Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

12 bộ kinh tức là 12 thể loại của toàn bộ kinh điển Phật dạy:

1. Khế kinh (trường hàng): những lời dạy của đức Phật bằng văn xuôi, thường được gọi tổng quát là "kinh”.

2. Ứng tụng (trùng tụng): những bài kệ tụng (hình thức thơ cổ) dùng để tóm tắt ý nghĩa của khế kinh, cho nên thường đặt ở sau và luôn luôn tương ứng với phần khế kinh.

3. Kí biệt (thọ kí): lời Phật thọ kí cho chúng đệ tử sẽ chứng quả vào đời vị lai.

4. Phúng tụng (cô khởi): một bài kinh Phật dạy toàn dùng kệ tụng để diễn đạt, nhưng không phải là những bài kệ tụng tóm tắt kinh văn "trường hàng” như thể loại "trùng tụng” (số 2 ở trên).

5. Tự thuyết: Phật tự mở lời khai thị mà không đợi có người thỉnh cầu chỉ dạy.

6. Nhân duyên: nêu lên cái nhân duyên đưa đến trường hợp thuyết giáo của Phật – thường là phẩm "tựa” ở đầu mỗi bộ kinh.

7. Thí dụ: những ví dụ Phật đưa ra trong lúc giảng thuyết để giúp thính chúng hiểu ý kinh dễ dàng hơn.

8. Bản sinh: các kiếp tu hành đời trước của Phật do chính Ngài thuật lại.

9. Bản sự: những hành vi cùng phẩm hạnh của các vị Bồ-tát và thánh chúng đệ tử trong các kiếp trước do chính đức Phật thuật lại.

10. Phương quảng: kinh điển Phật nói có văn từ phong phú, giáo nghĩa sâu xa rộng lớn; đặc biệt chỉ cho toàn thể kinh điển đại thừa.

11. Hi pháp (vị tằng hữu): những sự việc ít có của Phật và chư vị đệ tử được ghi chép trong kinh.

    12. Luận nghị: những lời nghị luận rành mạch, rõ ràng của đức Phật nhằm giúp thính chúng hiểu rõ về thể tánh của vạn pháp.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm