Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Hãy cho đi những gì mình đang có

   Hãy hiến tặng những gì họ đang cần.

Yellow Leaf

  Hãy cho đi những gì mình đang có

   Hãy hiến tặng những gì họ đang cần.

Thật đúng vậy, cho và nhận cũng là một nghệ thuật sống của chúng ta. Vậy Chúng ta sẽ  “cho” như thế nào? cách “cho” ra sao? và đón “nhận” như thế nào? Đó không phải là một triết lý quá xa lạ trong giáo lý nhà Phật. Nhưng có bao nhiêu người làm được việc này, đón nhận bằng cả một tấm lòng chân thành. Để hướng tâm đến sự thăng hoa cởi mở tâm để bố thí thì năng lượng lòng từ bi truyền cho mọi người. Đón nhận trong niềm hỷ lạc và tràn đầy an vui, hạnh phúc, khi phát tâm hiến tặng và ban phát bằng tất cả tấm lòng thì sẽ loại trừ tâm không vụ lợi và đòi hỏi, “cho” không có nghĩa là đòi hỏi người khác phải biết mang ơn, “cho” không có nghĩa phải mong được người khác cho lại, “cho” không có nghĩa mình đã mất tất cả, “cho” thì sẽ được tất cả. Đó là một lời triết lý vĩnh hằng mà đức Phật đã thường giảng trước lúc Ngài nhập Niết Bàn. Đức Phật nhập Niết Bàn hơn 2.500 năm, những triết lý đó vẫn còn mang lại một giá trị thiết thực cho mãi đến tận ngày hôm nay.

    Đức Thế Tôn luôn đề cao hạnh bố thí, bố thí cho đến “Tam luân không tịch”. Đó là người bố thí, người nhận bố thí và món quà được bố thí. Thứ nhất, người bố thí chân thành. Ở nơi tấm lòng thì lúc đó người nhận bố thí, họ mới đón nhận bằng cả một trái tim biết ơn và lòng kính mến, nên khi phát tâm bố thí trước và sau phải giữ một tâm cân bằng không có sự thay đổi. Thứ hai, người bố thí phải thấy cả món quà này. Cũng là sự góp mặt của vạn sự vật mới làm ra món quà, khi trao tặng ta không mang tâm trạng lựa chọn giá trị cao thấp để bố thí. Thứ ba, người bố thí không có sự phân biệt hay sự đòi hỏi của người nhận, chỉ một lòng vì họ mà trao tặng. Nếu chúng ta làm được cả ba điều này cùng một lúc, tức là chúng ta đã đạt được đỉnh cao của sự bố thí. Đó là bố thí không đều kiện hay nói cách khác là bố thí một cách trong sạch.

Trong kinh Pháp Hoa. Đức Phật tán thán hạnh nguyện bố thí xả bỏ thân mạng vì chúng sanh. của Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát vì ngài chứng được: “Giải Nhất thiết chúng sanh đà-la-ni” (Kinh Pháp Hoa, Phẩm 23, trang 598) nên ngài sẽ thí vô lượng, vô biên thân của mình để thuyết pháp giáo hóa. Cho nên chúng ta thấy rằng tinh thần vì đạo pháp của các ngài là không có tính toán, vụ lợi, không có sự đòi hỏi ở người nhận mà chỉ mong mỏi một điều là đem lại sự lợi ích cho chúng sanh.

Bố thí cũng được xem là một pháp môn tu tập. Khi chúng ta thực hành hạnh nguyện bố thí, tức là đã dần lìa bỏ tâm tham lam, tâm keo kiệt, vị kỷ, mà sẵn sàng ban tặng những gì mà chúng sanh cần đến. Kể cả dâng hiến cả thân mạng, vốn là một tài sản quý giá nhất cũng không tiếc rẻ. Như bồ tát Quảng Đức bố thí cả thân mạng vì sự trường tồn của Phật pháp. Ngài bố thí thân mạng mình mà không cần đền đáp. Đây có thể được xem là một phạm trù xa lạ với những ai có tâm nhỏ hẹp. Càng khó khăn hơn đối với họ, khi phải cho đi những vật khả ý, khả ái tức là những vật mà mình yêu thích. Đa phần những vật mình đem cho đều là của thừa thãi, vô dụng. Cho nên khi phát tâm bố thí thì phải hướng đến tâm rộng lớn, tâm hướng thượng, tâm không mong cầu, tâm không trói buộc, chỉ có vô tâm thì lúc đó mới đạt được công đức. Do vậy, người được cho và vật đem cho cả hai đạt được phước báo vô lượng. Chính vì thế chúng ta là những hành giả trẻ, phải nỗ lực vươn lên tới đỉnh cao đó là bố thí ba la mật, để loại trừ tâm tham lam chỉ muốn làm lợi ích cho bản thân.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, không có món quà nào cao quý nhất bằng món quà của tình thương. Vượt lên trên tất cả mỗi thứ khác mà ai cũng cần đến, dù là hiến tặng bất cứ món quà nào có giá trị cao nhất. Cũng không vượt qua tấm lòng chân thật, mới quyết định giá trị đích thực của sự hiến tặng. Cho nên khi chúng ta phát tâm bố thí, phải quay về quán chiếu nội tâm, biết cách xây dựng vun vén tâm. Nhằm mang lại những lợi ích cho tất cả những người xung quanh của chúng ta, cho dù chúng ta chưa có hành động giúp đỡ nào cụ thể. Khi hướng tâm giúp đỡ tới người khác, tức là đã truyền một năng lượng của lòng từ bi cho người nhận, họ cảm nhận niềm vui và sự an lạc. Đó chính là món quà đem đến hạnh phúc cho chính chúng ta.

Để thực hành được hạnh nguyện bố thí ba la mật, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một trí tuệ rộng lớn, phải thấu hiểu bản chất của cuộc đời là vô thường và vô ngã. Chính tuệ giác vô ngã soi sáng cho hành động bố thí để đạt đến bố thí ba la mật. Hãy cho đi tất cả để có được tất cả. Đó là lý tưởng, là phương châm sống của người con Phật. Khi chúng ta bố thí trước tiên phải xuất phát từ sự hân hoan và tự nguyện. Khi phát tâm bố thí phải tuyệt đối đạt được tâm thanh tịnh bởi vì “Của cho không bằng cách cho” bởi lẽ của cải sẽ tàn phai, chỉ tình thương ở lại, những gì trao hôm nay sẽ theo nhau mãi mãi.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm