Ngày nay người ta đều cố gắng nghiên cứu xem nên ăn gì, uống gì bổ dưỡng để hạn chế bệnh tật, tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên nhà khoa học nổi tiếng này lại chia sẻ bí quyết khác hẳn: Một người có thể sống thọ hay không không phải do ăn uống hay vận động mà bởi “cân bằng tâm lý”.
- khoa học Elizabeth Helen Blackburn (Ảnh: Famous People)
Elizabeth Helen Blackburn, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1948 là nhà nghiên cứu sinh học người Mỹ gốc Australia của trường Đại học California tại San Francisco. Bà nghiên cứu đoạn telomere (những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể), một cấu trúc ở đuôi nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ nó. Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, enzym cung cấp cho telomere. Vì những nghiên cứu này bà đã được trao giải Nobel sinh lý và y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak. Bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa và từng là một hội viên trong hội đồng tổng thống về đạo đức sinh học.
Theo TS. Blackburn để có thể sống thọ chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các nhân tố khác chiếm 25%, và tác dụng của trạng thái cân bằng tâm lý chiếm tới 50%.
“Hormones stress” sẽ gây hại cho cơ thể
Theo Hoàng đế nội kinh: Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo… tạm dịch: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo kết, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn… Bởi vậy Đông y chữa bệnh trước tiên cần điều chỉnh “nhân tâm”.
Áp lực tâm lý là nguyên nhân của 65 – 90% các loại bệnh tật (Ảnh: eli-mt.com)
Y học hiện đại phát hiện rằng, có đến 65 – 90% các loại bệnh tật của chúng ta như ung thư, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… đều liên quan tới áp lực tâm lý. Những loại bệnh này được gọi là chứng bệnh do tâm và thân.
Con người lúc vui vẻ, cơ thể tiết ra hooc-môn có ích là dopamine… Hooc-môn có ích làm cho tinh thần thả lỏng, mang lại cảm giác hưng phấn, khi đó tâm và thân đều trong trạng thái thoải mái, các chức năng của cơ thể phối hợp nhịp nhàng, cân bằng, tăng cường sức khỏe.
“Mục tiêu” có thể thúc đẩy sức sống của sinh mệnh
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học: Sống có lý tưởng có mục tiêu sẽ tạo ra một loại cảm xúc mạnh mẽ có lợi đối với sức khỏe. Những truy cầu mong muốn trong cuộc sống hằng ngày sẽ quyết định tâm tính và theo đó sẽ quyết định tới tâm sinh lý của chúng ta.
Sống có lý tưởng, mục tiêu sẽ đẩy lùi mọi loại bệnh tật
Một nhà khoa học người Anh đã tiến hành khảo sát những người trong độ tuổi 40- 90 trong 7 năm: kết quả phát hiện nhóm người sống không có mục tiêu rõ ràng tỉ lệ tử vong do bệnh tật, tự sát, xuất huyết não cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng. Không những vậy sau khi về hưu không có mục tiêu sống sẽ khiến tinh thần và sức khỏe suy giảm mạnh.
Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân bởi nếu một người sống không có mục tiêu thì “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời. Từ đó cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động khiến sức khỏe bạn ngày càng sa sút. “Mục tiêu” ấy cũng nhất định phải thiết thực bởi nếu không sẽ khởi tác dụng phụ. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu trong cuộc sống của bạn bởi chúng đều rất có khả thi.
“Giúp người làm vui” thực sự có tác dụng trị liệu
John Davison Rockefeller (1839 – 1937) là nhà công nghiệp người Mỹ, người đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai cũng là người sáng lập công ty Standard Oil. Sau quãng thời gian ngắn tận hưởng niềm vui từ việc tích lũy tiền bạc, ông bị các loại bệnh tật dày vò đau khổ tới tột cùng. Đến lúc này ông nhận ra tiền bạc không thể mang lại sức khỏe khôn thể giúp ôn có những thanh thản trong cuộc sống nên quyết định dành 40 năm cuối đời tập trung vào các hoạt động từ thiện. Hoạt động này có liên quan chủ yếu đến ngành giáo dục và sức khỏe cộng đồng. Ông cũng dùng gần hết tài sản của mình cho các hoạt động này đồng thời cũng tìm cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Điều này giúp tâm hồn ông trở nên thanh thản qua đó tình hình sức khỏe không tốt của ông biến chuyển dần tốt đẹp và sống thọ tới gần 100 tuổi.
Giúp người làm vui là một phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống (Ảnh: baomoi.com)
Các nhà nghiên cứu phát hiện, việc trợ giúp “vật chất” cho người khác có thể làm giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỉ lệ tử vong xuống còn 30%.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này, một nhà nghiên cứu y học người Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là 106 học sinh ở độ tuổi 20 tuổi chia làm 2 nhóm: Một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị. Sau 10 tuần nhà nghiên cứu phát hiện các loại chứng bệnh viêm nhiễm, cholesterol và cân nặng của nhóm làm việc thiện đều thấp hơn nhóm dự bị.
Tại sao giúp đỡ người khác lại có thể chữa bệnh?
Thường xuyên giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hormone gây căng thẳng, kích thích các “hormone có lợi”. Chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm thậm chí còn nhận định: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người là cách tốt nhất để thoát khỏi u buồn và cũng có thể chữa lành mọi bệnh tật.
David Hamilton, tác giả cuốn sách: “Why Kindness Is Good For You” tạm dịch: Tại sao lòng tốt luôn mang đến hạnh phúc cho bạn đã từng lí giải: Đôi khi chỉ một hành động nhân đạo bé nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn cho cả người cho và người nhận. Lòng tốt không chỉ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui giúp ta thoát khỏi mọi bệnh tật mà còn giúp nhiều người xoa dịu nỗi đau.
Gia đình hòa thuận bí quyết hàng đầu để sống thọ (Ảnh: hk01.com)
Gia đình hòa thuận bí quyết hàng đầu để sống thọ
Theo kết quả một cuộc khảo sát với 268 sinh viện nam của trường đại học Harvard: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là có mối quan hệ xã giao với người khác. Thiếu các mối quan hệ xã hội sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và điều đó cũng giống như hút thuốc mà không vận động.
Kết quả của đề tài nghiên cứu của một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có tựa đề “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” được thực hiện trong 25 năm cho thấy : Người có lòng dạ hẹp hòi, coi trọng nặng nề về danh lợi, tâm chứa đầy hận thù thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; mà người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%.
Đưa ra lý giải về vấn đề này nhà tâm lý chia sẻ: Các mối quan hệ xã hội và gia đình không tốt sẽ làm người đó mang đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn trong tâm từ đó sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích. Từ đó adrenalin và hormones stress sẽ bài tiết ra nhiều hơn làm nảy sinh các loại bệnh tật. Gan liên quan mật thiết đến sự điều tiết lượng tuần hoàn máu. Nếu tâm trạng không tốt, tức giận uất ức, cũng có thể ảnh hưởng gan, gây ra tác hại cho chức năng gan.
Hãy biết cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương
Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc từng nói: Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh tạm dịch: Dùng thiện ý đối đãi với người sẽ thân như anh em; đối xử ác ý với người khác sẽ có hại như việc binh đao.
“Yêu thương cho đi để nhận lại” bởi thiện lương và lòng tốt cũng giống chiếc Bumerang (một loại vũ khí độc đáo có hình chữ V. Điều đặc biệt của loại công cụ này là, khi được phóng đi nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném). Thiện lương của chúng ta cũng giống như vậy nếu bạn trao đi yêu thương dùng thiện ý đối đãi với người khác sẽ nhận lại sự yêu thương và phước báo.
Lòng tốt là chiếc Bumerang, trao gửi thiện lành nhất định sẽ có phúc báo
Những cạnh tranh khốc liệt của cuộc sống hiện đại làm áp lực tinh thần của chúng ta cũng theo đó mà gia tăng. Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi sẽ sinh ra nhiều loại cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ.
Qua chia sẻ của TS. sinh học chúng ta có thể thấy điều quyết định thọ mệnh dài hay ngắn của đời người không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và vận động, mà còn là điều ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người. Đó chính là: tôn trọng, giúp đỡ người khác, biết ơn, bao dung, hài hước, tâm thái hòa ái tích cực vui vẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật dưỡng sinh của cổ nhân, đó là sống hiền hòa thuận với đất trời, với tự nhiên.
Theo Secretchina
Kiên Định
----------
Muốn sống thọ, hãy học theo 5 nguyên tắc cổ xưa của người Nhật
Trường thọ có liên quan trực tiếp tới sức khỏe, cách ăn uống và phương thức sinh hoạt từ thời đại Showa truyền lại của người Nhật Bản, đã tạo ra kỳ tích về dân tộc sống thọ nhất thế giới.
Mọi người ở vào thời đại đó đều cần cù lao động, ăn các loại thực phẩm theo mùa, sống tự cung tự cấp, bằng lòng với số mệnh của bản thân, hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
Con người muốn sống được thọ, trong cuộc sống cần phải có 5 điều sau:
Thứ nhất : Biết cách quên đi
Bất kể việc gì cũng không nên để lại trong tâm, đặt nặng trong đầu. Không nên tính toán với bất kỳ ai; không nên tính toán bất kể việc gì, đừng bao giờ lo sợ được mất; dũng cảm xả đi những thứ không phải là của mình; vui vẻ giúp đỡ người khác; sống một cách vui vẻ tự nhiên!
Thứ hai: Giữ tâm tĩnh lặng, không suy nghĩ nhiều
Ảnh: Pixabay
Tâm lý nội tại của bản thân, lúc nào cũng luôn giữ ở trạng thái trống rỗng, trong sáng, quang minh lỗi lạc. Đừng nên để bất cứ việc gì khắc ghi trong tâm trong đầu; cũng đừng nên để bất cứ việc gì chiếm giữ ám ảnh trong lòng.
Thứ ba: Ăn được
Hơn một nửa những người có sức khỏe đều ăn uống rất tốt, ngược lại, những người sức khỏe kém thì chán ăn, tiêu hóa không tốt. Trước đây khi nước Tần muốn đánh nước Triệu, Triệu Vương vì để kháng Tần, liền phái lão tướng giàu kinh nghiệm làm thống soái. Trước khi nắm giữ ấn soái, liền ra lệnh cho sứ giả đặc biệt đi quan sát, xem chất lượng bữa ăn của kẻ địch có tốt không? Như vậy mà biết tình hình quân địch.
Muốn sống thọ cần phải duy trì một chế độ ăn cân bằng, hợp lý và đầy đủ, bí quyết chủ yếu là ăn nhiều rau quả, và chỉ nên ăn no đến 8 phần, để tránh mang lại những gánh nặng không cần thiết cho các cơ quan nội tạng.
Thứ tư: Ngủ được
“Con người muốn sống thọ, phải duy trì chất lượng giấc ngủ được tốt”. Dù bạn bao nhiêu tuổi, nhất định mỗi ngày đều nên ngủ đủ giấc. Trong phần tự thuật trăm tuổi của mình, Trần Lập Phu tiên sinh một người sống thọ tới hơn 100 tuổi có chia sẻ: “Mỗi tối khi đi ngủ lên giường ông đều có thể lập tức chìm vào giấc ngủ, và thường ngủ một mạch tới khi trời sáng”. Mỗi ngày đều có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi, đây chính là một yếu tố quan trọng giúp bạn có sức khỏe và được trường thọ.
Thứ năm: Hoạt động tốt
Muốn sống được tốt, sống được trường thọ, cần vận động một cách đầy đủ. Tập các bài tập thể dục dưỡng sinh đều đặn vào buổi sáng và tối; hay sống cuộc sống sinh hoạt lao động của người nông dân, mỗi ngày đều nên cố gắng vận động đầy đủ.
Theo kết quả của một nghiên cứu, mỗi ngày chỉ cần ngồi lâu không hoạt động từ trên 3h đồng hồ trở lên sẽ làm bạn giảm mất 2 năm tuổi thọ. Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của trường đại học Lowa, mỗi ngày bạn chỉ cần chạy bộ 7 phút, dù chạy chậm, cũng có thể giảm các nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Cũng theo kết quả của một nghiên cứu của trường đại học London, những người ngồi ít vận động nhiều, sẽ giảm ¾ nguy cơ mắc bệnh béo phì. Mà béo phì thì có mối liên quan mật thiết tới bệnh đái tháo đường type 2.
Ngày càng có nhiều các bằng chứng, cảnh báo về nguy cơ do ngồi nhiều, là một trong những nhân tố gây nên tỉ lệ tử vong sớm, ung thư và các loại bệnh mới khác. Vì vậy, khi tới công sở làm việc, tốt nhất nên ngồi làm việc trong khoảng thời gian nhất định, sau đó nên đứng lên vận động vài phút, ngày nghỉ nên ra ngoài đi bộ, có thể giúp cơ thể càng khỏe mạnh hơn. Lalanne chuyên gia sức khỏe số một trên truyền hình Mỹ có tuổi thọ cao trên 80 tuổi có chia sẻ bí quyết sống thọ như sau: Mỗi ngày đều bắt đầu thức dậy lúc 5h sáng, cử tạ và bơi trong 2h đồng hồ, chống đẩy hít đất đối với ông chỉ là chuyện nhỏ. Ông cho hay: “Người già đừng nên ngồi cả ngày trên ghế, nên vận động vì sự sống của chính bản thân mình”.
Theo Secretchina