Có nhiều ý kiến cho rằng ngày nay giáo dục như là một nghành để kiếm sống. Trong một thế giới kết hợp chặt chẽ với khoa học và công nghệ thì có thể hiểu rằng con người cần phải có trình độ chuyên môn hoặc công nghệ thì mới có thể kiếm sống. Kết quả là có khuynh hướng tập trung quá nhiều cho các nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ngược lại có một cái gì đó rất quan trọng bị mất, cụ thể như nền giáo dục đạo đức, ứng xử cơ bản trong văn hóa và văn minh của con người trong một xã hội đang hướng tới phát triển.
Trong hệ thống giáo dục của bất kỳ xã hội nào, điều rất quan trọng là có một nơi được phân bổ cho phân khoa giáo dục đạo đức. Nếu mọi người không có đạo đức (không có ý thức về tốt và xấu, đúng và sai), một thế giới như vậy sẽ không phải là một nơi an toàn để sống. Ngày nay, thế giới rất tiên tiến trong khoa học, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều tội ác diễn ra hàng ngày. Theo lời dạy của Đức Phật, nguyên nhân của tệ nạn này là do nền giáo dục đạo đức xuống cấp như chuyện Tiền Thân Silavimamsa Jataka (số 362) dạy rằng: Người có tài mà không có đức là vô dụng (silena anupetassa - sutenattho navijjati).
Ngày nay, các tôn giáo rất phổ biến vì công nghệ thông tin tiên tiến. Tôn giáo đã toàn cầu, tiếp cận mọi người trên khắp thế giới qua phương tiện truyền thông công cộng, nhưng bên cạnh đó tội ác cũng đã trở nên tràn lan. Điều này cho thấy mọi người không nghiêm túc về đạo đức tôn giáo. Có nhiều lý do cho việc này. Một trong những lý do rất quan trọng là để tuân theo một tôn giáo, người ta phải chấp nhận các giáo điều của tôn giáo đó. Nếu không chấp nhận các giáo lý của một tôn giáo thì người đó không tuân giữ nó. Chẳng hạn, nếu các con chiên tuân theo đạo đức trong các tôn giáo hữu thần, thì họ sẽ tin rằng có Chúa tồn tại và có đạo đức do Chúa dạy. Có nhiều người ngày nay không tin vào Chúa. Thật không may, kết quả là, họ từ chối đạo đức của tôn giáo hữu thần.
Trong bài viết của tôi, tôi sẽ trình bày rằng trong đạo đức Phật giáo (đức hạnh hay giới luật [sila]) không phụ thuộc vào niềm tin siêu hình về Đấng Sáng Tạo hay bất kỳ hiện tượng nào khác. Những gì Đức Phật dạy chúng ta như đạo đức cơ bản hay năm giới (pañca sila) đều không có mối liên hệ cụ thể với bất kỳ khái niệm Phật giáo cụ thể nào. Bất cứ ai cũng có thể giữ giới này dù vị ấy không phải hay phải là Phật tử. Tôi sẽ chứng minh rằng Phật giáo có một nền tảng đạo đức toàn cầu.
Để hỗ trợ bài viết này, ngoài năm giới luật cơ bản, tôi sẽ đề cập đến một số bài kinh quan trọng khác của Đức Phật để mở rộng về đề tài này. Trong Kinh Kalama-sutta (Anguttara-nikaya), Đức Phật khuyên dân tộc Kalama rằng không nên tin vào bất kỳ bậc đạo sư hay điều luật truyền thống cụ thể nào của bậc đạo sư tuyên bố mà chính họ chưa trải nghiệm qua để biết đúng hay sai. Thay vào đó, Đức Phật chỉ cho họ cách trở nên tốt (đạo hạnh) dù họ không phải là thành viên của bất kỳ tôn giáo cụ thể nào và do đó, Đức Phật không yêu cầu dân Kalamas nên trở thành đệ tử của ngài. Tương tự như thế, trong kinh Apaṇṇaka-sutta (Trung Bộ Kinh [Majjhima-nikaya], số 60), Đức Phật đã dạy cho thính chúng (những chủ hộ đạo Bà la môn của làng Sālā) cách trở nên đạo đức ngay cả khi họ không tin vào luật tái sinh. Đức Phật đưa ra một bộ tiêu chí hợp lý để trở thành đạo đức ngay cả khi họ hay những người bình thường khác có hoài nghi về sự tái sinh và những hiện tượng tương tự khác.
Tôi sẽ phát triển khía cạnh này để chứng minh rằng, theo Phật giáo, mọi người có thể giữ giới luật (đạo đức) ngay cả khi họ không có mối liên kết với bất kỳ niềm tin tôn giáo siêu hình cụ thể nào. Bằng cách phát triển ý tưởng này, tôi sẽ chỉ ra cách Phật giáo có thể đóng góp cho nền giáo dục toàn cầu về lảnh vực đạo đức. Tôi sẽ dùng Kinh Tạng Pali (Sutta Pitaka) là nguồn tài liệu tham khảo chính cho bài viết của mình.
(Chuyển Việt Ngữ: Thích Nữ Giới Hương, This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
A Buddhist Contribution to Global Education of Ethics: A Non-metaphysical Basis for Ethics
Marasinghe Arachchige Radika Sewwandi Marasinghe
Today much emphasis is given for education for a livelihood. In a world with close association with science and technology it is understandable that one needs to be professionally or technologically qualified in order to make one’s livelihood. As a result, much emphasis is given for technical and scientific studies. In this process, naturally something very important is lost, namely, the ethical education, education on the principles of basic cultured and civilized human behavior in the society and toward the nature.
In the education system in any society it is very important that a place is allocated for ethical education. If people do not have ethics, or a good sense of good and bad and right and wrong, such a world will not be a safe place to live. Today the world is very advanced in education. But in many societies there are so many crimes taking place daily. According to the teaching of the Buddha, the reason is education without morals. In the Silavimamsa Jataka (362) the following is said: the learnedness of the person without virtue is of no use (silena anupetassa – sutenattho navijjati).
Today religions are very popular because of the advanced information technology. They reach people all over the world by means of public media. But crimes also have become rampant. This suggests that people are not serious about religious ethics. There are reasons for this. One very important reason is that, in order to follow a religious teaching, one has to accept the doctrines of that religion. If one does not accept the doctrines of a religion one does not follow it. For example, if people are to follow ethics in theistic religions, they have to believe that God exists and that ethics comes from him. There are many today who do not believe in God. Unfortunately, as a result, they reject theistic religious ethics.
In my paper I will present that in Buddhism ethics (morality, virtue or sila) does not depend on any metaphysical beliefs about Creator God or any other such phenomena. What the Buddha teaches us as the basic morality, the five precepts (pañca sila), has no specific connection with the any specifically Buddhist concepts. This sila can be followed by anyone whether she is a follower of Buddhism or not. I will present that Buddhism has a universally valid basis of morality.
In order to support this, I will go beyond the basic five precepts, and refer to some very important discourses of the Buddha in which he explains this broad basis. The Kalama-sutta (Anguttara-nikaya) was taught by the Buddha to the Kalamas who did not believe in any specific religious teacher. When they informed that to the Buddha, he did not find fault with them. Instead he showed them how to be good (moral or ethical) without being a member of any particular religion. He did not ask Kalamas to be his followers. Similarly, in the Apaṇṇaka-sutta (Majjhima-nikaya 60) the Buddha showed to his listeners (brahmin householders of the village named Sālā) the way to be moral even if they did not believe in rebirth. In this discourse, the Buddha gives a set of rational criteria to be moral even if one is skeptical about rebirth and similar other phenomena which an ordinary person cannot know for sure.
In my paper, I will develop this aspect and show that, according to Buddhism, people can follow principles of ethics (morality) even if they are not affiliated with any particular metaphysical religious beliefs. By developing this idea I will show how Buddhism can contribute to the global education in ethics. For this discussion, I will use the discourses from the Sutta Pitaka of the Pali canon as my sources.