Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Bộ ảnh Phật Quán Thế Âm Bồ Tát | Hình nền, Nghệ thuật phật giáo ...

Table of Contents Lời nói đầu..................................................................................................................................................3
Vô Ngại Đại Từ Bi Bồ Tát.........................................................................................................................7
Bát phong ..................................................................................................................................................11
Kệ Quan Thế Âm .....................................................................................................................................15
Ánh mắt Bồ Tát........................................................................................................................................19
Chú Quán Thế Âm...................................................................................................................................22
Quán tịnh tâm...........................................................................................................................................26
Đếch Sợ.....................................................................................................................................................31
Quan Âm là chân lý..................................................................................................................................35
Bệnh méo tâm ...........................................................................................................................................37

3

Lời nói đầu
Bạn chỉ cần tâm sự riêng với một mình tôi, người luôn luôn lắng
nghe với ánh mắt thanh tịnh đầy thông cảm.
Bạn không cần nói cho thiên hạ mà chỉ thì thầm với riêng tôi,
người đang lắng nghe tâm lòng bạn cũng như bạn đang trong
tâm lòng của tôi.
Và nếu bạn tịnh tâm nhìn vào bạn sẽ tức khắc kiến thấy tôi.
Bạn không bao giờ cô đơn giữa biển khổ đau!

*

Con người hình như là động vật duy nhất trên trái đất biết mình
sẽ mất mát, sẽ chết nên lo sợ đưa đến đau khổ?
Cái sợ hãi khủng khiếp nhất là chờ đợi sự sợ hãi đến, chứ
không phải trông cái sợ hãi đi.
Những sinh vật khác chỉ linh cảm được nguy hiểm để tránh, biết
đau đớn nhưng không biết khổ tâm? Vì không biết mình sẽ
chết, không biết mình sẽ già bệnh, không tích lũy bất động sản
cho nên những sinh vật này không chấp có cho nên không biết
lo âu, khổ sở.
Ngày nào mà chúng ta chưa thấu đáo được cái nguyên nhân
hiện sinh làm người của mình thì chúng ta vẫn trầm luân trong
luân hồi sinh tử chưa thể giải thoát được cho đến khi giác ngộ.

4

Cái ngày đó bảo đảm sẽ không bao giờ tới với đa số chúng sinh.
Tuy nhiên, đời đẹp biết bao nếu ngày mai không bao giờ đến.

Tomorrow Never Comes

Zac Brown Band

I've been climbing my way through the sky
Tôi đã đang tự leo thang lên hỏi trời
Searching for answers that I'll never find

Tìm những câu trả lời mà tôi sẽ không bao giờ tìm thấy

Losing my breath as I fall
Hụt thở khi rơi

Learning to fly, letting go of it all
Tập bay xa, bỏ lại tất cả
Learning to fly, letting go of it all
Nhẹ cánh bay, buông bỏ đời

I'm gonna live
Tôi sẽ sống

Like tomorrow never comes
Như không có ngày mai
There's no end in sight
Không thấy tận cùng
Tonight we black out the sun
Đêm nay chúng ta đen tối mặt trời

Better hold on tight
Tốt hơn nắm chặt lấy
Before you know it's gone
Trước khi mình biết nó vuột đi
And live like tomorrow never comes

5

Và sống như ngày mai không bao giờ đến
I've been trying to open my eyes
Tôi đã đang cố mở mắt
Take it all in as the world passes by
Chấp nhận tất cả như dòng đời trôi qua
Getting lost in the twists and the turn
Lạc lõng trong khúc khuỷu

Finding these questions inside me still burn
Tìm những câu hỏi này nóng bỏng trong tôi
Finding these questions inside me still burn
Nóng lòng với nhiều nghi nan

I'm gonna live
Tôi sẽ sống

Like tomorrow never comes
Như ngày mai không bao giờ tới
There's no end in sight
Không có giới hạn trong mắt tôi
Tonight we black out the sun
Tối nay tôi tắc mặt trời
Better hold on tight
Giữ nó chắc nịch trong tối đen
Before you know it's gone
Trước khi mình biết nó mất đi
And live like tomorrow never comes
Và sống như ngày mai không bao giờ tới

I keep...
Tôi quyết giữ ...

*

Cuối cùng là cho những người đã bước qua đời bạn hay bạn đã
suýt nữa đi xuyên qua đời họ, yêu hay hờn, nhớ hay thương,

6

bạn hay thù. Bạn nên luôn luôn cầu cho họ buông tha cho bạn
lẫn buông xả chính họ đừng nên nuối tiếc để vướng bận tâm
lòng nhau vì khi mà không có duyên số, nợ nần với nhau thì đối
diện cũng bất tương phùng.
Gặp hay không gặp, tái ngộ hay biệt ly cũng vì duyên, chớ nên
đau khổ luyến lưu.
Quán thấu sự “vô thường” của nhà Phật giúp chúng ta tùy duyên
mà sống nhất là thường khi chúng ta rơi vào nỗi thống khổ, ái ố,
tưởng như không thể chịu đựng được nữa thì quán thấu lý vô
thường, “qua đi qua đi những cơn mê, cuộc đời này rồi cũng đổi
thay,” sẽ giúp chúng ta thăng hoa trí tuệ để can đảm mà đối
chiếu với khổ đau, trở ngại một cách tự tại, bình thản, và thanh
tịnh.
Sống vô úy không phải là bất úy nhưng mà sống an nhiên tự tại
thanh thản với khả úy. Quán khả úy giai không!
Không nên mong ngày mai gặp lại nhau vì ngày mai đó không
bao giờ tới trong kiếp này mà có tới nó cũng trôi qua nhanh.
Tất cả đã nhạt nhòa đi rồi! Tất cả có thể sẽ không trở lại trong
kiếp sau đúng như vậy mà mong ước.

7
Vô Ngại Đại Từ Bi Bồ Tát
Quán Thế Âm Bồ Tát (tiếng Phạn, Avalokitesvara) là Tầm
Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế
Âm Bồ Tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ Tát, nghĩa là vị
Bồ-tát dùng trí huệ Bát-nhã quán sát sự vật đúng như chân lý
một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.
Tiếng Hán dịch là Quán Thế Âm, nghĩa là quán xét tiếng tâm
đau khổ của đời để cứu độ. Tiếng Phạn là Bodhisat (Bồ Tát).
Bồ Tát là một danh từ chỉ cho những vị phát tâm rộng lớn cầu
sự giác ngộ như chư Phật và giáo hóa chúng sanh .

8

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Từ Bi Bồ Tát
Trong bức hình của Quan Âm ở trên, những cánh tay là tượng
trưng cho từ-bi quảng đại, do từ-bi mà phát xuất vô lượng
phương tiện để cứu độ chúng sanh. Mắt là tượng trưng cho trí
tuệ bao la, trí tuệ sáng suốt ngộ nhập chân lý và quán xét căn cơ
của muôn loài để đưa họ về lại nơi bến giác.
Ngài tượng trưng cho lòng thương không bờ bến của Mẹ với
lòng nhân từ bao la như biển Nam Hải. Ngài là Mẹ hiền trong
tất cả các mẹ hiền, kính mến thương.
Kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn Đức Phật giải thích, nếu có vô
lượng trăm nghìn vạn ức chúng sanh bị các khổ não, nghe danh
hiệu của Bồ Tát này liền nhứt tâm xưng danh của Bồ Tát, thì
tức thời Bồ Tát nghe tiếng kêu cầu rồi làm cho tất cả đều được
giải thoát. Vì thế nên gọi là Quán Thế Âm. Quán cái âm thanh!

9

Pháp môn tu hành của Quan Âm là “dùng nhỉ căn quán chiếu
thanh tịnh,” khi căn trần thanh tịnh thì chứng được viên thông.
Ấy là pháp môn có tác dụng đặc biệt với chúng sanh trong cảnh
giới Ta Bà này.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát có thuật lại phương pháp tu
hành của Ngài là do nghe, suy nghĩ, và tu tập mà nhập chánh
định. Bắt đầu Ngài tu từ sự nghe. Trong một cái nghe mà trước
tiên là phải quán triệt tiền trần rồi bỏ luôn quán trí và cuối cùng
diệt hết đế lý. Ngài chuyển dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài
mà nghe lại tự tánh nghe của mình. Đến lúc những cái sinh diệt
diệt hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ
căn viên thông,” được hai thứ thù thắng: một là đồng với từ lực
của mười phương chư Phật, hai là cảm thông lòng cầu mong
thương cứu của chúng sanh trong sáu đường.
Pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm chính là phương pháp
quán tự tại tức là từ cái nghe, cái thấy để trở về tự tánh.
Trong pháp tu này, hành giả tuyệt đối không dùng tai và mắt để
thấy và nghe. Nếu còn dùng mắt và tai để thấy và nghe là chạy
theo âm thanh, và sắc tướng.
Không thể dùng nhĩ căn của nhục thể để nghe (quán) vì như tôi
đã trình bày trong bài luận này, tai không có tính nghe. Cũng
không thể dùng nhục nhãn để thấy (kiến) quang vì mắt không có
tánh thấy.
Dùng tâm mà nghe thấy bằng cách thanh tịnh tâm.

10

Hòa thượng Thích Thiện Hoa khi giải thích về phương pháp tu
của ngài Bồ Tát Quán Thế Âm đã cho biết: (1) Bắt đầu từ khi
cái nghe đối với thanh trần không khởi phân biệt theo thanh
trần, nên thanh trần tự vắng lặng; xong còn cái nghe. (2) Đến
giai đoạn thứ hai là cái nghe (năng, sở) cũng hết, xong còn cái
hết. (3) Đến tầng thứ ba không chấp ở nơi hết, xong còn cái
biết hết. (4) Đến tầng thứ tư là cái biết đó cũng không, xong còn
cái không. (5) Nên đến tầng thứ năm là cái không đó cũng
không còn.
Mười phương chư Phật và vạn đại Bồ Tát tu hành, chỉ có một
con đường duy nhất là trừ hết vọng tâm thì chân tâm hiện bầy.
Như viên ngọc Mani tự chói ánh quang minh, soi thấu vô minh
và như thế gọi là thành Phật, hay là chứng Đại Niết Bàn.
Tâm kinh đã tóm lược, rất súc tích: Ưng vô sở trụ. Nhi sinh kỳ
tâm!
Tôi xin đơn giản hóa, nghe mà không nghe, thấy mà không
thấy.
Dùng cái nghe để thấy và dùng cái thấy để nghe. Lúc đó sẽ
thấy cái nghe, nghe cái thấy.
Chưa chiếu đã kiến trước tốc độ của ánh sáng. Chưa động đã
quán được vận tốc của âm thanh.
Tức khắc, thấy tánh thấy. Nghe tánh nghe.
Quán tỉnh tĩnh tịnh quán

11

Quán đại bát nhã quán
Quán tâm từ bi quán
Quán tánh quang âm quán
Quán ngũ uẩn không quán
(Lê Huy Trứ)

Bát phong
Phạm Công Thiện viết, “Tôi cảm thấy rằng tôi có thực vì tám
điều [bát phong, Trứ], nhưng thực ra vì tôi hoàn toàn không có
thực, vì tôi đang chết trong đời sống và cái chết là cái có thực
nhứt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính cái chết chuyển hóa tất
cả sự thực thành ra không thực, và ngay đến cái chết chỉ có
thực khi tôi còn đeo sự sống, dù là một sự sống rất mong manh.
Mỗi khi tôi thực sự chết, chết hoàn toàn thì chính cái chết cũng
không có thực. Nơi đây cũng nên nhắc lại câu tuyệt vời của nhà
thần bí Ðức Abraham a Santa Clara: "Kẻ nào chết, trước khi
hắn chết, hắn không chết, lúc hắn chết" (Wer stirbt, che er
stirbt, der stirbt nicht, wenn er stirbt) (cf. Heidegger, Ueber
Abraham a santa Clara, Gesprochen beim Messkircher
Schultreffen am 2 Mai 1964 im Martinsaal). Chỉ khi nào tôi mất
hết mọi hy vọng trong đời sống này mà vẫn không bi quan, chỉ
khi nào tôi không còn mong đợi gì nữa trong tương lai mà
không phải cay đắng, chỉ khi nào tôi thấy rằng mình hoàn toàn
không có thực, chỉ lúc ấy cái chết sáng tạo sẽ chuyển hóa hết
mọi sự hữu tình. Tại sao gọi là cái chết sáng tạo ? Cái chết
sáng tạo không phải chỉ là chết thôi rồi không có gì hết (Ðó là
chủ nghĩa hư vô): cái chết sáng tạo là chết cái sống và sống cái
chết, chết trong sự sống và sống trong sự chết; cái chết sáng
tạo chuyển hóa hữu hình thành vô hình và chuyển hóa vô hình

12

thành hữu hình, chuyển hóa cái này ra mọi cái, chuyển hóa mọi
cái ra cái này, chuyển hóa mọi cái này ra mọi cái khác và không
còn cái nào tự biệt lập ra một cái độc lập không dính líu gì với
cái khác: tất cả đều trở thành liên hệ mật thiết với nhau, những
gì mâu thuẫn nhứt kêu gọi lẫn nhau như người tình kêu gọi
người tình, cái không thực nhứt trở thành sự thực và sự thực
lại không có thực. Tôi không có thực vì tôi chuyển hóa không
ngừng thực ra không phải tôi chuyển hóa mà tôi là sự chuyển
hóa; tôi là tất cả mọi sự chuyển hóa ở không gian thời gian vô
tận; tôi là tất cả mọi chuyển hóa của vô tận ý tướng và của vô
tận vô tưởng. Vì tất cả mọi sự đều chuyển hóa trùng trùng
duyên khởi trong sự sự vô ngại pháp giới, cho nên tôi không
còn là tôi nữa mà là hóa thân vô hạn của vô hạn vũ trụ sinh
thành hoại diệt; tôi không phải là Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT lại chính là Thể Tính Toàn Diện
(Samantamukha) của tôi. Tôi không thấy quán Thề Âm Bồ Tát,
vì chưa bao giờ thấy được Thể Tính Toàn Diện của tôi. Muốn
thấy được sự Toàn Diện ấy, tôi phải vứt bỏ cái tôi. Tôi không
thể tự vứt bỏ tôi được, vì thực ra không có cái gì gọi là tự mình
mình có và cũng không có cái gì gọi là cái khác. Quán Thế Âm
Bồ Tát là SỰ TỈNH THỨC TOÀN DIỆN CỦA TÌNH THƯƠNG
VÔ HẠN. Sức mạnh vĩ đại nhứt trên tất cả mọi sức mạnh, đó là
Tình Thương không chủ thể và không đối tượng. Tình thương
là một Tiếng Gọi, tiếng gọi tiếng thành ra Tiếng, âm thanh gọi
âm thanh thành ra âm Thanh. Danh Hiệu QUÁN THẾ ÂM BỒ
TÁT chính là Quán Thế Âm Bồ Tát, vì chính Quán Thế Âm là
Ðại Âm Thanh của tất cả những âm thanh vũ trụ và ngoài vũ
trụ. Quán Thế Âm không phải là biểu tượng một cái gì khác;
Quán Thế Âm là Thực Tại của tất cả mọi thực tại và đồng thời
Quán Thế Âm cũng là Biểu Tượng vì Tình Thương vô hạn
chuyển hóa mọi biểu tượng thường tình thành ra thực tại.” (Sự

13

có mặt liên tục của Quán Thế Âm Bồ Tát, chương này đã được
cư sĩ Phạm Công Thiện giảng tại chùa Việt Nam ở Los Angeles
thứ Bảy ngày 22 tháng 10 năm 1983 dương lịch, nhân dịp ngày
vía Quán Thế Âm Bồ Tát.)
Tôi xin mạo muội tóm tắc những gì triết gia, giáo sư, cư sĩ,
Phạm Công Thiện trích dẩn về triết lý nhân sinh quan cái sợ
(khả úy) từ những đại triết gia Tây Phương trong bài pháp giảng
“Sự có mặt liên tục của Quán Thế Âm Bồ Tát” qua vài dòng sau
đây.
Thứ nhất, những định nghĩa dài dòng, chơi chữ, về nổi lo sợ
của con người từ những đại triết gia nổi danh trên thế giới đó
chỉ cần túm lại trong 5 chữ “thần hồn nhát thần tánh.” Cái lo
sợ của lo sợ đã đầy đủ để diễn tả rốt ráo cái bản lai diện mục
của sợ hải, cái nguyên do của khả úy.
Những triết gia này còn chấp ngã, chấp tự, chấp kiến thức,
chấp suy luận nhị nguyên. Họ chỉ là những người mù sờ voi,
chủ quan mô tả được cái biệt tướng của lo sợ chứ chưa thấy
được tổng tướng của khổ đau, nói gì biết được cái gốc vô minh
để giải được bài toán giác ngộ, giải thoát.
Vì những triết gia Tây Phương này chưa đủ nhân duyên để học
qua triết lý của Phật Giáo cho nên họ vẫn ở ngoài vô môn quan
chưa lọt được vào vòng trí tuệ của vô tự kinh.
Thứ nhì, những giải thích đầy triết lý bác học mà tôi trích dẫn
trên đây của cư sĩ Phạm Công Thiện có thể tóm tắc bởi luật thứ
nhất của Thermodynamics.

14

Tôi cố tâm dùng ngôn ngữ của Phật Giáo để diễn dịch ý này vì
chỉ có ngôn ngữ của Phật Giáo mới giải thích viên diệu lời kinh
xưa từ kim khẩu của Đức Thế Tôn:
Vật chất (matters) lẫn phi vật chất (waves) trong vũ trụ không
sinh lẫn không diệt, không tăng không giảm, chỉ có luân hồi.
Trong vũ trụ (closed system), vạn vật, sắc tướng cấu thành bởi
năng lượng (energy) mà energy vô sinh vô diệt, không tăng
không giảm (constant) chỉ thay hình đổi dạng (transformed).
“The first law of thermodynamics is a version of the law of
conservation of energy, adapted for thermodynamic systems.
The law of conservation of energy states that the total energy of
an isolated system is constant; energy can be transformed from
one form to another, but can be neither created nor destroyed.”
Thứ ba, Quan Thế Âm là Ta. Ta là Quan Thế Âm!
Tôi xin phóng dịch ý văn của Dr. Suzuki trong The Essence of
Buddhism tả về Quan Thế Âm như sau:
Bồ tát và Ta viễn ly từ nhiều ngàn kiếp trước mà vẫn gần trong
khoảnh khắc như chưa bao giờ xa lìa nhau. Ta và Ngài mặt đối
mặt suốt đời, vậy mà vẫn chưa bao giờ gặp, và chưa thấy được
nhau.” (The Essence of Buddhism, trang 27)
Tôi đang gặp mặt tâm sự với Bồ Tát ngay khoảnh khắc này như
than thở với mẹ hiền, thế mà Tôi vẫn chưa bao giờ gặp gỡ Ngài
từ thiên thu vạn đại... Tôi đang nhập thiền ở đây mà lại đang
rong chơi lạc ra ngoài ngàn dặm...làm phàm nhân đứng giữa trời

15

trông ngóng mộng niết bàn. (The Essence of Buddhism, trang
61)

Kệ Quan Thế Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh
trong cõi Ta Bà này. Ngài lại đủ oai thần và phương tiện để cứu
khổ, ban từ, ban bi cho muôn loài. Chúng ta đang luôn thừa
hưởng được ân huệ của Ngài và đang cố gắng thực hành theo
hạnh từ-bi của Ngài, để làm vơi cạn nỗi khổ đau, xoa dịu sầu
não cho mình và cho người.
Ngài thường ban bố đức vô úy, hùng lực không sợ sệt trước tai
nạn bất ngờ cho chúng sanh. Chúng sinh luôn luôn được
hưởng từ bi và sự che chở mầu nhiệm trong bàn tay giáo hóa
của Ngài.

16

Trong Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn, Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni có dạy rằng: “Quán Âm Bồ-tát có những hạnh nguyện rất vĩ
đại, Ngài dùng oai thần diệu dụng hoá hiện vô số thân trong
mọi loài để cứu độ; đáng dùng thân Phật để cứu độ, Ngài hiện
thân Phật; cho đến đáng dung thân đồng-nam đồng -nữ để cứu
độ, Ngài hiện thân đồng-nam đồng-nữ để hoá độ, đáng dung
thân gì Ngài hiện thân ấy. Ngài hiện đủ ba mươi hai loại thân
và hoá thân nhiều nhất của Ngài là hoá thân phụ-nữ.”
Thử chiêm nghiệm những câu kệ mới mà tôi biên soạn dưới
đây:
Tôi với Ngài như người ở bờ này, kẻ nơi bến kia của biển Nam
Hải cùng uống chung nước Cam Lồ. Tương cố bất tương
kiến.
Trong giây phút này, tôi mở lòng ra để nhận lấy năng lượng của
Đức Quan Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) như nước Cam Lồ liên
miên bất tuyệt, truyền vào trong cơ thể của tôi. Năng lực đó
đang chuyển hóa những căng thẳng, đau khổ rồi tất cả bịhút
vào nhất điểm không (a point of emptiness).
Tôi đang mở tâm ra để cho năng lượng đó của ngài và tha lực
của tăng đoàn rót vào để ôm ấp tấm thân tâm tôi, rồi hóa giải
những lo ra, lo âu, sợ hãi, buồn khổ trong tôi.
Trong giây phút này, thân và tâm tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn
với tràn đầy sinh khí. Tôi đem tâm trở về với hơi thở, lắng
nghe, buông bỏ, thong thả, thư giản để cho năng lượng của
Quan Âm Bồ Tát tự nhiên có cơ hội đi vào thân và tâm, để hết
lo lắng, không suy nghĩ chỉ toàn thanh tịnh, đầy an lạc.

17

Trong thầm lặng, tôi nguyện hồi hướng năng lượng chú tụng
hùng vĩ của đại chúng tăng ni, thiện tri thức cùng với tấm lòng
đại từ bi đầy tình thương bao la dạt dào như từ mẫu đang ru
con, “ngoan ngoan con nhoẽn miệng cười...đừng có lo sợ mà
tơi bơi ruột gan” với cái nhìn triều mến lẫn sự bảo bọc của
người cha đầy bi tri dũng từ Quan Thế Âm Bồ Tát này lại cho
chúng sinh.
Đặc biệt, tôi muốn hồi hướng năng lượng vĩ đại này cùng với
hào quang trí tuệ của Đại Thế Chí Bồ Tát (Tara) rực rỡ soi sáng
vô minh, và âm thanh sư tử hống đánh tan sợ hải cho những
người đang bị căng thẳng nội tâm, bệnh hoạn hành hạ để họ bớt
đau, bớt khổ, bớt tuyệt vọng, bớt sợ hải ngay trong giây phút
phải đến hay đi.
Tôi biết Bồ Tát Quan Thế Âm có tâm từ bi với hạnh lắng nghe
tiếng kêu bi thương, ai oán của tất cả chúng sinh trong cơn
thiên tai, hay lúc bị hoạn nạn để hiện tới mà cứu độ.
Ngài luôn luôn lắng nghe và hiểu thấu những ưu tư trong tâm
khảm của tôi trước khi tôi kịp tâm sự, tỉ tê, than ngắn thở dài, và
cầu xin Ngài phù hộ.
Cũng như tôi đang tập lắng nghe âm lực từ bi của Ngài bao la
dạt dào như tình thương của mẹ hiền đang ôm ấp, an ủi, và bảo
hộ cho tôi.
Tôi đang “Phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tùng tha đắc”
(quay lại tự tâm chính mình và không tìm cầu ra bên ngoài),
lắng nghe thấy dòng năng lượng từ Ngài trôi vượt qua bức

18

tường âm thanh trôi nhanh theo tốc độ của ánh sáng đến tận
cùng sâu thẳm của vô âm thanh, vô quang sắc đi xuyên qua tôi
làm tâm lòng tôi trở nên thanh tịnh.
Tôi luôn trì tụng danh hiệu của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
(Avalokitesvara) và đang cảm xúc được với năng lượng của
tình thương trong trái tim tôi. Tôi tiếp xúc được với năng
lượng tình thương quảng đại đó từ Đức Bồ Tát.
Tôi đang chế tác được năng lượng hùng hậu, năng lực tập thể
của thánh tăng ni đoàn đó trong tôi. Tôi đang chuyển pháp luân
để truyền nội lực hổn nguyên chân khí hùng hậu của vũ trụ này
lại cho chúng sinh.
Tôi luôn tri vọng, đối trị vọng tưởng, tâm thanh tịnh, đầy tỉnh
giác theo phương pháp phản văn văn tự tánh, nương theo hạnh
lắng nghe với lòng cảm thông, đầy tình thương như Ngài.
Tôi đang nhỏ lệ từ bi vì nghe, và quán thấy được tiếng kêu cứu,
khẩn cầu của chúng sinh trong biển khổ.
Tôi là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

19

Ánh mắt Bồ Tát
Dưới đây là bài kệ thơ mộng bất hủ, một trong những phần kệ
của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh để ca tụng Quan Thế Âm Bồ Tát
mà khi cố dịch ra Việt Văn, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh đã phải
giữ nguyên chữ Hán, vì nó quá súc tích lãng mạn, Ngài sợ dịch
ra có thể làm mất ý nghĩa tuyệt diệu của ý thơ?
Chơn quán thanh tịnh quán
Quảng đại trí tuệ quán
Bi quán cập từ quán

Thường nguyệt thường chiêm ngưỡng

20

Tôi cũng đồng ý, nó quả thực “quá súc tích thơ mộng” như vậy.
Công nhận, bài kệ chữ Hán ở trên quá tuyệt hảo không thể dịch
hay hơn được.
Nhưng tôi hậu sinh khả úy, ngứa ngáy, cả gan, không sợ bị chê
dốt, dịch đại thử ra răng?

Chánh kiến an tịnh quán
Vô lượng bát nhã quán
Từ bi quán cập quán
Luôn nguyện hằng kính ngưỡng
(Lê Huy Trứ, phóng dịch)

*

Ánh mắt thật thanh tịnh
Thấy trí tuệ bao la
Cái nhìn đầy từ bi

21

Luôn kính hằng mến mộ
(Lê Huy Trứ, phỏng dịch)

*

Nhìn thấy thật thanh tịnh
Nhìn bao trùm trí tuệ
Nhìn thân cận từ bi
Dạo vũ ánh trăng chơi
(Lê Huy Trứ, phóng dịch)

Thú thật, tôi đã tự lượng sức mình, nhưng Ngài bảo tôi thử bắt
chước Lục Tổ ra kệ thử xem. Bổng nhiên, tâm tôi xuất thần
dịch cấp tốc trong vòng vài chục phút là gỏ xong ngay với một
điều kiện là tôi không ham y bát của Ngài.
Phạm Công Thiện dịch lại theo văn chương Việt qua 5 “cái
dòm” ao ước, mơ tưởng như vầy,
Ồ, cái nhìn chân thực, cái nhìn trong sạch, thanh thản, trầm
lặng
Cái nhìn sáng suốt tỉnh thức sâu rộng bao la
Cái nhìn đầy tình thương, cái nhìn hiền lành yêu dấu
Mà mình thường hoài vọng ao ước, thường ngó nhìn mơ
tưởng.

22

Theo bản chữ Phạn thì có thể tạm dịch “4 đôi mắt” tình tứ như
vầy,
Ồ, hỡi Người có đôi mắt trong trẻo, đôi mắt hiền lành nổi bật
lóe sáng lên
Trí Tuệ và sự Hiểu Biết, đôi mắt tràn trề tình thương và rộng
lượng nhân từ;
Người sao tuyệt đẹp, dung nhan tuyệt sắt và đôi mắt quá diễm
kiều!

Chú Quán Thế Âm

23

Muốn tri kiến Bồ Tát thì phải niệm thần chú Ðại Bi cùng với
hai chú linh hiện nhất của Quán Thế Âm, và hóa thân của Ngài
là Tàrà. Hai chú này đã được trì tụng từ bao nhiêu thế kỷ ở Tây
Tạng, vang vọng trên khắp vùng Hy Mã Lạp Sơn.
Sau đây là câu chú đại linh mật thông dụng nhứt của Quán Thế
Âm Bồ Tát:

OHM! MANI PADME HÙM

Niệm thần chú bằng tiếng Việt với dọng Tàu lai Tây Tạng, hy
vọng là Ngài thần thông quảng đại mà hiểu thấu cho ta.

Án Ma Ni Bát Di Hồng!

Và đây, câu chú linh hiển thông dụng của Phật Tàrà, ứng Thân
của Quán Thế Âm:

24

OM, TÀRE TUTTÀRE TURE SVÀHÀ

Chú ý, đây là lối viết theo người Pháp cho nên khi tụng nhớ
tụng theo giọng Tây với chữ “r” phát âm từ giọng mũi của Tây
Đầm mới linh nghiệm. “Svaha” đọc như “ça va” tiếng Tây.
Trừ tiếng OM đọc như tiếng ÔM tiếng Việt. Phải ôm lấy (xúc,
OM), nghe phát âm từ mũi, và lưỡi, quán thấy thật thành tâm
mới thấu đáo, cảm thông được uy lực của câu thần chú này.
Nếu viết là Ohm thì phải ngân dài, trầm như tiếng chuông ngân,
từ mũi với chân khí từ đan điền theo dọng Ấn Độ. Nếu không
biết giọng Ấn thì đọc tiếng Tạng.
Tụng là tụng cho chính mình nghe chứ không phải cho Bồ Tát
hay Phật nghe. Không ai chung quanh biết mình đọc sai, hay
đọc sai thua/hơn mình để mà lo sợ, đừng bận tâm nhìn ngang
liếc dọc sợ họ cười chê/cảm phục.
Còn tụng với nhất tâm bắn loạn xạ, bấn lên, khi thì tiếng Tây
accent Anamit, khi thì Huế, Bắc-Trung-Nam Kỳ, hay tiếng Anh
giọng Ấn Độ pha accent Tàu và Tây Tạng là Ngài quán không
hiểu âm chi mà nghe lạ rứa?
Tôi vừa bật mí, mật chú bất khả lậu của quán thế âm.
Cho nên nếu quán sai âm, niệm với ma tâm, cầu bất khả đắc, bị
tẩu hỏa nhập ma thì đừng có trách là tui “noái” láo.

25

Khi mà nhất niệm bất loạn, tinh khí thần lư hỏa thuần thanh
khai mở được thiên nhãn thì sẽ tri kiến Phật. Sẽ cảm thấy bồ
tát gần với ta trong khoảng khắc. Thực ra, Ngài chưa bao giờ
xa ta, chỉ có ta xa Ngài.
“Chú đại bi nằm trong Kinh Đại bi tâm đà la ni. Phật nói Chú
đại bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi,
thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô
lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc. Thần chú này do Quan
Thế Âm bồ tát nói. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm,
kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì
tụng liên tục.”
Chú Ðại Bi:

26

NAMO RATNA-TRAYÀYA NAMAH ÀRYA AVALOKITESVARÀYA

BODHISATTVÀYA MAHA SATTVÀYA MAHÀKARU-NIKÀYYA OM SABALA-
VATI SUDHANATASYA LAMAS-KRIVANINAM ÀRYA AVALOKTTESVARA

LAMTABHA NAMO NÌLAKANTHA SRÌMAHAPATASAMI SARVA-TODHU-
SUPHEMASIYUM SARVASADA NAMA BHAGA MABHATETU TADYATHÀ OM

ÀVALOKI LOKATE KALATI ESILI MAHÀBODHISATTVA SABHO SABHO
MARA MARA MASI MASI RIDHAYUM GURU GURU GANAM TURU TURU
BHASIYATI MAHÀ BHASIYATI DHARA DHARA DHIRINI SVARAYA JALA JALA
MAMA BHA-MARA MUDHILI EDHYEHI SINA SINA ALASIM BHALASARI
BHASA BHASIMl BHARA SAYA HULU HULU PRA HULU HULU SRÌ SARA
SARA SIRI SIRI SURU SURU BUDHI BUDHI BUDHAYA BUDHAYA MAITRIYE
NÌLAKANTHA TRISA-RANA BHAYAMANA SVÀHÀ SITAYA SVÀHÀ MAHÀ
SITAYA SVÀHA SITAYAYE SVARAYA SVÀHÀ NÌLAKANTHA SVÀHÀ PRANILA
SVÀHÀ SRÌ SIDHA MUKHAYA SVÀHÀ SARVA MAHÀ ASTAYA SVÀHÀ CAKRA
ASTAYA SVÀHÀ PADMA KESAYA SVÀHÀ NÌLANKANTHE PANTA LAYA
SVÀHÀ MOBHOLISANKARAYE SVÀHÀ NAMO RATNA-TRAYÀYA NAMAH
ÀRVA AVALOKITA ÌSVARAYA SVÀHA OM SIDHYAN-TU MANTRA PATAYE
SVÀHÀ!

Quán tịnh tâm
Tôi quán như vầy, ý những bài kệ trên đã được tóm tắt trong
câu kệ đầu, “Chơn quán thanh tịnh quán.” Khi có được cái

27

nhìn chơn chính đầy thanh tịnh rồi thì trí tuệ, từ bi, an tâm, vô
úy đều chan chứa trong quang ảnh chánh kiến an tịnh đó.
Chúng ta không trì tụng những câu thần chú này để bị kinh trì.
Chúng ta cũng không nên sì sụp, hít hà, ca tụng, chiêm ngưỡng,
kính sợ, lạy lục, van xin, ăn mày cõi Phật như nhiều người đã
và đang làm như những tôn giáo khác vì đây không phải là tôn
chỉ bình đẳng của Đức Phật.
Chúng ta vẫn tụng kinh, niệm phật, chiêm ngưỡng, uy nghiêm
quì bái lạy Phật và Bồ Tát như thập phương nhưng với cái lòng
vô cầu, tâm thanh tịnh. Kính tam bảo là tự trọng!
Hơn nữa, chúng ta không thể tự “bưng” mình lên bàn thờ để rồi
leo xuống quỳ lạy, xưng tụng, ngưỡng mộ, kính mến, cầu
nguyện, van vái, ăn mày chính mình được?
Tâm kinh với những thần chú, mật mã chỉ là công cụ để khóa
mở cho ta ra vô và để bảo vệ an ninh cho ta an thân lúc vô rồi,
cũng như đóng khóa để bảo vệ “vô môn quan,” nơi chúng ta an
tâm để tạm lìa xa bến củ, mà chưa vội về, hay lạc bướt mà lở
quên đáo bỉ ngạn. Sinh ra đời – Sống ở trọ – Thác về nhà!
Cho nên, Tâm ta mới chính là chủ nhân ông của những mật chú
đó. Nó được chính Tâm ta cho mật mã trước khi ta sinh ra
trong một kiếp nhân sinh. Niệm Mantra (thần chú) là niệm
Quan Thế Âm luôn sẳn có ở trong tâm lòng ta. Cầu Ngài là Ta
cầu Ta!
Mật mã (mantra) thật ra chỉ là cái chìa khóa, password để mở
smartphones, computers, mật mã để qua ải, và để làm những

28

công việc quan trọng, cần thiết hơn cho người, cho ta
nên mantra tự nó không có thần thông tánh để chấp mê tín.
Cho nên forgot password không phải là trời sập để mà vãi
sợ. Nên bình tĩnh đừng có vãi sai mật mã (passwords) nhiều lần
mà bị khóa (locked) rồi bực bội, giận cá chém thớt, lo lắng, đau
khổ thân tâm một cách vô ích.
Vậy thì cái bí kíp võ công thượng thừa đó là cái gì mà nhân sinh
cả đời bỏ công sức lẫn tài lực để tìm kiếm?
Niệm thần chú (Mantra) cũng như là một thế vỏ tự vệ căn bản
của Ấn Độ được chính ta rèn luyện công phu hơn 10.000 ngàn
lần và trở thành tuyệt kỷ của riêng ta. Khi đã luyện thành tuyệt
kỷ có thể “cách sơn đã ngưu trắng” rồi thì còn lo sợ gì mà
không hàng phục được trâu đen?
Theo phương pháp tu hành của Đại Thừa Đốn Giáo, "Đừng
sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào", để "hàng phục vọng tâm"
mà cũng là "an trụ chơn tâm" vậy.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Kinh chép lời Phật dạy: Giáo
Pháp của ta, "Niệm" mà không trụ chấp nơi niệm, mới thật là
"Niệm." "Làm" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "làm."
"Nói" mà không trụ chấp nơi nói, mới thật là "nói." "Tu" mà
không trụ chấp nơi tu, mới thật là "tu." "Chứng" mà không trụ
chấp nơi chứng, mới thật là "chứng." Đó là tôn chỉ "vô trụ
tướng" của Kinh Bát Nhã.
Phật dạy, “Đại Huệ! Đối với pháp bất sanh bất diệt, người tu
chẳng biết pháp phương tiện là chẳng khéo tu, cho nên hành

29

giả phải khéo tu phương tiện, chớ tùy theo ngôn thuyết như xem
ngón tay mà chẳng thấy chỗ ngón tay chỉ.”
Khéo tu phương tiện là khéo tùy duyên, nương theo nhân duyên
mà tu.
Như vậy, Pháp Phật gồm cả Tông Thông (Tu Chứng) và thuyết
thông (12 Bộ khế kinh.) Tổ Tăng Xán viết, “Bất đắc huyền chỉ.
Đồ lao niệm tịnh. Hào ly hữu sai. Trời đất xa cách.”
Nếu không biết huyền chỉ của kinh thì chỉ nhọc công niệm với
tịnh. Vì tu hành chỉ sai một ly thì đất trời xa cách, kết quả sai
một ly xa một trời một vực. Như vậy Phần Tu Chứng tức là
Tông Thông.
Tổ Huệ Năng nói, “Tông thông mà thuyết cũng thông, như mặt
trời giữ không.” (Mượn giáo vào Tông. Giáo cũng thông mà
Tông cũng thông).
Chư Tổ sư có dạy rằng: "Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự
giác trì!” Nghĩa là không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ
mình tự giác ngộ chậm.
Nói cho dể hiểu, là không sợ tham, sân mà chỉ sợ si mê đó thôi.
Nếu tham, sân nổi lên, mà ta sáng suốt phán đoán kịp thời,
không có si mê, thì tham sân kia cũng chẳng làm gì được.
Người học Phật phải dẹp trừ lòng si mê của mình, lúc nào cũng
phải sáng suốt đối với tất cả mọi việc.

30

Cái sợ khủng khiếp đó là si mê sợ si mê. Khi mà chúng ta thấy
rõ cái nhân duyên của nó rồi thì không còn lo sợ nữa đó gọi là
"Tu Tâm vô úy."
Trên thực tế, đa số chúng ta chỉ nghĩ đến niệm Phật trong lúc
đau khổ dồn dập tuyệt vọng chán đời mong cầu vào tha lực cứu
độ của chư Phật để tức khắc giải thoát.
Cái kinh khủng nhất mà Phạm Công Thiện gọi đó là “sợ hải cái
sợ hải.” Không biết nên sợ cái không biết mà Phật Giáo gọi là
vô minh.
Thật ra, thì nó chả có cái quái gì là bí mật cả vì cái bản năng
“cóc sợ,” vô úy đó đã tự có trong ta chỉ cần đánh thức nó dậy
lúc ta đang run sợ cho dù nó có càu nhàu vì đang ngái ngủ.
Mi sợ cái chi? Có chi dữ sợ mà mi sợ như rứa? Răng mà sợ
răng sợ dữ sợ như rứa?
Khi biết hỏi sợ là cái gì rồi thì đã hết sợ vì ta không chạy trốn
sợ nữa mà bình tĩnh, tỉnh táo, trực diện, chuẫn bị, để sẳn sàng
đối phó với nó.
Vô úy chính là đầu óc tự tin với lối suy nghĩ lạc quan (positive)
lúc tâm lòng an tịnh.
Luôn luôn phát từ tâm, tập nhìn đời bằng ánh mắt hiền hòa, cố
nở nụ cười thật tươi, tiếu ngạo giang hồ với đời dù trong lòng
đang héo úa. Mĩm cười ngay cả với chính mình, với gia đình
mình, với người phối ngẫu, với con cái, với người, và với đời.

31

Đó là điều tiên quyết mà ta phải chuyên tâm thực tập hàng
ngày. Nhiều người tập tành, làm được như vậy thì thiên hạ
thanh an, thế giới thái bình. Đời là cõi Niết Bàn an lạc.
Vitamin cười là liều thuốc bổ hàng ngày của nhân sinh. Thú vật
không cần cười như người cười mới được khỏe mạnh nên thú
vật không biết cười như người cười.
Dù muốn làm được như vậy hay không muốn bị như vậy thì nó
vẫn phải “độc đạo” như vậy. Dù đôi khi đau khổ tuyệt vọng,
muốn chết con mẹ bà nó cho xong cũng đâu phải muốn chết là
chết được?

Đếch Sợ
Trong lúc tham thiền, trước khi đi ngũ hay tốt nhất là 24/7/365
luôn nhớ châm đầy ấm chè xanh lạc quan, ngọt ngào sau khi
uống vơi bát lá vối đắng chát, chán đời.

32

Khi đầy lạc quan, cho dù quá lạc quan, mà không được đều
mình mong muốn vẫn có lợi cho tinh thần và sức khỏe kể luôn
có cơ hội thành công trên đời hơn là bi quan và không dám mơ
ước gì cả trên đời.
Có thể đây là chìa khóa mở kho tàng hạnh phúc?
Điều trên cho thấy lạc quan có thể có nhiều triễn vọng đạt được
những điều mình kế hoạch, thực hiện để đưa tới thành công
hơn. Cho dù không hoàn toàn được kết quả như mong muốn,
chúng ta vẫn học được kinh nghiệm thất bại để cải thiện, và
nhất là luôn luôn nghĩ positive thì thân xác tự cân bằng được
những hóa chất trong cơ thể cho ta sức khỏe, và đưa đến hạnh
phúc hơn nhờ sống trong tinh thần lạc quan.
Vì bi quan, kém tự tin, quá thận trọng có thể cũng may mắn đạt
được thành công nhưng khi thất bại sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh
thần và sức khỏe của mình lẫn những người tùy thuộc và tin
cậy chung quanh mình.
Bi quan thể hiện trên khuôn mặt buồn khổ, hắc ám, hãm tài, xui
xẻo ai cũng tránh xa sợ lấm vận xấu vào thân.
Tuy nhiên, những điều nói trên chỉ là phần ngọn. Phật Tử
muốn làm chủ vô úy thì phải biết cả nguồn gốc lẫn nguyên
nhân hậu quả của duyên nghiệp và nhân quả của bố thí pháp như
thị:
“Hiểu rõ về nghiệp hay nguồn gốc, nguyên nhân của mọi bất
hạnh khổ đau và an vui hạnh phúc của con người; hiểu rõ con

33

người chính là chủ nhân của nghiệp chứ không ai khác, con
người có quyền tự do tạo nghiệp và có khả năng chuyển nghiệp
(thay đổi nghiệp), chúng ta sẽ thấy rằng chuyển nghiệp là điều
kiện bắt buộc khi muốn cải thiện đời sống, muốn làm thay đổi
cuộc đời mình để có hạnh phúc trong hiện tại, đồng thời xây
đắp nền móng tốt cho tương lai.
Chuyển nghiệp là làm thay đổi nghiệp nhân và nghiệp quả bằng
cách thay đổi tâm ý.
Nghiệp là hoạt động của tâm ý thông qua ba nghiệp thân, khẩu,
ý. Tâm ý trong sạch, chơn chánh, thiện lành thì suy nghĩ, lời
nói, hành động đều tốt đẹp, lợi mình và lợi người. Tâm ý xấu,
tiêu cực, bất thiện thì suy nghĩ, lời nói, hành động đều xấu ác,
gây hại cho mình và người.
Khi tâm ý có sự thay đổi tích cực sẽ dẫn đến sự chuyển hóa ba
nghiệp theo hướng tích cực. Đó chính là tạo các nghiệp nhân
tốt trong hiện tại, những nghiệp nhân này có khả năng tác động,
làm thay đổi, giảm thiểu năng lực hình thành nghiệp quả xấu
của những nghiệp nhân bất thiện đã tạo trong quá khứ, và
chúng cũng đưa đến những nghiệp quả tốt, tích cực trong
tương lai.” Những hiểu lầm về Nghiệp trong Phật giáo, trích từ
the GiacNgo online
Đây là điều bất tư nghị! Ai cũng biết như vậy nhưng không
mấy ai luôn luôn làm được như vậy. Biết dễ, làm khó! Nhưng
như đã nói ở trên, đó là con đường duy nhất để giảm bớt lo sợ,
và phiền não, dù muốn hay không.

34

Chẳng hạn, đa số chúng ta sợ đau đớn thể xác, lo khổ não tâm
thần bất ngờ tới hỏi thăm. Trong lúc khốn cùng đó, đa số có
lúc tuyệt vọng, quẫn chí mong chết phức cho xong nợ đời và
tưởng chạy trốn cái sống bằng cách chạy đến với cái chết sẽ
tức khắc chấm dứt mọi khổ đau trên đời. Nhưng, thói thường,
khi cầu chết được khả đắc và khi đối diện với cận tử nghiệp thì
tham sanh húy tử, đổi ý hoang mang sợ hải, rồi lại cầu trời, cầu
Phật cho con khỏi nghiệp chết.
Tuy nhiên cái chết bảo đảm sẽ tới viếng chúng ta trong giây
phút bất ngờ nhất, và nhất là chết bằng cách nào thì ngoài khả
năng làm chủ lấy tánh mạng của mình.
Điều mà chúng ta có thể nên cầu là cầu mong được bình tĩnh
mà chết vì cho dù có run sợ, một khi tới số, thần chết tới tìm thì
chắc chắn không trốn đâu được. Nếu không thể bình tĩnh mà
chết được thì ít ra cũng “vừa bình tĩnh mà run,” để mà vãi...
chết trong bình an.
Nhưng hình như, cho dù bình tĩnh, hay sợ run tới vãi..., són...,
hay “vừa bình tĩnh mà run sợ” thì lưỡi hái của thần chết không
thiên vị bất cứ ai.
Khả úy hay vô úy cũng chết như nhau. Chết là chết không có
ma hèn, ma gan?
Tuy nhiên, nếu được chọn lựa thì nên học cái thói ngang tàng
của Cao Bá Quát để ngạo nghễ đối diện với tử thần mà vẫn
kiến tánh, tâm bất loạn, xuất chữi thành thơ, câu đối câu, từng
chữ đối mỗi chữ, tuyệt hảo:

35

Ba hồi trống dục đù cha kiếp,
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời.

Quan Âm là chân lý
The Truth
Quan Âm là chân lý
India.Arie, modified by Tru Le
Let me tell you why I love Quan Am
Để tôi nói cho bạn nghe tại sao tôi yêu kính Ngài
'Cause Quan Am is the truth
Bởi vì Ngài là đạo
Said Quan Am is so real
Phải nói là Ngài như thật
And I love the way that Quan Am makes me feel
Và tôi lạy tạ Ngài đã dạy tôi thanh tịnh

36
And if I am a reflection of Quan Am
Và nếu tôi là phản ảnh của Ngài
Then I must be fly, 'cause Quan Am’s light, it shines so bright
Thì tôi phải bay lên theo hào quang rực rỡ, chói loại của Ngài
I wouldn't lie, no
Tôi không ngoa, không
I remember the very first day that I saw Quan Am
Tôi nhớ rất rõ ràng ngày đầu mà tôi thấy Ngài
I found myself immediately intrigued by Quan Am
Tôi tức khắc tâm phục liền quy y Ngài
It's almost like I knew this Quan Am from another life
Hầu như tôi biết Ngài từ kiếp trước
Like back then maybe I was Quan Am, maybe Quan Am was me
Như đi trở về quá khứ có thể tôi đã là Ngài, Ngài có thể đã là
tôi.
And even the things I don't like about Quan Am are fine with me
Và ngay cả những gì tôi không như Ngài giờ sáng rõ trong tôi.
'Cause it's not hard for me to understand Quan Am
Vì nó không khó cho tôi để hiểu Ngài
'Cause Quan Am's so much like me
Vì Ngài quá giống như tôi
And it's truly my pleasure to share Quan Am’s sentient beings
Và tôi sung sướng chia xẻ Ngài với chúng sinh
And I know that it's Quan Am's gift to breathe the air Quan Am
breathes
Và tôi biết đó là món quà sinh khí qua hơi thở của Ngài thổi
'Cause Quan Am is the truth
Ngài là chân lý
Said Quan Am is so real
Ngài quá thật
And I adore the way that Quan Am makes me feel

37

Tôi ngưỡng mộ phương pháp quán âm làm tôi cảm thấy thanh
tịnh
And iff...
Và nếu và chỉ nếu ...

Bệnh méo tâm
Nếu ta biết niệm đúng âm chú đại bi, tu thiền quán tự tại đúng
phép cách, cho đến lúc khi mà người khác nhìn ta, và thấy được
ánh mắt quang minh chân chính đầy thanh tịnh phát ra từ ta và
tự tâm ta cũng quán được như thế thì lúc đó đại công đã cáo
thành.
Nhưng như vậy vẫn chưa đạt tới lư hỏa thuần thanh. Khi mà
tinh, khí, thần, thanh hợp nhất. Ta và Ngài tái hợp nhất! Đồng
nhất thể!

38

Thật ra những pháp luận trên đều là vô nghĩa đối với bật giác
ngộ. Ta và Ngài chưa bao giờ biệt ly nói gì đến bất đồng.
Không có “Ta và Ngài [sẽ /đang /đã ] tái hợp nhất/ hợp nhất!
Không nhất thể để mà đồng/bất đồng.
Không có gì để nói ở đây nhưng không biết sao tâm nó bắt tôi
“gõ” dù có rất nhiều lần tôi nỗi loạn trong tâm. Tôi lý lẽ, chất
vấn tâm, phủ nhận những triết lý quái gở, khó hiểu này. Tôi
không bao giờ thua tâm trong lúc tranh luận về Phật Pháp chỉ có
chưa thắng mà thôi. Nếu tôi còn thở tôi sẽ thắng tâm. Nếu tâm
làm tôi tắt thở thì tôi không cầu thở nữa và chắc chắn là tôi đã
chưa thua tâm.
Vậy rồi, tôi cũng không thoát khỏi tâm. Ối tâm là tâm! Ối tâm
là tầm! Tôi nhất tâm không tòng tâm. Hơn nữa, tôi không biết,
tôi không hiểu, tôi đang viết gì vì triết lý thậm thâm của Phật
Giáo không phải là sở trường của tôi.
Tôi chỉ biết chắc một đều: Dạo này, lúc mà gần rửa chân lên
ngồi trên bàn thờ nếu còn có bàn thờ bên ni mà được ngồi, tôi
bị mắc bệnh méo tâm, mó, rờ, nhìn đâu cũng thấy toàn Phật,
thấy cả Pháp, gõ đúng tông, cùng nhịp với điệu luân vũ vô môn
quan.
Nghe thấy mà tâm tê, lòng tái. Từ tê cho tới tái! Nhất là ánh
mắt này, quay ngược tròng, tái kiến, lởn quởn giữa hai nhục
nhãn, “rượng tới rượng lui,” thấy “răng mà hiền chi mà hiền dữ
sợ như rứa tề.”

39

Trí tuệ phật nhãn: Mắt giác ngộ chiếu kiến nhất như!
(Wisdom Eyes of Buddha [Bodhnath temple eyes]
Often found painted on the Stupas of Tibetan Buddhism, this
symbol represents the all seeing eyes of the Buddha, a symbol of
the omnipresent compassion of the Bodhisattvas. The small dot
depicted between the eyes represents the third eye, a symbol of
spiritual awakening. The curious squiggle between the eyes is
the Sanskrit numeral one, symbolizing the unity of all things.)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm