Nếu không xem Phật giáo là một tôn giáo, những ai đến với Đạo Phật, được xem là
một hành giả chọn con đường tiến đến giải thoát, bởi vì, ngoài đẳng cấp Nhân-
Thiên, là hành trạng tô bồi thiện nghiệp cho quả vị phước báu, vẫn còn trôi lăn
trong tam giới.
***
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu
nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy
chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa
phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí,
phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không
thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
“Phước Trí nhị nghiêm” là hạnh nguyện Bồ Tát đạo. Hành thiện mà không tu huệ,
đó là quả vị “Nhân Thiên”, kết quả giàu sang, sung túc vật chất, chưa thể đi đến
giải thoát. Chuyên hành trì tuệ giác mà thiếu vun bồi gốc rễ phước báu, danh từ
chuyên môn gọi là “càn huệ địa”, vùng đất tuệ giác khô khốc như hoa mọc trên đất
nắng hạn. Có những hành giả chuyên tu miên mật, ít được cúng dường, đây là kết
quả thiên về tu huệ bỏ quên hành phước.
Chúng ta đang nói về những hành giả cưu mang công hạnh Bồ Tát đạo, đang thâm
nhập vào thế gian, vừa hành trì mật pháp, vừa tế độ nhân sinh.Phẩm nhập pháp giới
trong kinh Hoa Nghiêm,nói về công hạnh của Thiện Tài đồng tử cầu pháp 53 vị
Thánh hạnh, từ Thánh quả đến tục đế, có nghĩa từ hữu hình đến vô hình, từ tục đế
đến Thánh đế đều cầu học, thâm nhập mọi lãnh vực; học đủ tất cả về sắc pháp, tâm
pháp và phương pháp hành Bồ Tát đạo. Trong đó, có cả ngũ minh:Thanh
minh,Công xảo minh, Y Phương Minh, Nhân Minh, Nội Minh.
Hai vị chủ đạo hướng dẫn cho Thiện Tài đồng tử là Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho
trí tuệ và Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho đại nguyện.
Pháp giới không chỉ là hiện tượng vũ trụ, còn là pháp tánh, là chân như, là bản thể
tánh giác, là pháp thân thường tại.Hành giả thâm nhập pháp giới là nhập vào tánh
giác, đi từ tục đế tiến đến chân đế. Kinh Kim Cang nói “Như Lai, tức vô sở tùng
lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai”.đó là pháp tánh.
“Phóng chi tắc cai la thế giới, thu chi tắc tế nhập vi trần” (Buông ra thì trùm khắp
pháp giới, thâu lại thì nhỏ hơn vi trần), nên pháp giới là tâm của vũ trụ, đồng thới
cũng là tâm của con người. Theo Kinh Hoa Nghiêm: 1. Sự vô ngại pháp giới: 2. Lý
vô ngại pháp giới: 3. Lý sự vô ngại pháp giới.sự sự vô ngại pháp giới. Lý và sự là
phản ánh tâm thức, tâm thức căn bản vô hinh vô tướng, do đó lý sự đều vô chướng
ngại trên đạo lộ hành trì. Pháp giới là đối tượng phóng tâm của thức, Duy thức gọi
là “Tam thế duy tâm, vạn pháp duy thức”
Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam
(Do giả thiết ra ngã và pháp, mà có các hiện tượng sai khác. Tất cả hiện tượng đó
đều do thức chuyển biến phát sinh. Thức năng biến nầy có ba loại: thức Dị thục,
thức Tư lương, và thức Phân biệt các đối tượng
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thùy miên dữ muộn tuyệt
(Ý thức thường hiện khởi, chỉ trừ khi sinh lên cõi trời Vô tưởng, khi nhập vào Vô
tưởng định và Diệt tận định, lúc ngủ mê, và khi bị chết giấc (năm trường hợp trên
đây ý thức không hiện khởi tác dụng).
Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhất thiết duy thức
(Do các thức chuyển biến sinh khởi ra năng phân biệt và sở phân biệt; chính các
pháp nầy đều không, cho nên tất cả là Duy thức.)
Vì thế Thiện Tài đồng tử đầu tiên gặp Bồ tát Văn Thù tức đầu tiên khởi sự hành trì
là “căn bản trí, tức trí tuệ .Được hướng dẫn thông qua mọi thể trạng chân và tục đế,
sau đó Thiện Tài đồng tử đến bái lễ đức Quán Âm, khởi phát tâm đại bi phổ quát.
Đây là tâm từ căn bản của mọi hành giả cũng như chư Thánh giả. Khi hành giả
kinh qua mọi cảm nghiệm trong cuộc sống, chọn một pháp hành để hướng nội”nội
quang phản chiếu”; dùng trí tuệ hướng vào nội hành để lắng nghe mọi cảm thức,
mọi hạt giống tham dục , mọi kiết sử, hóa giải nghiệp thức bằng sóng âm tự tánh
hay còn gọi là âm thanh nội tại; khi âm lực phát triển thì mọi cảm thức, mọi chủng
nghiệp dần bị bào mòn đến khi căn bản thức biến thành bạch tịnh thức, thì trí tuệ
còn gọi là ánh quang minh phát sinh. Ánh sáng của tuệ giác hay âm thanh nội tại
cuối cùng là một. Đạo gia gọi là “vạn thù quy nhất bản”, đây chưa phải là điểm
cuối khi chúng còn là một; vấn đề đặt ra là “nhất quy hà xứ?” Còn trụ lại một là
còn điểm vướng của tâm thức
Kinh Hoa Nghiêm nói đến 10 loại thân là nói đến hiện tượng và bản thể.
1. Chúng sanh thân
2. Quốc độ thân
3. Nghiệp thân
4. Thanh Văn thân
5. Duyên Giác thân 6.
6 Bồ Tát thân
7. Như Lai thân
8. Trí thân
9. Pháp thân
10. Hư không thân: Thế giới thường tịch quang hay Tỳ Lô Giá Na thân.
Trong tiến trình hành trì của Bồ tát đạo đạt đến giải thoát, phải kinh qua lắm trạng
huống là:
Hoan hỷ địa (tâm ý hoan hỷ) 2. Ly cấu địa (xa lìa phiền não) 3. Phát quang địa (trí
tuệ chói sáng) 4. Diệm tuệ địa (trí tuệ rực rỡ) 5. Cực nan thắng địa (vô cùng khó
khăn mới đạt được) 6. Hiện tiền địa (chân như hiển hiện) 7. Viễn hành địa (đi xa)
8. Bất động địa (không lay động) 9. Thiện tuệ địa (trí tuệ diệu dụng) 10. Pháp vân
địa (mây pháp che khắp cả muôn loài chúng sinh).
Sở dĩ Kinh Hoa Nghiêm phân tích tỉ mỉ là biểu thị trạng thái tâm từ tục đế đến chân
đế. Từ tướng đi vào tánh. Vì thế Văn Thù là trí tuệ,Phổ Hiền là công hạnh. Tướng
tánh viên thông, nhất đa tương dung.
***
Hành giả vẫn sống trong đời mà không bị đời lôi kéo, bởi thế gian pháp tức Phật
pháp. Thâm nhập vào đời “nhập pháp giới” của Thiện tài đồng tử là hạnh tu tích
cực, vừa độ đời, vừa chuyển hóa nghiệp thân; tiếp nhận mọi thế sự mà không
nhiễm sự thế; Phải chăng, đó là pháp hạnh nội quán, luôn lắng nghe nội tại cũng
như lắng nghe niềm thống khổ của cúng sanh, sau khi tiếp nhận sự giáo hóa của 53
vị giáo thọ, Thiện Tài đã đến với hạnh Quan Âm là đoạn đường hành trì quyết định
của một hành giả để thoát khỏi tam đồ ác đạo, nhân quả luân hồi?
MINH MÂN
26/3/2021