Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 lake mountain - Lakes & Nature Background Wallpapers on Desktop Nexus  (Image 2267612)

NI SINH VIỆT NAM

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY LAI - CALIFORNIA

Nhân dịp Ni Sư Giới Hương ra tập sách về hành trạng của Ni Giới Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng con xin mạn phép viết đôi dòng để viết về những người bạn của mình đang học tại trường Đại Học Tây Lai (The West University – Hsi Lai University),  California – những vị học Ni đang miệt mài từng ngày để trau giồi kiến thức Phật học cùng thế học, với một mục tiêu duy nhất là gieo trồng hạt giống Bồ đề ở Tây Phương.

Hạnh nguyện hoằng Pháp độ sanh là lý tưởng của mỗi người con Phật. Chư Ni chúng con rời quê hương xứ sở, tìm cầu Phật Pháp nơi các bậc Thầy, nơi các trường đại học khác nhau trên thế giới cũng vì lý tưởng cao cả ấy. Tại trường Đại Học Tây Lai, các vị học Ni đến từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan và cả các vị Ni bản xứ đã thọ giới từ các truyền thống Phật giáo Á Châu. Là một ngôi trường do Phật Quang Sơn, một tổ chức Phật giáo Đài Loan lập ra, Đại học Tây Lai hướng tới sự kết nối Đông-Tây dựa trên một tinh thần Phật giáo cởi mở và thiện chí.

Mùa Xuân năm 2013, chúng con lần đầu tiên đến Mỹ với ước muốn tìm cầu tri thức ở một xứ sở văn minh bậc nhất. Dù là quốc gia có số lượng Phật giáo đồ vô cùng khiêm tốn, nhưng sự tự do mà người Mỹ luôn coi trọng, là một sự ủng hộ cho một tôn giáo tôn trọng sự tự do và hòa hợp như Phật giáo. Trên lĩnh vực giáo dục, Phật giáo đã được đưa vào giảng dạy ở các chương trình đại học và sau đại học trong các phân khoa tôn giáo học, triết học hay khu vực học ở các trường đại học danh tiếng của đất nước rộng lớn này. Ngoài ra, trong những thập niên qua, không ít người Mỹ đã tìm về Phương Đông, tìm về các xứ sở Phật giáo để tu tập Thiền định và chuyển hóa chính mình. Cho nên chúng con thiết nghĩ là sứ giả Như Lai, chúng con vẫn có thể đến và giới thiệu cho họ đức tin và sự trải nghiệm của Phật giáo Việt Nam, của một nền văn hóa đã nuôi dưỡng chúng con và bao nhiêu người con Việt khác trong nhiều thế kỷ qua.

Cùng năm đó chúng con và Sư cô Lệ Ngộ đại diện cho Ni sinh Việt Nam tham gia diễn đàn Ni giới do trường tổ chức. Các diễn giả đều là các vị học Ni từ các truyền thống Phật giáo, đang theo học các chương trình khác nhau tại trường. Theo đó, chúng con luân phiên nhau giới thiệu về nền Phật giáo mà mình đã lớn lên, cũng như hoài bão của chính mình cho việc giáo dục Ni chúng và hoằng hóa Phật giáo tại Mỹ quốc. Những buổi gặp gỡ và thảo luận đó đã giúp chúng con tìm thấy những người bạn cùng chí hướng, để từ đó có thể thấy giấc mơ của mình một cách rõ ràng hơn.

Hiện tại có 6 vị học Ni người Việt Nam đang theo học tại trường Tây Lai ở 3 phân khoa chính là Tôn Giáo Học, Tuyên Úy Phật Giáo và Tâm Lý Học. Tôn Giáo Học hướng đến một nền giáo dục hàn lâm, ở đó người học sẽ được học các phương thức phân tích, lý luận, so sánh Tôn giáo. Trong khi đó Tuyên Úy Phật Giáo và Tâm Lý Học hướng đến nền giáo dục thực nghiệm, ở đó người học sẽ được đào tạo các phương thức chăm sóc tinh thần, lắng nghe và trị liệu bằng các liệu pháp tâm lý và đức tin. Dù theo đuổi ngành học nào, mỗi người chúng con đều nỗ lực không ngừng nghỉ để chuẩn bị hành trang cho con đường hoằng hóa sau này.

Bên cạnh việc học, chư Ni tại trường Đại học Tây Lai cũng tích cực tham gia các hoạt động giao lưu tôn giáo tại trường. Đó là dịp chúng con giới thiệu một số nghi thức cầu nguyện của Phật giáo Việt Nam đến các truyền thống Phật giáo khác hay thậm chí các tôn giáo khác. Một môi trường đa sắc tộc, đa tôn giáo tại đây nuôi dưỡng nơi chúng con lòng từ và sự sẻ chia không hạn lượng. Ngoài ra, chư Ni chúng con cũng tích cực tham gia các hoạt động khác như tổ chức Phật đản và giảng dạy Thiền tập trong các trại tù, cũng như thiện nguyện và thực tập trong các bệnh viện để giúp đỡ về mặt tâm linh cho các bệnh nhân sắp lìa đời v.v.

Ngoài ra, nhờ sự cưu mang của các chùa Việt Nam quanh vùng như Chùa Điều Ngự, Chùa Diệu Pháp, Chùa Quan Âm Orange County, Chùa Phật Quang Âm Thiền Tự, Chùa Diệu Quang, Chùa Hương Sen, Đạo Tràng Vạn Hạnh v.v... chúng con cũng được tham gia và phụng sự các hoạt động Phật giáo như tổ chức các khóa tu, các ngày lễ lớn như lễ Phật Đản và lễ Vu Lan, An cư kiết hạ và đón mừng năm mới âm lịch hàng năm. Chính sự cưu mang của các bậc Trưởng thượng đã giúp chúng con trưởng thành hơn mỗi ngày và cũng nhờ đó mà hạnh nguyện Bồ đề trong mỗi chúng con mỗi ngày một thêm lớn.

Trong thời gian theo học tại trường Đại học Tây Lai và sinh hoạt tại các tự viện Hoa Kỳ, chư Ni chúng con cũng phần nào định hình con đường dấn thân phụng sự cho riêng mình trong tương lai. Hai trong số 6 vị học Ni tại trường Tây Lai đã lập tự viện và tổ chức sinh hoạt theo mô hình của một ngôi chùa Việt Nam truyền thống như Sư cô Chơn Mẫn - Trụ trì chùa Phật Ân (Santa Ana)

và Sư cô Phước Nhẫn -  Trụ trì chùa Liên Hương (La Puente). Tuy nhiên, xây dựng tự viện và phát triển đạo tràng phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đã được chư vị Tôn Túc thực hiện hơn 3 thập niên qua. Việc làm ấy đòi hỏi rất nhiều từ sự ủng hộ tài chính và tinh thần của cộng đồng và đôi khi phải mất cả một đời người để hoàn thiện một cơ sở Phật giáo tương đối vừa phải.

Vì khả năng có hạn của hàng Ni giới, chúng con thiết nghĩ mình chỉ tập trung vào sở trường của mình, xem như đó cũng là góp một viên gạch nhỏ trong việc xây dựng ngôi nhà Phật Pháp nơi đây. Bản thân chúng con, tác giả bài viết này, đã dành rất nhiều thời gian để tham gia các nhóm dịch thuật để chuyển ngữ các tác phẩm Phật giáo sang các ngôn ngữ như Anh-Hán-Việt. Trong tương lai chúng con sẽ từng bước chuyển dịch Đại Tạng Kinh Phật giáo từ tiếng Trung Hoa sang Anh ngữ. Công việc này đôi khi phải mất vài trăm năm hoặc nhiều hơn thế và cần nhiều thế hệ tiếp bước thì mới khả dĩ hoàn thành. Chúng con cũng chỉ là tiếp bước các bậc tiền bối mà thôi.

Ngoài ra, chúng con cũng mở các lớp giáo lý Phật pháp bằng Anh ngữ cho thanh thiếu niên và phụ huynh vào thứ Bảy và Chủ nhật mỗi tuần. Các chương trình này song hành cùng các sinh hoạt của gia đình Phật tử và các lớp học Việt ngữ tại tự viện mà chúng con phụng sự. Công việc này chắc chắn sẽ tiếp tục kể cả sau khi chúng con hoàn tất việc học, vì chúng con hiểu rõ giáo dục thế hệ trẻ là chúng con đang vun bồi một thế hệ kế thừa.

Một số Ni sinh trong chúng con định hướng sẽ tập trung vào các hoạt động dấn thân như làm việc tại các trường học, bệnh viện và nhà tù. Đó là cơ hội để chúng con gặp gỡ và giới thiệu Phật pháp đến nhiều người hơn bên ngoài cộng đồng người Việt. Có đôi khi vì những công việc bên ngoài như thế, sẽ có nhiều người Mỹ tìm đến các ngôi chùa Phật giáo chúng ta và bắt đầu sinh hoạt như những người Phật tử thuần thành. Đó là sự khởi đầu cho một nền văn hóa Phật giáo Hoa Kỳ riêng biệt.

Thay lời kết, chúng con nguyện chúc quý chư Ni đồng học và đồng tu sức khỏe, chân cứng đá mềm trên bước đường tu học và hành đạo. Nguyện chúc cho cộng đồng Phật giáo Hoa Kỳ mỗi ngày mỗi hưng thịnh.

Ký túc Xá ttrường Đại Học Tây Lai, Los Angeles,

Ngày 01/06/2020

Cẩn bút,

Thích Nữ Nguyên Hiếu

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

)             Hình 2: Phật từ Tích Lan cúng dường trai phạn tại trường đại học Tây Lai

Hình 3: Lễ tốt nghiệp Thạc sĩ Tuyên Úy của sư cô Lệ Ngộ và sư cô Chơn Mẫn (2016)

Hình 4: Thăm viếng chùa Liên Hương do Sư cô Phước Nhẫn Trụ trì

1.23._Ni_sinh_Viet_Nam_tai_truong_Dai_Hoc_The_West_-_TN_Nguyen_Hieu.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm