Sự vận hành của nhân sinh và vũ trụ không dừng nghỉ, sát na sinh diệt tiếp nối nhau qua từng chu kỳ Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân. Cũng thuận theo lẽ vô thường đó, cố Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Mãn hạ Giác, Đạo hiệu Huyền Không (1929 - 2006)
- Tên sách : Kỷ yếu Tưởng Niệm HT Thích Mãn Giác
- Tác giả : Thích Như Minh
- Dịch giả :
- Ngôn ngữ : Việt
- Số trang : 545
- Nhà xuất bản : Chùa Việt Nam-Los Angeles
- Năm xuất bản : 2009
- Phân loại : Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu
- MCB : 120100000012849
- OPAC :
- Tóm tắt :
TƯỞNG NIỆM CỐ TRƯỞNG LÃO
HÒA THƯỢNG THÍCH MÃN GIÁC
HỘI CHỦ
TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TẠI HOA KỲ
CHÙA VIỆT NAM - LOS ANGELES
2553 - 2009
Kỷ yếu Tưởng Niệm 1
Kỷ yếu Tưởng Niệm 2
Môn đồ, Pháp quyến
Thực hiện
Kỷ yếu Tưởng Niệm 3
Chân dung cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác trên bàn thờ.
LỜI NÓI ĐẦU
"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai."
Thiền Sư Mãn Giác thời Lý
Sự vận hành của nhân sinh và vũ trụ không dừng nghỉ, sát na sinh diệt tiếp nối nhau qua từng chu kỳ Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân. Cũng thuận theo lẽ vô thường đó, cố Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Mãn hạ Giác, Đạo hiệu Huyền Không (1929 - 2006) khi những việc cần làm đã làm, sự hóa duyên trong cõi nhân sanh viên mãn, ngài đã an nhiên tự tại quảy dép cỏ về Cố Hương.
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Hội Chủ là một Đạo Sư, Thiền Sư, Nhà thơ, Học giả của Phật giáo Việt Nam. Người đã tốt nghiệp Tiến sĩ văn chương và Phật học từ trường Đại Học Tokyo danh tiếng của Nhật, rồi trở thành giáo sư của nhiều trường Đại học trong nước, Phó Viện trưởng điều hành của Viện Đại học Vạn hạnh, nhà văn hóa của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Ngài là một Tăng sĩ Việt Nam mà tài đức xuất chúng, một tôn đức trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội khi còn ở trong nước cũng như khi cất bước vân du hoằng hóa nơi hải ngoại. Nhưng với những ai đã từng một lần hội ngộ cùng với ngài, thì chắc chắn sẽ nhận ra ngài không gì hơn là một vị thầy rất gần gũi, rất bình dị, đầy lòng từ bi như cung cách của ngài từng thể hiện. Cuộc đời của ngài thật đẹp là nguồn cảm hứng vô tận cho đàn hậu học vậy.
Quả thực, cuộc đời của ngài chính là "bản sao của bản thông điệp cao cả mà Đức Phật đã truyền lại cho thế nhân". Hành trạng của ngài có thể khái lược vài nét chính sau đây:
- Đối với nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam, thì tấm lòng của ngài luôn luôn trân trọng giữ gìn và phát huy gia sản văn hóa của tiền nhân để lại.
- Đồi với nền văn học Việt Nam và văn học Phật giáo, ngài là một hành giả nghiên cứu Phật học, một nhà văn, một Thiền sư thi sĩ có nhiều tác phẩm văn học, nghiên cứu, trước tác, và phiên dịch.
- Đối với sự nghiệp giáo dục, ngài một lòng kiên định đường hướng giáo dục giới-định-tuệ của Phật giáo để đào tạo tăng ni Phật tử qua nhiều thế hệ trở thành những người tài đức có khả năng kế thừa và đem năng lực tài đức của mình góp phần điều hành và phát triển quốc gia và Giáo hội.
- Đối với Giáo hội thì ngài đã một đời tận tụy cống hiến cho sự trường tồn của Chánh Pháp. Với chư tôn pháp hữu thì đạo tình thủy chung; với môn đồ tứ chúng thì ân cần sách tấn hướng về chân trời cao rộng; với hàng hậu học thì luôn có mặt bên cạnh để nâng đỡ như là năng lượng cho họ giữ được tím tâm ban đầu; với các bậc thức giả thì trân trọng và hỗ tương cho họ trong sự nghiệp phát huy nền văn hóa và giáo dục của truyền thống Việt Nam; với hàng Phật tử tại gia thì lấy hạnh nguyện Bồ tát để nhiếp hóa.
Cho đến tận bây giờ, trong hoài niệm của mỗi Phật tử chúng ta vẫn còn đọng lại sự nhớ thương sâu sắc về ngài, nhưng thật ra ngài vẫn hiện diện song hành cùng mỗi tăng ni Phật tử trên bước đường hoằng dương Chánh Pháp khi vẫn còn đó một di sản tinh thần mà ngài để lại cho nền văn học Việt Nam và Phật giáo Việt Nam gồm những công trình nghiên cứu hàn lâm về Phật học, triết học Đông phương với những chú giải kinh điển, trước tác, dịch thuật và văn thơ.
Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ, chùa Việt Nam và môn đồ pháp quyến thực hiện tập Kỷ Yếu Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ để thành kính tưởng niệm và truy tán công hạnh ngời sáng của một bậc Thầy mà một đời đã tận tụy hiến dâng cho Đạo Pháp và Dân Tộc. Cũng trong niềm nhớ thương sâu xa này, ban biên tập chỉ ước mong xin được làm cái việc bắt một nhịp cầu để chuyển tải tâm tình của những khách tri âm tri kỷ từng vãng lai trong cõi trần gian vô thường ngắn ngủi này đối với một Pháp hữu, một bậc Thầy, một vì sao Khuê trên bầu trời Phật học và văn học Phật giáo Việt Nam đã khuất bóng. Do vậy, nội dung tập kỷ yếu này xin được ghi lại những Đạo tình điếu văn của chư Tôn đức Giáo phẩm của các Giáo hội, các tự viện trong nước và hải ngoại, những phúng điếu của các cơ quan chính phủ, các hãng truyền thông, các đoàn thể và đồng bào Phật tử, những bài viết đầy cảm xúc nhớ thương về người Thầy từ ái của tứ chúng môn đồ và những học trò của ngài, những hồi ức của những vị thức giả đã từng có duyên hạnh ngộ hay cộng sự với ngài trong sứ mệnh văn hóa và giáo dục trong quá khứ, những áng văn thơ tưởng niệm mà ban biên tập có được, những bức hình hiếm hoi còn giữ được trên những nẻo đường hóa đạo của ngài và sau cùng là những hình ảnh đầy xúc động trong những ngày Lễ Tang tại chùa Việt Nam ở thành phố Los Angeles và lễ nhập tháp trên mãnh đất Thần linh xứ Huế của quê hương Việt Nam yêu dấu như là một nén hương lòng kính dâng lên Giác Linh Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Hội Chủ.
Ngưỡng mong Giác Linh Ôn thùy từ chứng giám.
Los Angeles,
Mùa thu năm Kỷ Sửu - 2009
Tỳ kheo Thích Như Minh,
Trú Trì Chùa Việt Nam kính đề tựa
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu
PHẦN I
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Hành Trạng
PHẦN II
Đạo Từ Trong Lễ Truy Niệm
PHẦN III
Điếu Văn Cảm Niệm
PHẦN IV
Thơ Văn Tưởng Niệm
PHẦN V
Thơ, Điện Phân Ưu
Sổ Tang Lưu Niệm, Phúng Viếng
PHẦN VI
Tư Liệu Tang Lễ
Thông Tin Báo Chí
HÌNH ẢNH PHẦN MỘT
Trên Những Nẻo Đường Hóa Đạo
HÌNH ẢNH PHẦN HAI
Mây Trắng Thong Dong
PHỤ LỤC
Thay Lời Kết
Mục Lục