Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Beautiful bridge at 3AM. Too bad it only goes to Staten Island. : nyc

VAI TRÒ NỮ ĐỆ TỬ PHẬT TẠI HOA KỲ

Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc duy trì và phát triển ngôi nhà Phật pháp tại nhân gian.

Việc xuất dương truyền đạo nơi xứ người xưa nay phần lớn là các Tỳ-kheo. Bên cạnh đó có nhiều Tỳ-kheo-ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Như Tỳ-kheo-ni Sanghamitta, vào thế kỷ thứ III trước Tây Lịch đã đem Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Tích Lan[1]; Hai nữ cư sĩ là Xích Tôn Công chúa (Bhrikuti Devi - Nepal) và Văn Thành công chúa (文成公主, Wencheng Princess, Trung Quốc), vào thế kỷ thứ VII đã đem Phật giáo từ Nepal và Trung Quốc truyền sang Tây Tạng.[2]

Thời nay cũng có những Tôn giả Ni tiếp nối hạnh nguyện của Tỳ-kheo-ni Sanghamitta, đã xuất dương truyền đạo, như: cố NT. Thích Nữ Đàm Lựu, NT. Thích Nữ Nguyên Thanh, NT. Thích Nữ Giác Hương… Và nhiều Tôn giả Ni khác cũng đang nối tiếp hạnh nguyện này, đem Phật giáo từ Việt Nam truyền sang Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Ni giới Phật giáo tại Hoa Kỳ trong thời đại hiện nay được nhiều cơ hội nhưng cũng đối diện rất nhiều thách thức.

  1. NHỮNG CƠ HỘI
  2. Học hỏi được nhiều điều hay và mới

Hoa Kỳ là đất nước đa văn hoá.  Người dân đang sống trong đất nước này nói chung Ni giới nói riêng, có cơ hội học hỏi được nhiều điều hay và mới. Một nhà nghiên cứu về nước Mỹ đã phát biểu: “Văn hóa Mỹ được biết đến như là một bức tranh nhiều màu sắc.”[3] 

  1. Không bị áp đặt

Chủ trương “Bình đẳng giới tính” tại đất nước văn minh như Hoa Kỳ đã bắt kịp tư tưởng “Bình đẳng Phật tính” của đạo Phật. Nữ giới ở đây không bị áp đặt hoặc bị coi thường như các nước Á Đông, mà còn được ưu tiên lên hàng đầu, gọi là “Lady first”. Do đó Ni giới cũng như Nữ giới có cơ hội phát huy và phát triển khả năng của mình, góp phần làm lợi ích chung cho Phật pháp, cho xã hội, nhân loại.

  1. Đã có những viên gạch lót đường

Phật giáo Việt Nam truyền đến Mỹ vào giữa và cuối thế kỷ 20, nhờ những Tôn Đức Tăng Ni đến từ Việt Nam bằng nhiều phương diện như du học, tị nạn… Như HT. Thích Thiên Ân, HT. Thích Tâm Châu, HT. Thích Hộ Giác, Pháp Sư Thích Giác Đức, HT. Thích Chánh Lạc, HT. Thích Chơn Trí, HT. Thích Viên Lý,  HT. Thích Chơn Thành,… NT. Thích Nữ Đàm Lựu, NT. Thích Nữ Nguyên Thanh, NT. Thích Nữ  Giác Hương, NT. Thích Nữ Diệu Từ, v.v…[4] Quý Ngài đã đem Phật giáo đến Hoa Kỳ, và là những bậc Sơ Tổ của Phật giáo Việt Nam tại Mỹ. Ngoài những khó khăn của buổi đầu truyền đạo, quý Ngài cũng đã trải qua bao gian khó để tạo lập những cơ sở chùa chiền để cho Phật tử và Tăng Ni thế hệ sau có nơi quy hướng, tu học.

Nhờ ân đức của các bậc Tiền Bối đã đi trước khai hoang, lót đường mà thế hệ Tăng Ni trẻ nói chung và Ni giới nói riêng hiện nay đã có sẵn nền móng, nơi ăn chốn ở nên thuận lợi hơn trong việc tu học và phát triển Phật pháp tại đất nước Hoa Kỳ này.

  1. NHỮNG THÁCH THỨC
  2. Bất đồng văn hoá và ngôn ngữ

Hoa Kỳ là Đất nước đa chủng tộc. Sự bất đồng văn hoá, ngôn ngữ là những trở ngại lớn cho Phật giáo nói chung, Ni giới nói riêng trong việc truyền bá Phật pháp nơi đây.

  1. Thiếu nơi cư trú

Chư Ni mỗi ngày một đông nhưng chỗ ở thì giới hạn. Hiện nay trên toàn nước Mỹ chỉ được những ngôi chùa Ni chính thức như: Chùa Phổ Hiền, Chùa Huê Lâm ở Massachusetts; Chùa Viên Thông ở Texas; Chùa Vạn Hạnh ở Seattle, WA; Chùa Đức Viên, Chùa An Lạc và Huyền Không ở Bắc California; Chùa Dược Sư, Chùa Diệu Quang và Chùa Hương Sen ở Nam California; và thêm một ít ngôi chùa Ni khác.[5] Do đó chư Ni bị thiếu chỗ ở. Nhiều vị Ni phải tự tạo lập đạo tràng, thuê phòng… Cuộc sống của họ luôn tất bật trong việc làm các nghề nghiệp để trả hoá đơn, trả nợ… Như vậy, họ loay hoay hết một đời mà không có thời gian tu tập, trau dồi kiến thức, ngôn ngữ và việc hoằng Pháp thì càng khó thực hiện hơn.

  1. Thiếu tình Tăng thân

Ni giới trên đất Mỹ hiện rất đông nhưng rất rời rạc vì mỗi người một tịnh thất nhỏ, một ‘ốc đảo’ riêng… nên thiếu sự tương trợ, thiếu tình Tăng thân và cảm thấy bơ vơ, rồi dần bị bào mòn nội lực và chí nguyện.

  1. Thiếu Ni trẻ kế thừa:

Hiện nay chư Ni tuy rất đông nhưng đa số từ Việt Nam sang, hoặc du học từ các nước khác đến, nên dù cố gắng đến đâu cũng khó thể hoà nhập tự nhiên vào cuộc sống của người Bản xứ để cảm hoá và truyền đạo cho họ. Trong khi đó thế hệ trẻ sinh ra ở Mỹ rất hời hợt trong việc đi chùa. Việc xuất gia để kế thừa Phật pháp trong tương lai càng rất hiếm.

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN

  1. Cần trang bị nội lực và kiến thức

Ni giới hiện đang sống trên đất Hoa Kỳ cần trau dồi nội lực, cập nhựt văn hoá và ngôn ngữ của người Bản xứ thì mới có thể duy trì và phát triển Phật pháp trên đất nước này.   

  1. Cần có thêm Ni viện

Phật giáo tại Mỹ cần có thêm những Ni viện hoặc Ni tự để giúp chư Ni còn đang thiếu chỗ ở. Những Ni viện cũng nên dung nạp chư Ni từ các nước như Tích Lan, Tây Tạng, Mỹ… mà không phân biệt. Như vậy, Ni đoàn mới có được sức mạnh lớn, có được tình Tăng thân, có được môi trường tu học, trau dồi nội lực và kiến thức, hầu có khả năng phụ gánh vác Phật sự chung trong việc hoằng Pháp lợi sanh.

  1. Những chùa Ni cần mở rộng vòng tay

Chùa mở ra mục đích là tiếp Ni độ chúng. Chư Ni mỗi bổn tự nên tâm lý, cởi mở và nới rộng vòng tay, tiếp nhận chư Ni hậu lai để cùng tu học, cùng chia sẻ Phật sự, sống trong Lục hoà để đem lại sự an lạc trong Ni chúng, góp phần hưng thịnh Phật pháp và lợi ích chúng sanh.

  1. Nữ cư sĩ cần hướng dẫn con cháu của mình về chùa

Nữ cư sĩ nên khuyến hoá con cháu của mình về chùa, quy y Tam Bảo, học hỏi Phật pháp để duy trì tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của Ông Bà. Hơn nữa, khi lớn lên chúng không dễ dàng rẽ theo Ngoại đạo. Và tương lai, có thể có những con cháu của cư sĩ là những người xuất gia, tiếp nối mạng mạch Phật pháp tại đất nước này.

  • Như lời đức Phật dạy: “Đời là bể khổ”. Trong cuộc sống có muôn ngàn nỗi khổ. Người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ nhất vẫn là người nữ, là phái yếu. Ni Bộ hay Ni giới là những con thuyền thanh lương, dễ gần gũi để cứu giúp họ. Để thực hiện được điều này, mỗi hành giả Ni cần phải lập hạnh, trau dồi nội lực, kiến thức. Ni giới đang sống trên đất nước Hoa Kỳ thì cần cập nhựt thêm văn hoá, ngôn ngữ; cần có tinh thần tập thể, kết nối tình Tăng thân; nên dấn thân vào đời, đem ánh sáng Phật pháp soi toả đến những người Đồng hương và Bản xứ. Điều quan trọng nhất là hướng vào ‘Mầm non của tương lai’ mà truyền nối ngọn đuốc Chánh pháp đến những thế hệ kế tiếp; góp phần làm lợi lạc cho xã hội, nhân sinh, muôn loài. Đó là chí nguyện của người Xuất gia; cũng là vai trò, sứ mệnh của những hành giả Phật giáo nói chung, Ni giới nói riêng, đã có hạnh nguyện xuất dương truyền đạo, cụ thể là tại đất nước Hoa Kỳ này.

Chùa Diệu Pháp, Ngày 16 tháng 04 năm 2020

Nay kính,

                                  Thích Nữ Minh Huệ (Quảng Diệu)

                                       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

[1] Lịch sử Phật Giáo Tích Lan.

https://dhammawiki.com/index.php?title=Sanghamitta

[2] Công chúa Văn Thành và Xích Tôn Công chúa

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ch%C3%BAa_V%C4%83n_Th%C3%A0nh#cite_ref-3

[3] Những điều chưa biết về văn hóa Mỹ

https://dautuquocte.org/van-hoa-my.html

[4]  Năm Mươi Năm Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ. Huỳnh Kim Quang

https://thuvienhoasen.org/a24612/nam-muoi-nam-phat-giao-viet-nam-tai-my

[5] Chùa Việt Hải Ngoại.

 https://quangduc.com/a26462/chua-viet-hai-ngoai

1.6._Vai_tro_Nguoi_de_tu_Phat_-_TN_Minhhue.pdf

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm