Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Cố Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng, “Nhị tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Ðạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Ðức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương “Thiền, Giáo đồng hành.”  Đường lối tu thiền của Thiền sư Thích Thanh Từ, Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ Khả,Huệ Năng và Sơ tổ Trúc Lâm, Trích trong Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Thích Thanh Từ, 1998, tr. 46-61.

 

 

Theo thiển ý, thì kinh điển, bí kíp, tâm pháp như kim chỉ nam dành riêng cho những người vừa đạt được căn bản chính tông căn cứ theo đó mà tiếp tục rèn luyện, và để đạt thành công phu.

 

 

Những tâm pháp nầy cũng được dùng như là những tín vật ấn chứng cho những đồ đệ noi theo tâm pháp để học hành, và tham khảo.  Vì khi đã luyện thành công rồi như là nhập tâm, nội lực thâm hậu, dồi dào, làm sao quên được?

 

 

Cố Đại Hòa Thượng Tuyên Hóa đã tóm tắc trong 4 chữ ngắn gọn “Định tuệ viên minh” trong tinh thần hài hòa trung đạo trên con đường tu thiền định.  Chứ ngài không bảo đãm đạt tới định tuệ viên minh là sẽ tức khắc giác ngộ, thành Phật.

 

 

Trong Pháp Đàn KinhHuệ Năng dạy,“Miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, [trì được kinh,] còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển, [bị kinh trì, Trứ].”

 

 

Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

 

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.

 

 

(Huệ Năng)

 

 

Pháp Đạt nghe kệ rồi bất giác rơi lệ dầm dề, ngay lời nói liền đại ngộ và thưa với Tổ: “Pháp Đạt từ xưa đến nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa mà bị Pháp Hoa chuyển.”

 

 

Cũng như Pháp Đạt đọc lại vài trang đầu của Pháp Đàn Kinh bổng nhiên tôi bất giác rơi lệ đầm đề nhưng không liền đạt được đại ngộ vì có thể từ trước đến nay tôi chưa từng trì kinh cho nên chưa bị kinh trì?

 

 

Thiền Định như cá với nước.  Cá sống nhờ nước.  Có nước thì có cá.  Có nước là có sự sống.  Ngoài ra, trong nước cũng có những vi sinh vật (microscopics) chứ không phải chỉ có thiền và định.

 

 

Thiền định tuệ, pháp hành hổ tương, như học bơi và tập bơi.  Không thể biết bơi bằng cách học lý thuyết từ sách vở dù được  tận tâm chỉ dạy từ tay bơi lội đoạt huy chương vàng Olympic.  Hay làm biếng, ăn gian muốn đi ngang về tắt, tưởng có thể biết bơi bằng cách cho con chuồn chuồn cắn lỗ rốn.   Mà phải tự mình nhảy xuống nước, uống nước gần chết, tay đập chân đạp mới mong quờ quạng nổi lên rồi từ đó thì mới biết lội, biết thở nếu không ngạt thở, chết đuối.  

 

 

Tóm lại, hầu như bất cứ cái gì trên đời, học để biết không ích lợi gì cho mình cho người mà học phải đi đôi với hành sẽ cho mình kinh nghiệm quý giá.  Trong Phật Giáo chỉ đơn giản 2 chữ tu hành.  Như Lý Tiểu Long nói, muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước.

 

 

Người khôn học từ kinh nghiệm của người khác.  Người dại học kinh nghiệm của chính mình.”  Nhưng kinh nghiệm cá nhân và nhất là kinh nghiệm thất bại, đau khổ của chính bản thân là bài học khôn quên được cho mình.  Không ai dạy cho ai được cái cảm xúc đó.  Cho nên kinh nghiệm bản thân vẫn là kinh nghiệm thật sự quý báu nhất cho cá nhân.

 

 

Đó là ý nghĩa của câu, “Ai tu nấy chứng.  Nóng lạnh tự biết.”

 

 

Tuy nhiên, có những bẩm năng tự nhiên sẳn có nhưng vì trong quá trình từ tử tới sinh mình quên đi, nên chỉ cần ôn lại, dợt lại là nhớ liền và hành động một cách rất dễ dàng.

 

 

Chẳng hạn, đạp xe đạp, bơi lội, khả năng truyền giống, thở bằng bụng, tâm bất nhị, và nhất là giác ngộ thành Phật, ...

 

 

Gần đây nhất, chúng ta đã ở trong bọc nước trong bụng mẹ trước khi sinh ra.  Đứa trẽ mới sinh ra tự nó biết bơi trong hồ nước một cách tự nhiên.  Bơi lội, thở, sống trong nước là khả năng tiến triển tự nhiên từ trăm triệu năm của chúng sinh, trước khi tiến hóa lên cạn rồi trở thành con người trên trái đất. 

 

 

Xa hơn nữa, theo thuyết luân hồi của Phật Giáo, và luật tiến hóa (evolution) thì sự sống từ nước (H2O) mà ra; nơi nào có nước sẽ có sinh vật bơi lội, như là cá.  

 

 

Như đã được đề cập ở trên, chúng ta cũng như những động vật trên cạn đã từ nước, tiến hóa, và tình cờ vì nhân duyên cùng nghiệp quả mà lạc loài, bò lên cạn trở thành giống bò sát rồi từ đó qua nhiều giai đoạn tiến hóa cuối cùng đứng thẳng lên thành động vật biết phân biệt rồi tự đặt tên là người.  Khi có được một chút thông minh liền tự tôn, tưởng mình là một giống thú vật thượng đẳng (human) trên tất cả các thú vật (animals) khác.

 

 

Điều này có nghĩa, khi đã quay về với tự tánh (bơi, Phật) rồi thì không bao giờ quên bản lai biết (bơi, Phật) nữa. 

 

 

Đại khái, có thể nói hàng vạn kiếp trước chúng ta là “cá,” lội và thở như cá ở dưới nước, rồi lên cạn thành thú vật, thực vật, khủng long, vạn động vật, và đang là cái giống người như ký sinh trùng ăn bám, phá hoại thiên nhiên, nghiệp quả càng ngày càng dày trên trái đất này.

 

 

Không có nhân loại trái đất vẫn sống mạnh.  Có con người chỉ làm thế giới thêm ô uế.  Con người không có lợi ích gì cho địa cầu nầy mà chỉ là những kẻ tạo ra trùng trùng nhân quả, nghiệp báo khổ đau cho lẫn nhau, cho những chúng sinh khác, và ngay cả cho thiên nhiên.

 

 

Chỉ có con người mới có vô minh vì bị nhiễm bệnh vô minh. Còn lại tất cả mọi vật trên trái đất này không bị nhiễm bệnh vô minh nên không có vô minh.  Chỉ có con người vì vô minh, có tham sân si mới biết tạo ra nghiệp quả, thù hận, chiến tranh, tội ác đưa đến đau khổ cho chính mình, cho đồng loại, và cho thế giới.

 

 

Con người hiện hữu không phải là đại sự nhân duyên.  Cho nên, nhân loại bị diệt chủng cũng không được xem là vô lượng bất công.

 

 

Không mợ thì chợ vẫn đông.  Có mợ đi chợ chỉ làm chợ ô nhiễm mà thôi. 

 

 

Dường như, con người được cấu thành từ những nghiệp chủng rất đặc biệt nhưng chưa hoàn hảo cho nên nhân sinh cần phải định tuệ tu hành nhiều kiếp nữa để tự cải thiện lấy thân và khổ độ chúng sinh?

 

 

Có thể, con người là một cấu tạo nhầm lẫn hay tiến hóa bất bình thường, là ung thư của sự sống trong cõi đời này.

 

 

Thế nào đi nửa, nhân vô thập toàn không phải là tội nguyên thủy của nhân sinh.

 

 

Muốn thập toàn, không đau khổ trên đời thì,

 

 

Kiếp sau xin chớ làm người,

 

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

 

 

(Uy Viễn Tướng Công, Nguyễn Công Trứ)

 

 

*

 

 

Kiếp sau xin cứ làm người,

 

Mang tâm bồ tát chơi trò chúng sinh.

 

 

(Lê Huy Trứ)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm