô tác.

(Bài kệ 383)

Ban ngày trời chiếu sáng

Ban đêm trăng chiếu sáng

Khí giới sáng chúa vua

Thiền định sáng Bà la môn

Nhưng hào quang Đức Phật

Chói sáng cả ngày đêm.

(Bài kệ 387)

 

 

 

Tóm lại, qua 26 phẩm của kinh Pháp Cú, Đức Phật nói về nét đẹp xuất thế tại thế gian này, khuyên các Gia đình Phật tử tại Hoa Kỳ vì tương lai Phật giáo cho các con em Phật tử mà ngồi lại với nhau, giữ gìn đức hạnh cao thượng của mình, lấy đó làm nhân tố chính yếu để xây dựng nghiệp đồ Phật giáo. Phật giáo có nhiều tông phái, nhiều chùa và nhiều GDPT. Mỗi tông phái, mỗi chùa, mỗi GDPT cúng dường Phật pháp mỗi cách, theo khả năng sáng tạo của mình và cùng hoà hợp dâng lên Tam bảo. Quan trọng làm sao chính từng tông phái, từng đơn vị cố gắng lấy lời dạy xuất thế của Đức Phật trong kinh Pháp Cú để hoàn thiện lấy mình và làm gương mẫu cho các con em nối bước theo sau. Cố gắng đừng để tự ngã, hám danh, hám quyền, sân giận, ganh ghét,  những tư tưởng dị biệt cá nhân, giận hờn, trách móc, nghi kỵ lẫn nhau làm chướng ngại; đừng để những thô tục, tranh giành, tiêu cực của tham sân si hiện nơi thân khẩu ý. Chư tôn đức tăng ni lãnh đạo và các huynh trưởng GDPT là những tấm gương mẫu mực tại thế gian, thay Phật để truyền đạt những đức hạnh an lạc của kinh Pháp Cú cho chính mình và đàn em như  giữ giới, ngồi thiền, tu tuệ, đạo đức, oai nghi, chánh niệm, định tâm, thương người, tha thứ, hỷ xả, không phóng dật, công bằng, hy sinh, xả ngã vì người và khéo chế ngự thân khẩu ý của mình, vv. Kinh Pháp Cú dạy chúng ta làm thế nào để những đức tánh thánh thiện này thể hiện nơi thân khẩu ý chúng ta trong vai trò hay sứ mạng tu tập và lãnh đạo GDPT của chúng ta.

Như vậy, Phật pháp and GDPT sẽ tồn tại rất đẹp và lý tưởng.

Kính mong lắm thay!

  Chùa Hương Sen mùa hoa tiêu đỏ nở,

Ngày 21 tháng 5 năm 2017

 

Thích Nữ Giới Hương

 

 

 

Tài Liệu Tham Khảo

Most Venerable Thích Minh Châu. Kinh Pháp Cú. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

          <http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/phapcu1.htm>

Ven. Narada Maha Thera. Dhammapada. Maha Bodhi Information and Publications Division. Sarnath, India. 1971.

 

 

Hãy cho đi những gì mình đang có

   Hãy hiến tặng những gì họ đang cần.

Yellow Leaf

  Hãy cho đi những gì mình đang có

   Hãy hiến tặng những gì họ đang cần.

Thật đúng vậy, cho và nhận cũng là một nghệ thuật sống của chúng ta. Vậy Chúng ta sẽ  “cho” như thế nào? cách “cho” ra sao? và đón “nhận” như thế nào? Đó không phải là một triết lý quá xa lạ trong giáo lý nhà Phật. Nhưng có bao nhiêu người làm được việc này, đón nhận bằng cả một tấm lòng chân thành. Để hướng tâm đến sự thăng hoa cởi mở tâm để bố thí thì năng lượng lòng từ bi truyền cho mọi người. Đón nhận trong niềm hỷ lạc và tràn đầy an vui, hạnh phúc, khi phát tâm hiến tặng và ban phát bằng tất cả tấm lòng thì sẽ loại trừ tâm không vụ lợi và đòi hỏi, “cho” không có nghĩa là đòi hỏi người khác phải biết mang ơn, “cho” không có nghĩa phải mong được người khác cho lại, “cho” không có nghĩa mình đã mất tất cả, “cho” thì sẽ được tất cả. Đó là một lời triết lý vĩnh hằng mà đức Phật đã thường giảng trước lúc Ngài nhập Niết Bàn. Đức Phật nhập Niết Bàn hơn 2.500 năm, những triết lý đó vẫn còn mang lại một giá trị thiết thực cho mãi đến tận ngày hôm nay.

    Đức Thế Tôn luôn đề cao hạnh bố thí, bố thí cho đến “Tam luân không tịch”. Đó là người bố thí, người nhận bố thí và món quà được bố thí. Thứ nhất, người bố thí chân thành. Ở nơi tấm lòng thì lúc đó người nhận bố thí, họ mới đón nhận bằng cả một trái tim biết ơn và lòng kính mến, nên khi phát tâm bố thí trước và sau phải giữ một tâm cân bằng không có sự thay đổi. Thứ hai, người bố thí phải thấy cả món quà này. Cũng là sự góp mặt của vạn sự vật mới làm ra món quà, khi trao tặng ta không mang tâm trạng lựa chọn giá trị cao thấp để bố thí. Thứ ba, người bố thí không có sự phân biệt hay sự đòi hỏi của người nhận, chỉ một lòng vì họ mà trao tặng. Nếu chúng ta làm được cả ba điều này cùng một lúc, tức là chúng ta đã đạt được đỉnh cao của sự bố thí. Đó là bố thí không đều kiện hay nói cách khác là bố thí một cách trong sạch.

Trong kinh Pháp Hoa. Đức Phật tán thán hạnh nguyện bố thí xả bỏ thân mạng vì chúng sanh. của Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát vì ngài chứng được: “Giải Nhất thiết chúng sanh đà-la-ni” (Kinh Pháp Hoa, Phẩm 23, trang 598) nên ngài sẽ thí vô lượng, vô biên thân của mình để thuyết pháp giáo hóa. Cho nên chúng ta thấy rằng tinh thần vì đạo pháp của các ngài là không có tính toán, vụ lợi, không có sự đòi hỏi ở người nhận mà chỉ mong mỏi một điều là đem lại sự lợi ích cho chúng sanh.

Bố thí cũng được xem là một pháp môn tu tập. Khi chúng ta thực hành hạnh nguyện bố thí, tức là đã dần lìa bỏ tâm tham lam, tâm keo kiệt, vị kỷ, mà sẵn sàng ban tặng những gì mà chúng sanh cần đến. Kể cả dâng hiến cả thân mạng, vốn là một tài sản quý giá nhất cũng không tiếc rẻ. Như bồ tát Quảng Đức bố thí cả thân mạng vì sự trường tồn của Phật pháp. Ngài bố thí thân mạng mình mà không cần đền đáp. Đây có thể được xem là một phạm trù xa lạ với những ai có tâm nhỏ hẹp. Càng khó khăn hơn đối với họ, khi phải cho đi những vật khả ý, khả ái tức là những vật mà mình yêu thích. Đa phần những vật mình đem cho đều là của thừa thãi, vô dụng. Cho nên khi phát tâm bố thí thì phải hướng đến tâm rộng lớn, tâm hướng thượng, tâm không mong cầu, tâm không trói buộc, chỉ có vô tâm thì lúc đó mới đạt được công đức. Do vậy, người được cho và vật đem cho cả hai đạt được phước báo vô lượng. Chính vì thế chúng ta là những hành giả trẻ, phải nỗ lực vươn lên tới đỉnh cao đó là bố thí ba la mật, để loại trừ tâm tham lam chỉ muốn làm lợi ích cho bản thân.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, không có món quà nào cao quý nhất bằng món quà của tình thương. Vượt lên trên tất cả mỗi thứ khác mà ai cũng cần đến, dù là hiến tặng bất cứ món quà nào có giá trị cao nhất. Cũng không vượt qua tấm lòng chân thật, mới quyết định giá trị đích thực của sự hiến tặng. Cho nên khi chúng ta phát tâm bố thí, phải quay về quán chiếu nội tâm, biết cách xây dựng vun vén tâm. Nhằm mang lại những lợi ích cho tất cả những người xung quanh của chúng ta, cho dù chúng ta chưa có hành động giúp đỡ nào cụ thể. Khi hướng tâm giúp đỡ tới người khác, tức là đã truyền một năng lượng của lòng từ bi cho người nhận, họ cảm nhận niềm vui và sự an lạc. Đó chính là món quà đem đến hạnh phúc cho chính chúng ta.

Để thực hành được hạnh nguyện bố thí ba la mật, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một trí tuệ rộng lớn, phải thấu hiểu bản chất của cuộc đời là vô thường và vô ngã. Chính tuệ giác vô ngã soi sáng cho hành động bố thí để đạt đến bố thí ba la mật. Hãy cho đi tất cả để có được tất cả. Đó là lý tưởng, là phương châm sống của người con Phật. Khi chúng ta bố thí trước tiên phải xuất phát từ sự hân hoan và tự nguyện. Khi phát tâm bố thí phải tuyệt đối đạt được tâm thanh tịnh bởi vì “Của cho không bằng cách cho” bởi lẽ của cải sẽ tàn phai, chỉ tình thương ở lại, những gì trao hôm nay sẽ theo nhau mãi mãi.

 

Xin Lỗi, Tha Thứ, và Cảm Ơn - "Ba La Mật" new

Hãy Lo Cho Nhau - dịch giả Nguyễn Duy Nhiên new

Người Hạnh Phúc Nhất Trần Giannew

Cõi Vô Hìnhnew

Trò chuyện với Thiền sư Nhất Hạnh quanh bài Bông Hồng Cài Áonew

Chư Thiên Vấn Phật

Chúc Mừng Năm Mới Từ Đức DaLai Lama Tây Tạng

Câu Chuyện Nhân Quả Báo Ứng Có Thật

 

Vươn Lên Học Pháp - Nguyễn Nguyên An

 

Chùm Truyện Ngắn Nguyễn Nguyên An

Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6

 

 

Chùm Truyện Ngắm - Nguyễn Đông Nhật

 

Tưởng Là Thật Nhưng Không Phải Là Thật - Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw

 

Hoa Hậu Võ Bích Liên Người Con Gái Lành Của Đức Thế Tôn - Võ Văn Tường & TN Giới Hương

 

Ăn Mày Cửa Phật

 

Chuyện về một phó Giám đốc xuống tóc đi tu

 

Giải Khuyến Học Phật Pháp Kỳ III 2014 Tại Quận Cam, CA

 

Quan Điểm Ăn Chay và Ăn Mặn Của Các Danh Nhân Thế Giới  

Về Nguồn Nơi Thảo Nguyên RavenBurg - Tâm Tĩnh Lặng

Như Một Bông Tuyết Trở Về - Nguyễn Đông Nhật - Tâm Tĩnh Lặng

Nhạc Gây Quỹ̃ Chù̀a Hương Sen: 5 Đĩ̃a CD Đạo Ca, Văn Nghệ...

Dâng Hoa Lương Hoàng Sám Trong Mùa Vu Lan - Thích Nữ Giới Hương

Đạo Hạnh của Nữ Phật Tử (PDF) - TN Giới Hương

Gương Hiếu Thảo (PDF)- TN Giới Hương

Hạnh Phúc Thay, Đức Phật Đảnh Sanh (PDF) - TN Giới Hương

Hãy Quý Giây Phút Chúng Ta Đang Sống (PDF) - TN Giới Hương

Hoa Tuyết Cúng Phật Nhân Ngày Phật Đản (PDF) - TN Giới Hương

Hóa Thân Quán Âm (PDF) - TN Giới Hương

Nắng Lăng Nghiêm Tháng Sáu (PDF) - TN Giới Hương

Nhớ Phật Vào Ngày Lễ Vesak (PDF) - TN Giới Hương

Nữ Phật Tử Visakha (PDF) - TN Giới Hương

Quan Điểm của Phật Giáo về Hình Phạt tội Tử Hình (PDF) - TN Giới Hương

Sự Cống Hiến của Hoa Vô Ưu (PDF) - TN Giới Hương

Sự Đóng Góp của Phật Giáo Đại Thừa (PDF) - TN Giới Hương

Trần Gian Tuôn Giọt Lệ Đưa Tiễn Bước Chân Ôn - TN Giới Hương

Giác Linh Hòa Thượng Chí Năng - TN Giới Hương  & Hình ảnh

Lễ Phật Thành Đạo và Lễ Tất Niên - Chùa Việt Nam - Los Angeles (pdf) - TN Giới Hương

Bốn Trường Hạ An Cư Tại Miền Nam Cali, Hoa Kỳ (PDF) - TN Giới Hương

NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT LÀM GÌ VÀO NHỮNG TẾT 2014?(PDF) - TN Giới Hương

HOW DO VIETNAMESE-AMERICAN PEOPLE ENJOY TET 2014? (PDF) - TN Giới Hương

"Tiếng Gọi Từ Bi" Lễ Hội Quan Âm 2014, TEXAS (PDF)   đăng ở Quảng Đức web & Việt Báo- TN Giới Hương

Nét Bút Bên Song Cửa - TN Giới Hương

SỰ TRUYỀN THỪA NI GIỚI ĐẮC PHÁP - TN Giới Hương

Về Nguồn Trên Thảo Nguyên Ravensberg, Đức Quốc (DOC) - Tâm Tĩnh Lặng

Món quà Đạo Vị cuối năm của Hội Phật Tử Lạc Pháp - Tâm Tĩnh Lặng

KHÓA TU TAM BỘ NHẤT BÁI. KHÁNH THÀNH ĐẠI HỒNG CHUNG/CHUA HUONG SEN/VU LAN - Tâm Tĩnh Lặng

Lời Mẹ Dặn (PDF) - Thích Nữ Viên Quang

Thăng Trầm Đời Tu Sĩ (PDF) - Thích Nữ Viên Quang

Tình Tỷ Muội (PDF) - Thích Nữ Viên Quang

Ăn Chay Ăn Mặn

Ra Mắt CD Về Với Phật và Tình Ca Xuân Quê Hương

HOẰNG PHÁP NƠI TRẠI TÙ (Phùng Annie Kim tường thuật)

Lời Chúc Nguyện Đầu Năm (PDF) - TN Giới Hương

Phương Pháp Đản Sanh của Chư Phật (PDF) - TN Giới Hương

Bức Thông Điệp Muôn Đời - TN Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Nam Trên Đất Mỹ Thời Nay (PDF) -TN Giới Hương

Hội Luận - Tương Lai Cơ Hội và Thách Thức của Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ (PDF) -Tâm Tĩnh Lặng

SỚ TÁO QUÂN KIẾT HẠ  - TN Giới Hương

Bước Chân Vào Đạo (PDF) - Thích Nữ Viên Quang

Dòng Chạy Thời Gian (PDF) - Thích Nữ Viên Quang

 

Tổng hợp tất cả những vườn văn hay PG chùa Hương Sen

Vào những ngày cuối thu, ta sẽ bắt gặp những chiếc lá vàng rơi theo luồng gió thoảng qua trong hư không. Nhặt chiếc lá như một định mệnh. Cầm trên tay chiếc lá không còn sự sống, cảm nhận về sự sống và cái chết bắt đầu hình thành, như một quy luật tất yếu không thể nào tránh khỏi được.

Image result for rain images

Câu truyện cảm động này nói lên một khía cạnh của đức Phật mà chúng ta ít thấy được trình bày trong các kinh tạng Pali

Dưới mái hiên của một Mobile home ở Long Beach, vua riệu phú Doughnuts Cambốt, ngả lưng nằm suy gẫm sự đời. Một thời được hưởng giầu sang và sự nể trọng của cộng đồng

Xin lỗi cho những phút tôi vô tâm, thờ ơ với nỗi đau của bạn...

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm