Năm 1997, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho xuất bản cuốn sách “Going Home.
Buddha and Jesus as Brother”, bán rất chạy ở Mỹ và Canada. Có người dịch
tựa cuốn sách này sang tiếng Việt là “Về nhà đi thôi. Bụt và Chúa đều là anh
em cả”.
Nay, nếu thiền sư còn khỏe và xem những bức ảnh này, hẳn thầy sẽ viết cuốn
sách mới “Going Where? Buddha and People as Victim” (Về đâu bây giờ? Bụt
và Người đều là nạn nhân cả).
Một tiếng thở dài ngao ngán.
À không...! Một tiếng thét câm lặng mới đúng.
Trên đây là đoạn văn của Trần Đức Anh Sơn trên Facebook cá nhân đã viết.
TIÊNG THÉT THẦM LẶNG.
Vâng, đó là tiếng thét thầm lặng của người không hiểu chính mình, không
hiểu nghiệp quả do mình đã tạo, lại cứ ngỡ Thiền sư T.Nhất Hạnh sẽ ngao ngán thở
dài khi nhìn quê hương ngập tràn nước mắt trong bão lũ thương đau.
Trần Đức Anh Sơn là con dân xứ Huế, là một học sĩ từng tốt nghiệp đại học, thế tại
sao tự mình không dịch nỗi câu “Going Home. Buddha and Jesus as Brother” mà
phải dựa vào người dịch tựa cuốn sách này sang tiếng Việt là “Về nhà đi thôi. Bụt
và Chúa đều là anh em cả”.
Chính dựa vào nguồn dịch đó mà Trần Đức Anh Sơn chỉ hiểu chữ về nhà đi
thôi,như về lại ngôi nhà hiện thể của tục đế, để rồi, phần bình luận, Nhan Tran
Viet: Nhà không còn , lấy đâu mà về thưa ông thiền sư ! cũng từ dó, bằng chứng
với lời thách thức: Nay, nếu thiền sư còn khỏe và xem những bức ảnh này, hẳn thầy
sẽ viết cuốn sách mới “Going Where? Buddha and People as Victim” (Về đâu bây
giờ? Bụt và Người đều là nạn nhân cả).
Hình ảnh mà Trần Đức Anh Sơn đưa lên để minh họa cho sự hiểu biết về chữ
“Going Home”là những ngôi nhà tang thương chìm trong bão lũ,do nghiệp quả tác
thành, do cộng nghiệp của một phần nhân loại nói chung và một phần cá biệt của
sinh loại trên tinh cầu này khó ai tránh khỏi.
Với trình độ tương đối mang tính triết học, lẽ nào Trần Đức Anh Sơn không hiểu
nõi chữ “Going Home” do Thiền sư đề cập? Theo Trần Đức Anh Sơn cho biết
cuốn sách mang tựa đề trên đây“Going Home. Buddha and Jesus as Brother”bán
rất chạy ở Mỹ và Canada, chả lẽ độc giả những nơi đó không hiểu nỗi chữ “Going
Home” như Trần Đức Anh Sơn hiểu?
Nếu thực sự Trần Đức Anh Sơn hiểu chữ “Home” của Thiền sư thì không bao giờ
mang tính thách thức khá tế nhị của người có học, bảo rằng: Nay, nếu thiền sư còn
khỏe và xem những bức ảnh này, hẳn thầy sẽ viết cuốn sách mới “Going Where?
Buddha and People as Victim” (Về đâu bây giờ? Bụt và Người đều là nạn nhân
cả).
Hình ảnh bão lũ, dân chìm trong nước không liên quan gì đến mệnh đề “going
home” để Trần Đức Anh Sơn đặt vấn đề “Going Where”khích động cho kẻ chống
phá Thiền sư!
Đây là một ý tưởng méo mó muốn biến tư tưởng triết học xuống hàng tục đế.Hình
ảnh đức Phật trong bão lũ, nhà cửa, dân chúng chìm ngập bùn đất chả liên quan gì
đến Thiền sư hay của Phật, Mọi ban phước giáng họa thuộc quyền Thượng Đế. Bởi
có câu – Cọng lông sợi tóc rơi xuống không ngoài ý muốn của Thượng Đế, thế thì
đặt vấn đề“Going Where? Buddha and People as Victim” (Về đâu bây giờ? Bụt và
Người đều là nạn nhân cả).với mục đích gì???
Một khi bước chân ra đi, mình phải biết về đâu;Nếu đặt vấn đề“Going Where? Là
một mệnh đề vong bản, kẻ đánh mất bản thể để không còn biết lối về tự thân, trách
nhiệm do chính ta chứ không phải của Thiền sư, của Đức Phật hay của bất cứ ai
khác. Mình không ý thức trách nhiệm nghiệp quả tự thân mà đặt vấn đề hay đổ lỗi
kẻ khắc như trẻ con té, khóc, đổ lỗi cục đá, cục gạch.là chuyện ấu trĩ.
Dĩ nhiên Trần Đức Anh Sơn đủ trình độ để hiểu mệnh đề “Going home” của Thiền
sư vạch ra, bởi vì theo Thiền sư thì “Buddha and Jesus as Brother” chả lẽ cả hai
Ngài đều nương vào căn nhà thế tục, để rồi ngẫn ngơ trước bão lũ? Nhưng không,
Trần Đức Anh Sơn không để Thượng đế lâm nạn mà chỉ để “Buddha and People as
Victim” (Bụt và Người đều là nạn nhân cả). mới đặt vấn đề “Going Where? Về
đâu bây giờ? Thật là thâm hiểm. Phật nào lâm nạn trong bão lũ, chỉ có Phật đá,
cement toàn đồ giả chứ Phật nào lâm nạn, cũng như chỉ có kẻ đấnh mất chính kiến
tự thân mới không biết mình là ai, đi về đâu, kẻ có trí tuệ làm sao mê mờ trước
nhiêu khê nghiệp quả?
Trong nghiệp quả, người ý thức nhận chân nguyên gốc, chấp nhận, sửa đổi ý
tưởng,việc làm lời nói để vượt qua, vì không ai gánh vác thế ta, chỉ có kẻ trốn
trách nhiệm mới thở dài ngao ngán, hay có một tiếng thét câm lặng khổ đau như
Trần Đức Anh Sơn đã nêu .
MINH MẪN
19/10/2020