Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Staten Island | Fort Wadsworth | The world in images

TUYÊN ÚY TRONG NHÀ TÙ

Chúng ta đang sống trên mảnh đất Hoa Kỳ, là một hợp chủng quốc (United States), trong đó có người Mỹ gốc Việt, Thái, Hàn, vv… Tôn giáo chính của Hoa Kỳ là đạo Thiên Chúa. Từ khi cộng đồng Việt Nam, Thái Lan, Đại Hàn, Nhật Bản, Tây Tạng, Trung Quốc, vv… du nhập vào Hoa Kỳ và đem theo Phật giáo cũng như văn hóa của mình sang đây, nên sứ mạng của Ni giới phục vụ đạo Phật và quần chúng tại đây, sẽ không chỉ là người Việt Nam (như ở nước Việt Nam) mà là nhiều dân tộc, nên gọi là hợp chủng quốc.

Môi trường chúng ta đang sống, hiện nay và trong tương lai gần xa sẽ là một cộng đồng Ni giới pha trộn nhiều văn hóa (cultural hybridity) của nhiều nước hợp chủng, v.v... giống như một bánh xu sa có nhiều màu, chứ không thuần chủng, chỉ là màu da vàng. Vì vậy, Ni giới sẽ có nhiều cơ hội cũng như thách thức trong sứ mạng: “Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.”

Hạnh Bồ tát có 84 ngàn hạnh, 84 ngàn pháp môn. Một trong những hạnh mà Ni giới chúng ta có thể làm trong bối cảnh đa chủng quốc này là đóng vai trò nữ tuyên úy trong trại tù, đem ánh sáng Phật pháp vào nhà tù, nơi có vô số phạm nhân người Mỹ gốc Châu Á, Châu Âu...

Tuyên úy là danh xưng của các tu sĩ Phật giáo, Kitô giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Hindu.. được học, trải nghiệm và có khả năng chia sẻ phương pháp tâm linh của tôn giáo mình đến các phạm nhân ở nhà tù, bịnh nhân của bệnh viện, quân đội, cảnh sát, lính cứu lửa, trường đại học, trại phục hồi nhân phẩm, vv… khiến các đối tượng cân bằng thân tâm, sống lành lạnh và phục vụ tốt.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14th dạy rằng: “Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng phạm tội. Những phạm nhân tuy bị giam vào ngục tù, nhưng thực sự, không tệ hơn bất cứ người nào trong chúng ta. Họ bị sự vô minh, tham muốn và phẫn nộ, những căn bệnh mà chúng ta dễ bị nhiễm phải, nhưng tùy các mức độ cao thấp khác nhau. Bổn phận của chúng ta là cố gắng giúp đỡ các phạm nhân ấy.”

Xem tivi, báo chí Hoa Kỳ, google, youtube, facebook, internet, thực tế xã hội, tiếp xúc phạm nhân, được nghe những lời sám hối muộn màng, những hậu quả ghê gớm của tâm bất thiện, tham, sân, si, độc ác, ích kỷ, ghen ghét, tật đố và kỳ thị... Chúng ta bàng hoàng khi thấy những cảnh luân hồi hiện tại và nhận ra những gì Đức Phật dạy về sự chuyển biến dòng vận hành thiện ác của tâm là đúng. Đúng và sai chỉ cách nhau có một sát na tâm mà hậu quả để lại đối nghịch vô cùng to lớn.

Dần thân vào lãnh vực nữ tuyên úy trong trại tù này sẽ là một điều mới mẻ đối Ni giới Việt Nam, bởi lẽ nhiều Ni sư và nữ Phật tử người Mỹ đã từng làm việc này. Có nhiều vị tuyên úy cũng thuộc nhiều tôn giáo khác (Thiên Chúa, Hồi giáo, Do Thái Giáo, Hindu và Phật giáo, vv…). Công việc của chư Ni là hàng tuần, hàng tháng đến hướng dẫn thiền, tụng kinh, niệm Phật hay giảng dạy hàm thụ qua thư tín trao đổi, gởi kinh sách Phật vào trại tù để họ tìm hiểu học.

 Điều kiện để thực hiện được sứ mạng này:

  1. Thủ tục: Học lớp tuyên úy và có bằng cấp chứng nhận để vị tuyên úy trông coi nhà nguyện của nhà tù và ủy ban điều hành nhà tù đó chấp nhận chúng ta. Thời gian 1 đến 3 tháng vào thực hành để nghe phản hồi từ phạm nhân, để sau đó tiếp tục lâu dài. Có bằng cấp Phật học, Giảng sư, Giáo thọ sư là một điều tiên quyết để giúp ban quản trại chấp nhận chúng ta. Lý lịch trong sáng, không phạm pháp luật.
  2. Bốn kỹ năng: Nói, nghe, viết và đọc tiếng Anh thông thạo (không cần chuyên sâu) và có thêm ngôn ngữ khác càng tốt, để khỏi mang theo thông dịch viên.
  3. Phát lòng từ bi thương tù nhân và hoàn cảnh của họ thì chúng ta mới vươn vai chịu khó, chịu đựng, đảm đang, bền bỉ, để tiếp cận và cảm hóa những tù nhân khó độ đó.
  4. Vị tuyên úy Ni giới phải nắm vững những bài kinh căn bản của Đức Phật như Thiền minh sát, quán Tứ vô lượng tâm, năm giới, Kinh Người Áo Trắng, Kinh Từ Bi, vv… Những bài pháp thoại này không phải là lý thuyết triết lý suông, mà phải mang tính thiết thực và lợi ích trong đời sống hàng ngày, để phạm nhân của mọi lứa tuổi, mọi tôn giáo, mọi màu da, ai cũng có thể tiếp cận và trải nghiệm.
  5. Ni giới phải là những sứ giả Như Lai, hiền từ xoa dịu vết thương lòng của họ, có khả năng diễn đạt phân tích điều trái phải, có năng lượng tu tập, kinh nghiệm trong hành trì để truyền cảm khiến phạm nhân hồi tâm, hướng về nẻo thiện và phát nguyện tu tập tâm linh.

Những hạnh nguyện gì Đức Phật và Bồ tát đã làm? Khi hành Bồ tát đạo, các Ngài đã từng ở những nơi tồi tệ và đau khổ nhất để cảm hóa những chúng sanh khiến họ buông bỏ đường mê, thức tỉnh và giải thoát.

Một đệ tử hỏi Sư phụ Triệu Châu: “Sau khi chết Sư phụ sẽ đi về đâu?”

Sư phụ trả lời: “Ta đi vào địa ngục.”

Người đệ tử ngạc nhiên: “Tại sao?”

Sư phụ trả lời: “Vì nơi đó cần ta nhất.”

Và do đó, Bồ tát Địa Tạng phát nguyện: “Còn một chúng sanh nào nơi cõi địa ngục thì Ngài chưa thành Phật. Chúng sanh độ tận rồi, mới chứng Bồ đề.”

Thật là gương sáng muôn đời cho chư Ni chúng ta kính lễ học hỏi để dấn thân vào ngục tối nhà tù.

                                   Chiều Mùa hạ Chùa Điều Ngự, ngày 07 tháng 06 năm 2019

                                                                                  Thích Nữ Giới Hương

            This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

1.7._Tuyen_Uy_trong_Nha_tu-_TN_Gioi_Huong.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm