Lễ Phật đản và lễ Giáng sinh đều là những ngày lễ tôn giáo lớn nhất. Phật đản (rằm tháng tư) là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật (người thành lập đạo Phật) đản sinh, trong khi Giáng sinh (ngày 25 tháng 12) là lễ kỷ niệm đức Chúa Jesus (người thành lập đạo Thiên Chúa) ra đời.
Nói đến Phật đản là nói đến lễ Tắm Phật. Lễ tắm Phật đã thấm sâu vào sinh hoạt tín ngưỡng của nhân gian, ngay cả người dân không theo đạo Phật cũng thích tới chùa để dự lễ Tắm Phật, chia nước tắm Phật để uống hay đem về nhà để tốt cho gia đình. Tục lệ này ngày nay còn được người Thái Lan tôn trọng qua lễ Songkran (hội té nước vào ngày 13-15/4) tạt nước vô người khác như lời cầu mong chúc phúc phúc cho mọi người gội sạch được bụi bặm phiền não của cuộc đời, thân tâm được mát mẻ, an vui.
Vào ngày Phật đản, Tăng ni Phật tử đứng trước Đức Phật sơ sanh (Baby Buddha) thành tâm tụng bài kệ:
Con nay rưới tắm các Như Lai
Trí sạch trang nghiêm công đức lớn
Chúng sanh năm trược rời cấu trần
Cùng chứng Như Lai tịnh pháp thân.
Trong thành Tỳ Gia chưa từng sinh
Giữa cây Sa La chưa từng diệt
Bất sinh bất diệt đức Cồ Đàm
Trong mắt nhìn xem càng thêm bớt.
Sáng nay là mồng tám tháng tư
Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt
Chín rồng phun nước ngoài trời đến
Hoa sen đỡ bước theo đất mọc.
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát bà ha.
Bài kệ ý nói Như Lai vốn đã hiện hữu thường hằng, ngài chỉ giả thị hiện trên cõi đời, chứ thật ra ngài chưa từng sanh ở thành Ca Tỳ La Vệ và cũng chưa từng nhập diệt ở Sa La song thọ. Tuy vậy, hôm nay đẹp trời ngày rằm tháng 4, tăng ni Phật tử vẫn làm lễ tắm Phật để tưởng niệm Bậc Thánh Nhân xuất hiện mang thông điệp giải thoát cho đời. Múc gáo nước thơm tắm ngài chứ thật ra là để nhắc nhở chúng ta tắm rửa thân tâm của chính mình được trong sạch, không phiền não, sân hận, tham lam và nhờ đó mới có nhiều công đức và phước báu trang nghiêm vô thượng bồ đề. Đó là chân ý nghĩa của lễ Phật đản.
Lễ Giáng sinh còn gọi lễ Noel hay Christmas, một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo tự điển online, chữ Christmas (Christ + Mas, viết tắt là Xmas) là phẩm vị cao thượng của Đức chúa trời Giêsu. Mas nói đủ là Mass (thánh lễ). Christ + Mas là thánh lễ của Chúa Giêsu ra đời. Thuật từ “Noel” có gốc Latinh, theo tiếng Pháp nghĩa là “(ngày) sinh”, tức cũng đồng nghĩa là ngày sinh của Đức Chúa Giêsu Hài Đồng. Tác giả Mây Lang Thang trong bài thơ Giáng Sinh đã viết như sau:
Mùa sao lại về giữa đêm đông
Thương về quê Mẹ quặn đau lòng
Tuổi thơ gửi lại phương trời ấy
Mang sầu viễn xứ nhớ mênh mông.
Máng cỏ năm xưa lặng lẽ quỳ
Ngắm nhìn Con Chúa nét từ bi
Ước làm mục tử đêm đông ấy
Ấp yêu sưởi ấm Chúa Hài Nhi.
Ngày sưởi ấm Chúa Hài Nhi này là lễ tưởng niệm lớn, nên các nhà thờ, xóm đạo và nhiều khu dân cư trang hoàng các lồng đèn ngôi sao ngũ sắc và có các hang động với các tượng thánh mô tả cảnh Chúa Giesu chúa ra đời năm xưa. Ngày này là ngày nghỉ cộng đồng, nên gia đình bà con, bạn bè hay đi chơi xa hoặc thường tụ về một nơi, nhất là gia đình cha mẹ, quay quần dưới cây sa pin (cây thông Noel) để ăn uống, chia vui và tặng quà cho nhau. Hình ảnh chúa hài đồng, cây thông hình tháp nhấp nháy những ánh đèn màu lung linh và ông già Noel mặc bộ đồ đỏ xen lẫn trắng, tay xách những gói quà thắt nơ xinh xinh, cưỡi xe tuần lộc đi từng nhà tặng quà cho các trẻ cũng đã thấm sâu vào sinh hoạt tín ngưỡng của nhân gian từ lâu đời và đã được dân tộc hóa, trở thành ngày nghỉ lễ chung cho tất cả các nước trên thế giới bao gồm cả phương đông, chứ không hẳn chỉ là phương tây.
Ngày Phật đản (Vesak Day) truyền thống cũng được xem là ngày nghỉ công cộng chung cho toàn nước như ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Nepal, Tây Tạng… Đức Phật sanh tại Nepal (khoảng thế kỷ thứ V trước Tây Lịch), mang văn hóa phương Đông. Chúa Jesus sanh tại Do Thái (thế kỷ thứ nhất Tây lịch) mang văn hóa phương Tây. Tắm Phật và xe kiệu hoa diễn hành là nghi thức điển hình trong lễ Phật đản và đã trở thành ngày lễ rất quan trọng trong các nước Phật giáo. Thái tử Sĩ Đạt Đa sơ sanh (Baby Buddha) bụ bẫm một tay chỉ trời và một tay chỉ đất, đứng trong thau nước thơm để từng Phật tử múc gáo nước dội tắm thân Như Lai đã trở thành biếu tượng độc đáo của mùa Phật đản.
Sáng nay hoa chen nhau nở
Gió đưa hương bay ngạt ngào
Hòa vui chim mang tiếng hót
Nắng mai lộng lẫy ban mai.
Lâm Tỳ Ni dù bé nhỏ
Ấp ủ muôn mái đầu
Ôi tình thương không cách trở
Rộng trùm lên khắp địa cầu.
Bao nhiêu lòng mong đợi
Hôm nay Phật đản sanh
Núi sông tô điểm mới
Gió reo nhạc thanh bình.
Chim ca vang trong rừng vắng
Cá lội mừng giữa đại dương
Triệu người quỳ trong im lặng
Cảm thông lòng người cảm thông.
Từ bi ngời trong ánh mắt
Tình thương phủ khắp năm châu
Trong tôi đời sao quá
Ôi vui niềm vui sáng ngời.
(Hôm Nay Phật Đản Sanh – Nguyễn Hiệp)
Tóm lại, tính đến năm 2019 thì Phật lịch là 2563 (624 BCE + 2019 CE), tức trải qua 2643 năm.
Phật lịch là năm Chúng Thánh Điểm Ký, kể từ khi kết tập lần đầu tiên sau khi Phật Nhập Niết Bàn được kể là Phật lịch 01. Nếu tính 80 năm trụ thế nữa thì đức Thế Tôn ra đời trước Thiên Chúa giáng sinh là 624 năm (80+544).
Chúa Giêsu ra đời vào thế kỳ thứ nhất, đến nay Tây lịch 2019 tức Đạo Cơ Đốc đã trải qua 2019 năm. Suốt một thời gian dài nhiều thế kỷ như vậy, lễ Phật đản và lễ Giáng sinh vẫn tồn tại và ngày càng phát triển phong phú. Điều này chứng tỏ chúng đã đi sâu và cắm rễ vào lòng dân tộc từ rất lâu xa, nên đã được biểu hiện với nhiều phương thức văn hóa tượng thanh, tượng sắc đa dạng, được thập phương tín đồ tiếp nhận và xem như ngày lễ quan trọng nhất của tôn giáo mình.
Thích Nữ Giới Hương
(This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
VĂN HÓA ĐA DẠNG
GIỮA LỄ PHẬT ĐẢN & GIÁNG SINH
Lễ Phật đản và lễ Giáng sinh đều là những ngày lễ tôn giáo lớn nhất. Phật đản (rằm tháng tư) là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật (người thành lập đạo Phật) đản sinh, trong khi Giáng sinh (ngày 25 tháng 12) là lễ kỷ niệm đức Chúa Jesus (người thành lập đạo Thiên Chúa) ra đời.
Nói đến Phật đản là nói đến lễ Tắm Phật. Lễ tắm Phật đã thấm sâu vào sinh hoạt tín ngưỡng của nhân gian, ngay cả người dân không theo đạo Phật cũng thích tới chùa để dự lễ Tắm Phật, chia nước tắm Phật để uống hay đem về nhà để tốt cho gia đình. Tục lệ này ngày nay còn được người Thái Lan tôn trọng qua lễ Songkran (hội té nước vào ngày 13-15/4) tạt nước vô người khác như lời cầu mong chúc phúc phúc cho mọi người gội sạch được bụi bặm phiền não của cuộc đời, thân tâm được mát mẻ, an vui.
Vào ngày Phật đản, Tăng ni Phật tử đứng trước Đức Phật sơ sanh (Baby Buddha) thành tâm tụng bài kệ:
Con nay rưới tắm các Như Lai
Trí sạch trang nghiêm công đức lớn
Chúng sanh năm trược rời cấu trần
Cùng chứng Như Lai tịnh pháp thân.
Trong thành Tỳ Gia chưa từng sinh
Giữa cây Sa La chưa từng diệt
Bất sinh bất diệt đức Cồ Đàm
Trong mắt nhìn xem càng thêm bớt.
Sáng nay là mồng tám tháng tư
Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt
Chín rồng phun nước ngoài trời đến
Hoa sen đỡ bước theo đất mọc.
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát bà ha.
Bài kệ ý nói Như Lai vốn đã hiện hữu thường hằng, ngài chỉ giả thị hiện trên cõi đời, chứ thật ra ngài chưa từng sanh ở thành Ca Tỳ La Vệ và cũng chưa từng nhập diệt ở Sa La song thọ. Tuy vậy, hôm nay đẹp trời ngày rằm tháng 4, tăng ni Phật tử vẫn làm lễ tắm Phật để tưởng niệm Bậc Thánh Nhân xuất hiện mang thông điệp giải thoát cho đời. Múc gáo nước thơm tắm ngài chứ thật ra là để nhắc nhở chúng ta tắm rửa thân tâm của chính mình được trong sạch, không phiền não, sân hận, tham lam và nhờ đó mới có nhiều công đức và phước báu trang nghiêm vô thượng bồ đề. Đó là chân ý nghĩa của lễ Phật đản.
Lễ Giáng sinh còn gọi lễ Noel hay Christmas, một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo tự điển online, chữ Christmas (Christ + Mas, viết tắt là Xmas) là phẩm vị cao thượng của Đức chúa trời Giêsu. Mas nói đủ là Mass (thánh lễ). Christ + Mas là thánh lễ của Chúa Giêsu ra đời. Thuật từ “Noel” có gốc Latinh, theo tiếng Pháp nghĩa là “(ngày) sinh”, tức cũng đồng nghĩa là ngày sinh của Đức Chúa Giêsu Hài Đồng. Tác giả Mây Lang Thang trong bài thơ Giáng Sinh đã viết như sau:
Mùa sao lại về giữa đêm đông
Thương về quê Mẹ quặn đau lòng
Tuổi thơ gửi lại phương trời ấy
Mang sầu viễn xứ nhớ mênh mông.
Máng cỏ năm xưa lặng lẽ quỳ
Ngắm nhìn Con Chúa nét từ bi
Ước làm mục tử đêm đông ấy
Ấp yêu sưởi ấm Chúa Hài Nhi.
Ngày sưởi ấm Chúa Hài Nhi này là lễ tưởng niệm lớn, nên các nhà thờ, xóm đạo và nhiều khu dân cư trang hoàng các lồng đèn ngôi sao ngũ sắc và có các hang động với các tượng thánh mô tả cảnh Chúa Giesu chúa ra đời năm xưa. Ngày này là ngày nghỉ cộng đồng, nên gia đình bà con, bạn bè hay đi chơi xa hoặc thường tụ về một nơi, nhất là gia đình cha mẹ, quay quần dưới cây sa pin (cây thông Noel) để ăn uống, chia vui và tặng quà cho nhau. Hình ảnh chúa hài đồng, cây thông hình tháp nhấp nháy những ánh đèn màu lung linh và ông già Noel mặc bộ đồ đỏ xen lẫn trắng, tay xách những gói quà thắt nơ xinh xinh, cưỡi xe tuần lộc đi từng nhà tặng quà cho các trẻ cũng đã thấm sâu vào sinh hoạt tín ngưỡng của nhân gian từ lâu đời và đã được dân tộc hóa, trở thành ngày nghỉ lễ chung cho tất cả các nước trên thế giới bao gồm cả phương đông, chứ không hẳn chỉ là phương tây.
Ngày Phật đản (Vesak Day) truyền thống cũng được xem là ngày nghỉ công cộng chung cho toàn nước như ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Nepal, Tây Tạng… Đức Phật sanh tại Nepal (khoảng thế kỷ thứ V trước Tây Lịch), mang văn hóa phương Đông. Chúa Jesus sanh tại Do Thái (thế kỷ thứ nhất Tây lịch) mang văn hóa phương Tây. Tắm Phật và xe kiệu hoa diễn hành là nghi thức điển hình trong lễ Phật đản và đã trở thành ngày lễ rất quan trọng trong các nước Phật giáo. Thái tử Sĩ Đạt Đa sơ sanh (Baby Buddha) bụ bẫm một tay chỉ trời và một tay chỉ đất, đứng trong thau nước thơm để từng Phật tử múc gáo nước dội tắm thân Như Lai đã trở thành biếu tượng độc đáo của mùa Phật đản.
Sáng nay hoa chen nhau nở
Gió đưa hương bay ngạt ngào
Hòa vui chim mang tiếng hót
Nắng mai lộng lẫy ban mai.
Lâm Tỳ Ni dù bé nhỏ
Ấp ủ muôn mái đầu
Ôi tình thương không cách trở
Rộng trùm lên khắp địa cầu.
Bao nhiêu lòng mong đợi
Hôm nay Phật đản sanh
Núi sông tô điểm mới
Gió reo nhạc thanh bình.
Chim ca vang trong rừng vắng
Cá lội mừng giữa đại dương
Triệu người quỳ trong im lặng
Cảm thông lòng người cảm thông.
Từ bi ngời trong ánh mắt
Tình thương phủ khắp năm châu
Trong tôi đời sao quá
Ôi vui niềm vui sáng ngời.
(Hôm Nay Phật Đản Sanh – Nguyễn Hiệp)
Tóm lại, tính đến năm 2019 thì Phật lịch là 2563 (624 BCE + 2019 CE), tức trải qua 2643 năm.
Phật lịch là năm Chúng Thánh Điểm Ký, kể từ khi kết tập lần đầu tiên sau khi Phật Nhập Niết Bàn được kể là Phật lịch 01. Nếu tính 80 năm trụ thế nữa thì đức Thế Tôn ra đời trước Thiên Chúa giáng sinh là 624 năm (80+544).
Chúa Giêsu ra đời vào thế kỳ thứ nhất, đến nay Tây lịch 2019 tức Đạo Cơ Đốc đã trải qua 2019 năm. Suốt một thời gian dài nhiều thế kỷ như vậy, lễ Phật đản và lễ Giáng sinh vẫn tồn tại và ngày càng phát triển phong phú. Điều này chứng tỏ chúng đã đi sâu và cắm rễ vào lòng dân tộc từ rất lâu xa, nên đã được biểu hiện với nhiều phương thức văn hóa tượng thanh, tượng sắc đa dạng, được thập phương tín đồ tiếp nhận và xem như ngày lễ quan trọng nhất của tôn giáo mình.