Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 CẢM NGHĨ VỀ TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO

trong một buổi giao lưu

ngày 8 tháng 11 năm 2017 tại Học Viện PHVN, TpHCM,

do Ni Sư Giới Hương phụ trách

ĐÂY LÀ NHỮNG CHIA SẺ CỦA TĂNG NI SINH KHÓA XI

  • Tính chất triết lý sâu sắc là sự hiểu biết, không chỉ đơn thuần là “thông thái lý luận có logic” mà nó là một sự thực nghiệm có tu tập và thực chứng.
  • Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của nhân sinh quan va thế giới quan, mối quan hệ giữa con người và xã hội, tiến trình tâm lý, nhận thức…trong đó con muốn tìm hiểu về con người, tâm lý của con người, đạo đức. Đó là lý do con chọn khoa triết. Nhiều vị triêt gia đã được học như Socrates, Hegel, Aristotle, David Hume… Mỗi vị đều có tư tưởng riêng nhìn về nhân sinh quan va thế giới quan. Tất cả những tư tưởng đó chỉ để tham khảo và giúp hiểu rõ hơn về con người và xã hội. Nhưng con thấy thích và tìm hiểu về kinh tạng của Đức Phật, con nhận thấy lời dạy của ngài trong kinh điển đãnói đủ về tâm tưởng của con người, cách điều trị tâm hướng thượng và các lãnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội… cũng đều có trong lời dạy của ngài.
  • Khoa Pali chỉ đào sâu vô kinh và luận tạng Pali, việc này chỉ đáp ứng một phần nhỏ của hệ thống giáo lý của Đức Phật. Trong khi khoa Triết thì đi cả Nguyên thủy và tư tưởng của Đại thừa. Khi chúng ta hiểu được hai phương diện thì sẽ không có cái nhìn lệch lạc và phiến diện, cũng như không có tư tưởng đả kích truyền thống nào. Cả hai tông phái đềuhỗ tương cho nhau. Ngoai Đức Phật ra, các vị triết gia khác vẫn còn sự hạn chế nhất định. Đức Phật được xem là vị triết gia lỗi lạc, vượt lên trên tất cả các triết gia trên thế gian này. Triết lý của Đức Phật đánh tan những kiến chấp, sai lầm nhị biên và có thể đưa chúng ta đến trí tuệ siêu việt, vượt lên trên trí tuệ thường tình của thế gian va giải quyêt khổ đau ngay trong hiện tại, chứ không hứa hẹn ở kiếp sau. Tóm lại, Đức Phật là một triết gia vĩ đại, một người thầy dẫn đường sang suốt đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và nương theo.
  • Đức Phật là một bậc đạo sư, chánh đẳng giác, là một bậc triết gia lỗi lạc bậc nhất ở cõi ta bà này. Tuy ngài đã nhập diệt cách đây hơn 2600 năm, nhưng kho tàng giáo lý và những lời dạy minh triết của ngài, đã làm cho nhân loại những người hữu duyên, đầy đủ căn cơ thoát khỏi những khổ đau trầm luân. Những nhà lãnh đạo quốc gia đã áp dụng những lời dạy của Đức Phật, mà cai trị đất nước đúng với chánh pháp, làm cho đất nước thịnh trị, phú cường, nhân dân sống hòa bình an vui. Hàng đệ tử của ngài, cả tại gia lẫn xuất gia, tiếp nối theo ngọn đèn chánh pháp của ngài mà truyền đăng tục diệm làm cho chánh pháp mãi trường tồn va phát triển.
  • Dưới góc nhìn triết học, Đức Phật là một bậc triết gia vĩ đại, tư tưởng, cách hành xử của đức phật không bao giờ bị rơi vào cực đoan, bải thủ, phiến diện. Đức Phật và hệ thống triết học của ngài là toàn diện, với mục đích sâu xa, tối hậu là giải thoát, chứ không loay hoay những vấn đề: cơm, áo, gạo, tiền, được mất đúng sai, tồn tại hay không tồn tại. Triết Phật giáo quay về với hiện tại, an trú ngay bây giờ và ở đây để thực sự có mặt cho nhau.
  • Khoa triết bao gồm cả hai hai khía cạnh: nội điển lẫn ngoại điển, nhưng nội điển thì phong phú hơn, vì bởi lẽ người xuất gia cần am hiểu rõ rang, sâu sắc những tư tưởng mà Đức Phật và chư vị tổ sư đã để lại, đó là một kho tang vô cùng quý giá, mà nơi đó con muốn khám phá. Để từ sự hiểu biết này, con có một sự nhận thức đúng đắn và đó cũng chính là nền tảng và tư lương giúp đỡ, hỗ trợ con trên con đường thực hành của mình hiện tại và mai sau. Qua khoa triết, con được học nhiều bộ luận có giá trị, cũng là cơ hội để con mỗi ngày soi sáng lại chính mình. Vì thế, con đã chọn khoa triết.
  • Karl Marx có một câu nói rất hay mà con tâm đắc đó là: “Các triết gia trước chỉ giải thích thế giới, nhưng vấn đề là cải tạo thế giới.” Chính nhờ tư tưởng và mục tiêu ban đầu của ông là cải tạo thế giới, làm tha đổi thế giới, nên tư tưởng của ông đã làm công cụ lý luận, nền tảng để hình thành phong trào công nhân trên thế giới, tiền đề cho sự ra đời của giai cấp vô sản, chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Liên hệ với Đức Phật, chúng ta thấy giáo pháp của ngài không chỉ đáp ứng tri thức lý luận trên các luận đàn mà còn có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn, giải quyết các vấn đề nội tại cá nhân con người, góp phần xây dựng xã hội ổn định ngày một tốt đẹp. Chính vì Max có tư tưởng đồng với Đức Phật ở mãng giá trị thưc tiễn nên Marx là triết gia con yêu thích nhất trong những triết gia mà con được học.
  • Triết học giúp chúng ta nhìn nhận về Phật học được minh triết rõ ràng, có lập luận có minh chứng giúp chúng ta có cái nhình tổng quan về tư duy kinh điển cũng như giáo lý của Phật giáo. Long thọ là một trong những triết gia giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn không thiên lệch. Ngài giúp chúng ta hóa giải,những khuynh hướng chấp thủ và tìm ra đường trung đạo trong nhận thức. Ngài Long thọ giúp chúng ta thấy rõ vạn vật trong thế gian không có một tự ngã, kh6ng có tự tính và trống không, vì tất cả tùy thuộc vào nhân duyên. Ngài giúp chúng ta quay trở lạ những gì mà Đức Phật đã giảng dạy, đó là tư tưởng tánh không, là quay về trung đạo.
  • Triết là tinh hoa của những bậc cổ đức, nen con muốn được học hỏi các tư tưởng, cái nhìn của các vị ấy. Tiết gia con ngưỡng mộ là Tổ Vô Trước – Thế Thân, bởi các ngài có thể bỏ cái nhìn, sức học cũ khi thấy không phù hợp, mà tìm cầu học hỏi cái mới, tư tưởng mới thích hợp hơn.
  • Con chọn khoa triết vì muốn được tìm hiểu sâu hơn về kinh, luật và luận của tôn giáo mà mình đang theo, có thể trang bị cho mình một ít kiến thức về Phật pháp, để từ đó từ từ chuyển hóa thân tâm, chỉ mong có được sự ình an trong tâm hồn, cư xử với mọi người chuẩn mực hơn.Socrates: “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Dòng đời cứ thế trôi chảy mãi, nỗi buồn ào cũng qua, niềm vui nào cũng hết. Cố giữ lại tâm mình bình thản trước mọi việc, cứ ngỡ đơn giản thế nhưng sao khó quá, phải cố gắng hơn nữa.
  • Tuy triết có khó, đòi hỏi sự tư duy của mỗi cá nhân, chính vì vậy tự thân mỗi người chọn phả năng động, sang tạo trong lãnh vực tư duy. Theo môn triết, theo con thầy, mình nói hay bàn luận một vấn đề gì cũng cần có sư tư duy logic, có hệ thống chặt chẽ. Đặc biệt môn triết học chuyên nghiên cứu, bàn về thế giới và con người, vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó lien quan đến giáo lý của Phật giáo. Phật giáo cũng lấy con người làm trung tâm điểm (triết học Phật giáo), không giống như các tôn giáo khác bàn về vũ trụ, nguồn gốc thiên nhiên.Triết tôn giáo mang tính thực hành tâm linh, không mang lý thuyết suông, nếu hành giả biết vận dụng vào đời sống tu tập của mình như môn: Đại thừa khởi tín, Thắng pháp tập yếu luận (sự vận hành của tâm thức mà mỗi người ai cũng sở hữu, có thể trải nghiệm).
  • “Không có câu chuyện cổ tích nào hay hơn do cuộc sống viết lên”: cũng vậy, trong tất cả chuyên khoa của học viện Phật giáo, đều có đặc điểm riêng và đặc trưng của từng môn loại. Không có khoa nào hay hơn hay dỡ hơn. Đối với cá nhân, con thích học nội điển, đi sâu vào kinh,luật và luận và các vấn đề của thực tiễn, nên con chọn Khoa Triết PG. Thật vậy, triết PG nghiên cứu sâu về nội điển, vấn đề tâm linh, nhưng được khảo sát bằng thực tiễn.
  • Khoa triết tạo cho con niềm phấn khởi, đam mê trong việc học tập tư tưởng của các triết gia trên thế giới, Kiến thức thì bao la bất tận mà điều quan trọng là bản thân mỗi cá nhân cần biết chọn lọc những gì tinh túy cần thiết nhất để học tập và nghiên cứu. Aristoletes là người đặt nền móng cho môn lý luận học và được mệnh danh là “cha đẻ của khoa học chính trị”. Một trong những quan điểm của Aristoletes làm con nhớ mãi: “Thầy đã quý, những chân lý còn quý hơn”. Chính quan điểm ấy, đã tác động mạnh đến tư tưởng của con, làm con cảm thấy yêu quý các giá trị của chân lý hơn và ngày càng mong muốn khám phá nhiều hệ tư tưởng của nhiều triết gia trên thế giới. Tuy nhiên, học tập quan trọng, nhưng không quan trọng bằng sự tu. Bỏi thế, điều con mong muốn nhất là bản thân có thể cân bằng cả sự học và sự tu.
  • Nhìn lại quá trình hình thành nên một trật tự xã hội con người, trước tiên là nói đến một cá nhân, tập thể xã hội, cộng đồng quốc gia và nhiều quốc gia. Tất cả các triết gia đều nói đến thế giới quan, nhân sinh quan và vũ trụ quan, tức là nói đến con người và vạn vật bên ngoài, khẳng định cái gi có trước và cái gì có sau, tập hợp những tinh hoa và trí tuệ lên thêm. Mỗi triết gia đó tạo nên một nền triết lý theo thời gian gọi là quá trình hình thành nên một khái niệm hay định nghĩa, định lý về con người và cách giải quyết được những vấn đề cơ bản của con người, cái nhìn khách quan, không phải cái nhìn chủ quan. Nên con chọn khoa triết vì được học những triết gia và những vấn đề cơ bản của con người, đỉnh cao trí tuệ của con người, hoàn thành nhân cách của con người.
  • Khoa triết giúp con có cái nhìn tổng quan về tư tưởng của phương đông và phương tây. Bản thân của triết là sự chia chẻ, tìm hiểu nhiều khóa cạnh, góc độ giúp ta hiểu vấn đề sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Hơn nữa,khi tìm hiểu triết học sẽ có nhận thức rõ ràng về quá trình phát triển tư tưởng triết qua các thời kỳ. Triết đòi hỏi sự suy tư tìm tòi, phát hiện cái mới. Sự nhận thức vấn đề còn tìm ẩn trong vùng khuất tối của mặt trăng lý thuyết hiển lộ. Thế nhưng, có người nhận định rằng triết là các nghệ thuật đặt câu hỏi vấn đề hơn là giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Triết gia là tìm con mèo trong phòng tối mà con mèo là thật sự không có ở trong đó hoặc triết gia là dùng những từ ngữ phức tạp để giải thích cho những vấn đề đơn giản… Triết gia mà con ngưỡng mộ là Mark Werber, người xây dựng củng cố nền triết học trên căn bản của xã hội học, giúp sự hòa điệu của tôn giáo và triết học được hoàn thiện. Ở Phương Đông thì có Mã Minh Bồ tát, người đã làm sống dậy tư tưởng của Phật giáo đại thừa và tác phẩm nổi bật: Đại thừa khởi tín luận. Dấu vết thời gian không phai mờ đi sự vì đại của người. Định luật vô thường dường như không chi phối đến sự đóng góp của ngài cho nhân loại.
  • Triết giá Heracit có câu nói nổi danh: “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông” là quan điểm này có sự tương đồng với quan điểm của đạo Phật về giáo lý vô thường.
  • Khoa triết có những môn học con rất thích về cách lý giải triết học của các triết gia và cách lý giải của cá nhân mình. Ví dụ: chúng ta suy nghĩ vấn đề đó đúng thì phải có cách đánh giá một cách triết lý.
  • Triết lý mà Đức Phật nói ra là chính xác nhất so với tất cả các triết gia từ Châu Âu đến Châu Á, từ Tây Phương đến đông phương và kết luận rằng Đức Phật là một triết gia vĩ đại của mọi thời đại.
  • Aristole: “Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên”, trong đó triết học Phật giáo là hệ thống triết học thực nghiệm tâm linh, đến để cảm nhận thực tại, ở đây và bây giờ. Tìm ra những quy luật vận hành của nó và có hướng giải quyết tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh. Đức Phật là vị triết gia mà con ngưỡng mộ nhất vì lời nói của ngài đi đôi với hành động, chứ không lý luận xuông vô ích.
  • Triết học là một môn học quan trọng. Triết học theo tư tưởng Tây Phương là nghiên cứu vì con người và thế giới. Còn đối với Phương Đông, nhất là Ấn độ là đi tìm về với chân lý, tìm về với sự thật. Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện nói: “Phi pháp trụ pháp vị, thế gan tướng thường trụ.” Long Thọ bồ tát là một triết gia nổi tiếng của Phật giáo. Tư tưởng đưa ngài vượt trội hơn các tổ sư khác, chính là “trung đạo”. Trung đạo không phải là tư tưởng do ngài khai sáng nên, ngài có công trong việc hệ thống hóa các tư tưởng thiền và trung đạo trước đó của Kinh Tạng Nikaya và các vị tổ sư trước. Dựa vào nền tảng đó, ngài sang lập nên tư tưởng trung đạo và xoay quanh nội dung bát bất. Ngài cũng có câu nổi tiếng là: Bất ly ư sanh tử, khu biệt hữu niết bàn, thật tướng nghĩa như thị, vân hy hữu phân biệt.
  • Socrates: “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” cho thấy cái biết của triết gia không chỉ là sách vở mà là cái biết của tiềm thức ứng dụng. Một đời của triết gia là đi rao giảng cho mọi người và saukhi triết gia chết một cách tầm thường và giải thoát, mặc dù triết gia là thầy của các vị có quyền lực và tiền bạc, nhưng triết gia không hề thân cận nhờ cậy. Học ở triết là học ở những tư tưởng lớn dấn thân vì một mục tiêu làm cho cuộc sống hiểu hơn, gần gủi hơn, đời sống của triết gia cần thanh nhàn, đơn giản, đó là nói lên tiết lý vị nhân sinh.
  • Trong cuộc sống xã hội, chúng ta thường hay gặp nhiều vấn đề cần phải có sự tranh luận, lý luận làm sang tỏ đê thuyết phục người nghe theo một lộ trình thích hợp logic nhất và như vậy chỉ có triết học mới giải quyết hỏa đáng vấn đề. Triết học ra đời rất lâu ở Phương đông lẫn phương Tây. Nó là tin hoa trí tuệ của con người trong xã hội cụ thể là những nhà tư tưởng triết gia theo nghĩa đó, triết học là tình yêu thích trí tuệ (love+wisdom). Ở Phương đông noi phát xuất của các nhà minh triết tài ba có thể nói đến như: Đức Bổn sư của chúng ta, Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Mạnh Tử… còn phương Tây có các triết gia như Thales, Theroclite, Pythagone, Anaximene, Anaximendre, Naton, Cocrete, Aristore, David Thune, Max Welen, Peter berger, Kant… Tất cả là những nhà triết học thông thái này để lại cho chúng ta một kho tàng tri thức tổng quá của nhân loại. Học triết cho chúng ta có cách nhìn tổng quát biện chứng tất cả các vấn đề, để làm sáng tỏ, chứ không phải để tranh cải, lý luận xuông. Đức Phật không tự nhận mình là triết gia nhưng từ những lời dạy của ngài, theo các học giả, đã chứa đầy đủ tinh hoa của triết học trong đó. Nhưng cái khác là, ngài là sự trải nghiệm thực tế cuộc sống, tri hành hợp nhất theo hướng tâm linh chuyển hóa. Đó là minh triết, chứ không đơn thuần chỉ là triết học của thế gian. Ngài đưa ra rất nhiều học thuyết, tư tưởng tiến bộ, nhưng không chủ trương tranh cải và không theo chủ trương niềm tin mù quán (Kinh Kalama), nhận thức luận của ngài là sự thực nghiệm, không phải truyến thống và duy lý. Triết học của ngài là đến để thấy, chứ không phải để tín.
  • Ban đầu nghe khoa triết là khó, chuyên về những bộ luận lớn và nghiên cứu lý luận sâu vào những mãng đề tài thuộc lãnh vực Phật học. Con thích khám phá những gì mới mẽ, khó và xem đó là thử thách mà mình phải bước qua trên đường học Phật. Mỗi hành giả cần phát huy sở thích của mình và chọn đúng hướng, mục tiêu thì mới có thể thành công, nơi nào khó khăn khắc nghiệt thì nơi đó thường xuât hiện nhân tài. Chính những điều khó hiểu sẽ thúc đẩy và kích thích sự tư duy của mình. Từ những lý do trên nên con chọn môn triết để củng cố lại kiến thức và làm cho bộ nao hoạt động một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Mã Minh với bộ luận : Đại thừa khởi tín luận, nói về thể, tướng, dụng của tâm. Trong đó có 8 lý do ngài tạo luận là vì muốn chúng sanh thoát khổ, đặng an vui, muốn chúng sanh hiểu biết chân chánh, khỏi sự lầm lạc, phát triển lòng tín tạo căn lành, thiện duyên cho chúng sanh. Những điều kiện là việc làm không riêng ngài Mã Minh mà ngay chính mỗi chúng ta, cũng phải hoàn thiện để nỗ lực tu tập bản thân và hoằng dương chánh pháp, hướng chúng sanh đạt đến an vui, đặng giải thoát. Vì thế con tâm đắc triết gia Mã Minh, tư tưởng cũng như những lời phát nguyện của ngài khi chấp bút viết luận.
  • Vì đây là môn mà những người bạn con học. Không phải con chọn khoa mà con chọn môn để học vậy. Con thích khoa triết vì có dạy những bộ luận, có liên quan đến Phật giáo.
  • Ý shan sẻ rất hay: Bình thường có ai hỏi bạn học gì vậy? Con học khoa triết. Mọi người thường nghĩ là triết là cái gì đó cao siêu, lý luận. Triết gia khô khan, lạnh lung, có đúng vậy không? Mình chọn khoa triết đơn giản lắm bạn ạ. Những con người tram tĩnh suy tư, biết đặt vấn đề và giải quyết trách nhiệm, không những thế họ rất giỏi, vì thân cận bậc hiền tài, sẽ thấm ướt áo sương mà. Những vị thầy có đầu óc trí tuệ, có khả năng giúp mình nhận thức con đườn đào sâu vấn đề, tìm rõ nguyên nhân. Tóm lại thầy giỏi, trò nương theo. Thầy hơi khác người, thì trò càng phi thường hơn.  Nhưng không phải vậy mà mình chọn khoa triết học đâu. Cái làm mình, tự khám phá mình, tự mình tư duy, tự mình đặt vấn đề. Không phải những vấn đề trừu tượng mà là những lời Phật dạy. Tôi suy nghĩ tôi tự hỏi để hiểu những suy nghĩ câu kinh lời Phật để có cái nhận thức đúng. Tôi không muốn lý luận, tôi chỉ tìm nguyên nhân và tìm câu trả lời. Vậy thôi bạn ạ! Bồ tát Phật Âm với bộ Thanh Tịnh Đạo Luận. Con đường đưa đến giác ngộ qua lộ trình giới-định-tuệ. Ngài chỉ rõ cho ta  biết bản đồ để ta đi tới một cách chi tiết. Học triết không phải lý luận, học triết để hiểu rõ con đường và vững bước về giác ngộ.
  • Thích đào sâu, phân tích và hiểu tư tưởng của các bộ luận. Thích trình bày các vấn đề một cách logic, rõ ràng. Thích học triết vì logic, hợp và gần gũi với sự phát triển cũng như tư duy của phần lớn các thành phần trí thức trong xã hội cũng như các bậc cao tăng thạc đức khác. Đức Phật đã chỉ rõ ra rằng hạnh phúc hay đau khổ, buộc rang hay giải thoát là do chính mình. Tất cả là tâm. Tâm là kẻ hủy diệt đồng thời cũng là người sáng tạo và là kiến trúc sư cho cuộc sống của chúng ta. Ngài đã đánh sụp tư duy thượng đế, thần linh, đấng sáng tạo. Đánh sụp cả tư tưởng truyền thống, lý luận xuông và dung thông được cả duy tâm duy vật, dung hòa chúng… Khoa học cũng là một phần nhỏ trong nền tư tưởng giáo lý của Đức Phật mà thôi. Nên có thể nói rằng, Đức Phật là một triết gia vĩ đại của các triết gia mà chúng ta đã được biết, được học. Một vị triết gia có cái nhìn tâm linh và khoa học nhất, là người mà ai ai cũng ngưỡng mộ và bản thân chúng con cũng không ngoại lệ.
  • Triết hoc “Philosophy” là kết hợp giữa “love” và “wisdom” (tình yêu và trí tuệ). Đặc biệt triết Phật giáo là một nghành học cơ bản, sâu sắc về tam tạng kinh điển. Qua các môn học của các phân khoa tại trường, chúng con được hệ thống hóa các tư tưởng từ nguyên thủy, bộ phái đến đại thừa. Có thể nói, triết học Phật giáo là hệ thống triết lý uyên thâm nhất so với các ngành khoa khác. Ở đây, chúng con được trang bị kiến thức từ tổng quát cho đến chi chi tiết, nhờ vào sự yêu thích học hỏi và nghiên cứu, say mê lý tưởng. Đặc biệt, không đơn thuần học triết để trở thành một triết sinh thực thụ mà chúng con từng bước ứng dụng vào thực tế cuộc sống tu tập, trên nền tảng được học và tiếp cận một cách toàn diện chỉnh chu các góc độ của cuộc sống.
  • Tu tập là một quá trình đòi hỏi chúng ta cần có sự đào luyện sâu vào quá trình văn-tư-tu. Vì vậy, triết học là một môn đáp ứng rất nhiều kiến thức cho quá trình tư duy và phát huy trí tuệ của chúng ta. Các triết gia đông tây với những hệ tư tưởng có thể nói là có một sự khác biệt rất cơ bản, nhưng trong đó, đích đến của mỗi người cũng là muốn đem lại hạnh phúc và hòa bình cho nhân loại. Qua đó nói lên sự đóng góp tích cực của các triết gia về các hệ tư tưởng cũng như vạch ra con đường cho mọi người đi theo. Giúp cho mỗi con người trong từng giai đoạn có nơi để bám víu vào, nương tựa vào để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống… Nghiên cứu và đào sâu vào các hệ tư tưởng đã giúp cho con có một cái nhìn khách quan hơn, hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục tập quán của đông và tây hơn. Đặc biệt, giúp ích trong sự hệ thống, tư duy logic. Cho sự tu tập vạch ra đường hướng, mục đích và thấy rõ hơn con đường mình đã chọn. Tóm lại, triết học là một môn giành cho những người thích nghiên cứu, đào sâu vào các hệ tư tưởng. Vì là một người thích học hỏi, suy luận, cho nên con chọn môn học này. Trong các triết gia đông và tây thì có lẽ người mà con thích nhất là Khổng Tử. Từ đời sống, tính tình cho đến quá trình phục vụ, người xứng đáng được tôn xưng là một bậc thánh. Khổng tử sống tong gia đình thì là một người con hiếu thảo, ra ngoài thì là một người trung thành với nước, thương dân, là một người thầy thì luôn nhiệt tình tâm huyết truyền trao kinh nghiệm và kiến thức cho học trò. Đặc biệt, chính là tinh thần lien minh, chính trực. Dù nghèo đói, cũng không làm việc bất chính. Đồng thời những tư tưởng rèn luyện nhân cách, tinh thần của người bề tôi đối với bậc trên. Đó chính là những điều đáng để cho chúng ta cần phải học hỏi trong quá trình xây dựng một tăng đoàn Phật giáo.
  • Đức Phật dạy: “Con đường của ta không ai thất bại, chỉ có những ai chưa từng đi hoặc bỏ dỡ nửa chừng”. Chính Đức Phật, vị triết gia vĩ đại của toàn nhân loại mà mỗi một ai nếmđược giáo pháp của ngài đều ngưỡng mộ và được an lạc ngay trong kiếp sống này.
  • Mỗi vị triết gia đều có một cái hay riêng. Đều mang trong đầu bộ óc sáng tạo, thông minh tư duy logic. Điều đặc biệt là mỗi vị đều có tài biện luận để bảo vệ quan điểm của mình, đưa ra được quan điểm, ý tưởng và có khả năng, có khả năng bảo vệ quan điểm của mình và được đưa vào danh sách “những nhà triết gia” thì con đều ngưỡng mộ. Theo bản thân con, ở đây không nói về vấn đề đúng hay sai mà quan trọng là giữ được quan điểm của mình bằng những chứng cứ và lập luận chặt chẽ là đã tài giỏi.
  • Triết học mở ra khung trời rộng để mỗi người tự nhận thức, từ đó đưa ra phương thức để mỗi người tự cảm nhận và lập luận theo các nghĩ của mình. Nó không gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp mà luôn mở rộng không ngừng. Con nghĩ rằng khi được học môn triết, con có thể nghiên cứu đối chiếu được nhiều hệ tư tưởng khác nhau từ đó đúc kết được cái riêng theo cảm nhận của mình. Không chỉ vậy, triết học còn là bộ luận tư duy tư tưởng giúp con có khả năng linh hoạt trong tư duy. Từ đó, có kiến thức vững chắc hơn, không bám chấp vào những giáo điều hay chấp vào kiến thức bản thân mình.
  • Triết là một khoa có nhiều bộ luận lớn. Những tư tưởng triết lý của Phương Tây, phương Đông, được đem ra so sánh, có những chỗ đồng và dị, từ đó có thể thấy tư tưởng tiến bộ và phù hợp với mọi quốc gia, thời đại. Phật giáo nằm trong nền triết học phương đông, nhưng có những đặc điểm nổi bật vượt hẳn tất cả nền triết học, khoa học. Vì vậy, chọn khoa triết là để xem các nghành triết học, khoa học khác luận bàn gì về một nền triết học Phật giáo, từ đó thấy những gì chưa dùng trong tư ưởng Phật giáo và những cơ sở luận chưa đúng của các nghành khác. Trong tất cả triết gia phương tây từ xưa đến nay, có người có quan điểm tương đồng Phật giáo, có người hoàn toàn khác biệt. Vị triết gia được đa số người học Phật ngưỡng mộ là Eiteen. Ông có xu hướng rằng muốn có một tôn giáo phù hợp với khoa học và đáp ứng được cả tâm linh. Ông chọn Phật giáo vì Phật giáo đáp ứng được hai yêu cầu đó. Tuy nhiên, dù Einstein có tiến bộ đến đâu, cũng không thể khám phá được hết những tư tưởng cao siêu trong Phật giáo. Những tư tưởng đó, được Phật là người tiên phong cho nền triết học vĩ đại, sau đó là những vị thánh đệ tử, với những bộ luận cao siêu, khó có thể thấu đạt bằng nhận thức thông thường. Mỗi một bộ luận có những cái hay cũng như những vấn đề còn đang tranh cải để có chỗ để học, cho nên  bất cứ triêt gia hay tư tưởng nào có chỗ cần được bàn tới, đem ra đối chiếu với giáo lý của Đức Phật để làm phong phú co trí thức của mình, hầu mỏ ra phương hướng thực hành tâm linh cho đúng.
  • Karl Marx, nhà tư tưởng người Đức gốc Do Thái. Ông là một học giả có ảnh hưởng lớn trong nhiều lãnh vực triết học, kinh tế học, xã hội học. Marx là người dám nghĩ, dám làm, giữa tình hình xã hội theo trào lựu chủ nghĩa duy tâm. Ông là người đứng lên phản bác duy tâm và chủ trương chủ nghĩa duy vật và được nhiều người đồng tình. Đề cao giá trị con người, con người có thể cải tạo tự nhiên và hoạt động theo kiến thức khoa học đã được tích lũy.
  • Triết Phương Đông nặng về tình cảm, còn trong Phật giáo, các triết gia nổi bật rất nhiề từ Phật giáo bộ phái cho đến nay, nhưng mục đích là để nổ bậc bộ phái của mình. Vì vậy, các bộ luận Phật giáo được ra đời rất nhiều và mỗi bộ luận được thể hiện những đặc trưng của bộ luận của mình…
  • Triết Phật giáo là trong những khoa truyền tải được cốt lõi của triết lý Phật giáo qua các môn học chuyên sâu về nghiên cứu, luận giải thánh điển.
  • Đi tìm hạnh phúc, mong muốn tự do là khát vọng muôn thuở của nhân loại. Các học thuyết xã hội về sự giải phóng con người đều hướng đến một thế giới tư do lý tưởng. Trong Thiên Chúa Giáo, thế giới lý tưởng đó là thiên đường đầy hoa thơm trái ngọt, chỉ có hạnh phúc, yêu thương, không có hận thù. Trong Nho giáo, xã hội lý tưởng là một xã hội đại đồng. Đối với, Phật giáo tự do tuyệt đối đó chính là làm chủ thân tâm sống với thực thể của vạn pháp. Đó cũng chính là lý do mà sinh viên chọn học khoa Triết, mục tiêu xa hơn là mong học những tư tưởng của các nhà triết gia trên thế giới và so sánh đối chiếu với triết Phật giáo. Peter Berger là triết gia có cái nhìn gần giống vớ Phật gáo. Xem con người như một chủ thể nhận thức và thế giới như một đối tượng nhận thức. Đây cũng chính là nét khá đặc biệt của ông. Berger có cái nhìn sâu sắc để đưa ra những nhận định sâu sắc về xã hội học, thong qua tác phẩm nổi tiếng của ngài “sự xây dựng thực tại của xã hội”.
  • Không phải ngẫu nhiên mà bà Rhys David nói rằng: “Triết học Phật giáo là triết học về đạo đức” Đó là điều không thể phủ nhận. Vâng, đạo đức vốn là điều mà người xuất gia cần học tập và hoàn thiện. Trong khi các triết gia bàn về đạo đức thì chủ yếu lien quan xã hội như Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Socrates, Hume… còn Phật giáo thì đi từ cá nhân đến xã hội, cả hai gồm đủ. Triết học là môn học bao gồm cả nhận thức luận, đạo đức, logic, siêu hình nên triết là môn đáng học trong các môn của học viện. Có nhận thức đúng mới hành động đúng, mới đạt đến đạo đức chuẩn mực, mới biết con đường tu học đúng và hành động đúng, giảng thuyết đúng, vv… Đó là lý do con chọn môn (triết) để học. Đức Phật không chủ trương làm triết gia, cũng không hợp cho ngài với danh hiệu triết gia, bởi ngài là bậc thiên nhân sư chi đạo sư với mười danh hiệu cao quý hơn. Ngài Long Thọ với triết lý tánh không, mở lối cho phong trào Phật giáo đại thừa phát triển và chính triết lý này giữ vững Phật giáo trong bối cảnh Phật giáo suy vi tai Ấn độ. Ngài Vasubhandu với Câu Xá Luận về nhân quả của mê ngộ, đoạn vô minh phát triển vô lậu trí để đến Niết bàn. Dù Câu xá mang hình thức bộ phái, nhưng ngài Vasubhandu đã khéo trình bày giáo lý không phân biệt. Ngài Bhudhaghosa với Thanh Tịnh Đạ Luận viết về bảy thanh tịnh và ba vô lậu, là kim chỉ nam, thanh lọc tâm để thành tựu chánh quả. Ngài Anurudha với Thắng Pháp Tập Yếu Luận viết về 215 pháp trong bốn mục lớn Citta, tâm sở, sắc pháp, niết bàn, mối liên hệ thân và tâm, thiện và bất thiện, giúp con có bản đồ tu học rất rõ rang, hiểu được hay đọc được tâm mình. Đó là những đại sư mà con ngưỡng mộ thông qua các luận thư của các ngài. Hiện thời thì có Hòa Thượng Minh Châu và nhiều vị khác nữa, không thể kể hết.
  • “Muốn trở thành triết gia, trẻ con cũng trở thành ông già”, nhưng với con “Học triết tâm hồn được an vui, tĩnh lặng trong từng suy nghĩ… và nhận diện ra một điều sâu sắc”: không bao giờ đem “thế giới chủ quan” áp đặt lên “thế giới khách quan”, bởi lẽ thế giới khách quan là một thưc thể “như thật là” của chính nó. Từ đó, con có sự nhìn nhận, thấu triệt bản chất sự vật, hiện tượng, con người, thế giới xung quanh ta một cách khách quan và đúng đắn hơn.
  • Socrates là một triết gia lang thang khắp thành Aten để tìm hiểu và dụ dỗ mọi người bằng phương pháp tư vấn. Ông tự nhận mình là “Tôi không hể dạy ai một thứ gì. Tôi chỉ có thể khiến họ suy nghĩ” và ông khẳng định “Để tìm thấy chính mình, hãy biết cách suy nghĩ”. Chính sự suy nghĩ đối lập sẽ giúp ta trưởng thành và thấy được giá trị của mình. Điều này rất đúng với lời Phật dạy: “Mọi người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm