Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Người ta thường thắc mắc không biết giáo phápcủa Đức Phật là một triết thuyết của hạnh phúc, một hệ thống tư tưởng thực dụng, một khoa học tâm linh, một tôn giáo, một khoa tâm lý học, phân tâm học hay chỉ đơn giản là một phong cách sống? Các thắc mắc trên đây rất chính đáng và đã làm tốn kém không biết bao nhiêu giấy mực, thời giờ và công sức của các triết giahọc giả, khoa học gia, tư tưởng gia, các nhà sư uyên bác nhất, đôi khi kể cả những người làm chính trị. Thế nhưng tất cả các cố gắng của họ dường như không mang lại một giải đáp thỏa đáng nào.

Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng: Đường hướng thứ nhất mang tính cách bảo thủ gọi là Sthaviravada, có nghĩa là “Con đường - hay Giáo lý - của những người xưa”; kinh sách Hán ngữ dịch chữ này rất sai là Thượng tọa bộ hay Trưởng lão bộchẳng có nghĩa gì cả. Đường hướng thứ hai cởi mở và cải tiến hơn gọi là Mahasamghika/ Đại chúng bộ, có nghĩa là nhóm đa số có nhiều người theo hơn. Sự tách biệt này đã “gióng trống” hay “phất cờ lệnh” cho một cuộc chạy đua về giáo lý: 18 học phái phát sinh từ hai đường hướng này. Theo các học giả Tây phương thì con số 18 chỉ mang tính cách tượng trưng bởi vì trên thực tế con số này ít nhất là phải gấp đôi, vì có những học phái chủ trương các quan điểm giống nhau nhưng tên gọi thì khác nhau, và lại cũng có các học phái chủ trương các đường hướng hoàn toàn khác biệt nhau nhưng tên gọi thì lại giống nhau. Sự kiện “trăm thầy trăm giáo lý” trên đây là những bước đầu tiên đã đưa giáo pháp của Đức Phậtvào một cuộc phiêu lưu trong lãnh vực tiến hóa tư tưởng của con người kéo dài cho đến nay.

Thế nhưng cuộc phiêu lưu tiên khởi trên đây cũng khá ngắn ngủi, bởi vì tất cả các học phái xưa vừa được nói tới trên đây đều mai một nhanh chóng, chỉ trừ .một học phái duy nhất còn tồn tại, là nhờ con trai của vua Asoka (A-dục) và phái bộ truyền giáo của mình mang theo cùng với số kinh điển sau khi được kết tập lại và học thuộc lòng, để đưa lên đảo Tích Lan. Số kinh điển này đã trở thành gia tài chung của toàn thể Phật giáo sau này và học phái mang theo - thuộc nhóm Giáo lý của những người xưa (Stharviravada) - trở thành nền tảng của Phật giáo Theravada sau này. Những gì trên đây không khỏi khiến chúng ta liên tưởng đến quyết định hết sức quan trọng và sáng suốt của Đức Phật trước khi tịch diệt.

Ngài đã đưa ra một quyết định vô cùng can đảm và sáng suốt là không chọn một đệ tử nào thừa kếmình để hướng dẫn Tăng đoàn và bảo tồn giáo pháp của mình mà chỉ khuyên họ hãy xem Dhamma/ Đạo pháp là thầy mình, và tự đốt đuốc để soi đường cho mình. Nếu chọn một người thừa kế thì tất sẽ có tranh giành và hiềm khích, và giáo pháp của mình sẽ không còn là của mình nữa mà là của những người thừa kếtự do thuyết giảng các quan điểm của những người ấy. Cuộc phiêu lưu sẽ sớm chấm dứt và giáo pháp siêu việt của Đức Phật sẽ không còn tồn tại đến ngày nay.

Dù rằng Đức Phật khuyên chúng ta tự đốt đuốc để soi đường và xem Dhamma/Đạo pháp thay Ngài làm thầy mình, thế nhưng giáo pháp của Ngài không phải vì thế mà tránh hết những sự biến đổi và lệch lạc trong một cuộc phiêu lưu kéo dài hơn hai ngàn năm trăm năm.

Sự xuất hiện của tư tưởng Đại thừa

Cuộc phiêu lưu của 18 học phái xưa trên đây chưa kịp chấm dứt thì một khúc quanh vô cùng trọng đạiđã mở ra: đó là sự xuất hiện của Đại thừa vào thế kỷ thứ I sau Tây lịch. Nếu trước đây giáo pháp của Đức Phật trực tiếp và thiết thực bao nhiêu thì nay trên con đường phiêu du của Đại thừatư tưởng biến thể càng trở nên khúc chiết, cầu kỳ và lý thuyết bấy nhiêu. Cũng vậy, trước đây Đức Phật và Tăng đoàntu trong rừng, thảnh thơi và xa lánh thế tục, thì nay hòa mình với xã hội và đến gần với con người hơn. Cũng tương tự như các chặng đường xa lạ và các khúc quanh kỳ thú trong cuộc phiêu lưu qua không gian và thời gian trên đây, các nẻo đường và ngõ ngách trong tư tưởng cũng đã mang lại cho giáo phápcủa Đức Phật nhiều điều phong phú, mới lạ và nhất là ồn ào hơn với sự xuất hiện của vô số chư Phật và chư Bồ-tát.

Trong cái quang cảnh nhộn nhịp và phức tạp đó, người ta sáng chế thêm nhiều điều khiến chúng ta đôi khi phải hoang mang, không biết được những gì mà mình trông thấy có đúng thật là giáo pháp của Đức Phật hay không? Dầu sao đi nữa thì cũng không phải vì thế mà xem Đại thừa như là một sự ly giáo (schism), tức có nghĩa là chủ trương ngược lại hay khác hơn về một số quan điểm trong giáo phápnguyên thủy của Đức Phật. Nếu phân tích thật cẩn thận thì sẽ thấy rằng Đại thừa thật ra chỉ triển khai và diễn đạt giáo pháp của Đức Phật qua một số các góc nhìn mới mẻ, phù hợp hơn với sự tiến bộ xã hộivà tư tưởng con người, nhưng trên phương diện căn bản thì vẫn bước theo cùng một hướng với giáo pháp của Ngài.

 

Tuy nhiên sự mở rộng đó cũng đã đưa giáo pháp của Đức Phật vào những nẻo đường phiêu lưu thật kỳ thú, mở ra những chân trời mới lạ. Thế nhưng trong bối cảnh ngày càng xa lạ đó nếu muốn thấy được giáo pháp của Đức Phật một cách đúng đắn và trung thực thì đôi khi cũng phải cần đến một chút can đảm và sáng suốt để nhận thấy và gạt bỏ những gì phi lý, lệch lạc đi ngược với căn bản giáo lý do Đức Phật nêu lên. Điều này thật vô cùng tế nhị: một mặt nhất định không chấp nhận những sự lệch lạc, nhưng một mặt vẫn mở rộng vòng tay để đón nhận người khác để cùng vỗ tay và hân hoan với họ trên những nẻo đường loanh quanh đầy cớ xí và lễ lạt, hầu giúp đỡ họ dần dần biết nhìn xa hơn vào cốt lõigiáo pháp của Đức Thế Tôn.

Cốt lõi đó được xây dựng trên một sự thật vô cùng quan trọng đó là sự “Khổ Đau” cùng khắp của chúng sinhTu tập là ý thức được sự thật đó và cứu cánh của nó là sự “Giải Thoát”. Giáo lý của Đại thừa đưa chúng ta vào một khúc quanh khác mở ra một chân trời khác, với một giáo lý khác xây dựng trên một nền tảng khác đó là sự “Trống Không” hay “Tánh Không” của thế giới hiện tượng, và cứu cánh của giáo lý đó là phát huy lòng “Từ Bi” vô biên như là một thứ vũ khí hay một phương tiện cụ thể giúp mình đối đầu với sự trống không đó của thế giới hiện tượng. Đấy là sự chuyển hướng sâu xa nhất đã đưa giáo pháp của Đức Phật vào một khúc quanh khác, hướng vào một thế giới khác.

Thế nhưng nếu suy xét thật cẩn thận thì nguyên nhân sâu xa nhất mang lại khổ đau chính là bản chất“Vô Thường” của thế giới hiện tượng, và nguyên nhân tạo ra tình trạng trống không của thế giới hiện tượng thì cũng chính là vô thường. Vì thế không có gì khác biệt giữa nền tảng giáo lý của Đức Phật và Đại thừa mà chỉ là hai góc nhìn của một sự thật duy nhất. Hai góc nhìn khác nhau đã đưa đến hai thái độ khác nhau: bước theo vết chân của Đức Phật là để tìm thấy sự giải thoát cho mình; bước theo con đường Đại thừa là thái độ quay lưng lại với sự giải thoát để dìu dắt chúng sinh. Sự thực tế và thiết thựctrong giáo pháp của Đức Phật đã biến thành một lý tưởng với sự xuất hiện của Đại thừa. Thế nhưng cái lý tưởng đó đôi khi cũng chỉ là một phương tiện thiện xảo, một khúc quanh hun hút, một mục tiêu không tưởng. Vậy chúng ta hãy nêu lên hai trường hợp cụ thể dưới đây như là một thí dụ điển hình biểu trưng cho hai thái độ trên đây.

Đại thừa nêu cao lòng từ bi như một giá trị vô song, thế nhưng cũng nên nhìn vào tấm gương của Đức Phật. Sau khi đạt được giác ngộ, Ngài đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh này của mình để cứu giúp chúng sinh. Sự hy sinh đó chẳng phải đã toát ra từ một tấm lòng từ bi vô biên hay sao? Tình thương chúng sinh của Đức Phật thể hiện qua từng hành động thật tự nhiên và bình dịhằng ngày ôm bình bát khất thực để làm gương cho Tăng đoàn, hoặc quyết định lưu lại Savatthi thêm một tháng để chờ một toán Tỳ-kheo đến trễ vì mưa bão và nhân đó nới rộng giới luật cho phép họ được phép may mặc tươm tất hơn. Vì thương các đệ tử của mình không muốn họ bị mê hoặc bởi sự bám víu nên Ngài đã đưa ra các giới luật khắt khe để che chở họ, thế nhưng trước cảnh quần áo tả tơi của họ, Ngài không cầm lòng được và đấy là những gì đã đánh động con tim từ bi của Ngài.

Đại thừa gán cho người Bồ-tát một lý tưởng thật cao đẹp. Vậy chúng ta hãy tôn trọng người tu hành Đại thừa tự họ đánh giá bổn phận của mình trước lý tưởng đó, và chỉ nêu lên một thí dụ thật nhỏ về một người thế tục bước theo con đường Đại thừa. Người này thờ phụng Bồ-tát Quán Thế Âm có nghìn mắt để trông thấy khổ đau của chúng sinh, nghìn tay để bố thí, ngày ngày thành tâm thắp hương và cầu khẩn. Người này có một số tiền nhưng đã gửi hết vào ngân hàng để sinh lời, còn lại ít tiền lẻ trong túi thì đếm hết tay này sang tay kia, có hai mắt nhưng chỉ để nhìn vào sự giàu sang của kẻ khác để thèm thuồng và ước mơ. Vì thế dù có đến 84.000 phương tiện thiện xảo nhưng đôi khi lý tưởng Đại thừa mà mình nêu cao dường như vẫn còn xa tít ở cuối con đườngTóm lại, qua một tầm nhìn thật sâu và thật rộng thì giáo pháp của Đức Phật và con đường Đại thừa không có gì khác biệt trên căn bản, bởi vì dù là bước theo từng vết chân của Đức Phật hay bước vào con đường “to rộng”, “ồn ào” và đầy “màu sắc” của Đại thừa, thì cũng phải xuyên ngang tâm thức của chính mình.

Nguồn: Thư Viện Hoa Sen 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm