Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

                                              Đại cương                                                                                                  

Phật giáo Nguyên thủy còn được gọi là Theravãda hay Nam tông, Nam truyền … Văn học của Phật giáo thế giới gọi Phật giáo Nguyên thủy là Early Buddhism, vì hình thành sớm, đã có từ lâu. Kinh Nguyên thủy, ngắn gọn, bịnh dị, rõ ràng, thích hợp với con người mộc mạc, chất phác của 2600 năm về trước. Kinh viết bằng tiếng Pãli.

Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Bắc tông hoặc Later Buddhism … còn được gọi là Phật giáo Phát triển, vì có Phát triển thêm, suy diễn thêm và thêm thắt thêm. Kinh Đại thừa rất dài và cũng rất mâu thuẫn, khi nói có, khi nói không, khi thực, khi hư. Kinh viết bằng tiếng Sanskrit.                                                                                                          

Hòa thượng Rewata Dhamma viết theo Tiểu phầm Cullawagga trong tạng luật như sau:

Sau 3 tháng, kể từ khi Phật nhập diệt, Vua A-Xà-Thế, Ajatasattu bảo trợ cho các Đại đệ tử của Phật và 500 tăng sĩ, kết tập lời dạy của đức Phật, tức là kinh Nguyên thủy, Pãli, lần thứ nhất, tại động Thất Diệp, Satiapanni, thành Vương Xá, Rãjagãha, do ba Đại đệ tử: Ma-Ha Ca-Diếp, Ưu-Ba-Ly (Luật) và A-Nan-Đà (Kinh) đồng chủ toạ.

Họ không hề biết gì về kinh Đại thừa. Vì thế, hoàn toàn không có kinh Đại thừa trong lần kết tập nầy.

 

Khoảng 100 năm sau, Vua Ca La A Dục, Kalashoka cho tập họp các tăng sĩ, tại thành Phệ Xá Li, Vesali, trong lần kết tập thứ hai.

Mặc dù có 18 bộ phái khác nhau của đạo Phật tham dự, nhưng vẫn không có kinh Đại thừa.

 

Hơn 200 năm sau, Hoàng đế A Dục, Asoka bảo trợ cho Sư Trưởng lão Moggalliputta Tissa triệu tập đại hội, kết tập kinh điển lần thứ ba, tại thành Hoa Thị, Pataliputta, nước Ma Kiệt Đà, Maggadha và cũng không có kinh Đại thừa.

Lập luận cho rằng: Đức Phật chỉ giảng dạy kinh Đại thừa cho những chúng sinh nào có trình độ hiểu biết cao, là không hợp lý.

Đó là vì, như đã nói trên, chính các Đại đệ tử của Phật và 500 tăng sĩ hiện diện trong lần kết tập kinh điển thứ nhất, cũng có trình độ hiểu biết cao, nhưng họ không hề biết gì về kinh Đại thừa cả.

Mãi đến thế kỹ thứ nhất Tây lịch, Vua Ka Ni Sắc Ca, Kanishka mới kết tập kinh Đại thừa, tại Thủ đô Kudalavana, xứ Kasmira.

 

                                                Dẫn chứng

Theo sử liệu thì sau 3 tháng, kể từ khi đức Phật nhập diệt, kinh Nguyên thủy bắt đầu hình thành. Ngược lại, khoảng 600 năm sau, kinh Đại thừa mới bắt đầu xuất hiện. Như vậy kinh Đại thừa từ đâu mà có?

Các luận cứ sau đây “Truy tầm Nguồn gốc kinh Đại thừa”.

Luận cứ 1: Dalai Lama viết trong sách: “Tinh túy Bát Nhã tâm kinh” như sau: “Nói rằng Bộ kinh Bát Nhã được Phật truyền giảng trên núi Linh Thứu, trước một đại chúng 5000 người. Khó mà biết kinh Bát Nhã có phải là lời dạy của Phật hay không? Vì tôi đã đến Linh Thứu, tại đây không thể chứa 5000 người”. Như vậy Dalai Lama cũng hoài nghi nguồn gốc kinh Đại thừa.

Luận cứ 2: Hoà thượng Thích Hạnh Bình viết trong trang mạng của chùa Quảng Đức, bài: “Kinh điển Đại thừa có phải là Phật thuyết không?” như sau: “Trong các lần kết tập thứ nhất, thứ hai và thứ ba chỉ có năm bộ Nikãya (kinh bộ) và bốn bộ Ãgama (kinh A hàm), nhưng không có kinh Đại thừa”. Như vậy kinh Đại thừa được hình thành sau nầy.

Luận cứ 3: Theo sách “Sự hình thành Đại thừa” của J. O’ Neil, Kinh Đại thừa xuất hiện khoảng 100 năm trước công nguyên. Như vậy kinh Đại thừa là do các tăng sĩ viết ra sau nầy, sau hơn 500 năm kể từ khi đức Phật nhập diệt.

Luận cứ 4: Khi cố gắng nhớ để ghi lại lời dạy của Phật, thì chỉ có thể ghi lại một cách tóm lược, ngắn gọn vài trang, giống như kinh Nguyên thủy, chớ không thể ghi lại một cách chi li, đầy đủ từng chi tiết, trường giang đại hải như kinh Đại thừa. Cụ thể là bộ kinh Đại Bát Nhã có tất cả là 600 quyển, bộ kinh Hoa Nghiêm có 80 quyển … Thời gian thực hiện tất cả các bộ kinh nầy cũng phải là vài chục năm, vượt quá thời lượng của các lần kết tập. Do đó nếu nói kinh Đại thừa là do tăng sĩ kết tập lời dạy của Phật là không hợp lý.

Luận cứ 5: Nói rằng: kinh điển được Phật dạy theo thứ tự của “Ngũ thời Phật giáo”? Thế nhưng trong các lần kết tập, tăng chúng chỉ ghi lại kinh A Hàm trong thời kỳ A Hàm thời mà không nói gì đến các thời kia như: Hoa Nghiêm thời, Phương Đẳng thời, Bát Nhã thời, Pháp Hoa thời. Như vậy “Ngũ thời Phật giáo” không có cơ sở để tin được.

Luận cứ 6: Bộ luận “Trung quán Tâm quang minh” (Tarkajvala) của Luận sư Thanh Biện (Bhavaviveka) nói rằng: “Đức Phật không giảng dạy kinh Đại thừa cho các đệ tử của Ngài. Đức Phật chỉ giảng dạy kinh Đại thừa cho chư Bồ tát, ở cõi trời mà thôi”.

Bồ tát Văn Thù kết tập kinh điển Đại thừa và truyền lại cho ngài Long Thọ,

(Nagarjuna).

Vì thế ngài Long Thọ được xem như là Sơ tổ của Phật giáo Đại thừa.

Ngài sinh sống khoảng thế kỹ thứ hai Tây lịch.

Cách biện giải của bộ luận nói trên về “Nguồn gốc kinh Đại thừa” quá thần bí, vượt ra ngoài các chứng tích và sử liệu. 

Sự việc ngài Long Thọ tự nhận là được Bồ tát Văn Thù, vô hình, vô tướng, truyền dạy kinh Đại thừa, với câu nói: Như thị ngã văn, tôi nghe như vầy, tương tự như các Giáo chủ của  ngoại đạo, họ cũng tự nhận là được Thượng đế của họ, cũng vô hình, vô tướng truyền đạt Thánh chỉ?

Thực hay hư?

Luận cứ 7: Từ ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) chỉ tìm thấy trong kinh Pháp hoa và không có trong các kinh điển trước đó. Thế nhưng kinh Pháp hoa xuất hiện khoảng thế kỹ thứ nhất Tây lịch và như vậy hai danh từ trên cũng bắt đầu có, từ thời điểm đó.

Luận cứ 8: Trong Hán tạng A hàm, Phật dạy Ananda về Pháp thừa, (Dhammayana) như sau: “Nầy Ananda, con đường Tám Chánh (Bát chánh đạo) đồng nghiã với cỗ xe tối thượng, là “cỗ xe Pháp”, là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục: tham, sân, si”.

Như vậy đức Phật chỉ nói về: “cỗ xe Pháp thừa”, chớ không có nói: “cỗ xe lớn” hay “cỗ xe nhỏ”, cũng không có nói: Đại thừa hay Tiễu thừa gì cả.

Trên thế giới, không có tôn giáo nào tự nhận là: ‘Phật giáo Tiểu thừa’, tức là Phật giáo bé nhỏ, thấp kém. Hơn nữa danh từ Tiểu thừa cũng không có trong kinh Nguyên thủy.

Phật giáo Đại thừa, có nghiã là cỗ xe lớn, tự ý chế tác danh từ Tiểu thừa, là cỗ xe nhỏ, để gọi chung tất cả các tông phái khác của Phật giáo.

Vì thế năm 1950, “Hội Phật giáo Thế giới, WFB” nhóm họp tại Colombo, quyết định xóa bỏ danh từ Tiểu thừa.

Luận cứ 9: Sự khác biệt giữa hai loại kinh Nguyên thủy và Đại thừa là:

Kinh Nguyên thủy rõ ràng, bình dị, thích hợp cho con người mộc mạc, chất phác, ngôn từ ít ỏi của thời điểm 2600 năm về trước như: kinh Voi rừng, kinh Hạnh con chó, kinh Người áo trắng, kinh Lời vàng, kinh Chiếc bè, kinh Cái nồi đất, kinh Thanh tịnh, kinh Từ bi … Các kinh nầy là do các Đại để tử và tăng sĩ kết tập, ghi lại lời Phật dạy một cách trung thực, ngắn gọn, không thêm, không bớt.

Khác hẳn kinh Nguyên thủy, tên gọi của các bài kinh Đại thừa rất văn hoa, bóng bẩy như: kinh Hoa nghiêm, kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa, kinh Kim cang, kinh Pháp bảo đàn, kinh Điạ tạng, kinh A Di Đà, kinh Vô lượng thọ, kinh Quán Vô lượng thọ … Kinh Đại thừa không do kết tập những lời Phật dạy. Kinh Đại thừa là do nhiều Luận giả và Sư tổ của Phật giáo suy diễn từ kinh Nguyên thủy để sáng tác ra kinh Đại thừa. Vì thế, tùy theo sự hiểu biết cá nhân, thêm điều nầy, bớt đoạn kia cho nên kinh Đại thừa có nhiều huyền nghiã, ẫn dụ và rất mâu thuẫn, khi nói có, khi nói không, khi thực, khi hư.

* Thí dụ về sự mê tín: Đức Phật dạy rằng: bùa và chú là mê tín. Thế nhưng kinh Đại thừa có chú Lăng Nghiêm, chú Đại bi, chú Vãng sinh, chú Bát nhã, chú Bạch y, chú Đại minh: Om mani padme hum … 

* Thí dụ về đức tin: Quy y Phật là: Quy y với Phật, ở bên ngoài. Nhưng theo kinh Pháp Bảo Đàn là: Quy y với Phật tâm, ở trong ta. Như vậy là Hữu ngã?

* Thí dụ về sự suy diễn: Trong kinh Nguyên thủy Phật dạy là: “con người có Lục thức”. Đại thừa suy diễn để thêm  4  thức nữa thành  10  thức.

Bốn thức đó là: Manas, Alaya, Amala và Hridaya.

* Thí dụ về sự bất nhất: Thần chú là linh ngôn, mật ngữ không thể sửa đổi âm thanh. Thế nhưng thần chú của Bát Nhã tâm kinh vẫn bị sửa đổi âm thanh. Kinh sách nầy ghi là: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha, kinh sách kia lại ghi: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

Luận cứ 10: Theo kinh Nguyên thủy, Phật là vị A la hán đã đắc đạo, khi còn tại thế gian. Ngược lại theo thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa, Phật Thích Ca đã là Phật, từ vô lượng kiếp và ngài nhập thế là để hoá độ. Nếu như vậy thì Phật Thích Ca đã biết là phải tu hành như thế nào? Ngài đâu cần phải: “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo, đến nổi gần vong mạng”. Do đó thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa không phải là lời của Phật dạy.

Luận cứ 11: Một trăm năm sau, kể từ khi Phật nhập diệt, Vua Ca La A Dục (Kalashoka) bảo trợ cho việc kết tập kinh điển lần thứ hai, tại thành Phệ Xá Li (Vesali).

Thời kỳ nầy, đạo Phật bị phân hoá thành 18 bộ phái, cho nên có nhiều tín ngưỡng của ngoại đạo xem vào. Vì thế mục tiêu của bộ kinh Ãgama,

A hàm trong kỳ kết tập kinh điển nầy là để loại bỏ những tà kiến ngoại lai.

Bộ kinh Ãgama gồm có: Tăng nhất, Tăng thập, Đại nhân duyên, Tăng kỳ đà, Sa môn quả, Phạm động và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Những kinh dài kết tập thành một bộ, gọi là Trường A hàm. Những kinh trung bình kết tập thành một bộ, gọi là Trung A hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di được kết tập thành một bộ, gọi là Tạp A hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười pháp kết tập thành một bộ, gọi là Tăng nhất A hàm. Các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ, gọi là Tạp tạng.

Mặc dù có 18 Bộ phái, kể cả 2 bộ phái chánh yếu là: Thượng toạ bộ, Theravãda và Đại chúng bộ, Mahãsãnghika tham gia kết tập kinh điển, nhưng cũng không có kinh Đại thừa.

Hiện nay không tìm thấy bản chính của bộ kinh Ãgama, A hàm, chỉ có bản dịch bằng chữ Trung hoa, chữ Ấn độ … cho nên không biết bộ kinh nầy được viết trên lá bối hay trên giấy? và chữ viết là Pãli hay Sanskrit?

 

Luận cứ 12 A: Ông Harischandra Kaviratna (Dhammapada, Wisdom of the Buddha, US, Theosophical University Press, Pasadena, 1980) cho biết là bản kinh, cỗ xưa nhứt của kinh Lời vàng, còn gọi là kinh Pháp cú, hiện đang được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Colombo, Sri Lanka, Tích Lan. Bản kinh nầy viết trên lá bối, bằng văn tự Pãli, mỗi trang có kích thước 45 cm x 6.5 cm. Bià của bản kinh làm bằng gỗ.

Bià trước có khắc hình cây Bồ đề và tháp xá lợi của các Đại đệ tử, nhập diệt trước Phật Thích Ca.

(nhưng không có tháp xá lợi của các Đại đệ tử, nhập diệt sau Phật Thích Ca, tức là họ còn sống vào thời điểm thực hiện bản kinh nầy).

Bià sau của bản kinh có khắc hình Đức Phật nhập Đại Bát Niết bàn.

Chứng tích duy nhất, còn sót lại nầy, chứng minh: Kinh Pãli đã có chữ viết, từ thời của Đức Phật. (Xem cước chú: 6 , 7 , 8)

Luận cứ 12 B: Trúc lâm Thiền tổ, Phật hoàng Trần Nhân Tông nói rằng: “Kinh Vô lượng thọ không phải là lời Phật dạy”. Ngài viết trong bài Phú: “Cư trần lạc đạo”, Hội thứ hai như sau:

 

“Tịnh độ” là lòng trong sạch … chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương

“Di - Đà” là tính sáng soi mựa phải nhọc tìm về Cực lạc

Luận cứ 14: Nalinaksha Dutt viết: Tập kinh Saddharmapundarika, thuộc kinh Pháp hoa của Đại thừa, dùng hai lời tuyên bố của Phật, trong kinh Nguyên thủy để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật.                  

A* Lời tuyên bố thứ nhất của đức Phật là: Sau khi giác ngộ, Phật ngần ngại không biết có nên truyền thuyết giáo pháp cho đại chúng hay nhập Niết bàn?

Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: giáo lý Đại thừa quá cao siêu cho nên Phật ngần ngại?.                                                                                                     

B* Lời tuyên bố thứ hai của đức Phật là: Phật giảng chánh pháp không nhất luật phải như nhau.

Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: Phật muốn giảng dạy giáo lý Nguyên thủy trước, rồi sau đó, sẽ giảng dạy giáo lý Đại thừa sau?                              

Dùng kinh Nguyên thủy để biện minh: “Nguồn gốc kinh Đại thừa” rất là hay, rất là “logic”. Thế nhưng trong trường hợp nầy, cách giãi thích trên rất gượng ép, không rõ ràng, vì hai câu kinh trên có thể giải thích theo nhiều ý nghiã khác hẳn.                                                                                                       

Luận cứ 15: Tiến sĩ thiền sư D.T. Suzuki viết: “Kinh Đại thừa không phải là lời dạy chính xác của đức Phật. Thế nhưng các tăng sĩ Đại thừa rất hãnh diện về các bộ kinh nầy, vì đó là sức mạnh tôn giáo linh động”.                                                                                                                                                                                          

Luận cứ 16: J.R. O’Neil viết: Kinh của Đại thừa hoàn toàn khác hẳn về văn phong, âm điệu, nhưng chúng được nhiều người theo phong trào mới chấp nhận là “Phật ngôn” vì nhiều lý do:

A* Lý do thứ nhất, họ tin rằng đức Phật vẫn còn hiện hữu, dù rằng đã nhập diệt. Vì thế Đức Phật vẫn có thể truyền giảng kinh Đại thừa cho cao tăng, qua việc hành thiền, nhập định của các vị nầy

* Nghi vấn: Trong ảo mộng, tăng sĩ lầm tưởng là được đức Phật truyền dạy giáo lý và từ đó họ tùy ý sáng tác kinh Đại thừa theo sự diễn giải của họ.

B* Lý do thứ hai, kinh Đại thừa được xem như sản phẩm từ Tuệ giác của các cao tăng đã hoàn toàn giác ngộ cho nên cần được xem như là lời dạy của Phật. 

* Nghi vấn: Như vậy kinh Đại thừa là lời dạy của cao tăng, chớ không phải là lời dạy của Đức Phật.

Hơn nữa, không phải tất cả kinh Đại thừa đều là Tuệ giác của cao tăng?! Giáo sư Tiến sĩ Kyoto Tokuno dẫn chứng, cho thấy rằng: có rất nhiều kinh ngụy tạo, Apocrypha trong kinh điển của: Bắc tông, Nam tông và nhất là Mật tông.

C* Lý do thứ ba, kinh Đại thừa là lời giảng của đức Phật, nhưng được dấu đi tại Long cung Ta Kiệt La cho đến khi nào loài người đủ kiến thức, có thể hiểu được tầm mức quan trọng của kinh thì mới thỉnh được chúng.  

* Nghi vấn: Như vậy việc ghi chép lời dạy của Phật vào kinh sách đã có từ lúc Đức Phật còn trụ ở thế gian? Hơn nữa mang kinh sách đi cất dấu.! thì sau nầy, hậu sinh làm sao biết được? để tìm đến Long cung.

Luận cứ 17: Ngài Thế Thân viết quyển sách: “Pháp tướng Duy thức luận” rất nổi tiếng. Ngài đã làm cho Phật giáo Đại thừa phát triễn mạnh mẽ vào thế kỹ thứ tư. Về nguồn gốc kinh Đại thừa, ngài nói: “Kinh Đại thừa, có thể là do một vị nào đó? viết ra và vị đó? … ắt hẳn đã chứng quả Bồ đề như Phật Thích Ca và như vậy kinh Đại thừa cũng phải được xem như là lời Phật dạy”. Câu nói của ngài Thế Thân chứng tỏ là ngài cũng tin là: Kinh Đại thừa, có thể là do một vị nào đó? viết ra.                       

Luận cứ 18: Kinh Tăng chi bộ, phẩm “Một pháp” của Phật giáo Nguyên thủy dạy 10 cách tu niệm là: niệm tăng, niệm pháp, niệm thân, niệm giới, niệm thí ... niệm 9 Giác tánh của Phật như: Araham, Buddho … (chớ không phải là niệm Phật Thích Ca hay niệm Phật Di Đà. (V.M. / T.T.A.).

Sư Huệ Viễn (334-418) kết hợp pháp tu “Niệm” nói trên của kinh Tăng chi bộ với “Niệm” Lục tự Di Đà của kinh Vô lượng thọ và “Niệm” hồng danh Bồ tát Quán Thế Âm của kinh Pháp hoa để vừa định tâm, vừa cầu vãng sanh và vừa xin cứu khổ. Từ đó, Ngài sáng lập Pháp môn Tịnh độ, năm 402 Tây lịch, tại núi Khuôn Lư, huyện Lô Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa.  

Luận cứ 19: Tăng sĩ Nguyên thủy có đầy đủ lịch sử, kinh sách, tài liệu để chứng minh kinh Nguyên thủy là lời dạy của Đức Phật.

Ba tháng sau, kể từ khi Phật nhập diệt, nhờ sự bảo trợ của Vua A-Xà-Thế  (Ajatasattu), Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Ưu Ba Ly và 500 tăng sĩ kết tập lời Phật dạy, lần thứ nhất tại động Thất Diệp (Satiapanni), thành Vương Xá (Rãjagãha) để hoàn thành bộ kinh Nikãya bằng tiếng Pãli.

Xem chứng tích tại Viện Bảo Tàng Quốc gia, Tích Lan.

(xem bổ túc Luận cứ số 12 A)

Một trăm năm sau, bộ kinh Ãgama, A hàm được hình thành, trong lần kết tập thứ hai, dưới sự bảo trợ của Vua Ca La A Dục (Kalashoka) tại thành Phệ Xá Li (Vesali).

(xem bổ túc Luận cứ số 11)

Hai trăm năm sau, trong lần kết tập thứ ba, Vua A Dục (Asoka) triệu tập đại hội tại thành Hoa Thị (Pataliputta), nước Ma Kiệt Đà (Maggadha), với mục tiêu là để hoàn thành bộ kinh Pãli, còn gọi là Chánh tạng.

Sư Trưởng lão Moggalliputta Tissa chủ toạ đại hội. Giáo lý được phân loại, sắp xếp rất thứ tự, gọn gàng trong Tam tạng kinh, Tipitaka (three baskets). Đó là: Tạng Kinh (Suttanta), Tạng Luật (Vinaya) và Tạng Vi-diệu pháp (Abhidhamma).

  • Tạng Kinh được giữ nguyên, vì lòng tôn kính đức Phật.
  • Tạng Luật bị thay đổi chút ít để thích nghi với điều kiện sinh sống.
  • Tạng Vi-diệu pháp được bổ túc thêm.

Tạng Vi-diệu pháp do các Đại đệ tử và cao tăng biên soạn, là những bài luận giải rất sâu sắc về bản thể của thân và tâm. Vì không phải là Phật ngôn, cho nên cách hành văn, âm điệu, văn phong của Tạng Vi-diệu pháp nầy khác hẳn Tạng Kinh (T.T.A.)

  • Tập Kathàvatna nói về quan kiến, luận điểm của 18 bộ phái của đạo

Phật, cũng được ghép vào trong Tam tạng kinh Pãli.

Nhờ đã biết làm giấy, cho nên số lượng đồ sộ của các kinh văn nói trên, mới có thể ghi trên giấy một cách chi li, đầy đủ chi tiết, trong lần kết tập thứ ba nầy. 

Xem chứng tích tại Đại Tự Viện, Tích Lan.

                 

@ Hoàn toàn không có Kinh Đại thừa !.?.! và cũng không có Kinh của Kim cang thừa, (Mật tông) trong ba (3) lần kết tập nầy ?.!.?                        

Luận cứ 20: Ngược lại, tăng sĩ Đại thừa không có một chứng cớ cụ thể nào để chứng minh kinh Đại thừa là “Phật ngôn” (Buddhavaccana). ngoại trừ những dẫn chứng siêu nhiên, thần bí, như đã nói ở trên, theo luận cứ số 6 và 16.

Không thể phản bác, tăng sĩ Đại thừa chỉ có thể chứng minh là có một số bài kinh của Nguyên thủy, cũng không phải là Phật ngôn như: kinh Bảo hộ (Paritta), kinh Lâu đài trinh phụ (Dutiyapatibbatà-Vimãna), kinh Thiên cung sự (Vimãna-Vatthu), kinh Hộ sản (Angulimãla) ...

Luận cứ 21: Kinh Đại thừa được kết tập vào thế kỹ thứ nhất Tây lịch.

Sau khi đức Phật nhập diệt hơn 500 năm, kinh Đại thừa lần lượt xuất hiện, càng ngày, càng nhiều như: Đại thừa Khởi-tín luận, Đại thừa Trang-nghiêm kinh …

Vì thế Vua Ka Ni Sắc Ca (Kanishka) cho triệu tập các tăng sĩ tại Thủ đô Kudalavana, xứ Kasmira để kết tập kinh Đại thừa và để hoàn thành bộ kinh: Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, gọi tắt là Đại tạng.

Hai ngài Hiếp Tôn Giã và Mã Minh chủ toạ Hội nghị.

Kinh Đại thừa được ghi chép bằng tiếng Sanskrit, thay vì

bằng tiếng Pãli, như trong 3 lần kết tập trước đây của kinh Nguyên thủy.

Các bài kinh Đại thừa, lúc sơ khởi thì ngắn. Về sau, hậu sinh bổ túc thêm, thêm thắt thêm, thành ra dài … rất dài … như bộ kinh Đại Bát nhã, có 600 quyển và bộ kinh Hoa nghiêm, có 80 quyển.

Pháp Bảo Đàn là bài kinh cuối cùng của Đại thừa, được Lục tổ Huệ Năng sáng tạo ở thế kỹ thứ 7.

Luận cứ 22: Bài kệ trong kinh Pháp cú sau đây, khẳng định Bát Chánh đạo là pháp môn duy nhất, là … “đường độc lộ” … “không đường nào khác”.

Pháp cú  #273.

Bát Chánh đạo là … “đường độc lộ”

Chân lý thì Tứ đế cao sâu

Lià tham ái, quả nhiệm mầu

Chứng nên pháp nhãn, dẫn đầu hai chân

Pháp cú  #274.

Bát Chánh đạo … “không đường nào khác”

Tuệ cao siêu, giải thoát, tịnh thanh

Noi theo đường ấy thực hành

Não phiền dứt sạch, ma quân quy hàng

 

Như vậy đức Phật không có dạy các pháp môn khác như: Tịnh độ tông, Pháp hoa tông, Mật tông … tức là đức Phật không có dạy kinh Đại thừa.

Bát Chánh đạo, với Chánh niệm (Samã Sati, tức là Thiền Vipassanã)

Chánh định (Samã Samãdhi) và với sự hộ trì của Chư Phật, Chư Thiên   (Devatã, Brahma) là con đường tu hành duy nhất, mà đức Phật đã dạy.

Luận cứ 23: Đức Phật không có dạy 84,000 Pháp môn,  法 門  

Môn là cửa. Không có 84,000 cửa để vào Phật pháp, để tu hành, như nhiều người lầm tưởng.

Nguyên do là vì họ hiểu sai chữ: Dhamma-khandha,  法 蘊

Dharma là Pháp  còn Khandha là Uẩn .

Như vậy Dharma-khandha là Pháp uẩn, chớ không phải là Pháp môn.  “Uẩn” là một tập họp, một nhóm, một đề mục, một pháp ngữ (dhamma) … giống như chữ “Uẩn” trong Ngũ uẩn (aggregation).

Ví dụ: Kinh Lời vàng có 423 Pháp uẩn.

 

Xem bổ túc hai link sau đây:

https://thuvienhoasen.org/a22455/duc-phat-co-day-84-000-phap-mon-khong

http://phatphapchanthat.blogspot.com/2013/03/chi-co-1-phap-mon-giai-thoat-chu-khong.html

                                         Phần kết luận

Kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy được hình thành theo hai Nguồn gốc khác nhau. Vì thế, có hai loại kinh điển:

A* Loại kinh thứ nhất là do Phật thuyết.

Sau khi đức Phật nhập diệt, các Đại đệ tử và 500 tăng sĩ mới hồi tưởng và kết tập lời dạy của Phật như: kinh Voi rừng, kinh Hạnh con chó, kinh Người áo trắng, kinh Lời vàng, kinh Chiếc bè, kinh Cái nồi đất, kinh Thanh tịnh, kinh Phước đức, kinh Từ bi …  

B* Loại kinh thứ hai là do các Đại đệ tử thuyết.

Loại kinh nầy gồm có: kinh Điạ ngục, kinh Lâu đài trinh phụ (Dutiyapatibbatà-Vimana), kinh Thiên cung sự (Vimana-vatthu), kinh Chuyện Ngạ qủy (Peta-vatthu), kinh Hộ sản (Angulimãla) … 

Cần lưu ý: các Đại đệ tử là người Ấn, sinh trưởng tại Ấn độ. Vì thế, các bài kinh nói trên, bị pha trộn ít nhiều với thần quyền của Bà la môn giáo.

Như vậy, không phải tất cả kinh Nguyên thủy đều là lời dạy của Phật.

Ngược lại,

Kinh điển của Phật giáo Đại thừa không có Nguồn gốc là Phật thuyết. Tất cả kinh Đại thừa đều do Cao tăng hay Luận giả sáng tạo.

 

Kinh Đại thừa gồm có: kinh Hoa nghiêm, kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa, Kinh Kim cang, kinh Lăng nghiêm, kinh Viên giác, kinh Pháp bảo đàn, kinh Điạ tạng, kinh A Di Đà, kinh Vô lượng thọ, kinh Quán Vô lượng thọ … 

Theo sử liệu, chứng tích và Phật sử học thì nguồn gốc kinh Đại thừa là do các Ngài như: Hiếp Tôn Giã, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân … suy diễn, triển khai và thêm thắt kinh Nguyên thủy để viết ra kinh Đại thừa.

Sự việc cũng tương tự như giáo lý của Lục tổ Huệ Năng cũng suy diễn từ kinh Nguyên thủy và được các đệ tử của Ngài ghi chép lại, tạo thành kinh: Pháp Bảo Đàn, ở thế kỹ thứ 7.

                                  

                                        * * * @ * * *

Cước chú:

-1- Theo sự sưu tầm của học giả Hoàng Phong thì người Trung Hoa đã biết làm giấy rất sớm, từ thế kỹ thứ tám (8), trước Tây lịch.   

-2- WFB là: World Fellowship of Buddhists

-3- Paritta sutta là những bài kinh tán dương uy lực hộ trì của Tam bảo và Chư thiên.

-4- Theo ngôn ngữ của Ấn độ, con số 84,000 có nghiã là hằng hà sa số, chớ không phải là con số chính xác của toán học. Ví dụ: Vua A Dục xây cất 84,000 bảo tháp, Núi Tu di cao 84,000 do tuần, Tái sinh trong 84,000 Đại kiếp …

-5- Về sau, tiếp nối theo Vi diệu pháp (Abhidhamma) thì có các Luận thư như: A-tì-đạt-ma Câu xá luận (Abhidhamma-Kosabhasyam), A-tì-đạt-ma Vô ngại giải đạo (Patisa-Abhidhamma-Agga), A-tì-đạt-ma Vô tỷ pháp (Abhidhamma-Thasangaha) …

-6- Theo Sử liệu, Thái tử Tất Đạt Đa lúc còn niên thiếu, đã đọc làu thông kinh Phệ đà, (Veda), kinh Áo nghiã thư (Upanishads) … Như vậy chữ viết đã có, trước khi Phật sinh ra và nhờ đó mới có thể ghi chép kinh điển Phệ đà của Bà la môn giáo.

-7- Với số lượng khổng lồ: mười một ngàn, chín trăm, năm mươi hai (11,952) bài kinh bộ, Nikãya (H.P.) và nếu không có ghi chép thì không thể nào nhớ cho nỗi và cũng không thể nào thường xuyên trì tụng, trùng tuyên hơn 10,000 bài kinh nói trên để khẩu truyền cho hậu thế !.!.!

-8- Kinh Đại thừa được hình thành ở thế kỹ thứ nhất. Kinh Kim cang thừa (Mật tông) được hình thành ở thế kỹ thứ 6. Cả hai đều do các Sư tổ biên soạn sau nầy, sau khi đức Phật đã nhập diệt.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm