Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Spring Lake Regional Park, Santa Rosa | Ticket Price | Timings | Address:  TripHobo

NI GIỚI HIỆN NAY

Vài điểm viết về Ni giới trong xã hội hiện nay, theo gợi ý chủ đề của Ni sư TN Giới Hương là điều cũng vượt ngoài tầm suy nghĩ, bởi lẽ chúng tôi hiểu rằng không ai hiểu mình bằng chính mình, Ni giới vẫn hiểu mình hơn ai hết. Giáo đoàn Ni giới có tầm nhìn, sự nhận thức, môi trường sinh hoạt khác nhau, chỉ có lý tưởng xuất gia, hoằng đạo và thành đạo vẫn là chung cùng của người con Phật. Từ thời đức Phật, chúng ta biết rằng có rất nhiều thánh Ni cũng đã chứng quả giải thoát, làm tấm gương sáng cho hàng hậu học, và đặc biệt đã chứng minh tánh giác không nằm trong thân phận, giai cấp mà có sẵn trong tất cả chúng sanh.

Lịch sử Phật giáo cho chúng ta biết, giáo đoàn Tỳ kheo Ni đã được đức Phật chấp thuận hình thành, qua nhiều lần thỉnh cầu của Tôn giả A nan, vị thị giả tận tuỵ của Ngài, bên cạnh ước nguyện lớn lao khó lay chuyển tâm thức của Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Từ đó, Ni đoàn được thành lập và Tăng đoàn đã hội tụ đầy đủ thất chúng đệ tử.[1] Tuy nhiên về sau, theo nhận thức và truyền thống tu tập y cứ vào giới luật, mà Ni chúng trong mỗi truyền thống có khác nhau. Tựu trung, Nam tông Phật giáo đến hôm nay, nhiều giáo đoàn, giáo hội vẫn không chấp nhận thành lập Ni đoàn cho nữ giới xuất gia, và đứng chung hàng ngũ của Tăng sĩ, giáo hội.

Xã hội hiện nay không còn là một mặt phẳng di chuyển chậm chạp, sự vận hành của đời sống biến hoá nhiều hướng khác nhau rất thần tốc. Con người không nằm ngoài cơn lốc đó, Tăng Ni Phật giáo lại càng không ngoại lệ. Làm thế nào, để phù hợp và cùng phát triển trong một quy trình thực tại đang diễn ra, không rơi vào trạng thái bị bỏ lại, đó là một tư duy cần có của tất cả con người đang sống, nhất là những người làm công tác xã hội, lãnh đạo, dù trong một tổ chức nhỏ, điển hình như một gia đình, tự viện. Tuy nhiên, ý tưởng để hoà nhập mà không hoà tan đó chính là điều đáng lưu tâm. Hoà tan thì không còn là chính mình, không hòa nhập thì cũng chưa chắc biết mình đang ở đâu. Ở đây, chúng ta muốn nói rằng, làm thế nào để có thể Ni giới đi từ truyền thống đến phát triển một cách phù hợp nhất.

Trong xã hội Phật giáo Việt nam, có thể nói sự hài hoà sinh hoạt giữa Tăng và Ni cùng trong một giáo hội là mẫu hình đáng được học hỏi của các nước Phật giáo. Ngược lại thời gian, cách đây 50 năm về trước, giáo đoàn Ni vẫn có nhiều Ni tướng xuất sắc, thành tựu trong việc giáo hoá, tổ chức xã hội và tu chứng, đã được lưu lại trong sử sách truyền thừa. Nhưng hiếm thấy, và chưa có một vị Ni trưởng nào có tư tưởng đi ngược lại truyền thống của Phật chế, tinh thần sinh hoạt chung của giáo hội. Nhiều Ni trưởng đã đào tạo khá nhiều hội chúng Ni thành tựu đạo nghiệp, và làm nhân tố tích cực trong sự phát triển chung của Tăng đoàn và giáo hội. Đây là điểm mà Ni giới cần lưu ý để ứng dụng trong thực trạng sinh hoạt hiện nay.

Có thể nói, khoảng trong vòng 20 năm trở lại, từ đầu thế kỷ 21 xuất hiện nhiều tư tưởng, thấp thoáng lý thuyết hiện sinh, trường phái bình đẳng xã hội, nam nữ bình quyền, người sơ học mới nghe thoáng qua, tưởng chừng như mới và phù hợp với thời hiện đại, từ đó có nhiều ý kiến trái chiều, ủng hộ hoặc không ủng hộ, ủng hộ ngầm, nhưng ngẫm lại thì chúng đã đi quá xa với truyền thống và lời Phật dạy, tựu trung vài luận điểm:

  • Tư tưởng cổ xuý hủy bỏ Bát kỉnh Pháp[2].
  • Tư tưởng không phụ thuộc vào Tăng đoàn.
  • Tư tưởng thành lập hội chúng riêng lẻ.

Rất may mắn, chư Ni Việt nam đã nhận ra sự không phù hợp ý thức này trong xã hội Phật giáo việt nam. Và cũng có rất nhiều, ý kiến của chư Tôn Thạc Đức, đã chỉ ra rằng, những tư tưởng này đã đánh mất hết bản chất của đạo Phật, và những lời dạy nguyên thủy, đã làm sáng tỏ tâm cang của bao thế hệ xuất gia con Phật.

Giới và luật chỉ có đức Phật chế ra, và có thể thay đổi những giới điều không còn phù hợp với tình hình thực tế, mà cho đến hôm nay, chưa ai đã chỉ ra được những giới luật nào là không phù hợp đáng kể với đời sống hiện đại, nếu có thì chỉ có những từ và ngữ không phù hợp với văn phong hiện đại. Đức Phật là một bậc Thầy giác ngộ vĩ đại, Ngài đã quán chiếu toàn diện những căn cơ của chúng sanh, mà tùy duyên, tùy nghiệp chế giới, với mục đích khuyến dạy cho đệ tử của mình có cơ sở để phát triển phẩm chất của con người toàn diện. Bên cạnh đó, giới luật là sợi dây nối kết, sự hòa hợp của Tăng đoàn, và cũng là thước đo những giá trị đạo đức của sự giải thoát.

Tư tưởng chư Ni bị phụ thuộc vào chư Tăng, phần lớn là tư tưởng tự diễn biến, phát ra từ tự ngã, có thể là ngã mạn, xét cho cùng thì có gì là phụ thuộc, mà thực tế cho chúng ta thấy, có rất nhiều sự việc chư Ni không thể tự mình thực hiện đảm đương được, ngược lại cần phải có sự hỗ trợ của Tăng đoàn.

Tư tưởng thành lập hội chúng riêng, một cá thể tự phát triển độc lập, hay cá nhân phải tự phát triển chính mình, đó là tư duy tốt. Nhưng, nếu có sự kết hợp, hợp lực thì có thể phát triển mạnh mẽ và có thể thành tựu những mục đích lớn lao hơn. Rất hiếm có cá nhân nào tự thành tựu những gì lớn lao, tất cả đều phải có sự trợ giúp, trợ duyên. Thần thông đệ nhứt như Ngài Mục Kiền Liên cũng không thể tự mình cứu độ Mẹ mình ra khỏi chốn u đồ, đó là bài học cho chúng ta thấy được sức mạnh của tập thể, đặc biệt là tập thể Tăng Già, mà vào thời đức Phật còn tại thế hình mẫu này cũng đã được xây dựng.

Từ những ý kiến trên, chúng tôi nghĩ rằng, Chư Ni trong đời sống hiện nay, đối diện với nhiều vấn nạn nan giải của xã hội, hãy để tâm trí gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp, mà đức Thế tôn đã chế ra, lấy đó làm nền tảng căn bản để thực hiện con đường giải thoát và phụng sự chúng sanh, vẫn tốt hơn là để những suy nghĩ không chính đáng, chiếm mất thời gian quý báu của mình. Giá trị của sản phẩm chúng ta tạo ra, để đóng góp cho đời, giúp cho xã hội là những gì mà mình mang đến cho xã hội, bằng tâm huyết, bằng sự đầu tư và dấn thân, chứ không phải là những ngôn từ, lý thuyết bao phủ, để tạo hàng rào vô hình làm chướng đạo.

Từ ngàn xưa, cùng với một tư tưởng và lời dạy đó, thể chế đó, Chư Ni vẫn thành tựu mọi việc, cho đến đạo nghiệp, thì hôm nay cũng vẫn thế, Chư Ni vẫn thành tựu những gì mà chúng ta muốn thành tựu, chứ không phải nhất thiết đòi hỏi theo một xu hướng nhất thời, mà đi ngược lại giá trị cao sâu trong lời dạy của đức Phật.

Thế giới này, đáng kính ngưỡng, và ca ngợi thay cho những mẫu Ni tướng đã đóng góp cho nền văn minh, và hạnh phúc của con người khắp nơi, những giá trị cao đẹp đó có bị đánh mất nơi đâu, phân hào nào dù đó là Thích nữ. Đây là những điều mà chúng ta cần suy nghĩ trong công cuộc hoằng dương chánh pháp trong thế giới hiện đại.

Chùa Bảo Sơn, ngày 26 tháng 4 năm 2020

Thích Huệ giáo

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

[1] Bảy chúng đệ tử: Tỳ kheo, tỳ kheo ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sadini, cư sĩ nam và cư sĩ nữ.

[2] Bát kính pháp. Tứ Phần Luật – Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Ký Tập Yếu. Dịch giả Tỳ Kheo Ni Huyễn Huệ. Thành Hội TPHCM. Phật lịch 2541-1997, trang 11-12.

1.19._Ni_gioi_hien_nay_-_Thich_Hue_Giao.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm