Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Thầy Hải Triều Âm viết sách mà cứ vị này vào hỏi, vị kia vào hỏi, nên thầy nói nhất định làm xong chứ không đứng dậy. Làm xong rồi mới tính. Cô Vĩnh Lạc vào thỉnh. Thầy nói đi đi. Bây giờ thầy đọc bài thầy vừa viết xong đây, có đồng ý không để trước khi in để cúng dường đại chúng.

In lại sách của ngài Trí Tịnh dày qua, nên thầy rút ngắn gọn rồi cô Bảo Giác in, sẽ cho đại chúng mỗi vị một quyển. Ngài dạy về Bốn Hoằng Thệ Nguyện của các bồ tát để cầu thành Phật.

Bốn Hoằng Thệ Nguyện

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ: Chữ sanh là trước không nay có như mẹ sanh con. Chúng nghĩa là đất nước gió lửa, hư không, kiến và thức. Một thân chúng mình là bảy thứ nó hợp lại. Mỗi pháp có ra phải từ nhiều nhân nhiều duyên gom lại mới sanh.

Không đại thì hư không đây chung cả hữu tình và vô tình. Hữu tình như bọn chúng mình. Còn vô tình như cái nhà này đều ở trong hư không. Hỏa đại là lửa, nhiệt độ. Dù là dương độ hay âm độ cũng thuộc về hỏa đại. Tất cả chúng ta đang động chuyển. Như chúng ta đang ngồi yên đây và máu cũng đang chảy, tim vẫn đập, mũi vẫn thở. Động chuyển như thế gọi là gió. Như thế, đất, nước, gió, lửa và hư không triề mien ly hợp, hợp, ly thành ra các sự vậy lục hòa hiệp.

Sáu đại năng tạo và sở tạo ra sáu đạo chúng sanh. Hữu tình chúng sanh là chánh báo. Vô tình chúng sanh là y báo. Thí dụ đất nước gió lửa tạo ra tứ vi của con mắt. Nhỡn thức ở thị giác thần kinh, tiếp xúc trần cảnh, thể chất của nhỡn thức gọi là kiến đại hay nhỡn căn.

Vi là bé lắm, mình không thấy được. Tứ vi là sắc hương vị và xúc. Vì con mắt này không biết nói nên không có thanh trần, không có ý thức để suy nghĩ, nên mắt thịt này chỉ có bốn thứ nên gọi là tứ vi. Mình ngữi thấy mồ hôi của mắt. Nếm thấy nó có vị mẳn mặn gì đó.

Tai cũng chỉ có tứ vi là sắc hương vị và xúc thôi, chứ không có thanh trần và pháp trần.

Y báo là nơi chánh báo dựa nương để sinh sống. Thân ngũ ấm là chánh báo đứng trên đất, ngồi trên ghế, thở trong căn nhà này. Đất ghế và nhà là y báo. Cho đến quần áo cơm ăn gió thổi mặt trời đều là y báo. Chánh và y báo bao giờ cũng đi đôi không có tách rời nhau.

Vô biên có hai: Tánh vô biên là mỗi chúng sanh thể tánh của nó đồng với Phật ở khắp 10 phương cho nên gọi là tánh vô biên. Tướng vô biên: chúng sanh có bốn lại là

  • thai sanh như loài người, con chó, con mèo
  • Trứng như gà vịt
  • Thấp sanh như loài sâu bọ
  • Hóa sanh: cõi trời, địa ngục

Bốn loại như thế mà loại nào cũng vô biên, vì sao Bồ Tát phát nguyện độ chúng sanh. Vì do nhiều nhân duyên mới sanh ra, rồi lại nhiều nhân duyên mới diệt đi. Cứ diệt rồi sanh, sanh rồi lại diệt. Vì không biết bao nhiêu nhân duyên sanh rồi diệt và không biết bao nhiêu khổ não bao trùm mỗi chúng sanh. Cõi trời là cảnh giới được xem là sung sướng nhất mà con mắt Phật cũng thấy toàn là khổ.

Tại làm sao cõi trời mà lại bảo là khổ nhỉ? Không ở cõi trời nữa mới khổ, còn bây giờ vẫn ở coi trời mà là người ta sướng. Nghĩa là con mắt thấy cõi trời, người ta cung kính lễ bái, lúc nào cũng dung hòa hiện trên mắt. Tai nghe tiếng đàn, tiếng hát. Mắt thì thấy các cô tiên nữ ca múa, nhà đẹp, lưỡi toàn món ăn ngon. Thân mặc những áo dễ chiu thật mềm như thế gọi là sướng, nhưng Phật bảo là khổ?

Cái sướng ấy khiến cho người ta mê muội tối tăm, say đắm, không tỉnh được ra. Như người bị bỏ thuốc mê để giải phẩu mà bị gây mê như thế là sung sướng hay khổ. Chúng ta bị gây mê nới mũi lằ không tỉnh được nữa. Đàng này các ông bị gây mê cả mắt tai mũi lưỡi. 6 căn bị gây mê trọn đời trên cõi trời, ở cảnh giới bị gây mê nên chư Phật, các bậc giác tỉnh, các ngài xót thương. Chúng ta không biết gọi đó là vui.

Phải bỏ những tâm phiềnhận, tức tối, chúng ta phải lúc nào cũng phấn khởi làm sao được tốt đẹp ở thế gian. Chúng ta đem tâm lành đến mọi người chính là ta đang sữa soạn để ngày mai được đi lên, cho nên giáo dục ở nhà chùa cần thiết là để làm sao cho các em có được tâm lành, có những cở chỉ lành thiện tốt đẹp. Hiện tại bây giờ sống với nhau chúng ta chỉ có một việc để làm sao tiả hết những tâm niệm xấu đi xuống, để sữa soạn bởi vì tâm con người không lâu dài, chợ một cái là đã già đã bịnh, đã sang kiếp sau.

Làm thế nào để ít nhất kiếp sau chúng ta vẫn là con người, không đến nổi vào bụng trâu, bụng gà làm con gà, con vịt.

gần gủi các em, giúp đỡ các em tỉnh ra, tiêu những nghiệp xấu để các em tiến lên dần dần. Kiếp này được làm người, kiếp sau tiến lên nữa làm hiền làm thánh, bồ tát.

Tổ Quy Sơn dạy rằng: Tâm người trăm mối, cái nào nặng nhất lôi đi trước. Hễ nghiêng về lành thì đi về cõi lành, hễ thiên về ác thì đi về cảnh ác. Chữ ác đây không cứ phải giết người mới là ác. Mình chỉ có một lời nói dối,  lời vu oan cho người ta, những cái tức tối bực bội, những cái mà chúng ta cho là không sao đâu. Những cái ấy khiến cho chúng ta làm con trâu con bò, làm con rắn, con heo. Cho nên chúng ta phải tập làm sao cho chúng ta hết sức hoan hỉ. Hễ nó mát mẽ thì nó tha thứ những người xung quanh. Nó không hờn không phiền do đó chúng ta mới đi lên. Việc đầu tiên của tu học là chúng ta phải cứu độ cho bản thân chúng ta trước nhất. Chúng ta phải độ, giúp cho những chúng sanh ở trong tâm mình.

Nó bật lên một niệm hờn thì đó là con rắn đã ngóc đầu ra.

Nó bật lên niệm dối trá thì đó là con ma đã hiện lên. Chúng ta phải độ cho những con ma ấy giải thoát. Độ cho những con rắn ấy giải thoát đi. Nghĩa là độ cho tâm chúng ta đừng có hờn, có giận, có dối trá, đừng có độc ác. Độ ngay trong tâm chúng ta có vô biên chúng sanh suốt ngày lên ấy. Chúng ta phải độ cho nó tỉnh ra, tan đi và trở về với tâm Phật.

Thân chớ có sát đạo dâm vọng. Miệng chớ có nói hai lưỡi, nói dối, đâm thọc, ác khẩu. tâm đừng có tham sân và tà kiến. Ba nghiệp này chính là tâm thức điên đảo vọng tưởng. Muốn ra được luân hồi, chúng ta phải làm chủ được vọng tâm. Muốn hàng phục thì chúng ta phải thấy nó và biết nó. Cho nên đây một lần nữa lại kêu chúng ta quán về pháp môn tứ niệm xứ. Đó là nói vì sao bồ tát phải phát nguyện độ chúng sanh. Tóm lại vì nó khổ và nó mê muội. Cho nên bồ tát phải gỡ cái khổ và soi tỉnh cho nó.

Vì sao bồ tát phải cứu khổ chúng sanh?

11b

Cần có nước đại bi để cứu khổ gốc chúng sanh mới nở hoa bồ tát để kết quả Phật. Bồ đề thuộc về chúng sanh. Các bồ tát phải phát nguyện độ chúng sanh mới thành đạo. Nếu không có chúng sanh thì bồ tát trọn không bao giờ thành chánh đẳng chánh giác. Chúng sanh như gốc rễ. Bồ tát phải có nước đại bi để tưới gốc rễ chúng sanh, mới nở hoa bồ tát. Nếu bây giờ không có người nghèo người khổ thì chúng ta có tu được hạnh bố thí không?

Thế cho nên chính người nghèo người khổ mình mới hành được hạnh bố thí. Nếu chị em không có chọc phá thì chúng ta không tu được hạnh nhẫn nhục. Cho nên chính nhờ những người người ta hay quá khích, hay gắt, mình mới thành được đức nhẫn nhục. Thế cho nên nhờ chúng sanh mà mới có bồ tát. Có bố thí, nhẫn nhục, trì giớ thì mới gọi là bồ tát. Còn nếu bồ tát cứ ngồi thu lu đấy thì làm sao thành bồ tát được. Thế cho nên bồ đề thuộc về chúng sanh.

Chính nhờ những người ta xấu, người ta tệ thì bồ tát mới thành đạo. Thế cho nên  bồ đề thuộc về chúng sanh. Không có chúng sanh thì không có bồ tát, vì vậy muốn làm bồ tát lại muốn thành Phật nữa thì phải cứu độ chúng sanh, phải tận tình lo cứu giúp chúng sanh.

Cô Thiện Huệ cứ xum xoe lo cho thầy đủ thứ, trong khi ấy con mèo, con chó nó cần. Thầy biế nói khi nào thầy cần cái gì thì thầy kêu lên, nhờ cá này, cái kia. Con mèo con chó nó cần cái gì nó đâu có nói được, nó chỉ sủa. Nên bồ tát phải tìm chỗ nào mà tận tình lo chứ đừng chê chị ấy hay sân lắm, chị ấy hay gắt lắm, tôi phiền lắm. Bồ tát còn phiền chúng sanh thì bố tát thành Phật được không?

Chúng ta có thấy ông Phật nào ngời trên bàn thờ mà mặt xị ra một đống không? Tại sao không có xị mặt. Làm Phật phải thương yêu chúng sanh, tha thứ hết những lầm mê của nó. Bổi vì nó làm chúng sanh nên nó phải mê. Cho nên bổn phận Bồ tát phải hoan hỉ vui vẽ. Nên nhờ chúng sanh mà bồ tát mới thành Phật.

Món ăn không tiêu thì không được phải tiêu thì mới tốt. Bồ tát làm thế nào để độ chúng sanh. Cứ tự độ rồi sẽ độ tha. Tự giác rồi sẽ giác tha. Trước hết lo độ những đám chúng sanh của mình, cho nó vào vô vi niết bàn đi.

Những đám chúng sanh của mình là những thói quạu quọ, lầm bầm, bực bội, lông bông, đi chơi đầu ày kia thì đều là chúng sanh cả. Chúng ta phải dộ cho đám ấy như thế gọi là tự độ. Như thế gọi là tự giác lo độ cho bọn chúng sanh ở nơi mình. Mình tự biết mình thì mình sẽ biết các chúng sanh khác. Phân tách chính mình thì sẽ rõ biết được người khác.

Bồ tát muốn cứu giúp chúng sanh trang nghiêm biển phước. Cần phải có trí tuệ Bát Nhã hiện tiền, luôn luôn phải có trí tuệ vô ngã vô pháp.

Vô ngã vô pháp là then chốt của lục độ vạn hạnh.Vô sở đắc là phương tiện vi diệu để viên mãn bồ đề.

Vô ngã là ngầm nói vô nhân, vô chúng sanh là chúng hữu tình. Còn vô pháp là vô tình chúng sanh. Cái bàn ghế nhà áo. Phải có trí tuệ Bát Nhã để biết được hữu tình chúng sanh như thân người, rồi lại biết vô tình chúng sanh như nhà cửa bàn ghế không thật.

Thân người thân vật chỉ là nghiệp báo hiện ra không thật mà rồi cảnh vật đang sống đây cũng không thật. Vì sao phải có trí tuệ bát Nhã như thế? Là then chốt của lục độ vạn hạnh.

Tạo như phải như thế mới tiến lên quả vị Phật được, còn nếu không thì cũng bố thí được nhưng mà phàm phu hữu hạn thôi, không được nhiều không được lâu dài. Lòng tốt của chúng ta không được lâu dài. Mình giúp nhưng hơi có chuyện gì thì đã phiền người ta rồi thì tức là ngày mai con không có muốn tốt với người ta nữa. Thế nên ngày mai người ta khổ mình có muốn giúp không? Cho nên muốn làm hạnh bồ tát trước hết phải quên mình, mặc người ta muốn tròn muốn méo muốn hay muốn dỡ, người ta đối xử cách nào mặc người ta. Mình chỉ biết bổn phận của mình là cứu khổ là giúp đỡ thế thôi. Còn người ta muốn nói mình tròn méo, kể xấu, đó là đáng thương mình chưa chữa được bịnh cho người ta thồi bổn phận của mình là đi cứu khổ chúng sanh. Cho nên không bận lòng. Nếu không có trí tuệ Bát Nhã thì khó nói chuyện lâu dài được. Bởi vì chúng sanh mỗi đứa một mê lầm một cái sai. Minh thành thật giúp nó, nhưng nó cứ ngó xéo chuyện này chuyện kia, nó thấy là đủ các thứ trò, bởi vì nó ở đường mê, cho nên bồ tát không quản ngại.

Vô sở đắc là phương tiện vi diệu để viên mãn bồ đề. Bàn đạp của các bồ tát là vô sở đắc là thế nào? Trong tánh chân không, không có sáu căn sáu trần và sáu thức. Không có tứ đế, mười hai nhân duyên, không có chí cũng không có đắc, bởi vì vô sở đắc.

Có một chị em thiếu thốn mình giúp đỡ. Xem như bổn phận mình là phải giúp đỡ. Chớ không phải giúp đỡ để rồi người ta làm ơn, người ta biết ơn mình. Hoặc để ngày mai mình được phước, không cầu cái gì cả mà bổn phận mình là phải giúp đỡ chị em. Chứ nếu giúp một người lại thấy đấy ta đã làm phước như thế đấy. Ngày mai giúp một người nữa lại thấy ta đã làm phước lớn như thế. Cứ tự hào rồi đi đến tự mãn. Cho mình là đầy phước đức, đầy trí tuệ. Như thế cứ mỗi một việc phước mình lại thấy mình cao lên một chút. Riết rồi mình không có chỗ đứng nữa. Thành ra một người cao ngạo trở thành mê muội chấp ngã, chấp pháp đây ắp. Bởi vì còn thấy có sở đắc, còn thấy có được mất. Cho nên cứ vui với chí nguyện mà làm, vì cái phải cần làm, chứ không cầu phước, không cầu ơn nghĩa, không cầu một cái gì, bởi vì không có một cái gỉ hết. cho nên gọi là vô sở đắc. Người ấy làm mãi làm hoài không bao giờ mệt mõi, chán nản.

Còn thấy mình giỏi tự cao thì mình thành một người hư hỏng. Cho nên phải có vô sở đắc, đừng mong cầu cái gì cả. Làm ân không có cầu báo. Cứ biết đó là lẽ phải thì nên làm là phương tiện vi diệu để viên mãn bồ đề. Nhưng chúng sanh là những đối tượng rất khó chế phục, cho nên bồ tát phải lập nguyện mới không thối chí. Chúng sanh là đối tượng rất khó chế phục.

Chúng sanh ở trước mặt mình. Người này người kia, con gà, con vịt. Tất cả chúng sanh là những đối tượng khó chế phục. Bởi vì chúng mình chưa có tha tâm thông, chưa hiều được cái tâm. Chốc nó nghĩ thế này, chốc nó lại nghĩ sang thế khác, chốc nó vui, chốc nó buồn, huống chi những người ở xung quanh mình. Thế cho nên mình khó hiểu được những người xung quanh. Mình không hiểu người ta thì người ta cũng không hiều được mình. Đã không hiểu thì làm sao có cái thông cảm. Không có thông cảm thi làm sao có lòng tin.

Không có lòng tin thì làm việc gì chung với nhau cũng khó. Thế cho nên chúng sanh mình muốn giúp nó nhưng nó lại hiểu mình theo kiểu khác. Mình một lòng tốt chỉ nghĩ đến cái lành cho nó, nhưng mà nó tưởng ra. Đấy là những đối tượng khó chế phục. Bởi vì nó có bạc phước nó mới nhờ đến mình giúp đỡ. Nếu nó hay thì nó đã ở cực lạc chứ nó đâu có phải nhờ đến mình. Nó đã nhờ đến mình tức là nó còn kém. Nó còn kém thì nó còn nhiều cái lầm mê. Chúng sanh là những đối tượng rất khó chế phục. Bây giờ làm thế nào để cho có cái thông cảm để cho mình tận tình mình giúp.

Mà bồ tát muốn giúp là giùp chúng sanh hoàn toàn an vui, chứ không phải chỉ có giúp tạm thời. Cho nó ăn cơm thì nó đỡ đói thôi, nó đi đường nó. Nó rét mình cho nó cái áo. Chí nguyện bồ tát không phải chỉ có thế.

Phận của chúng sanh là phải đói phải kém. Mình cho nó bát cơm ngày mai nó lại đói nữa. Cho bát nữa thì mốt nó lại đói nữa. Bởi vì nghiệp nó là nghiệp đói.

Nghiệp rét cũng thế, cho nó cái áo thì nó lại đánh mất hoặc cách nào đó nó lại thiếu thốn trầm trọng. Vì thế, những cái giúp đỡ ấy chỉ là những cái giúp tạm thời mà ý bồ tát là muốn cho chúng sanh khỏi khổ vĩng viễn.

Làm thế nào để khỏi khổ vĩnh viễn? Muốn nó khỏi đói thì làm thế nào giúp cho nó hết khỏi nghiệp đói. Muốn cho nó khỏi bịnh thì làm thế nào cho nó hết nghiệp bịnh. Hễ nó còn thân này thì nó còn nghiệp đói, nghiệp bịnh. Không bao giờ khỏi. Muốn cho nó vĩnh viễn đói, không già, không bịnh, không chết thì phải giác tỉnh, học Phật pháp để nó ra khỏi luân hồi. Nó không sanh tử nữa thì nó mới hết khổ. Đây là chỗ trọng yếu của các bồ tát khi giúp đỡ chúng sanh.

Dĩ nhiên bây giờ nó đói thì không phải chỉ là mục đích cho nó khỏi đói lúc này mà ý giúp cho nó tỉnh được ra lâu dài, cho nó đừng vào luân hồi nữa. Đó là dụng ý và lòng từ bi của Phật tổ, của các Bồ tát. Chúng sanh thích ăn ngon, mặc đẹp, thích cải nhau, nó thích những cái để nó đi vào đường luân hồi. Những gì nó ưa nó thích, mình muốn cho nó bỏ cả dễ không? Cho nên nó chống đối, xoay sở, mưu mô.

Cho nên giáo hóa chúng sanh là những đối tượng khó chế phục. Vậy bồ tát phải lập nguyện mới không bị thoái chí. Đó là nói về chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Vô tận thệ nguyện đoạn, phải biết nguyên nhân của khổ. Ta phải chữa từ cái gốc thì mới hết được. Thiện lành đưa về sanh tử gọi là hữu lậu. Đây là những thiện lành phàm phu, có phước mà không có tuệ. Quả báo chỉ tạm thời, đỡ khổ ở trên cõi trời. Đưa ra ngoài thế gian gọi là vô lậu nghiệp. Phàm phu muốn hoằng pháp phải học và hiểu Phật pháp. Phải thật hành cho đúng từ thấp đến cao. Trước hết phải chán cái khổ sanh tử. Nếu cứ nắm chặt không chịu rời bỏ chỗ cũ thì làm sao tu tiến. Nếu cứ quyến luyến thân và cảnh thế gian thì làm sao mà giải thoát.

Trước hết phải chán cái khổ sanh tử, cầu phước tuệ hiền thánh. Không chịu rời bỏ chỗ cũ. Cứ quyến luyến thân cảnh thế gian thì làm sao giải thoát. Thân này già, bịnh, chết nó bao nhiêu thứ khổ cho nên mình phải cầu niệm Phật, để cầu vãng sanh về cõi Phật. Phải biết chán thân này không có bền. Giờ trẻ chớ mai mốt sắp sữa móm răng, chết, bỏ vào quan tài đem chon. Nó là cái không thật cho nên mình phải cầu niệm Phật, cầu được về cõi Phật. sống với Phật.

Đây là đã nói xong phiền não vô tận thệ nguyện đọan

ÌÌI. PHÁP MÔ VÔ LƯỢNG THỆ NGUYỆN HỌC

Kiếp xa xưa Phật chịu báo làm thân con rận, Đề Bà Đạt Đa làm con bọ chét. Nay con rận làm Phật Thích Ca Mâu Ni, còn Đề Bà Đạt Đa làm pháp thân bồ tát đang ở cảnh giới bất tư nghì giải thoát.

Chúng ta ngày xưa làm thân gì thì không rõ chỉ biết ngày nay vẫn y nguyên trong vòng sanh tử. Nếu không cố gắng thì làm sao thoát cái vòng lẩn quẩn vô lượng kiếp. Vòng hoặc nghiệp khổ này cứ mãi xoay tròn. Nay chúng ta học Phật mà vẫn chưa nắm vững được lối ra. Sau này mạt pháp sẽ đi đến diệt pháp. Bồ tát học tới đầu làm tới đó nên ngay đấy kết quả. Còn chúng ta đói mà không ăn, trở thành bánh vẽ. Chúng ta đọc lên đọc xuống nào là tam thân, tứ chí, ngũ nhỡn lục thông. Như người lượm được sổ tài chánh của ông nhà giàu, thế nhưng mà chúng ta không có đồng bạc nào.

Chúng sanh trong sáu đạo chỉ có trời người là tạm đỡ khổ, có khả năng tu đạo xuất thế, cho nên Phật có nhân thừa dạy giữ năm giới để bảo vệ, trở lại thân người. Thiên thừa dạy thập thiện, bốn định, bốn vô lượng tâm để được lên cõi trời mà cũng là nấc thang xuất thế,

Ta thường nghe nói Thanh Văn thừa tu tứ đế. Duyên giác thừa quán 12 nhân duyên. Bồ tát tu lục độ vạn hạnh. Chúng ta tưởng bồ tát không học các pháp môn nhị thừa. Đại học đâu có bỏ 24 chữ cái và các pháp cộng trừ nhân chia. Nên người đại thừa phải học tất cả giáo lý tam thừa. Ngày nay có người xưng đại thừa mà các pháp môn tiều thừa,còn chưa biết lại còn cống cao ngã mạn, Ta là đại thừa, tự ái ngã ái. Nếu không trừ thì làm sao mà vào đạo huống chi còn đề cao tôn trọng nó.

Xưa có vị sadi chứng quả Tư đà hoàn và người ta để ý vị này đi qua bày kiến hay đi qua vũng nước có trùng, thì chân liền bổng lên hư không khoảng 10 phân. Sadi cuốc đất không bao giờ tổn thương trùng kiến. Kinh gọi là “Đạo lực nhậm vận ly ngộ sát” tức người ngộ đạo thì không bao giờ có việc ngộ sát tức lỡ lầm rồi sát. Vô tình đến chỗ có kiến thì từ nhiên nhấc bổng lên, không có dẫm vào con kiến. Đây là điểm đầu tiên của bậc siêu phàm, các ngài không bao giờ ngộ sát. Tỳ kheo 30 hạ cũng không dám ngồi trước hay đi trên những vị sadi này.

Quan 12 nhân duyên: khoen đầu là vô minh: hãy tìm nguyên nhân vì sao ta sanh ra. Do thấy nam nữ giao cấu mà có niệm tùy hỉ. Niệm ái này là vô minh. Vì ái này mà mắc vào tinh cha huyết mẹ, thành một hạt mũ thành hạt đậu gọi là kalala. Cứ bảy ngày thì hạt mũ lại biến đổi một lần. 40 lần 7 là đúng 9 tháng 10 ngày. Mạng căn tức là nghiệp duy trì bào thai. Thần thức đeo nghiệp nương hơi ấm của máu mẹ hiện hành giác biết đau khổ. Trong bào thai chúng ta có đau khổ mà bây giờ quên. Danh sắc đủ lục nhập ra khỏi bụng mẹ. Xúc là thọ lãnh sáu trần, thuận thì yêu nghịch thì ghét, thù chấp tri kiến tạo nghiệp.

Hữu - Thế là có nhân sanh tử kiếp sau. Người tu quán ngược lại để thấy không nhân thì không quả mà lo dẹp nhân để cắt đứt dây chuyền sanh tử. Trong 12 khoen tùy hoàn cảnh, tùy khả năng, cứ phá vỡ được một khoen là được.

Quán tứ đế Phật dạy đây là khổ các ông phải biết. Đây là tập các ông phải diệt. Tỳ kheo quan sát những khổ của sáu đạo chúng sanh. Phải quán đến phát chán, phát sợ mới được trí tuệ gọi là khổ đế. Tứ đế là trí tuệ của các bậc thánh. Trong 37 phẩm trợ đạo tứ niệm xứ đứng đầu, phải chuyên chú đem hết tinh thần vào các pháp quán. Dù sấm xét nổ bên tai cũng mặc. Làm sao cho những tướng bất tịnh, nhắm mắt, mở mắt vẫn thấy rõ rang. Những tham sân si mạn nghi đã ăn rẽ sâu tận tạng thức, nếu không tận tình đối trị thì làm sao chúng ta nhổ sạch được.

Được tứ niệm xứ rồi thì dễ dàng có tứ chánh cần, nhưng cũng phải dụng công đoạn duyên để ác không sanh, để thiện tăng trưởng. Bốn như ý túc là bốn pháp môn thiền định đi đến thần thông như ý túc.

Bốn như ý túc đã được rồi thì muốn gì cũng đi tới. Năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám chánh đạo cần thực hiện cho đến thành công chứng đắc thật sự, chứ đừng có nói xuông. Đại thừa lấy Bát nhã để tiến lên Balamật. Vô sở đắc là thần chú để thành Phật.

Địa nào cũng gồm tu cả 10 độ. Đến ngôi sơ địa thì được bố thí balamật.

Địa hai được trì giới Balamật.

Địa ba được nhẫn nhục Balamật.

Địa bốn được tinh tấn Balamật,

Địa năm được thiền định Balamật.

Địa sáu được Bát Nhã Balamật.

Địa bảy được Phương tiện Balamật.

Địa tám được Nguyện Balamật.

Địa chin được Lực Balamật.

Địa mười được Trí Balamật,

Địa tám là bất động địa tới đây Bồ tát chứng vô ngã như niết bàn của nhị thừa, nhưng nhờ đã phát nguyện thành Phật độ chúng sanh. Các ngài không nhập Niết bàn mà tiến lên viên mãn Nhất thiết chủng trí. Thập địa lên Diệu giác, Đẳng giác là thành Phật.

Cho nên đừng có tin học giả nói Đức Thích Ca cũng phàm nhân và luyến ái vợ con cũng như ai. Phải biết Nhất sanh bổ xứ Bồ Tát mới có thể thành Phật. Kinh Pháp Hoa nói ngài đã thành Phật từ lâu nay đúng nghi thức thị hiện tám tướng thành đạo.

Sau này Đức Di Lặc cũng từ cung trờ Đâu Suất hạ sanh để suốt đời vị lai có nơi nương tựa.

4.PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỆ NGUYỆN THÀNH

Con đường thành Phật bắt đầu từ ngôi Càn Tuệ địa. Bồ tát này nhiếp phục ngũ trụ phiền não. Nhiếp phục nghĩa là chế ngự, chứ chưa dứt trừ được. Bồ tát thấy rõ pháp tánh nên không bị pháp tướng đánh lừa. Tất cả ngũ trụ có thể vẫn còn nguyên vẹn nhưng không hiện hành được. Bồ tát hàng ngày tu tập 37 phẩm trợ đạo của tiểu thừa và 10 độ của đại thừa để dứt dần cái ngũ trụ này.

dứt xong kiến hoặc, chứnng Tu đà hoàn. Dứt xong 84 tư hoặc vào sơ trụ. Có thể hiện 100 thân Phật vào thế giới không có Phật để thuyết pháp độ sanh. Thái tử Sĩ Đạt Đa ngồi toà kim cang dưới gốc bồ đề. Đêm thứ 49 giờ sao mai mọc thoạt nhiên đại ngộ. Đây là ngài nhập kim cang đại định, phá sanh tướng vô minh, là phần chót.

Kinh Pháp hoa, Trí Tích Bồ tát nói khắp cõi ta bà, không một mẫu đất bằng hạt cải nào, không phải là nơi Bồ tát đã xả thân vì chúng sanh. Cũng ngay phẩm ấy, Long Nữ Bồ tát đệ tử của đức Văn thù Sư Lợi Bồ Tát qua Nam Phương, Vô cấu thế giới hiện thân phượng phu đủ 32 tướng, 80 tùy hình, làm Phật thuyết pháp giáo hóa chúng sanh.

Kinh noi việc khó khăn thành Phật của Đức Thích Ca để người nghe phát tâm tin kính. Nhưng lại nói sự thành Phật dễ dàng của cô Long Nữ, để những người sợ khó, sợ khổ đỡ nản lòng, cũng để chứng tỏ phát đại thừa tâm, tu đại thừa hạnh là việc già trẻ nam nữ ai cũng có phần.

Không riêng biệt để giành cho một cá nhân hay chủng tộc (như giai cấp Balamôn) nào. Sách kể chuyện ngài Xá Lợi Phật xưa kia tu Bồ tát hạnh, có người tới xin con mắt để làm thuốc, ngài không ngần ngại móc ngay một con mắt đưa cho người ấy. Người ấy nói thưa không được tôi cần con mắt bên phải mà ngài lại cho mắt bên trái thì không dùng được. Bất đắc dĩ ngài XLP móc nốt con mắt bên kia đưa cho người ấy. Ngài vừa đau vừa mù nghe người kia nói tôi tưởng ông là thánh nhân, tôi mới xin mắt về để làm thuốc. Chứ con mắt tanh hôi máu mũ thế này dùng làm gì được.

Ngài Xá Lợi Phật nghe tiếng họ vứt con mắt xuống đất và chần dày nghiến trên con mắt trước khi đi ra. Thế là ngài XLP thối tâm trở về Thanh Văn thừa, chứng quả A-la-hán. Đây là vì bố thí mà chấp có ta, có người, có vật bố thí nên mới có thối lui. Bố thí đến như thế mà còn bị trách. Hãy còn chấp có ta là bởi vì thấy có ta là người cho. Thấy người kia là người xin mà xin một vật khó khăn là xin con mắt. Thấy con mắt là vật quý như vậy mà mình đem cho, cho nên mới thoái lui, không được vừa ý. Đó là vì lý do vì sao muốn tu hạnh bố thí, phải có Bát Nhã, phải có trí tuệ làm đầu.

Tiền thân Đức Thích Ca là một tiên nhân an tu một mình trong rừng. Vua Ca Lợi cùng với tùy tùng đi săn. Vua mệt nằm ngủ. Các cô cung nữ dắt nhau đi chơi. Thấy một ông tiên ngồi thiền, các nàng rủ nhau hái hoa cúng dường và quỳ nghe nói pháp. Chợt vua tỉnh dậy thấy vắng không có cung nữ. Tới nơi thấy đáng lẽ bọn cung nữ phải hầu mình, bỏ mình ngủ một mình mà giờ quỳ lễ lạy ông lão rừng nghèo nàn rách rưới. Thế là nhà vua nổi giận, vun kiếm chémluôn ông tiên đó đứt cả hai tay, hai chân của ông tiên.

Người tu dựa mình vào gốc cây thản nhiên như không có chuyện gì. Ngài phải dựa vào gốc cây để đỡ đau và vững khỏi ngả. Ngài thản nhiên như không có chuyện gì. Ngươi vì sợ ta nên chẳng dám hiện tướng tức giận, chứ làm sao bị chặt chân tay mà lại không khổ não. Ngài đáp:

“Ta tu hành là thật lòng thương xót chúng sanh, nên không hờn, không giận”. Lòng ta như vậy thì cho tay chân liền lại.

12a

Vua biết mình đang đối diện với một thánh nhân quỳ lạy khóc lóc. Tiên nhân từ mẫn an ủi là ta đã tha thứ. Nguyện cho ta thành Phật ta sẽ độ cho nhà vua trước nhất. Vua Ca Lợi là ngài Kiều Trần Như, phải có tinh thần đại dõng mãnh trí tuệ, chuyển những lậu hoặc từ vô thủy thành công đức thiện căn. Phải chứng được tâm vô phân biệt bình đẳng mới thành Phật, để có tam thân tứ trí ngũ nhỡn lục thông.

Tam thân là pháp thân: thân khắp pháp giới. Hai là báo thân. Chỉ thập địa Bồ Tát mới thấy được Báo thân Phật. Người đời cứ nghe nói tịch diệt Niết bàn thì cho là một cảnh giới hoang vu, cho nên sợ hãi. Đâu có biết diệt đây là diệt những mê vọng điên đảo mà thôi.

Ba là ứng hóa thân. Có liệt ứng thân và thắng ứng thân. Như Đức Thích Ca thị hiện ở cõi tà bà là liệt ứng thân. Tuy là liệt ứng thân nhưng trời Phạm Thiên cũng không thấy được vô kiến đãnh tướng của ngài.

Vị phạm thiên này mắt trông thấy được cả tam thiên, đại thiên thế giới. Đức Phật so với thân ông thì nhỏ lắm vậy mà ông từ trên cao ông cũng không làm sao thấy được đỉnh đầu. Câu chuyện này để nêu biểu trí tuệ của Phật. Một cảnh giới không thê nghĩ bàn. Một tướng nữa là lông trắng giữa hai chặng mày của Phật. Lông trắng xoáy tròn như con ốc. Lông này hình bát giác. Lông trong suốt như pha lê. Nếu kéo dài thì lông đụng đến gót chân, còn để nó xoắn lại thì như hình con ốc giữa hai chặn mày. Màu trắng hay phóng ánh sáng, cho nên người ta cứ nói là hào quang.

Hào là lông. Hào quang là ánh sáng từ lông ấy ra. Còn mình cũng có lông mà có hào quang không? Ánh sáng ở quanh thân Phật thì gọi là viên quang. Còn hào quang là ánh sáng ở lông thôi.

Trong kinh Pháp hoa Phật chiếu ánh sáng về phía đông, tám vạn thế giới hiển rõ sự việc bồ tát tu hành. Đó là nói về liệt ứng thân của Phật Thích Ca. Đức Di Đà bên Cực Lạc là thắng ứng thân. Liệt nghĩa là kém. Thắng nghĩa là hơn. Thân Phật ở phương tây cao 62 ức nadotha hằng hà sa do tuần.

Một do tuần là một khoảng cách xa. Ta trông thấy một con trâu mà nó nhỏ lại như bằng con chó thì gọi là một do tuần, khoảng 1 cây số.

Na do tha là 10 vạn tức 100 ngàn. Một ức tức là 10 triệu. 62 ức nadotha, mà không phải nadotha không mà là nadotha hằng hà sa do tuần.

bạch hào tướng quang của Đức Adiđà là lúc nó xoắn tròn lại giữa cái trán của ngài thì nó lớn bằng năm ngọn núi Tudi. Đức Phật còn có một tướng nữa là năm ngón tay, ngón chân có một màng dính liền nhưng không phải như chân con vịt. Màng này đựng nước không có chảy mà dao đâm cũng không thủng. Gươm bén cũng không thể nào cào trầy được. Màng này trong suốt như pha lê mắt thường mình không nhìn thấy.

Lưỡi Phật rộng dài, le ra trùm cả mặt tới chân tóc. Bàn chân ngài có hình bánh xe một nghìn căm. Ở Thái Lan có chùa thờ bàn chân Phật. Nhiều nơi tạc bàn chân Phật trên đá.

Tứ hoằng thệ là tăng thắng của tứ đế, vì có khổ đế, tức có trí tuệ thấy được khổ thế gian.

Vi có khổ đế ấy nên chúng sanh mới vô biên thệ nguyện độ.

Vì có tập đế nên phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Vì có đạo đế nên pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Vì có diệt đế nên Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Vô dư đại Niết bàn là tăng thắng vô thượng của niết bàn A-la-hán. Trong kinh Pháp Hoa ngài XLP trình bày một sai lầm, tưởng mình là tiểu thừa tức mất đại thừa. Phật khuyến thỉnh đi vào bảo sở để tất cả sẽ thành Phật.

Vậy ngũ thừa không phải là năm con đường khác nhau. Chung quy chỉ là nhất thừa. Bậc đại trí tuệ cắt chia ra nhiều quãng để dắt dẫn chúng sanh đi dẫn. Có điều những vị A-la-hán xả niết bàn để vào cảnh sanh tử, hiện thân sáu đạo, hiện hành lục độ vạn hạnh đại thừa.

Chúng ta nay có duyên vào thẳng được đại thừa thì đừng có nghe nói tiểu thừa mà khinh thường. Kiêu căng ngạo mạn chính là đọa lạc chứ không phải là đại thừa. Tiểu thừa lìa dục được sơ thiền.

Hết giác, hết quán vào nhị thiền. Thoát hỉ vào tam thiền. Xả cả cảnh khổ vui thanh tịnh vào tứ thiền. Chúng ta theo đại thừa thâu nhiếp cả sáu căn. Chuyên một tịnh niệm vào chánh định. Hai công việc này đâu có khác nhau. Chỉ có tu thiền thì hậu thân sanh về cõi trời mà tu tiếp. Còn niệm Phật Adiđà thì vãng sanh về tịnh độ. Vào hộ khẩu trong đại học đường hiền thánh thì hẳn cũng dễ tiến lên quả vị Phật.

Dù tu thiền hay tu tịnh độ muốn được vô thượng bồ đề đều phải phát bốn hoằng thệ nguyện. Lập đi lập lại hàng ngày để không quên.

Trước khi dứt lời xin nhắc các huynh đệ, chúng ta đang ở kiếp giảm, thọ mạng kém dần. Giảm cho đến 10 tuổi. Khi ấy người nhỏ chỉ có một xích tức 4 tấc (bằng chó). Năm tháng đã lập gia đình (giống chó). Trí tuệ phân biệt thế gian rất là nhạy bén. Chấp tưởng nặng nề cảm quả kiếp đau binh luôn suốt bảy ngày bảy đêm, đâm chémnhau. Bất luận là cha mẹ an hem, gặp ai là đâm, gặp ai là chém. Lúc bấy giờ cả thế giới chết sạch.

Chỉ còn lại một số rất hiếm hoi, những người này, người ta trốn lánh được. sống cực nhọc, nhưng sống hiền thiện để từ từ kiêp tăng.

Con rận nay đã thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Con bọ chét nay là Đề Bà Đạt Đa đã được kinh Pháp hoa thọ ký cho thành Phật, hiệu là Thiên Vương Như Lai. Còn chúng ta, lúc Đức Thích Ca làm con rận, Đề Bà Đạt Đa làm bọ chét, còn chúng ta cứ chập chững mãi trong sáu đạo luân hồi, tương lai lại càng mờ mịt, đã gọi là kiếp giảm thì càng đi sâu về thời mạt pháp. Phước đức thiện căn lui sụt, nghiệp ác dễ tăng, trông cậy vào đâu nếu chúng ta không mau mau phát bốn hoằng thệ nguyện. Cùng nhau sách tấn, cố gắng để ngóc đầu lên thẳng hướng bồ đề mà tiến bước.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm