Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Luân hồi là sự sống chết nối tiếp nhau nơi một chúng sinh.Như chúng ta biết dòng nhân quả diễn tiến một cách liên tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó, khi nào còn lòng tham sống và còn tạo Nghiệp thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báu. Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng họat động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn mặc dù hinh thái cơ sở vật lý của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái cơ sở vật lý của sự sống ở giai đoạn trước. Nên lưu ý dòng sống này luôn thay đổi chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử đi từ đời này sang đời khác, như một lữ khách đi từ quán trọ này sang quán trọ khác.

Sự tái sinh theo Đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác hay là nhất định sinh trở lại loài người này với "cái linh hồn xưa củ không thay đổi " . Do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh hành động cố ý ) mà sau khi xác thân này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như các lòai trời hoặc thấp hơn lòai người như cầm thú, ma quỷ và các loài cực khổ khác sẻ hiện thành. Như vậy sự sống cứ tiếp diễn trong trạng thái thay đổi. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chúng sinh trước.Hai hình thái sống trong hai giai đoạn thời và hòan cảnh " không khác nhau và không giống nhau"

Không có vấn đề con người trở thành Phật hay Bồ Tát hay Trời hoặc Thú. Mà chính hành động của thân, khẩu, ý. Nói chung là Nghiệp của mổi người mang tính chất tái sinh lên cỏi nào. Không những trong tương lai mà trong hiện tại, chúng ta có thể trở thành con người như thề này hay thế khác tùy theo hành động của thân, khẩu, ý của chúng ta.

Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi " sau khi chết còn hay mất ", chứ không phải là câu trả lời "sau khi chết con người có thể sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó mãi mãi từ kiếp này sang kiếp khác".Hay câu trả lời là " chết sẽ không còn gì hết".

Không có nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp Đức Phật và các vị A La Hán.Đức Phật và A La Hán là các bậc chánh đẳng chánh giác, các bậc đại giải thoát, không còn vì cái "tôi", không tạo nhân sống chết nên không còn luân hồi sinh tử. Cho nên đối với chúng sinh chua đủ sức giải thoát, Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu tập để khỏi phải sa đọa vào các cảnh giới khác như ngạ quỷ, súc sinh hay các cảnh giới khổ khác, mà là đến với cảnh giới an lành như cảnh giới Trời hay ít nhất là được sinh trở lại thế giới lòai người, nơi mà điều kiện sống tương đối an vui và có thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên con đường giải thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Nói về Nghiệp :Nghiệp là kết quả của những hành động có ác ý.Đó là những ác ý của hành động bởi lời nói và ý nghỉ " Thân, Khẩu, Ý ". Nếu kết hợp với nhân quả thì Nghiệp là năng lực do những hành vi trong quá khứ (của đời này và các đời trước) kéo dài đến hiện tại và tương lai của (đời này và các đời sau).Một cách khái quát ta phân biệt Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp, từ đó sinh ra các quả báo Thiện hay quả báo Ác. Do đó ,nếu ta làm điều thiện thì thiện quả sẻ đến với chúng ta, còn ngược lại chúng ta sẻ gặp quả báo ác.

Nghiệp trong Duyên chữ Duyên ở đây tạm chia làm hai loại

Là Nghiệp Duyên Trong sự tái sinh luân hồi, duyên này cũng sẽ tồn tại như một linh hồn. nhân quả của ân óan đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Trong thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện như thế này, có hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ con nửa mà họ đem lòng yêu nhau vị họ thấy có cái gì đó quyến luyến đới với họ.Đến ngày họ làm lễ thành thân thì cũng lúc đó Phật đi ngang nhìn thấy và cố tình ngăn cản cuộc tình đó, Đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài phải dùng pháp thiên nhãn thông (ngày nay khoa học gọi là Ngoại Cảm) cho họ thấy quá khứ của họ là mẹ con và họ đã nhìn nhau. Ở thế gian con người bình thường sẽ không thấy được như vậy và cho là hôn nhân như vậy là hòan toàn đúng. Nhưng trong Đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi của một linh hồn từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Duyên Và Nợ Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên mới đến với nhau. Đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước.Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bổng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ, không phải có duyên duy nhất đối với chồng hay vợ mà là có duyên với tất cả chúng sinh. Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và củng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Trong sự tồn tại luân hồi đó thì tu theo đạo Phật thì phải xa lìa tình duyên. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không giải thoát. Đức Phật lúc trước khi xuất gia củng phải trả một nợ duyên của Ngài rồi mới đi tìm đạo.

Còn trong thế gian này có khi vợ chồng sống rất hạnh phúc nhưng củng có những tình duyên ngòai tình chồng vợ đó. Nhưng đối với người con Phật thì xem đó như là món nợ mà mình phải trả, nên đến với tinh thần Phật Pháp, phải biến chuyển đỗi nợ duyên đó thành công cụ cho mình giải thoát nợ duyên đó.Còn đối với những người không học Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, vậy thì suốt kiếp vẫn sống trong luân hồi duyên và nợ.Ở thế gian vợ chồng đôi khi sống với nhau chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay, đó là duyện nợ đã hết,Nhưng ngược lại có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập tàn nhẫn củng không bỏ được, cho dù có quyết tâm bỏ người chồng đó đến với người khác thì củng gặp cảnh tương tự như vậy thôi. Vì nợ duyên đó vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ. Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta đã tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Vì cái duyên của thế gian chúng ta đã hết chỉ còn lại cái duyên của mình với Phật. Và như thế đến kiếp sau chúng ta đã hết tình duyên ở cỏi trần một lòng đến với Phật thì chúng ta đã thoát khỏi vòng sanh tử của quy luật luân hồi và nhân quả.

Như vậy chúng ta tu tập từ kiếp này để sống cho thân tâm trong sạch đừng tạo nghiệp Duyên, và phải giử thân, khẩu, ý cho thanh tịnh, biết thương sót chúng sinh, có tâm từ bi.Như thế mình củng dần tìm đến sự giải thoát trong hiện tại và tương lai.
::Văn Thường Trần::

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm