Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

The 10 Most Beautiful Gardens In Alabama

NI SƯ GIỚI HƯƠNGDỊCH KINH VIẾT SÁCH

Trụ trì Chùa Hương Sen (Miền Nam California)

  1. Thân thế và Xuất gia

Ni sư Giới Hương (thế danh Sunyata Phạm) sanh năm 1963 tại Bình Tuy, Bình Thuận. Xuất thân từ một gia đình nông dân có 8 anh chị em thì có 2 vị xuất gia: Ni Sư Giới Hương có duyên lành xuống tóc xuất gia với Sư Bà Hải Triều Âm năm 15 tuổi tại Tịnh Thất Liên Hoa (Lê Quang Định, Bình Thạnh, Sài gòn) và một em gái xuất gia (Sư cô Trí Minh) xuống tóc với Đại lão Thiền Sư Thích Thanh Từ. Trong dòng họ còn có thêm 3 người xuất gia nữa: Một người Dì (Tỳ Kheo Ni Tâm Diệu), em họ (Tỳ Kheo Ni Thanh Đức) và cháu ruột (Thức Xoa Ma Na Viên Khuông).

Suốt thời gian nhập chúng Liên Hoa, Ni sư được học kinh, luật, luận đầy đủ dưới sự hướng dẫn của Tôn sư Hải Triều Âm. Mùa Xuân học Tứ Niệm Xứ, mùa Hạ học Luật, mùa Thu học Lăng Nghiêm và mùa Đông học Kinh A Di Đà.

Ni sư thọ Tỳ Kheo Ni ngày 12 tháng 10 năm 1983 tại Giới đàn Chùa Long Hoa, Bà Rịa, Vũng Tàu, do HT Thích Như Mậu (Hòa Thượng Đàn đầu), HT Thích Huệ Hải (Yết Ma) và HT Thích Thanh Đức (Giáo thọ). Bên Ni giới tại Tịnh Thất Liên Hoa do Sư Bà Như Nguyện (làm Hòa Thượng Ni Đàn đầu), Tôn sư Hải Triều Âm (Yết Ma) và Ni sư Như Lý (Giáo thọ).

  1. Học vấn, Tu tập và Hoằng pháp

Năm 1989, Ni sư Giới Hương rời chúng Liên Hoa vào học lớp Cao Cấp Phật Học tại Phú Nhuận, Sài Gòn, do cố Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng. Trong 4 năm nội trú tại đây, Ni sư được học với nhiều Hòa thượng Cao Tăng thạc đức cũng như giáo sư nổi tiếng như HT Thích Minh Châu, HT. Thanh Từ, HT Trí Quảng, HT Phước Sơn, HT Chơn Thiện, HT Thiện Nhơn, HT Thiện Siêu, Ni trưởng Trí Hải, Giáo sư Trần Phương Lan, Hoàng Như Mai, Nguyễn Khuê, Trần Tuấn Mẫn, vv...

Năm 1989, học Văn Khoa tại Đại Học Tổng Hợp (Đình Tiên Hoàng, Sài gòn).

Năm 1994, tốt nghiệp Cử Nhân Phật Học và Cử Nhân Văn Chương tại Sài Gòn.

Năm 1995-2005 du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Triết Lý Phật giáo tại Đại học Delhi năm 2003 và các chứng chỉ về Tiếng Trung và Nhật (Intensive Advanced Diplomas in Chinese and Japanese – 4 năm).

Năm 2005, Ni sư đến định cư tại Hoa Kỳ. Hòa Thượng Thích Mãn Giác cử về làm Trụ Trì Chùa Phước Hậu, Wisconsin, và sau đó Ni sư theo học trường Cao đẳng Milwaukee Area Technical College, tốt nghiệp Trợ Lý Điều Dưỡng Y tá (Nursing Assitant) và các chứng chỉ Anh văn và Vi tính.

Năm 2010, Ni sư rời Wisconsin, về tiểu bang nắng ấm California và thành lập Chùa Hương Sen cũng như theo học môn Xã Hội Học ở trường Cao Đẳng Riverside Community College  và sau đó là Moreno Valley College.

Năm 2015, học và tốt nghiệp Cử nhân Văn Chương Mỹ tại Đại học Riverside, California.

Năm 2017, Ni sư theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài gòn.

Năm 2000, thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam)

Năm 2010 - đến nay, Ni sư đã khai sơn thành lập và Trụ Trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, miền nam California, Hoa Kỳ. Và Ni sư đã độ hơn 10 đệ tử Ni xuống tóc xuất gia: TKN Viên Bảo, TKN Viên Như, TKN Viên Tuệ, TKN Viên Quang, TKN Viên Chân, TKV Viên An, TKN Viên Trang, Thức Xoa Ma Na Viên Quý, TXMN Viên Nhuận, TXMN Viên Hiếu, Sadini Viên Hoàng, Sadini Viên Đàm, và Sadini Viên Từ...

Ni sư là trang chủ Website: huongsentemple.com, thành lập Đài truyền hình Hương Sen Temple (Livestream Facebook: Huong Sen Temple) và lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ 42 tác phẩm Anh và Việt, cũng như phát hành 11 đĩa ca nhạc Phật giáo từ năm 2004 đến nay                           

  1. Sáng tác và Chuyển dịch
    • Sách Tiếng Việt
    • Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali và Đại Thừa
    • Ban Mai Xứ Ấn (3 tập)
    • Vườn Nai – Chiếc Nôi Phật Giáo
    • Quy Y Tam Bảo và Năm Giới
    • Vòng Luân Hồi,
    • Hoa Tuyết Milwaukee
    • Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm
    • Nghi Thức Hộ Niệm, Cầu Siêu
    • Quan Âm Quảng Trần
    • Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ, (2 tập)
    • Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV: (2 tập)
    • A-Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não, (2 tập)
    • Góp Từng Hạt Nắng Perris
    • Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang
    • Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm
    • Nét Bút Bên Song Cửa,
    • Máy Nghe MP3 Hương Sen: Các Bài Giảng, Sách, Bài viết và Thơ Nhạc của Thích Nữ Giới Hương
    • DVD Giới Thiệu về Chùa Hương Sen
    • Tuyển Tập 40 Năm Tu Học & Hoằng Pháp của Ni sư Giới Hương.
    • Ni giới Việt Nam Hoằng pháp tại Hoa Kỳ
  • Sách tiếng Anh
  • Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions
  • Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra
  • Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva
  • The Key Words in Vajracchedikā Sūtra
  • Sārnātha -The Cradle of Buddhism in the Archeological View
  • Take Refuge in the Three Gems and Keep the Five Precepts
  • Cycle of Life
  • Forty Years in the Dharma: A Life of Study and Service - Venerable Bhikkhuni Giới Hương.
  • Sharing the Dharma – Vietnamese Buddhist Nuns in the United States
  • Vietnamese Nun and American Inmates
  • Sách song ngữ (Anh-việt)
  • Bản Tin Hương Sen: Xuân, Phật Đản, Vu Lan (Hương Sen Newsletter: Spring, Buddha Birthday and Vu Lan, annual/ Mỗi Năm),
  • Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách - Good Sentences Nurture a Good Manner
  • Văn Hóa Đặc Sắc của Nước Nhật Bản - Exploring the Unique Culture of Japan
  • Sống An Lạc dù Đời không Đẹp như Mơ - Live Peacefully though Life is not Beautiful as a Dream
  • Hãy Nói Lời Yêu Thương - Words of Love and Understanding
  • Văn Hóa Cổ Kim qua Hành Hương Chiêm Bái - The Ancient- Present Culture in Pilgrim
  • Nghệ Thuật Biết Sống - Art of Living
  • Sách chuyển ngữ
  • Xá Lợi Của Đức Phật (Relics of the Buddha), Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ,
  • Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù (Lotus in Prison), nhiều tác giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ,
  • Chùa Việt Nam Hải Ngoại (Overseas Vietnamese Buddhist Temples), Võ Văn Tường & Từ Hiếu Côn, vol 2, Thích Nữ Giới Hương chuyển Anh ngữ
  • Việt Nam Danh Lam Cổ Tự (The Famous Ancient Buddhist Temples in Vietnam), Võ Văn Tường. Chuyển Anh ngữ: Thích Nữ Giới Hương.
  • Hương Sen, Thơ và Nhạc – (Lotus Fragrance, Poem and Music), Nguyễn Hiền Đứ Chuyển Anh Ngữ: Thích Nữ Giới Hương
  • Phật Giáo-Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th&  Ni Sư Thubten Chodren, chuyển Việt ngữ: Ni Sư Tiến Sĩ TN Giới Hương,
  • Cách Chuẩn Bị Chết và Giúp Người Sắp Chết-Quan Điểm Phật Giáo (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective), Sangye Khadro, Chuyển Việt Ngữ: Thích Nữ Giới Hương.

  

3.5.  Đĩa Ca Nhạc Phật Giáo

  1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 1, năm 2013.
  2. Niềm Tin Tam Bảo, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, volume 2, năm 2013.
  3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, volume 3, năm 2013.
  4. Ánh Trăng Phật Pháp, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2013.
  5. Bình Minh Tỉnh Thức (Piano Variations for Meditation), Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Độc Tấu Dương Cầm và Hòa Tấu: Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương, volume 5, năm 2013.
  6. Tiếng Hát Già Lam, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 6, năm 2015.
  7. Cảnh Đẹp Chùa Xưa, Nhạc:  Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân & Khánh Hải,  volume 7, năm 2015.
  8. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 8, năm 2015.
  9. Hương Sen Ca, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 9, năm 2018.
  10. Về Chùa Vui Tu, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nguyên Hà & Nam Hưng, volume 10, năm 2018.
  11. Gọi Nắng Xuân Về, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 11, năm 2020.
  1. Chùa Hương Sen và Tông chỉ Thiền Tịnh song tu

Với sự trợ giúp của Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, quý Phật tử và đặc biệt là Thân phụ Phạm Văn Danh, pháp danh Chánh Đức Minh, Ni sư Giới Hương đã thành lập Chùa Hương Sen,bắt đầu từ một căn nhà nhỏ (ba phòng, 2 chỗ đậu xe) ở thành phố Moreno Valley, Miền Nam California vào ngày 10 tháng 04 năm 2010. Rồi Phật tử đến sinh hoạt tu học ngày càng đông, không có chỗ đậu xe, thế là ngày 08/05/2013 chùa chuyển đến địa chỉ mới, cách đó 15 phút và là chỗ hiện tại:

Huong Sen Buddhist Temple

19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570, USA

Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Facebook:https://www.facebook.com/huongsentemple

Web: www.huongsentemple.com

Cụ thân sinh có duyên với Chùa Hương Sen. Từ lúc lập Chùa Hương Sen ở Bình Chánh (năm 2000), Cụ cũng đứng ra xây và ủng hộ; qua đến Mỹ, Cụ cũng theo phụ tá việc chùa trong ngoài, từ chùa cũ (Moreno Valley) đến chùa mới (thành phố Perris) hiện nay, cho đến ngày 06/10/2018 Cụ về với Phật (87 tuổi). Chùa Hương Sen mang ơn Cụ nên mỗi ngày tụng kinh thường cầu siêu cho Cụ và quý Phật tử ân nhân quá vãng siêu sanh và an lạc nơi cõi Tịnh độ.

Lúc đầu mua 1 căn nhà và đất rộng 3.8 acres (tính luôn con kênh chạy ngang đất chùa) ở Perris, California). Rồi theo thời gian mua thêm miếng đất bên phải và sau lưng, thành một miếng đất 10 mẫu chữ nhật vuông góc đẹp.

Đây là vùng xa, đất khô (semi desert: bán sa mạc), nên khó trồng cây và chưa có nhiều người Việt sinh sống, chủ yếu vào các ngày lễ Vía, Phật đản, Vu Lan hay khóa tu thì Phật tử địa phương và các vùng lân cận về tham dự.

Chùa Hương Sen hiện nay có được bảy đệ tử Ni thường trú, còn nhiều vị khác đang tu học ở xa hay ra lập thất riêng an tu. Chùa theo tông chỉ của Tôn sư Hải Triều Âm là Thiền Tịnh song tu, phát nguyện tụng kinh, ngồi thiền, bái sám, và niệm Phật để xây dựng nhân gian tịnh độ (đất lành) trong hiện tại và mai sau.

  1. Thời khóa biểu hàng ngày

5:30g sáng:      Hô Chuông và Công Phu Khuya

7g sáng:            Tiểu Thực

8g sáng:            Chấp Tác + Tu Học

11:30g trưa:      Cúng Quá Đường

12:30g trưa:      Chỉ Tịnh

2g chiều:          Thức Chúng

4g chiều:          Công Phu Chiều

5g chiều:          Pháp thoại (Ni sư Giới Hương giảng trên Đài Truyền Hình Livestream Facebook: Huong Sen Temple)

6g chiều:          Dược Thực

7g tối:          Thời Khóa Tịnh Độ/Tụng kinh/Niệm Phật/Trì Chú (trên Đài Truyền Hình Livestream Facebook: Huong Sen Temple)

10g sáng Chủ Nhật Hằng Tuần:  Tụng kinh &  Niệm Phật.

7g tối ngày 30 và 14 AL hàng tháng: Lạy Sám hối Hồng Danh và tụng giới.

Các thông tin chi tiết, kính mời xem: http://www.huongsentemple.com

GIỚI rèn luyện đạo đức, chuyên cần Như Lai sứ, tác Như Lai sự.

HƯƠNG tôi đúc tinh thần, tinh tấn dưỡng Đại sĩ tâm, tu Đại sĩ nhân.

​ Chùa Hương Sen, ngày 20 tháng 07 năm 2020

Kính ghi,

 Chúng đệ tử Ni: Sư cô Viên Quang, Sư cô Viên Nhuận…

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

GIỚI HƯƠNG - VỊ NI SƯ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Chúng Tỳ Kheo Ni, Chúng xuất gia nữ, hay những con gái của dòng họ Thích, là một trong những chúng đệ tử lớn của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Họ đều có khả học Pháp, hiểu Pháp, hành Pháp, hoằng Pháp, hộ Pháp, chứng Pháp, và ứng dụng giáo Pháp vào trong đời sống hằng ngày, để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong đời sống hiện tại. Với chủ đề trên, “Giới Hương - Vị Ni Sư Trong Thời Hiện Đại” là một đề tài được thảo luận trong bài viết này.

 “Giới Hương” là một cụm từ ghép của tiếng Hán-Việt; Giới có nghĩa là giới luật hoặc là đạo đức. Hương có nghĩa là hương thơm. Vậy “Giới Hương” có nghĩa là hương thơm của người học, hiểu, và hành trì giới luật của Đức Phật. Ở đây, “Giới Hương” là đạo hiệu của vị Ni Sư, Trú Trì Chùa Hương Sen[1] ở Nam California, Hoa Kỳ. Thật vậy, khi đọc cụm từ “Giới Hương,” chúng ta liền nghĩ tới một bông Hoa đức hạnh có màu sắc đẹp và hương thơm. Khi nghe và nhìn thấy bông hoa đó, chúng ta đều sinh tâm hoan hỷ và liên tưởng tới hình ảnh đẹp của người xuất gia. Một trong những bài thơ thiên nhiên, tác giả Thích Trừng Sỹ viết rằng:

Nguyện học hạnh của HOA

Tỏa hương thơm đức hạnh

Khéo nói lời ái ngữ

Ban tặng cho mọi nhà.”[2]

cắt cỏ mùa Hè sau Chùa Hương Sen ngày 25 tháng 4 năm 2020

Như vậy, bông hoa được đề cập ở bài thơ trên được dụ cho người tài và đức, hoặc cho vị hành giả cư sĩ và xuất sĩ. Trong bài viết này, nó được chỉ cho Ni Sư, người có đạo hiệu là Giới Hương, một trong những người xuất gia Nữ trong thời hiện đại. Từ khi có đủ duyên lành trở thành người Nữ xuất Sĩ, Ni Sư gặp không ít nghịch cảnh khác nhau trong cuộc sống, nhưng nhờ sự khéo léo học, hiểu, hành trì, ứng dụng Phật pháp, sử dụng ngôn ngữ từ ái, Ni Sư không những vượt qua các nghịch cảnh suôn sẻ, mà còn xây dựng tình huynh đệ, pháp lữ, đồng tu tốt đẹp, như việc tu, học, thành lập Chùa, nuôi dạy Ni chúng đệ tử, v.v…

Trong Kinh Pháp Cú, kệ số 52, Đức Phật dạy: “Như bông Hoa tươi tốt vừa có sắc đẹp, vừa có hương thơm. Cũng vậy, người khéo nói điều lành, nghĩ điều lành, và làm điều lành sẽ đem lại kết quả tốt cho nhiều người.” Bông Hoa ở đây là danh từ số ít được dụ cho vị hành giả, có thể là người con trai hay người con gái, đệ tử của Đức Phật. Ở đây, vị ấy được hiểu là Ni Sư Giới Hương, người biết cách chăm lo, vun trồng, và phát triển đóa hoa đạo hạnh và đạo đức trong quá trình tu, học, và hoằng Pháp ở Việt Nam, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.

Hoa chiên đàn, già la,

Hoa sen, hoa vũ quý,

Giữa những hương hoa ấy,

Giới Hương’ là vô thượng.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 55)[3]

Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 54)[4]

Hoa vật lý có nở, có tàn, có sinh, và có diệt. Hương của nó chỉ bay theo chiều gió, nó không thể nào bay ngược chiều gió, nhưng hoa đạo đức không bao giờ có sinh và diệt, nó bắt nguồn từ hành giả tu tập, hành đạo, hiểu đạo, hộ đạo, hoằng đạo, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày để đem lại lợi ích cho nhiều người. Vị hành giả này được chỉ cho “bậc chân nhân,” đệ tử của Đức Thế Tôn. Ni Sư Giới Hương là một trong những đệ tử xuất gia của Đức Phật trong thời hiện đại, có tu, học, giảng dạy, trải qua các trường lớp Phật học và thế học, nuôi dưỡng, trưởng thành, và phát triển đời sống đạo đức và tâm linh tốt đẹp. Khi chúng ta hiểu và thực hành như vậy, đóa Hoa đạo đức của bậc chân nhân không bị bất cứ làn gió nào làm ngăn cản, nó có thể bay cao, bay xa, và lan tỏa trong nhiều phương khác nhau. Khi nghe và biết tới người này, người ta sẽ sinh tâm hoan hỷ và thiện cảm.

Như từ một đống hoa,

Nhiều tràng hoa được làm.

Cũng vậy, thân sanh tử,

Làm được nhiều việc lành.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 53)[5]

Dựa vào một đống hoa, người ta có thể kết thành nhiều tràng hoa. Cũng vậy, từ tấm thân vật lý này, người hành giả có thể làm nhiều việc lành và việc thiện để đem lại lợi ích cho nhiều người. Ngược lại, nếu dựa tấm thân vật lý này, những ai làm các điều bất thiện sẽ đem đến hại mình và hại người ngay trong cuộc sống hiện tại. Là người con trai hay con gái của Đức Phật, khi học, hiểu, áp dụng, và thực hành Bát Chánh Đạo, chúng ta có cái nhìn đúng, suy nghĩ đúng, lời nói đúng, hành động đúng, mưu cầu sinh nhai đúng, siêng năng đúng, nhớ nghĩ đúng, và dừng lại đúng để chúng ta có thể nhận diện, thanh lọc, và chuyển hóa điều xấu thành điều tốt, điều sai thành điều đúng. Khi hiểu và thực hành được như vậy, thì chúng ta sẽ đem đến nhiều lợi lạc và hòa bình đích thực cho pháp giới chúng sinh trên khắp hành tinh này.  

Như ong đến với hoa,

Không hại sắc và hương,

Che chở hoa, lấy nhụy.

Bậc Thánh đi vào làng.”

(Kinh Pháp Cú, kệ số 49)[6]

Thực vậy, những người đệ tử của Đức Phật, dù là người nam xuất gia hay là người nữ xuất gia, dựa vào bài kệ Pháp Cú trên, học theo hạnh của những con ong, tìm hoa để hút nhụy hoa hay mật hoa rồi bay đi, nhưng chúng không làm tổn thương hương sắc của hoa. Cũng vậy, những người đệ tử của Đức Phật đi vào thôn, xóm để làm Phật sự, quyên góp vật chất cho việc xây dựng Chùa chiền, đúc chuông, in kinh sách, v.v… thì phải xem xét những việc làm của mình rõ ràng và kỹ lưỡng để phù hợp với công tác Phật sự. Không lợi dụng lòng tin nhẹ dạ của các vị thí chủ để trục lợi cho cá nhân, để làm những việc không đúng với chánh Pháp, thì chúng ta sẽ đánh mất tín tâm của họ và sẽ có tội với Tam Bảo. Khi hiểu và thực hành như vậy, thì chúng ta có thể đem lại uy tín và tín tâm rất nhiều cho những người Phật tử, những người sẽ hộ trì Tam Bảo bền lâu và đắc lực.

Khi học Phật pháp, chúng ta biết cái tâm hiện ra cái tướng bên ngoài. Tâm tham hiện ra tướng tham. Tâm sân hiện ra tướng sân. Tâm si hiện ra tướng si, v.v... Ngược lại, tâm vô tham hiện ra tướng vô tham hay tướng bố thí. Tâm vô sân hiện ra tướng vô sân hay tướng từ bi. Tâm vô si hiện ra tướng vô si hay tướng trí tuệ và chánh kiến, v.v... Với tâm vô tham, chúng ta có thể khởi tâm từ thiện, như bố thí, cúng dường, ủng hộ, và hộ trì Tam Bảo. Với tâm vô sân, chúng ta có thể thực hành ái ngữ và lắng nghe. Với tâm vô si, chúng ta có thể thực hành chánh kiến và chánh tư duy rất là vững chãi trong cuộc đời. Là những hành giả, đệ tử của Đức Phật, chúng ta có thể tiếp nhận và chọn lọc những điều đúng và điều sai, những điều tốt và điều xấu. Những điều đúng và điều tốt sẽ được duy trì và phát triển. Những điều sai và điều xấu sẽ được chọn lọc, nhận diện, và chuyển hóa tốt đẹp. Khi hiểu và thực tập được như vậy, chúng ta có thể đem lại nhiều hoa trái an vui và hạnh phúc cho nhiều người. 

[1] Huong Sen Buddhist Temple, 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570, USA. Tel: 951-657-7272, Cell: 951-616-8620

[2] http://dharmaeye.net/vn/nhung-bai-hoc-thien-nhien-voi-nhung-hinh-anh-phong-phu/

[3] Kinh Pháp Cú. Kệ số 55. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. 1990.

https://archive.org/details/KinhPhapCuDhammapada

[4] Như trên.

[5] Như trên.

[6] Như trên.

Từ trái: Bảo Sen, Sư cô Viên Chân, Sc. Liên Hiếu, Ni sư Giới Hương,

Thượng Tọa Trừng Sỹ, Thầy Quảng Đạo, Ni Sư Hạnh Quang,

Sc. Liên Tiến và Sc.Viên Trang tại Chùa Hương Sen ngày 08/01/2020

Qua những gì được đề cập trên đây, người có giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát, và giải thoát tri kiến hương là người đã trải qua quá trình tu, học, hoằng Pháp, hộ Pháp, hành Pháp, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, và hằng năm. Với chủ đề của bài viết này, “Giới Hương, vị Ni Sư trong thời hiện đại” vừa là đạo hiệu của Ni Sư, vừa là một hành giả tu, học, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong cuộc sống hằng ngày, để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Thật vậy, vị Ni Sư, nữ xuất sĩ người Việt Nam, một trong những người con gái của dòng họ Thích, đã thành công trong nhiều lãnh vực giáo dục, học thuật, giảng dạy, viết lách, dịch thuật, và đặc biệt là xây dựng tình huynh đệ, pháp lữ và đồng tu tốt đẹp.

Chùa Pháp Nhãn, ngày 25 tháng 04 năm 2020

Thích Trừng Sỹ

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

NHƯ MỘT BÔNG TUYẾT TRỞ VỀ

Tách trà sơ kiến không nóng chưa kịp nguội, tôi đã xin cáo lui, thời gian ngắn trong dịp trở về quê nhà lần này không đủ cho nhiều việc mà Sư phải làm. Tất nhiên, cũng không đủ để tôi có thể tạm phác họa một chân - dung - phía - sau về người đối diện, ngoài ấn tượng về một tu sĩ có cái chất Nam bộ Việt Nam khoáng đạt pha lẫn với nét hiện đại của cách ứng xử trong một nếp sống công nghiệp của Hoa Kỳ. Nhưng cảm giác thì thường dễ sai lạc, trong khi việc làm mới là sự chứng minh cụ thể: 12 đầu sách[1] viết và dịch được xuất bản từ năm 2004 đến 2010 trong tủ sách Bảo Anh Lạc do Sư sáng lập từ lúc ở Ấn Độ đến Hoa Kỳ, đã cho thấy sức làm việc cần mẫn của người tu sĩ này. Trong những tên sách này, tôi chú ý tập Nữ tu và tù nhân Hoa Kỳ (2 tập), gồm ghi chép về những chuyến viếng thăm và thư tín trao đổi với các tù nhân tại một số trại giam ở bang Wisconsin.

***

Theo tác giả, những nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho biết, “từ năm 1970 đến năm 2000, số tù nhân ở mỗi tiểu bang tăng đến 50%”, “riêng ở Wisconsin, có hơn phân nửa 24.000 tù nhân là thiếu niên”. Nguyên nhân của việc phạm tội, thì đơn giản. Như sự thật muôn đời: Đồng tiền để thỏa mãn những tham dục, nghĩa là cội rễ của bao tội ác vẫn là tam độc: Tham sân si. (Lan man, có thể nghĩ đến những người không phải là tội nhân đang ở trong vòng lao lý, mà vẫn là tội đồ lớn, thì tòa án nào sẽ xử phạt?). Cũng qua thư của chàng thanh niên James Lala 21 tuổi, mới hiểu thêm sự xử phạt nghiêm khắc của hệ thống tư pháp Mỹ: Việc quan hệ tình dục với người khác phái 15 tuổi đã dẫn anh đến bản án bảy năm tù giam. Hết hạn tù, vẫn còn chịu án treo, như chính thư anh viết: “Không được lên mạng internet xem hoặc có bất cứ hành động nào liên quan đến sự khiêu dâm”. “Tháng 1/2005, tôi lên mạng và lấy xuống hình những cô gái gái trẻ không phải khỏa thân nhưng có kiểu cách khiêu gợi. Thế là tôi bị giam 9 tháng và 22 ngày nữa”. (Lại lan man: “quê nhà ta”, ông hiệu trưởng với nữ sinh, mà báo chí đã nói tràn ra đó, bị xử phạt thế nào? Hay là, những quán giải khát công khai mở băng phim sex giữa ban ngày ban mặt cho khách vừa nhâm nhi cà phê vừa “thưởng lãm” mà chăng có ai đến hỏi thăm cả!)…

***

Nhưng may thay, những con người không may mắn đó vẫn biết vươn dậy, như sen trong bùn, theo cách nói quen. Một ví dụ: Douglas Stream, 32 tuổi, bị án chung thân vì tội giết người trong cơn nóng giận. Thư anh viết năm 2007: “Tôi đã ở tù lâu rồi. Mỗi năm, tôi phải ra trước hội đồng ân xá… Tôi hy vọng sẽ được thả trước năm 2017...”.  Và anh xây dựng kế hoạch tương lai: Ở tù, nhưng vẫn ghi danh học cao đẳng hàm thụ, dành thời gian giúp đỡ bạn tù. Khi ra tù, sẽ chọn một công việc có thể giúp đỡ nhiều người… 

***

Vài dẫn trưng trên đây chỉ là phần nhỏ trong hàng trăm bức thư trao đổi với tù nhân của vị nữ tu. Việc tu sĩ vào các trại tù với mục đích hướng dẫn thiền hay Phật giáo, giúp phạm nhân cải hóa cũng không phải mới mẻ lắm: Năm 1975, chính phủ Ấn Độ đã đưa thiền Minh sát tuệ thành một biện pháp cải tạo tù nhân. Hiện nay, Đài Loan, Anh, New Zealand, Mông Cổ… đã thực hiện điều ấy. Tại Mỹ, có 9 tiểu bang đã áp dụng các khóa thiền ngắn ngày cho phạm nhân. Tại Việt Nam, K.20 (tại tỉnh Bến Tre) là trại giam đầu tiên chấp nhận cho tu sĩ Phật giáo được vào trại, chia sẻ tâm tư, hướng dẫn phạm nhân cách ăn chay và ngồi thiền. Tổng giám thị trại giam này cho biết, ông cảm thấy yên tâm hơn vì  đã giảm được mức phải kỷ luật phạm nhân so với trước kia.

Đấy là một hướng cải tạo có hiệu quả: “ai cũng biết”, tình thương chân thực và cách cư xử đúng mực vẫn tốt hơn việc áp dụng hình phạt bạo động nặng nề…

Biết chia sẻ những nỗi khổ của đồng loại, Sư đã có những đóng góp có ý nghĩa khi mang ánh sáng của Phật pháp đi vào những nơi “tăm tối”. Với văn chương, Sư tự nhận là “không chuyên nghiệp” mà chỉ là người yêu mến văn chương. Đấy là sự khiêm tốn và biết - mình cần có, nhất là đối với một tu sĩ. Tôi thì nghĩ rằng, không nhất thiết phải có thơ hay mới là thi sĩ. Bởi, có những người làm rất nhiều bài thơ mà không là thi sĩ khi tâm hồn vẫn thô lậu; trong khi có người chỉ viết dăm câu lại chính thực người thơ. Chỉ là, do ở chỗ: Tấm lòng chân thành, trước con người và cuộc sống. Nhận ra được và biết quí trọng cái Đẹp trong nhân giới: “Ai bảo tuyết rơi không trở lại / Hoa tuyết đầy nét chữ bút in nghiêng”, tôi nghĩ, đấy là nét đáng quí của thi nhân.

“Tên gọi” của Sư là: Thích Nữ Giới Hương.

Sài gòn, cuối đông 2011

Nguyễn Đông Nhật

[1] Hiện tại năm 2020, Tủ Sách Bảo Anh Lạc đã có 42 tác phẩm, sách chuyển ngữ và 11 volumn nhạc Phật Giáo do Ni sư Thích Nữ Giới Hương sáng tác và biên soạn.

Mời xem website: http://www.huongsentemple.com/index.php/kinh-sach/tu-sach-bao-anh-lac

Hình ảnh:

Bia ký của Chùa Hương Sen

Thời khóa biểu tu tập hàng ngày của Chùa Hương Sen, năm 2020

Chia sẻ Phật Pháp hàng ngày trên Facebook Livestream: Huong Sen Temple

Mặt trước Chùa Hương Sen 2020

Sân sau chùa Hương Sen

Sân sau chùa Hương Sen

 Đồ án tương lai Chùa Hương Sen

Phái đoàn Hòa thượng Như Điển (Châu Âu) tụng kinh

Cầu nguyện cho Đồ án xây dựng Chùa Hương Sen ngày 12/04/2018

Phái đoàn Chùa Quang Thiện viếng thăm Chùa Hương Sen Tết 2019

Chánh Đức Minh (Cụ thân sinh của Ni sư Giới Hương, thứ ba bên phải, cầm giới điệp) cùng quý Phật tử thọ Bồ tát Giới tại Chùa Hương Sen ngày 20 tháng 05 năm 2018

Ni sư Trụ trì Giới Hương cầm mic cùng Ni chúng tụng kinh

Ngày tu học

Ni trưởng Nguyên Thanh và Chư Tôn Đức Ni

tại Giới đàn Sadini và Bồ tát giới Xuất gia, Chùa Hương Sen, năm 2018

 Thính pháp ngoài sân năm 2019

Ni sư Giới Hương (vác cuốc) và Ni chúng

 san đất bằng làm bãi đậu xe 2019

Ni Sư Giới Hương (thứ hai bên trái) cùng Chư ni quét sân

Sau chùa Hương Sen ngày 04 tháng 02 năm 2020

Ni sư Giới Hương (ngoài cùng bên phải) cùng Chư Ni cắt cỏ sau chùa

vào mùa hè ngày 25 tháng 04 năm 2020

 Ni sư Giới Hương và chúng Ni đệ tử năm 2020

 MỜi xem toàn bài cùng hình ảnh: 2.18._Ni_su_Gioi_Huong_-Chua_Huong_Sen_-_TK_Trung_Si_TKN_Vien_Quang_Nguyen_Dong_Nhat.pdf

 

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm