Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Bảy Điểm Luyện Tâm

 Tháng Mười 8, 2017Giáo pháp

Bài giảng của Choden Rinpoche tại Kurukulla Center, USA

ngày 13 và 14 tháng Tư năm 2007

Ngày thứ nhất

Kiếp người là điều vô cùng quý giá và khó gặp. Không những vậy, Phật pháp cũng lại là một điều vô cùng quý giá và khó gặp. Quý vị không những ngày hôm nay có được kiếp người, gặp được Phật pháp, mà còn gặp được bậc thiện tri thức có thể hướng dẫn quý vị trong pháp tu Đại Thừa. Đây lại là một điều vô cùng quý giá và khó gặp. Tất cả những điều quý giá, khó gặp quý vị đều đã gặp được, bây giờ điều quan trọng nhất là phải rút lấy tinh túy của tất cả những điều quý hiếm này. Nếu chúng ta không làm như vậy thì có thể trong tương lai, trong kiếp sau sẽ không bao giờ còn có thể có được những cơ hội quý giá như vậy, không bao giờ có được kiếp người quý hiếm nữa. Vì vậy ngay bây giờ chúng ta cần phải tận dụng cơ hội quý giá này.

Khi Thầy nói rằng chúng ta cần phải tận dụng kiếp người quý giá này, điều này không có nghĩa là chúng ta cần phải tận hưởng tất cả lạc thú trong thế gian; vì bất kể là lạc thú gì trong thế gian, đến khi chúng ta chết đi đều phải bỏ lại ở phía sau. Chỉ có một điều duy nhất có thể giúp chúng ta khi đối diện với cái chết, đó là Phật pháp. Tu theo Phật pháp sẽ bảo vệ chúng ta khỏi phải rơi vào nơi ác đạo, và tái sinh được vào cõi thiện đạo. Thật sự rằng cho dù chúng ta không sinh vào ác đạo mà được sinh vào thiện đạo chăng nữa, thì cũng chưa chắc gì chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc. Đó là vì toàn cõi luân hồi lục đạo này đều mang tính chất khổ đau. Chúng ta, trong cõi luân hồi này, vì đã tái sinh vô lượng lần, cho nên có thể nói rằng không có gì trong cõi này mà chúng ta không từng trải qua, không từng có rồi, nhưng mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc, vẫn chưa hài lòng. Vì vậy cho dù có sinh vào thiện đạo đi nữa cũng chưa chắc gì sẽ đạt được hạnh phúc. Cho dù sinh vào cõi Trời thành một đấng Phạm Thiên, thì đến khi hết thiện nghiệp vẫn sẽ lại rơi vào ác đạo, vẫn có thể sẽ lại rơi vào địa ngục. Vì lý do đó chúng ta cần phải nỗ lực tu theo Phật pháp, không những chỉ để không sinh vào ác đạo, mà còn phải cố gắng tu theo Phật pháp để có thể giải thoát ra khỏi toàn bộ sáu cõi luân hồi.

Để giải thoát khỏi luân hồi, điều chúng ta cần có là phải có được tâm buông xả. Từ trong thâm tâm phải có cảm giác chán ngán cõi sinh tử luân hồi. Nhưng cho dù chúng ta có đạt được giải thoát khỏi luân hồi cho bản thân của chính mình thì cũng vẫn chưa đủ, vì tất cả chúng sinh hãy còn vướng kẹt trong cảnh luân hồi. Bản thân của chúng ta dù giải thoát khỏi luân hồi vẫn chưa có được trí toàn giác, vì vậy không thể giúp cho người khác thoát sinh tử luân hồi. Ai là người có khả năng giúp cho chúng sinh thoát sinh tử luân hồi? Nhìn lại thấy chỉ có Đức Phật mới có khả năng này. Vì lý do đó, bởi chúng ta có tâm nguyện muốn giúp chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi, vì vậy chúng ta cần phải tu để thành Phật. Và đó là lý do vì sao ngày hôm nay chúng ta đến đây để nghe Pháp.

Nội dung bài thuyết Pháp mà quý vị sắp sửa nghe đây đó là tâm bồ đề – tâm bồ đề là nhân tố phi thường mang lại quả phi thường, đó là quả vị Phật – và cũng để nói về phương pháp phát tâm bồ đề. Cách phát tâm bồ đề có hai, hoặc là phương pháp Bảy Điểm Nhân Quả, hay là phương pháp Bình Đẳng Hoán Chuyển Ngã Tha. Trong hai phương pháp phát tâm bồ đề, Bảy Điểm Nhân Quả và Bình Đẳng Hoán Chuyển Ngã Tha, phương pháp thứ hai dành cho những bậc bồ tát thượng căn, có sự can đảm, dũng lực hơn người, có lòng từ bi sâu rộng đặc biệt. Pháp tu này còn được gọi là pháp tu kín mật. Nói kín mật là vì pháp tu này không dành cho thanh văn, cũng không dành cho bồ tát sơ căn, mà chỉ dành cho những bậc bồ tát thượng căn. Pháp này còn được gọi là pháp chuyển tâm.

Trong số những bài pháp nói về chuyển tâm, thì bài pháp ngày hôm nay chúng ta bàn thảo với nhau đó là bài Bảy Điểm Luyện Tâm của bậc hành giả Tây Tạng là ngài Chekawa biên soạn.

Bài kệ Bảy Điểm Luyện Tâm bắt đầu bằng câu

Kính lễ tâm đại bi.

Ở đây, tâm đại bi có thể được hiểu là tâm đại bi, cũng có thể được hiểu là đấng đại bi, tức là đức Quan Thế Âm, là hiện thân của tâm từ bi của mười phương Phật. Lý do vì sao ở đây lại kính lễ tâm đại bi, kính lễ đức Quan Thế Âm? Đó là vì tâm đại bi là nhân tố chính yếu để có thể giúp ta phát tâm bồ đề, là nhân tố quan trọng nhất không thể thiếu. Pháp tu này vốn để hướng dẫn ta phát tâm bồ đề, vì lý do đó ngay từ đầu bài pháp bắt đầu bằng câu “Kính lễ tâm đại bi!” Ngài Quan Thế Âm là hiện thân của lòng đại bi của chư Phật, vì vậy nếu như chúng ta hướng tới ngài Quan Thế Âm để cất lời thỉnh nguyện, hoặc chọn đức Quan Thế Âm làm bậc Bổn Tôn Hộ Phật, thì như vậy sẽ dễ phát tâm bồ đề.

Tiếp theo, chánh văn nói đến sự vĩ đại của tác giả và sự vĩ đại của giáo pháp. Nói đến sự vĩ đại của tác giả để cho thấy giáo pháp này thuộc về dòng chánh pháp, và khi nói đến sự vĩ đại của giáo pháp là để tao cho chúng ta có tín tâm nơi giáo pháp này. Chánh văn nói rằng:

Tinh túy cam lồ dòng khai thị kín mật do bậc đạo sư xứ Sumatra truyền thọ.

Đạo sư xứ Sumatra chính là ngài Serlingpa. Giáo pháp này xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, truyền xuống cho Ngài Văn Thù, từ đức Văn Thù truyền lại cho ngài Tịch Thiên (Santideva), rồi xuống tới ngài Serlingpa. Từ ngài Serlingpa, ngài Atisa đã nhận được giáo pháp này, rồi truyền lại cho ngài Dromtönpa, rồi từ ngài Dromtönpa truyền xuống cho ngài Sherawa, và từ ngài Sherawa truyền cho ngài Chekawa. Chekawa chính là tác giả đã biên soạn giáo pháp Bảy điểm luyện tâm này.

Trước thời của thầy Chekawa, pháp tu này được bí mật truyền thừa từ sư phụ cho đệ tử. Đến đời ngài Chekawa, Ngài cảm thấy rằng pháp tu này quá quý giá, có thể tạo được lợi lạc lớn lao, nên Ngài mới soạn bài pháp này, để mở pháp tu này ra cho đại chúng. Câu tiếp theo của chánh văn nói về sự vĩ đại của pháp tu để chúng ta có thể khởi tâm kính ngưỡng nơi pháp tu này. Chánh văn nói rằng:

Quý vị nên hiểu lời khai thị này tràn đầy ý nghĩa như hạt kim cương, như ánh mặt trời, như cây thảo dược.

Ở đây nói pháp tu này, ví pháp tu này như ngọc kim cương. Trong số tất cả các loại ngọc, kim cương là loại ngọc cao nhất, quý nhất. Không nói gì đến nguyên hạt kim cương, chỉ cần một mẫu nhỏ cũng đã sáng hơn các loại ngọc khác. Pháp tu này cũng vậy, không nói gì trọn vẹn nguyên cả pháp tu chuyển tâm, chỉ cần một mẫu nhỏ của pháp tu này cũng đã sáng chói trên cái tâm ái ngã. Pháp tu này được ví như mặt trời, chỉ một tia sáng cũng đủ để phá tan bóng tối. Pháp tu chuyển tâm này có khả năng phá tan bóng tối của vô minh, ái ngã. Pháp tu này lại được ví như thảo dược. Không cần gì nguyên cây thảo dược, chỉ cần một nhánh hay một lá cũng đã có khả năng chữa được bệnh. Pháp tu này cũng vậy, có khả năng chữa dược các bệnh đến từ tâm ái ngã. Chánh văn tiếp theo nói:

Thời kỳ đầy cả năm thứ vẩn đục rồi sẽ trở thành con đường dẫn tới giác ngộ viên mãn.

Thời kỳ đầy năm thứ vẩn đục ở đây tức là, thường được gọi là ngũ trược, trong đó có: thứ nhất là thời kỳ vẩn đục, thứ hai tâm lý vẩn đục, thứ ba con người vẩn đục, thứ tư kiến thức vẩn đục, và thứ năm là mạng sống vẩn đục. Trong thời kỳ đầy năm thứ vẩn đục như vậy, đặc biệt là kiến trược, tức là cái thấy sai lầm, thì vì cái thấy sai lầm càng lúc càng nhiều nên con người càng lúc càng làm những việc sai quấy; và khi làm những việc sai quấy bất thiện như vậy thì chư thiên thiện thần chuyên hộ trì thiện pháp sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Vì lý do đó, không còn hộ trì thiện pháp nữa. Vì chư thiên thiện thần không hộ trì thiện pháp nữa nên những vấn đề càng lúc càng tăng, rất khó cho con người tu tập thiện pháp, chướng ngại sẽ càng lúc càng tăng. Trong thời kỳ khó khăn vẩn đục như vậy, với chướng ngại trùng trùng điệp điệp, nếu chúng ta không tận dụng chướng ngại để làm phương tiện tu hành thì không làm sao có thể tu được. Vì vậy, vào thời kỳ vẩn đục, vào thời kỳ dữ dội, muốn có thể chuyển chướng ngại thành đường tu giác ngộ thì chúng ta phải tu theo pháp tu chuyển tâm.

Vừa rồi là phần giới thiệu của pháp tu chuyển tâm này, tiếp theo chúng ta đi vào nội dung của bài pháp. Nội dung của bài pháp có tất cả bảy điểm. Điểm thứ nhất là giải thích pháp tu sơ khởi là nền tảng. Tiếp theo, phần thứ hai là phương pháp để phát tâm bồ đề. Thứ ba là cách chuyển nghịch cảnh thành đường tu giác ngộ. Thứ tư là pháp hành trì một đời. Thứ năm là tiêu chuẩn thuần tâm. Thứ sáu là hạnh nguyện của pháp luyện tâm. Thứ bảy là những lời khuyên, những giới luật của pháp luyện tâm.

Pháp tu sơ khởi ở đây đó là phối hợp tâm của bậc sơ căn và của bậc trung căn. Pháp chuyển tâm thuộc về pháp tu thượng căn. Để có thể tu được pháp tu thượng căn, có được tâm của bậc thượng căn thì chúng ta cần phải phát tâm ở các bước đường sơ căn và trung căn trước. Trước khi chúng ta có thể quan tâm lo lắng cho người khác, có thể nghĩ đến lợi ích của ngƻFt,
Cũng chẳng hối tiếc nào.

Vừa rồi thầy Choden Rinpoche đọc lời cuối của bài giảng Bảy điểm luyện tâm. Chánh văn Bảy điểm luyện tâm có nhiều bản khác nhau. Ở đây, thầy Choden Rinpoche chọn chánh văn do Ngài Pabongka Rinpoche biên tập dựa theo lời giảng của Lama Tông Khách Ba, vì thâu âm bị cắt mất phần chót nên ở đây xin dựa vào lời của Ngài Pabongka Rinpoche viết lời tựa cho bài chánh văn Bảy điểm luyện tâm này để nói về xuất xứ biên tập của chánh văn chúng ta vừa mới tu học. Ngài Pabongka Rinpoche nói như sau:

“Trong hệ luận văn dòng cựu và tân Kadampa, có nhiều bản chánh văn và luận giải của pháp tu Bảy Điểm Luyện Tâm, so sánh lại thấy có nhiều khác biệt lớn lao giữa thứ tự các dòng và giữa số chữ mỗi dòng. Khi giảng pháp, nhiều lúc lại không thể phối hợp chánh văn vào với tiêu đề, nhiều bản còn thêm những câu lạ vào chánh văn. Vì lý do này, từ bao lâu nay tôi cứ nghĩ phải nên so sánh đối chiếu với các bản chánh văn trong Luyện Tâm Như Ánh Mặt Trời, Trang Nghiêm Tâm Ý Lobsang, và Tinh Túy Cam Lồ, soạn một bản chánh văn dùng làm định bản. Đến năm 1935 (năm Mộc Hợi), tại Chamdo Jampa Ling, khi thuyết giảng bài pháp LamRim (Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận) thì ngài Lamrimpa Phuntsok Palden, một hành giả với tâm chuyên nhất, đã mang một tấm khăn cùng phẩm vật cúng dường đến thỉnh tôi làm việc này. Vì vậy, sau khi thận trọng tham khảo với nhiều bản chánh văn và luận giải, tôi đã biên soạn bài pháp này cùng với tiêu đề bổ sung.”

Bài giảng của Choden Rinpoche kết thúc ở đây.

Đánh Máy (transcript): Trần Ngọc Phú
Ngôn ngữ (language): Việt
Pháp Hội (event): Kurukulla Center USA-2007

Nguồn: http://www.hongnhu.org/choden-rinpoche-giang-7-diem-luyen-tam-2007-danh-may/

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm