Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

DẪN NHẬP

blankBát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thôngđược nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu. Đây chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi ở một góc cạnh nào đó của bài kinh theo cái nhìn của Thiền Tánh Không.  Cũng xin thưa cùng độc giả, với kiến thức thô thiển của người chập chửng trên con đường tu học nên chắc chắnchưa nêu lên hết những nghĩa lý thâm sâu của chư Tổ muốn truyền dạy. Nếu có điều gì sơ sót đó là lỗi của người viết, chứ không phải lỗi của người dạy. Kính thỉnh chư tôn thiền đức từ bi hoan hỷ, và dạy dỗ để chúng con có cơ hội học hỏi thêm về nền minh triết bao la của đạo Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

BÁT NHàBA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh,

            Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

            "Xá-Lợi-Tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị."

            Xá-Lợi-Tử!  thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức;  vô Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý; vô Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; vô Nhãn giới, nãi chí vô Ý Thức giới, vô Vô Minh diệc, vô Vô Minh tận, nãi chí vô Lão Tử, diệc vô Lão Tử Tận;  vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô Trí, diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đoả y Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữukhủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa cố, đắc A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề.

            Cố tri Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

            Cố thuyết Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa chú. Tức thuyết chú viết: " Yết-đế, Yết-đế, Ba-la-yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề Tát-Bà-Ha" (3 lần)

NGUỒN GỐC

            Vào khoảng thế kỷ thứ 7, ngài Trần Huyền Trang là một cao tăng đời nhà Đường, Trung Hoa đã vượt biên giới sang Ấn Độ thỉnh kinh. Khi trở về nước, ngài viết quyển "Tây Du Ký" ghi lại những chi tiết xảy ra trong suốt thời gian 12 năm chu du khắp Ấn Độ từ Bắc xuống Nam và qua tới Tích Lan. Trong đó, có sự kiện trên đường đi ngài đã trải qua nhiều gian nan khổ cực, tưởng như đã mất mạng khi bị lạc vào sa mạc bảo cát, may nhờ gặp một người áo trắng dạy bài Bát Nhã Tâm Kinhbằng tiếng Ấn Độ, ngài đã tụng đọc và thoát chết. Sau cùng đến được Ấn Độ bình an. Qua sự kiệnnày, người ta đoán vị áo trắng đó là Đức Quan-Thế-Âm Bồ Tát.

            Bài Bát-Nhã Tâm Kinh là bài kinh thuộc hệ Phát Triển, viết bằng tiếng Sanskrit là bài kinhquan trọng chủ yếu nên người ta gọi là trái tim (Tâm Kinh), được dịch sang Hoa văn rồi lan truyền khắp các nước Đông Nam Á, tính đến nay đã trải qua gần 19 thế kỷ.

            Xem lại nguồn gốc lịch sử chúng ta thấy rằng hệ thống kinh Bát Nhã rất đồ sộ, hơn 600 quyển gồm nhiều bài thi kệ nhưng không đề tên tác giả. Người ta chỉ biết rằng hệ thống kinh Bát NhãBa-La-Mật phát xuất từ miền Nam Ấn trước Công Nguyên.

            Trong lịch sử Phật giáo có một sự kiện có thể cho chúng ta một chút suy đoán về nguồn gốc của hệ Bát Nhã Ba-La-Mật.

            Khoảng 236 năm, sau khi Đức Phật nhập diệt, nước Ấn Độ dưới sự cai trị của vua A-Dục, là vị vua rất sùng mộ đạo Phật, đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển Phật giáo cũng như nhiều tôn giáokhác.

            Vào thời đó có một vị cao tăng là ngài Đại Thiên, trụ trì tại một ngôi chùa lớn ở kinh đô rất giỏi Phật pháp. Một lần trong buổi thuyết pháp có đông đảo người tham dự, ngài Đại Thiên đã tuyên bố: "Những ai thuyết pháp giỏi đúng với chân ý Đức Phật thì người đó có quyền viết kinh!".  Lời công bố này được một số người trẻ tán thành, nhưng cũng có nhiều người phản đối. Rốt cuộc vấn đề này không được giải quyết ổn thoả, ngay cả vua A-Dục và Hoàng Hậu, dù hết sức ủng hộ ngài Đại Thiêncũng bó tay, không thể giải quyết được vấn đề trọng đại này. Sau đó, ngài Đại Thiên cùng đệ tửxuống miền Nam Ấn giáo hoá và thành lập nên hệ Bát-Nhã. Đó là lý do tại sao hệ thống kinh Bát NhãBa-La-Mật xuất phát từ miền Nam Ấn. Hệ thống kinh này trải qua nhiều thời đại, kéo dài mấy trăm năm, các vị Tổ đã lần lượt sáng tác các bộ kinh được xếp vào hệ thống kinh Bát Nhã nhưng không có bộ kinh nào đề tên tác giả.

            Nhìn chung hệ thống kinh Bát Nhã đề cao tư tưởng KHÔNG và CHÂN NHƯ. Các vị Tổ lấy TÁNH KHÔNG và CHÂN NHƯ làm nền tảng để tu tập, tiến đến thể nhập KHÔNG và thể nhập CHÂN NHƯ. Ngoài ra trong hệ thống kinh Bát Nhã cũng đề cao một chủ đề nữa là Huyễn. Tựu trung ba chủ đề CHÂN NHƯ, KHÔNG và HUYỄN xem như là 3 gốc độ của Trí Tuệ Bát Nhã nhìn về hiện tượngthế gian trong đó có con người.

            Trong hệ thống kinh Bát Nhã, tác phẩm cuối cùng được dịch ra là "Bát Nhã Tâm Kinh" hay là "Bát Nhã Ba-La-Mật Đa Tâm Kinh". Đó là dịch theo âm Hán Việt. Bài này gồm 262 chữ, là bài kinhngắn nhất trong hệ thống kinh Bát Nhã Ba-La-Mật.

NỘI DUNG BÁT NHÃ TÂM KINH

            Bài Bát Nhã Tâm Kinh được nhiều vị tôn đức dịch ra tiếng Việt. Nhưng bài viết này dựa trênbản Hán Việt ở trên. Trước hết chúng ta tìm hiểu sơ lược về một số từ ngữ hầu giúp chúng ta hiểu ýtừng đoạn kinh quan trọng.   

            - Maha: Đại, lớn, ý nói đến trí huệ rộng lớn sâu sắc.

            - Bát Nhã: Tiếng Pàli là Pañña, tiếng Sanskrit là Prajnà, nghĩa là trí huệ đầy đủ.  Người Trung Hoa âm ra là Bát Nhã, nghĩa là trí huệ sâu sắc hơn trí thông thường. Trí huệ này chỉ có nơi người tu tập kinh nghiệm định sâu, và qua sự kích thích của phản xạ thụ động huệ tự phát, chứ không qua sự học hỏi thế gian cóp nhặt của người khác. Đây là trí huệ tâm linh, trí huệ siêu vượt, là tuệ giác, là Phật tánh hay là tiềm năng giác ngộ có sẵn trong mỗi người chúng ta.

            - Ba-La-Mật: Âm từ chữ Paramita, tức là "qua bờ bên kia". Người Trung Hoa dịch là "đáo bỉ ngạn" nghĩa là "đã tới bờ bên kia". Ba-La-Mật ra ngoài chân lý quy ước, nó thuộc chân lý tối hậu. Chúng ta hiểu một cách tổng quát đó là: Sự kiện toàn của Trí Tuệ, Trí Tuệ hoàn hảo, Trí Tuệ cao nhất... gọi là Bát Nhã Ba-La-Mật.

             - Kinh: Lời dạy của Đức Phật thường gọi là Kinh. Kinh dạy chúng ta tu tập để thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Lời Tổ chú thích về Kinh thường gọi là Luận. Sau này, các vị Tổ viết ra những bộ Luận vẫn ghi là Kinh. Ví dụ như: Ngài Thần Hội, đệ tử trẻ nhất của ngài Lục Tổ Huệ Năng ghi lại những lời dạy của Lục Tổ đề là "Kinh Pháp Bảo Đàn". Cũng như những bộ Kinh của hệ Phát Triển như: Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Kim Cang v.v... cũng đề là Kinh, nhưng thực ra chỉ là những bộ Luận thôi!

            - Tâm Kinh:  Hiểu theo hữu vi pháp, thì tâm đây là trái tim, trái tim giới hạn sự sống chết của con người, trái tim động là sống, không động là chết. Trái tim trong đạo Phật thường được hiểu qua các từ ngữ như "mạng mạch" là sinh mạng của giáo pháp nhà Phật. Nói về chân đế, Bát Nhã Tâm Kinh là trái tim sống hoài của đạo Phật, có nghĩa là Trí Tuệ siêu việt. Nói về tục đế, Bát Nhã Tâm Kinh là trái tim của giáo pháp.

            Nghĩa chung, Bát Nhã Ba-La-Mật Đa Tâm Kinh là Kinh quan trọng nói về Trí Tuệ Bát Nhã. 

TÁNH KHÔNG

            "Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách"

            - Quán-Tự-Tại Bồ-Tát: Danh hiệu Đức Quán Thế Âm (Avalokitésvara). Bồ-Tát là âm của chữ Bodhisattva, có khi người ta đọc dài hơn là Bồ-đề-tát-đoả. Quán Thế Âm theo niềm tin là vị Bồ-Tát đã tu tập Tánh Nghe, ngài đã nghe tiếng sóng biển tức Hải Triều Âm, vào được định và sáng đạo. Đức Quán Âm sống với hạnh từ bi, nguyện đời đời độ chúng sanh không thành Phật. Đây là nhân vật hư cấu, nghĩa là trong sử liệu, ngài không có thật như Đức Phật Thích Ca và các đệ tử của ngài. Truy nguồn gốc, ngài là nam thần trong đạo Bà-La-Môn. Khi lan truyền đến Trung Hoa, Việt Nam, ngài trở thành người nữ, là vị Bồ-Tát có nhiều hoá thân trong niềm tin dân gian thuộc về tín ngưỡngtôn giáo.

            Trong Phật học, Bồ-Tát là danh xưng gọi những người tu tập, có mục tiêu muốn đạt tới quả vịPhật. Ở trong kinh Đức Phật cũng tự xưng mình là Bồ-Tát khi ngài đang tu tập khổ hạnh.

            Về sau, danh xưng Bồ-Tát đòi hỏi 2 giai đoạn: Tự giác - Giác tha,  hay Tự độ - Độ tha, nghĩa là chính mình phải giác ngộ sau đó phát tâm giúp đỡ người khác, cho nên con đường tu tập và giáo hoá chúng sanh gọi là Bồ-Tát đạo.

            - Hành thâm: Thực hành ở trong định, sâu sắc trong Trí tuệ kiện toàn.

            - Bát-Nhã Ba-La-Mật: Là Huệ tới bờ bên kia, nghĩa là ngài đã đi qua hết chặng đường tu tập, bây giờ đã tới mức cuối cùng, nghĩa là đã qua tới bờ giải thoát, và kết quả là ngài đạt Trí Tuệ siêuvượt, nhận ra bản thể của Ngũ uẩn là trống không. 

            - Chiếu kiến: Kiến là thấy. Chiếu kiến là cái thấy soi sáng, thông hiểu vấn đề. Cái thấy này không phải là thấy bằng mắt thường, mà thấy bằng trí huệ, nhận thức rõ ràng Ngũ uẩn đều là trống không, tức là thấy trong Nhận thức cô đọng, Bồ Tát nhận biết rõ ràng bản thể của năm nhóm này là trống không.

            - Giai không: Giai là tất cả. Giai không là tất cả đều trống không.

             - Độ: Con đò đưa mình qua sông, cứu vớt, giúp đỡ...

            - Nhất thiết: là tất cả

            - Ách: Là cái gông buộc ngang đầu con bò, những đau khổ đè nặng lên mình gọi là khổ ách.

             - Ngũ uẩn giai không: Con người hay Ngũ uẩn gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Khi phân tích con người do Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức kết hợp mà thành, Đức Phật giảng rằng mỗi khối đó không thường hằng, không thực chất cố định nên nó trống không, gọi là Vô Ngã. Trong bài kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật đưa ra ba đặc điểm của <span class="ydp245ab884nw_linkedtag" data-id="1" data-type="1" style="outline: none; line-height: 1.5; margi

...

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm