Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

tac dung cua hoa dau biec 02

 

54.    Nhẫn Nhịn Làm Dâu

Nguyễn Khánh Trang

Chúng ta thường gặp chữ “nhẫn” ở nhiều hoàn cảnh trong cuộc đời, thường được hiểu là nhường nhịn hoặc hiểu

theo ý nghĩa là kiên nhẫn hay nhẫn nhục, chịu đựng… Nhưng để thực hành được chữ nhẫn không phải ai cũng có thể làm được.

Lúc còn trẻ, tôi không hề biết gì về phật pháp, nhà có thờ Phật và tôi được dạy dỗ là “ở hiền gặp lành, làm lành lánh dữ.” Nhưng đến khi được người bác dẫn đi chùa lần đầu tiên ở Linh Quang Tịnh Xá Quận 4, tôi mới dần dà tiếp xúc được giáo lý Phật Đà, qua nhiều lần về chùa tôi đã thuộc lòng một bài thơ mà tôi rất tâm đắc và nhớ mãi trong lòng.

Ánh đạo màu muốn được mở khai. Tâm tánh phải hôm mai bình tịnh. Lúc nào cũng dặn lòng nên nhịn.

Nhịn tiếng đời nhịn tánh muốn ham.

Nhịn thói quen theo lối tục phàm. Nhịn cay đắng khi làm đạo đức. Nhịn cho được lúc người chọc tức.

Ráng nhịn được những điều khó nhịn.

 

Sức nhẫn nhiều sớm định tâm nhiều. Nhịn chừng nào hết nhịn muốn thôi.

Người Phật tử đầu tiên là phải tập từ bi hỉ xả. “Từ”nghĩa là cứu khổ. “Bi” là ban vui, ví dụ như mình gặp một người đang đau khổ hoặc đói nghèo thì mình dùng lời an ủi, bố thí gạo thức ăn hoặc tiền tùy theo khả năng mình có. “Hỉ” là luôn hoan hỉ, vui vẻ để giải thích những gì mà người ta chưa hiểu rõ một công việc hay một vấn đề nào đó.”Xả” là tha thứ, là phải có long bao dung không chấp trước thì dù cho một người nào đó làm cho mình buốn khổ mình vẫn bỏ qua và tha thứ cho họ.

Nhân sắp đến Tết năm 1980, Bạch Yến là bạn và giáo viên đồng nghiệp với tôi, rủ tôi đi ngắm hoa chợ Tết ở khu trung tâm thành phố Sài Gòn. Tình cờ Yến gặp bạn trai của Yến là Lân, đi cùng với Lân là Hoàng. Vô tình chúng tôi ghép thành hai đôi bạn đi xem hoa, đi ăn và xem phim.

Tết xong chúng tôi, là Hoàng và tôi, trở thành đôi bạn thân. Sau một năm, Hoàng có ý muốn cưới tôi. Nhưng tôi đâu ngờ, vào một buổi tối nọ, sau khi đi chơi với Hoàng về đến nhà. Qua ánh sáng bên trong khung cửa sổ, tôi nhìn thấy một cô gái lạ, không đẹp không xấu, ngồi trong phòng khách nhà tôi. Mẹ tôi ra mở cổng nói là, ”Có bạn con đến đợi con lâu lắm rồi đó.“ Tôi vô cùng ngạc nhiên khi mẹ tôi bảo cô ấy là bạn tôi (?). Tôi vội vào nhà và hỏi:

  • Xin lỗi, cô là ai mà nói là bạn tôi? Tôi không quen cô. Cô ấy tự giới thiệu:
  • Tôi là Lan, ở nhà anh chị Lực của Hoàng, tôi là vợ sắp cưới của anh Hoàng. Mẹ Hoàng đã làm đám hỏi cho Hoàng và tôi cách đây một năm, cô không nên quen anh Hoàng nữa.

Tôi thật thà nói:

  • Ồ, cô đừng lo, cô cứ an tâm. Tôi và Hoàng chỉ là bạn thôi.

 

Tiễn cô gái ra về, tôi thắc mắc không hiểu sao cô gái lạ ấy lại biết nhà mình và xưng là vợ sắp cưới của Hoàng (?).

Hôm sau Hoàng đến nhà tôi chơi như mọi khi, tôi không muốn gia đình tôi biết chuyện này nên tôi rủ Hoàng ra quán chè đầu đường và thật tình kể lại mọi việc về cô gái hôm qua, vì tôi chỉ mến Hoàng như bạn nên không đặt nặng vấn đề này. Tôi còn khuyên Hoàng nên cưới vợ theo ý của mẹ, người mẹ lúc nào cũng thương con và muốn chọn dâu hiền hiếu thảo cho mình nương nhờ. Hoàng không nói gì và đưa tôi vô nhà.

Ngày mai, Hoàng đến và thẳng thắn ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Tôi không chịu vì thứ nhất là mẹ Hoàng đã chọn vợ cho Hoàng rồi, thứ hai tôi đã hứa với cô ấy là cứ an tâm tôi chỉ mến Hoàng như bạn thôi, thứ ba nếu tôi chấp nhận làm vợ Hoàng thì cả Hoàng và tôi chắc chắn sẽ không có hạnh phúc vì mẹ Hoàng đã chọn cô gái đó rồi. Hơn nữa, gia đình anh là người Huế kỳ cựu ở làng Dưỡng Mong chắc gì đã đồng ý tôi vì tôi là con gái thành phố. Tôi một mực từ chối.

Tối mai lại, cô gái ấy lại đến, nhưng lúc ấy đã có Hoàng đến trước rồi. Hoàng mời cả ba chúng tôi ra quán chè đầu ngõ. Vừa ngồi xuống, Hoàng liền nói với cô ấy rằng:

  • Tôi không bao giờ cưới cô làm vợ, đừng có đến nhà Trang (là tôi) mà làm phiền cô ấy nữa.

Tôi thấy tội nghiệp cho cô gái liền nói:

  • Anh không nên nói vậy. Cô cứ an tâm về đi. Tôi hứa từ ngày mai trở đi tôi không giao tiếp với anh Hoàng nữa.

Khi ra đến cửa, tôi nói:

  • Trời tối rồi, nhà em gần em đi bộ vào nhà được. Anh đưa cô ấy về, cô ấy đi một mình lúc trời tối không nên.

Hoàng không trả lời, lặng lẽ dắt xe đạp đưa tôi vào tận nhà. Trước khi bước vào nhà tôi nói:

 

  • Ngày mai anh đừng đến nhà Trang nữa, em đã hứa với cố ấy rồi đó.

Chiều mai Hoàng vẫn đến, nhưng tôi không mở cửa, Hoàng kếu mãi không được đành đi về.

Và tôi thấy nhẹ lòng vì mình đã quyết định đúng đắn. Bẵng đi khoảng 10 ngày, thấy Hoàng không đến tôi thấy an tâm và lòng thơi thới vì sự việc tốt đẹp.

Bỗng nhiên vào một ngày, trời vừa sập tối, tôi nghe tiếng Hoàng kêu tôi với một giọng yếu ớt:

  • Trang ơi, mở cửa cho anh vào.

Tôi đến cửa sổ nhìn ra cổng thấy Hoàng đứng áp sát cửa ra và liên tục gọi tên tôi, tôi nhất định không mở cửa và nói với em trai tôi rằng:

  • Đừng mở, có thể anh ấy giả say đấy.

Nói xong tôi quay vào trong nhà, thì tôi chợt nghe thấy tiếng gì rớt một cái đụi. Em trai tôi liền mở cửa ra và kêu lên:

  • Chị Trang ơi, anh Hoàng té rồi. Tôi chạy ra thì thấy Hoàng nằm ở dưới đất, mắt nhắm nghiền, tôi nói:
  • Anh ấy giả bộ đó.

Dưới ánh đèn từ trong nhà hắt ra, tôi thấy mặt Hoàng tái nhợt. Còn em tôi nói:

  • Giả bộ gì mà đồng hồ đeo tay của ảnh bể hết rồi kìa. Chị mau ra phụ em khiêng ảnh vô nhà đã. Tôi liền chạy ra cùng em tôi đưa Hoàng vào nhà và gọi tên anh liên tục.
  • Anh Hoàng, anh Hoàng mở mắt ra, mở mắt

Tôi gọi nhiều lần anh vẫn nằm yên. Tôi sợ qua liền nắm tóc giật lên thật mạnh, nhưng anh cũng vẫn nằm yên. Tôi chợt nhớ ra là phải nắm tóc mai mới đúng và tôi nắm lấy tóc mai giật mãi mà Hoàng vẫn không tỉnh. Tôi bắt đầu sợ muốn khóc, quay qua nói với em tôi:

 

  • Em ra kêu xích lô đưa anh ấy đi bệnh viện.

Mẹ tôi nghe tiếng ồn ào ở nhà trên liền bước ra phòng khách nói:

  • Con lấy ngón tay cái bấm vào nhân trung ở sát mũi xem sao!

Tôi nhanh nhẹn làm theo nhưng vẫn không có kết quả gì. Tôi chợt nhớ ra người ta hay đổ nước chanh vào miệng để cứu người bất tỉnh. Tôi chạy như bay xuống bếp cắt một miếng chanh lớn và một cái muỗng Inox lật đật chạy lên dùng muỗng cạy miệng Hoàng nhưng không được, hai hàm răng vẫn không hé mở. Tôi liền vắt chanh đại vào miệng và tát nhẹ vào hai bên má của Hoàng. Nhưng Hoàng vẫn không nhúc nhích, càng lúc tôi càng dạn tay. Tát càng lúc càng mạnh hơn và kêu tên Hoàng lớn hơn. Tôi bắt đầu mếu máo sợ Hoàng chết, nhưng tôi vẫn cố gắng bấm ngón tay cái vào nhân trung của Hoàng, vừa tát mạnh hơn. Nước mắt tôi đã bắt đầu nhỏ giọt trên mặt Hoàng. Thật là may tôi nhìn thấy mí mắt của Hoàng hé mở và tròng mắt đưa qua đưa lại chầm chậm, tôi mừng qua và tình thương trong tôi trào dâng vừa khóc vừa nói:

  • Anh tỉnh lại đi Đừng làm em sợ. Em bằng lòng lấy anh. Thấy có tia hy vọng, tôi vội vàng xin phép mẹ tôi cho anh

Hoàng ở lại để cho anh ăn chút cháo cho khỏe rổi về.

Mẹ tôi nói:

  • Để cho cậu ấy thật khỏe rồi sáng mai về cũng được. Tôi mừng quá:
  • Dạ, con cám ơn mẹ.

Và sau đó là đám cưới của chúng tôi được hai bên gia đình tổ chức thật tốt đẹp.

  • Đúng như tôi dự đoán, mẹ chồng tôi người tầm thước, mập mạp, gương mặt tròn với đôi mắt quắt thước.

Sau ngày cưới, tôi biết thân mình nên dậy sớm khoảng 6 giờ

 

sáng để nấu nước pha trà cho mệ (mệ có nghĩa là mẹ theo cách gọi của người Huế), trong khi đó ở nhà mẹ tôi cho các anh chị em ngủ thoải mái. Có một vài chị chồng tối qua ở lại nói chuyện với mệ cho vui đã dậy sớm hơn và pha trà rồi nên tôi đi phủi bụi bàn ghế và quét nhà. Các anh chị em bên chồng đa số là mến tôi nên khuyên mệ hãy chấp nhận tôi. Sau buổi trà sáng, mệ kêu tôi dặn rằng:

  • Tôi phải tự lo cơm nước cho chồng, không cần lo cho bà vì đã có chị Phương, chị của Hoàng lo cho bà rồi. Công việc bà giao cho tôi mỗi ngày là bới cơm ngày hai lần trưa và tối, xách cơm tới nhà ông anh Hoàng ở cách đó khoảng ba trăm thước. Anh Hoàng tên là Lực, nhà anh Lực chuyên bán nước mía ép, mệ bán thước lá lẻ trong một cái tủ kính nhỏ ngồi ở trước quán. Thật lòng, tôi vô cùng ngượng vì nhà mẹ tôi là nhà lầu xe hơi, cho chúng tôi ăn học tới nơi tới chốn, các chị em tôi đều tốt nghiệp đại học. Nhưng tôi vẫn cố gắng làm quen với đời sống ở bên chồng.

Sau khi tôi làm dâu mệ được khoảng một tháng thì mệ sai tôi đi chợ mua một miếng thơm vì khi sáng mệ quên. Tôi vâng lời đi ra chợ Đakao gần nhà anh Lực. Khi vào đến chợ chiều thì rất vắng, ít có hang rau quả như buổi sáng, khó khăn lắm tôi mới tìm thấy có một chỗ có bán thơm ở trong hẻm cùng cuối chọ, ở đây đa số là hàng được bày bán ở dưới đất của các ngưới từ quê lên bán. Mua thơm xong tôi nghĩ thầm, chợ chiều mà mình mua được một miếng thơm chín ngọt như thế này chắc là mệ hài lòng lắm đây. Nghĩ thế nên tôi đi nhanh như chạy, về đến nơi thở hổn hển nói:

  • Thưa mệ, thơm đây ạ.

Mệ liền đưa tay đập mạnh miếng thơm nát bét, văng ra tứ phía, tôi vô cùng phẫn nộ trong lòng nhưng vẫn giữ lễ phép nghe mệ mắng:

  • Mi đi mô mà đi vô hậu rứa. Không ăn không uống chi hết.

 

Tôi không cầm được nước mắt, vừa khóc vừa chạy một mạch đến nhà nằm vật trên giường khóc nức nở.

Khoảng hai tuần sau, khi tôi đi chợ ngang qua chỗ mệ bán, mệ kêu tôi tới và quăng một bịch cá nục xuống đất nói:

  • Đem về kho mà ăn với

Tôi cảm thấy trong người tôi nóng như lủa đốt, máu trong ngưới tôi dường như đang sôi nhưng chợt nhớ đến bài thơ nhẫn nhịn, ”Nhịn cay đắng khi làm đạo đức.” Tôi đành đi tới nhặt túi cá lên:

  • Trời ơi, sao mà nhục nhã như thế này!

Ba má mình đâu có bao giờ la rầy mình như thế này. Và nước mắt tự nhiên chảy dài xuống hai bên má. Về đến nhà rồi tôi chạy một mạch lên lầu hai quăng túi cá xuống sàn nước và khóc sướt mướt.

Không bao lâu sau, chồng tôi về đến nhà thấy mắt tôi đỏ hoe anh hỏi:

  • Sao vậy em, có chuyện gì nói anh nghe.

Nghe chồng hỏi, tôi liền kể đầu đuôi và mạnh dạn nói:

  • Anh ơi, em không lấy chồng nữa đâu. Anh làm ơn lấy vali xuống giùm em (vì vali để trên đầu tủ rất cao), em về nhà với ba má em, lấy chồng mà khổ như thế này em không lấy đâu. Và anh ơi, em không biết kho cá, hay là vứt đi (lúc lập gia đình tôi chưa biết làm cá và kho cá).

Chồng tôi nghe xong cũng bật khóc và năn nỉ tôi đừng đi về:

  • Nếu em về thì anh chết thôi em ơi.

Hai vợ chồng cùng khóc một lúc khá lâu. Và dĩ nhiên là chồng tôi không lấy vali xuống cho tôi mà nói:

  • Em yên tâm, để anh đi kho cá, mệ không biết đâu, em đừng Thế là tôi nguôi ngoai phần nào và nhờ đến lần anh bất tỉnh

 

trong nhà tôi dạo nào, tôi rất sợ vì tôi mà anh chết nên tôi càng thương chàng hơn lúc nào hết.

Hai năm sau, tôi có thai và sanh được cháu gái đầu lòng. Vào thời điểm đó, đàn ông rất khó kiếm việc làm, nhất là con của chế độ cũ và tư sản, chỉ có tôi đi dạy kiếm được ít tiền và đương nhiên là phải “vắt cù chầy ra nước” và thức khuya dậy sớm làm them những thức ăn theo mùa như Tết thì nấu bánh chưng bánh tét, dưa món, giò thủ, mức quất. mứt chùm ruột… Mùa hè thì làm Ya- ua lạnh, cóc ổi ngâm cam thảo. Thời gian rảnh thì làm chà bông hoặc tùy theo người đặt món gì thì làm món ấy. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình được bình an qua ngày…

Nhưng tục ngữ có câu: “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.”

Một buổi tối nọ, tôi đang nằm cho con tôi bú mẹ, bỗng nhiên tôi nghe có tiếng la hét ở dưới nhà, vì vợ chồng tôi ở lầu hai, mệ ờ lầu một, tôi liền nói với Hoàng:

  • Anh xuống dưới nhà coi có chuyện gì vậy? Hoàng trả lời:
  • Không xuống, mặc kệ họ.

Tôi cố gắng lắng tai nghe, thì ra là tiếng mệ đang chửi mắng tôi:

  • Dâu ơi là dâu! Dâu thời đại, dâu tân tiến, bà con qua mà coi dâu thời nay nì. Hắn (ý chỉ tôi) chỉ biết thắp đèn sáng nhà hắn, còn nhà tui hắn để tối thui, để tui không thấy đường đi, cho vấp té cho tui chết. Như rứa hắn mới vừa lòng… Trời ơi là trời, ngó xuống mà coi!(vào lúc đó thường hay bị cúp điện theo lịch.)

Rồi kèm theo là tiếng chà chân trên nền nhà, thỉnh thoảng lại đập tay đập chân xuống sàn nhà. Đôi khi lại lay các song cửa ở cầu thang đi lên xuống.

Con tôi đang bú chưa nhả vú ra, nhưng tôi quyết định ngồi dậy đi xuống lầu mặc cho con khóc và lòng dặn lòng, “Lúc nào cũng dặn lòng nên nhịn.” Khi tôi xuống đến nơi, thấy mệ ngồi bệt xuống nền nhà lầu một một, và từ cầu thang lầu một xuống tầng trệt, người đông chật ních cầu thang và tầng trệt. Tôi nhẹ

 

nhàng đến bên mệ xoa lưng, bóp tay chân cho mệ cho đỡ đau, nói với mệ:

  • Con xin lỗi mệ, con đang cho cháu bú sữa nên xuống trễ. Mệ có bệnh tim, không nên làm mạnh mệt tim sẽ gây nguy hiểm. mệ để con đỡ mệ vào giường nghỉ lại cho khỏe.

Có tiếng ai đó nói:

  • Mệ ác với dâu quá! Thôi, đi về.

Tôi đỡ mệ vô đến giường xong, tôi liền quỳ xuống và nói với mệ:

  • Thưa mệ, con thương mẹ con bao nhiêu thì con thương mệ bấy nhiêu. Con có lỗi gì, xin mệ chỉ dạy cho con để con sửa đổi. “Quen nhà mạ, lạ nhà chồng,” thưa mệ.

Miệng tôi nói tay tôi vừa xoa dầu ở phần ngực cho mệ đỡ đau và bớt thở hổn hển.

Mệ nói:

  • Thôi, được rồi, đi lên nghỉ đi. Tôi thưa lại:
  • Mệ nghỉ cho khỏe hỉ.

Tôi vừa đi lên cầu thang vừa nghĩ:

  • Sao có cháu T em đã lớn, 15 tuổi rồi mà tối nào bị cúp điện, bé cũng về trước để thắp đèn dầu cho mệ về sau, mà hôm nay sao không có đèn dầu thắp sẵn (?).

Ngày mai anh Lực của hoàng đến thăm vợ chồng tôi và cháu bé. Anh hỏi chuyện xảy ra hôm qua, tôi kể lại mọi việc xong, anh thở dài và nói:

  • Cô Lan đã nói với mệ và anh chị là gia đình Trang theo đạo Công Giáo vì cô thấy trên bàn thờ có tượng Đức Mẹ.

Ôi lạy Phật, hỉ xả, hỉ xả. Tôi vừa mừng vừa run vì đã qua được cây cầu cay đắng.

 

Khi con tôi được 8 tháng tuổi, mệ giao cho tôi lo sắm sửa toàn bộ việc cúng Tết năm đó. Lúc còn ở nhà với mẹ, anh chị em chúng tôi chỉ biết ăn rồi đi học, mọi việc trong nhà từ lớn tới nhỏ đều do mẹ tôi sắp xếp. Tôi vô cùng lo lắng vì chưa làm việc này bao giờ. Hơn nữa, nhà mệ có tới bảy bàn thờ trong khi nhà tôi chỉ có 1 bàn thờ Phật, nào là bàn thờ ông Táo, thờ Phật, Quan Công, cha chồng và 3 cái am, ở nhà mệ hay gọi là am 3 cô. Tôi nghĩ rằng mệ thử thách tôi vì con tôi còn nhỏ, tôi làm việc nhà chậm (vì không quen làm từ nhỏ). Trong lòng tôi rất lo lắng, làm sao tôi có thể lau chùi dọn dẹp nhà cửa, vừa đi chợ và cho con bú mẹ, vừa nấu nướng trong vòng một buổi dáng, tới trưa là phải xong để mời mệ về cúng 30 Tết, đón ông bà về ăn Tết với gia đình và tôi cũng chợt nhớ đến “ráng nhịn được những điều khó nhịn.”

Sức nhẫn nhiều sớm định tâm nhiều.

Không. Tôi không thể để mệ mắng vốn tôi với mẹ của tôi. Theo lệ hằng năm mẹ tôi qua thăm sui gia và biếu quà Tết. Tôi lấy lại bình tĩnh và suy nghĩ cách làm sao cho tròn bổn phận dâu con.

Tôi phân biệt ra từng giai đoạn theo từng ngày, tôi sẽ đi chợ mua các món đồ khô trước, các trái cây để lâu được 1, 2 ngày, còn lại các món ăn và trái cấy tươi tôi sẽ mua vào ngày 29 Tết, làm sạch và ướp gia vị để tủ lạnh, ngày 30 Tết chỉ lo nấu nướng và chưng mâm Tết lên các bàn thờ.

Sau khi vạch kế hoạch xong, lòng tôi bớt lo lắng. Và ngày nào đi chợ tôi cũng ngắm nhìn các loại thức ăn và trái cây để lâu được. Đến ngày 28 Tết tôi đi chợ sớm và gặp các bác ở quê lên Sài Gòn bày bán các loại trái cây ngồi ở hai bên đường trước chợ Đa Kao. Tôi ngắm một lúc rồi chọn mua một buồng chuối sứ xanh khoảng 10 nải trông tròn trịa và đẹp mắt, khi trả tiền xong tôi chợt nhớ làm sao đem về. Suy nghĩ một chút, tôi đành vác buồng chuối lên vai và đi chầm chậm về nhà, khi đi ngang

 

chỗ mệ ngồi bán, tôi không sợ hãi gì cả, ngược lại tôi thấy lòng vui vui khi mình đã làm được một việc mà trước đây tôi chưa từng làm. Ngày 30 Tết cũng đã đến, tôi cứ làm theo chương trình đã định và cuối cùng mọi việc lau chùi dọn dẹp sạch sẽ, thức ăn được bày lên bàn đầy đủ: than heo ram mặn, cá rô chiên, xào thập cẩm với móng heo, chả trứng nhân thịt heo bằm với miến và nấm mèo, gỏi 3 màu (dưa leo, cà rốt và ngó sen), canh khổ qua nhồi thịt, xôi đậu xanh và chè bông cau.

Sau khi cúng xong, tôi mời mệ và mụ (là em gái của mệ) dùng cơm. Mụ vừa gắp một miếng chả trứng ăn miếng cơm đầu tiên liền quay qua mệ:

  • Ừm, nó nấu ăn cũng ngon đó. Mệ không trả lời mụ mà nói:
  • Chè ni phải bỏ thêm đậu xanh mới đúng.

Rồi mệ bỏ đũa xuống, tôi lật đật đứng lên đi rót trà và mời mệ ăn tráng miệng.

Tuy không được mệ “chấm điểm” nhưng tôi vẫn thấy lòng nhẹ bổng và vui vui vì được mụ khen. Tất cả nỗ lực của tôi coi như thành công. Món chè bông cau của mẹ tôi ở nhà nấu theo kiểu Bắc, rắc ít đậu xanh ăn với bánh tráng nướng, còn gọi là chè đường, còn mệ muốn bỏ nhiều đậu xanh là giống như chè táo xọn của miền Nam. Nhưng vì tôi biết khả năng mình chậm nên nấu những món dễ nấu, không cần nhiều thời gian. Miễn sao mệ không chê là tôi mừng rồi.

Sau đó, mệ tỏ ra thương tôi hơn, dễ dãi với tôi hơn vì tôi luôn kính trọng bà và chăm sóc bà chu đáo.

Đến năm 1994, ba tôi được đi Mỹ theo diện HO với gia đình gồm có mẹ tôi, chị lớn và em kế tôi vì cùng hộ khẩu. Đến năm 1999, ba mẹ tôi được nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Ba và mẹ tôi đều đứng tên bảo lãnh các chị em còn lại của tôi ở Việt Nam. Chồng tôi lúc đó chồng tôi đã mất vì tai nạn giao thông năm 1995, và

 

tôi được đi Mỹ vào năm 2004. Đến năm 2005, tôi phải trở về Việt Nam để ký tên bán đất nên tôi ghé về thăm mệ. Mệ ôm mặt tôi tát nhẹ vào hai bên má và nói:

  • Ôi chao ơi, mi ăn cơm Mỹ hợp hay răng mà mập ra ri, dưng tau thích mi ốm như khi trước thê, đẹp hơn.

Các anh chị bên chồng tôi nghe tôi về cũng đến thăm tôi và cùng chứng kiến mệ nói chuyện với tôi đều cười xòa. Chắc có lẽ trong 4 chị em dâu, tôi là người được mệ ôm và nói thân mật như vậy, mệ năm đó được 90 tuổi.

Trở về Mỹ, cuộc sống của tôi cũng chưa ổn định. Tôi vốn là giáo viên dạy tiếng Anh ở Việt Nam được khoảng 15 năm, bây giờ qua Mỹ tôi dạy ai đây (?). Tôi rất lo và buốn vô cùng, ngày nào tôi cũng khóc không cho ai biết, tôi đành phải đi làm nanny (giữ em bé) để lo cho 2 con gái tôi. Làm nanny được khoảng một năm thì tôi vào College học lại tiếng Anh để khỏi quên tiếng Anh, chưa học được bao lâu (2 mùa học tại trường Cypress) thì ba tôi mất vào năm 2007, mẹ tôi gần như người bệnh tâm thần, ngày nào nhìn hình ba tôi trên bàn thờ cũng khóc, tối đến mẹ tôi không ngủ được mà cứ đưa 2 tay lên cao như bắt chuồn chuồn. Thương mẹ tôi nghỉ học ở nhà chăm sóc mẹ.

Thấy cha mẹ tôi như thế, tôi lại nghĩ đến mẹ chồng tôi và thương bà cũng chồng mất sớm, không ở được với các con trai và chi dâu lớn, bà ở với con gái nhưng 2 mẹ con rất là khắc khẩu, chị cũng thương mệ lo cho ăn uống và giặt giũ quần áo đầy đủ. Do khắc khẩu với con gái nên mệ hay nói chuyện với tôi vì tôi cũng chăm sóc mệ các việc khác như: bà thường thích nằm trên giường gội đầu, tôi cuốn một cái khăn lông để lót dưới ót của mệ rồi múc nước gội đầu cho mệ. Vì mệ ngồi ở ngoài đường buôn bán bụi bặm nhiều nên tóc mệ bị rít lại với nhau rất là dơ và khó gội. Chị Phương mỗi lần thấy vậy đều nói:

  • Chỉ có Trang là chịu gội cho mệ chứ ai mà gội.

Khi mệ tắm tôi cũng phụ mệ kỳ lưng và dội nước. Mệ không

 

tắm gội hàng ngày, lâu lâu mệ mới tắm gội một lần, nhưng mệ bảo tôi xoa dầu trên lưng và ngực mệ mỗi tối. Lần đầu tiên tôi xoa dầu cho mệ, hai lòng bàn tay của tôi dính đất đen thùi lùi, chị Phương thấy vậy cũng nói:

  • Mệ ở dơ như vậy ai mà chịu nổi, chị là chị đại kỵ mùi dầu tràm nên không bao giờ chị xoa dầu cho chị đâu.

Tôi thì thông cảm cho mệ vì tôi thấy đa số các người lớn tuổi ở thôn quê- Huế- đều như vậy cả. Phận làm dâu con mình phải chăm sóc chứ có ai giúp đỡ mệ được đâu. Tôi cũng biết dơ, nhưng khi mình làm xong, rửa tay với xà bông là sạch ngay thôi.

Mệ rất thích coi cải lương trên truyền hình, tối nào có cải lương là mệ đều kêu tôi coi để nói lại lời thoại và tính huống của mỗi cảnh diễn vì mệ bị nặng tai. Dù bận việc, tôi cũng cố gắng chiều mệ, tối đến là tôi muốn cho hai con gái tôi đi ngủ sớm để tôi có thời gian soạn giáo án cho ngày mai đi dạy. Còn chị Phương không thích cải lương nên chị cũng không giúp mệ được. Nhớ đến mệ, con cái đông mà không ai chăm sóc mệ. Bây giờ tôi đã ở xa mệ rồi, thì chẳng còn ai để nương nhờ về mặt tâm lý tình cảm. Tôi quyết định đi về Việt Nam ở chơi với mệ một tháng, coi như tôi thay mặt chồng tôi về thăm mệ lần chót trước khi mệ mất.

Tôi mua vé máy bay về Việt Nam vào năm 2008 như đã dự định, tôi về ở với mệ, mệ thích ăn gì tôi mua thứ ấy. Chị Phương không cho tôi đi chợ nấu cơm, chị nói:

  • Trang về thăm mệ là vui rồi, còn đi chợ nấu cơm đã có chị Trang cứ ăn rồi ngủ nghỉ cho khỏe, nói chuyện với mệ cho mệ vui.

Hàng ngày tôi đi chợ, mua đủ loại trái cây mà mệ thích như xoài, mãng cầu, măng cụt, nho, táo v. v… Tôi lựa những trái to nhất, đặt biệt là xoài, có hôm tôi mua được hai trái xoài rất to, tôi mời mệ, mệ nói:

 

  • Xoài đẹp quá! Chỉ ưng để giắm (ngắm) thôi. Tôi thưa với mệ:
  • Rồi, con đồng ý để mệ ngắm thôi, khi nào xoài chín thì mình gọt ăn mệ hỉ.

Mệ gật đầu khiến tôi thật là vui. Thoắng một cái lại đến ngày trở về Mỹ.

Chữ nhẫn tự thuở nào đã thấm nhập vào tôi, đã giúp tôi đi qua đoạn đường hôn nhân vừa gian nan vừa đau khổ một cách sáng suốt, hữu ích cho bản thân mình và những người xung quanh.

Đến ngày ra phi trường, sau khi sửa soạn xong, tôi đến chào mệ, tôi chưa kịp nói lời từ biệt mệ đã đưa hai tay lên ôm choàng qua cổ tôi và nói:

  • Mệ có về Tây phương mệ cũng nhớ con. Nước mắt tôi tự nhiên lăn dài xuống hai má, nghẹn ngào nói:
  • Thưa mệ, con đi.

Và sau này tôi được biết mẹ chồng tôi hưởng đại thọ 101 tuổi.

Con kính tạ ơn chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ, chư Hiền Thánh Tăng và Đức Bổn Sư đã dạy con trong kiếp này là Ngài Thích Phổ Ứng, Người đã viết ra bài thơ nhẫn nhịn, đã giáo huấn con từ muôn kiếp trước để giờ đây con được nên người.

Nguyễn Khánh Trang

(Stanton, California - USA)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thư viện

Pháp âm