Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Sierra Nevada Lakes | Total Escape Outside

KHẢ NĂNG NỮ GIỚI

Trong ngày lễ Phật Đản giữa lòng New York năm 2019, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cử hành lễ Vesak, có nhiều đại diện cao cấp của các tôn giáo từ nhiều thế giới đến tham dự. có phần thảo luận, trong đó đặc biệt có câu hỏi liên quan đến nữ giới như:

Bà Rebecca Ray[1], người Brazil gốc Bồ Đào Nha, đại diện cho phong trào nữ quyền của thế giới nêu nghi vấn:

 - Đức Thế Tôn từ bi vô hạn, giáo pháp đồng phổ độ chúng sanh, cớ sao ban đầu Đức Thế Tôn không cho người nữ xuất gia. Tôn Giả A-nan và Dì Kiều Đàm Di Đại Ái Đạo phải tha thiết khân xin nhiều lần, mãi về sau mới cho, nhưng với điều kiện Ni giới phải giữ Bát kỉnh pháp[2], phải chăng Đức Thế Tôn phân biệt đối xử người nữ?

 Ni sư Thanh Liên, đại diện phái đoàn Phật giáo Việt Nam trả lời:

 - Sở dĩ ban đầu Đức Phật ngại chưa cho người nữ xuất gia là vì những lý do như sau: Thân thể người nữ có cấu tạo sinh học khác người nam (chẳng hạn có kinh nguyệt, mang nặng đẻ đau…), tâm lý người nữ cũng nhiều khúc mắc hơn người nam, nếu người nữ xuất gia sẽ có nhiều bất ổn trong Tăng đoàn, sâu xa hơn thì có sự ảnh hưởng không tốt đến thời gian tồn tại của chánh pháp. Khi hoàn cảnh nhân duyên đến thì đức Phật chấp nhận cho người nữ xuất gia nhưng phải tuân theo bát kỉnh pháp.

Bát kỉnh pháp là giới, là hàng rào bảo vệ người nữ, ngăn cản những bất lợi cho người nữ và Tăng đoàn, nhìn cạn cợt thì có vẻ phân biệt nhưng thực tế thì lợi lạc vô cùng. Đức Phật vì thương xót chúng sanh, vì hàng xuất gia mà chế giới luật để giúp người giữ được thân tâm thanh tịnh, thăng tiến trên đường tu học. Bát kỉnh pháp cũng không ngoài mục đích đó.

Quý vị cũng biết, chế độ bốn đẳng cấp ở Ấn Độ [3]vô cùng khắc nghiệt, vậy mà Đức Phật đã từng tuyên bố: “Không có giai cấp khi mà nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ”. Ngài từ bi hóa độ từ vương tôn công tử cho đến hàng thường dân, người ăn xin, kẻ giết người, gái làng chơi, người vô gia cư…tất cả Ngài đều từ bi hóa độ bình đẳng như nhau. Lòng từ của Đức Phật còn cảm hóa đến chư thiên, đến cả nhật nguyệt trời đất, dẫu con sâu cái kén cũng không làm hại, thế làm sao có thể bảo Ngài phân biệt và ghét bỏ người nữ cơ chứ?

Bà Rebecca Ray lại hỏi:

 - Hiện nay vẫn còn có những nơi không cho người nữ xuất gia hoặc là không cho thọ đại giới đàn, vấn đề này là sao, xin Ni sư hoan hỷ giải thích?

 Ni sư bảo:

-  Đúng là như vậy, có thể những nơi ấy còn chấp chặt vào quá khứ và truyền thống nguyên thủy, không có sự uyển chuyển linh hoạt cho phù hợp. Thời đại hôm nay thì vấn đề này không có gì khó, người nữ muốn xuất gia hay muốn thọ đại giới thì có rất nhiều đạo tràng tiếp nhận. Có nhiều Ni viện, chùa tự và những trung tâm tu học trên thế giới sẵn sàng tiếp nhận bất cứ người nữ nào muốn xuất gia, chỉ cần họ có lòng tu học và quyết tâm buông xả.

Vâng, đúng như Ni sư Thanh Liên đã trả lời. Đức Từ Phụ Thế Tôn thương yêu bình đẳng các đệ tử của mình dù là Tăng (nam) hay Ni (nữ), vì “Dòng máu ai cũng cùng màu đỏ và nước mắt ai cũng mặn" và “Tất cả chúng sanh (dù giới tính nào) đều có hạt gống Phật và khả năng thành Phật.” Nên cả hai giới Tăng Ni đều có thể xuất gia, thọ giới Cụ túc, Trụ trì, độ đệ tử, tu học, Bố tát, An cư kiết hạ, học tam tạng kinh điển, tu Giới Định Tuệ và cùng chứng Thánh quả giống nhau, không phân biệt giới tính, màu da, tuổi tác, chức vị hay khả năng của vị Tăng hay Ni đó.

Tuy nhiên, tùy quan điểm  và cơ cấu của mỗi xã hội, có vài khác biệt nhỏ giữa giới tính và địa vị, nhưng trên căn bản, nhất là ở các nước hiện đại của thế kỷ 21 thì vai trò nữ giới rất được nâng cao, như người đẹp Nam Phi da màu Zozibini Tunz đã đoạt vương miện Hoa Hậu Vũ Trụ (Miss Universe) năm 2019 và trong phần thi ứng xử cùng top 3 đăng quang Miss Universe, cô nhận được câu hỏi rằng:

-"Điều quan trọng nhất chúng ta nên dạy các cô gái trẻ trong bối cảnh hiện nay là gì?"

Cô Zozibini Tunz trả lời:

-"Khả năng lãnh đạo. Đó là điều phụ nữ đã đánh mất trong thời gian dài, không phải do ý muốn của họ mà bởi xã hội. Tôi nghĩ rằng phụ nữ là những cá thể mạnh mẽ nhất trên đời và nên được trao mọi cơ hội. Chúng ta nên hướng dẫn các cô gái trẻ cách đạt được vị trí của mình."

​ Chùa Hương Sen, ngày 20 tháng 07 năm 2020

Kính ghi,

Thích Nữ Giới Hương

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

[1] Trích trong Tuyển Tập Phật Đản: Lễ Phật Đản Giữa Lòng Newyork, Tiểu Lục Thần Phong, Ất Lăng thành, 04/2020.

https://thuvienhoasen.org/a33873/le-phat-dan-giua-long-newyork.

[2] Bát kính pháp:

1 Một Tỳ kheo ni, dầu có trăm tuổi hạ khi gặp thầy Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ kheo.

2- Một Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3- Tỳ kheo ni không được ngăn Tỳ kheo xét tội, thuyết giới, tự tứ hay nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được quyền cử tội Tỳ kheo ni.

4- Muốn thọ trì Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ kheo ni và Tỳ kheo

5- Nếu Tỳ kheo ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma na đỏa) trong thời gian nửa tháng.

6- Nửa tháng phải đến bên Tỳ kheo tăng cần cầu dạy bảo.

7- Không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ kheo ở.

8- Khi an cư xong, phải đến Tỳ kheo tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

Bát kính pháp. Tứ Phần Luật – Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Ký Tập Yếu. Dịch giả Tỳ Kheo Ni Huyễn Huệ. Thành Hội TPHCM. Phật lịch 2541-1997, trang 11-12.

[3] Bốn giai cấp Ấn độ: Thứ tự của các hạng người trong xã hội Ấn Độ:

  1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Thực chất: Ngũ thông là năm thứ thần thông, hành giả tu nơi non cao, rừng vắng, nhập vào đại định chứng đắc được ngũ thần thông: Đắc ngũ thần thông thành bậc tiên cao, tuy nhiên chưa phải là rốt ráo vì chưa cắt tuyệt luyến ái, còn ở trong tam giới – lục đạo.
  2. Sát-đế-lỵ hay #Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng
  1. Vệ-xá (Vaisya) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
  2. Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận với các giai cấp trên. Còn gọi là Chiên-Đà-La Ba-ri-a (Pariah, Dalit) giống người cùng khổ, chủ yếu làm nghề gánh phân các nhà đổ ra đồng, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay, không giẫm lên cái bóng mà Thủ đà la để lại.(tương đối)

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0-la-m%C3%B4n

1.11._Kha_nang_Nu_gioi_-_Thich_Nu_Gioi_Huong.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm