Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Lời tựaNhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internet nên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.


batnhattamkinh-sanskrist

(http://www12.canvas.ne.jp/horai/heart-skt.gif)

***

BÁT NHÃ TÂM KINH

(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)

***

॥ प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम् ॥

Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ

Kinh Giảng về Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia (Bát Nhã Ba La Mật)

॥ नमः सर्वज्ञाय ॥

Namaḥ sarvajñāya.

Kính lễ đấng Toàn Tri.

आर्यावलोकितत्तेश्वरबोधिसत्त्वो

गंभीरायं प्रज्ञापारमितायं चर्यां चरमाणो

व्यवलोकयति स्म । पंच स्कन्धाः ।

तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म ।

āryāvalokiteśvarabodhisattvo

gaṃbhīrāyaṃ prajñāpāramitāyaṃ caryāṃ caramāṇo

vyavalokayati sma. paṃca skandhāḥ.

tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

Bồ Tát Avalokiteśvara thánh thiện

trong khi thực hành hạnh Ba-la-mật thâm sâu về Trí Tuệ

đã quan sát kỹ lưỡng năm uẩn

và đã nhìn thấy chúng có trạng thái KHÔNG ở bản thể.[1]

इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं रूपान्न पृथक् शून्यता शून्याताया न

पृथग्रूपं यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपं । एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि ।

iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyātāyā na pṛthag rūpaṃ yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ. evameva vedanā-saṃjñā-saṃskāravijñānāni.

Này Śāriputra, ở đây SẮC là trạng thái KHÔNG, chính trạng thái KHÔNG là SẮC; trạng thái KHÔNG không tách rời khỏi SẮC, SẮC không tách rời khỏi trạng thái KHÔNG; cái nào là SẮC, cái ấy là trạng tháiKHÔNG; cái nào là trạng thái KHÔNG, cái ấy là SẮC. Tương tợ y như thế là các THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.[2]

इह शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्शणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः ।

iha śāriputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā avimalā nonā na paripūrnāḥ.

Này Śāriputra, ở đây tất cả các pháp có trạng thái KHÔNG là tướng trạng, thì không được sanh ra, không bị hoại diệt, không vết nhơ, không phải là khỏi bị vết nhơ, không là vơi, không bị tràn đầy.

न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिरप्राप्तित्वेन ।

na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptiraprāptitvena.

không là minh, không là vô minh, không là sự hoại diệt của minh, không là sự hoại diệt của vô minhcho đến (các trạng thái) không là già và chết, không là sự hoại diệt của già và chết, không là Khổ-Tập-Diệt-Đạo, không là trí, không là sự đạt đến cùng với trạng thái không đạt đến.[3]

तस्माच्छारिपुत्र शूयतायां न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानानि । न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसि । नरूपशब्दगंधरसस्प्रष्टव्यधर्माः । न चक्षुर्धातुर्यावन्न

ननोविज्ञानधातुः ।

tasmācchāriputra śūnyatāyām na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānāni. na cakṣuḥ-śrotra-ghrāṇa-jihvā-kāya-manāṃsi. na rūpa-sabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmāḥ. na cakṣur-dhātur yāvan na manovijñāna-dhātuḥ.

 

Này Śāriputra, vì thế ở trạng thái KHÔNG không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có các hành, không có các thức, không có các mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, không có các sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

बोधिसत्त्वस्य प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरत्यचित्तावरण​: ।

चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ।

त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामा श्रित्यानुत्तरां

सम्यक् संबोधिमभिसंबुद्धाः ।

bodhisattvasya prajñāpāramitām-āśritya viharatyacittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇanāstitvād-atrasto viparyāsātikrānto niṣṭha-nirvāṇaḥ. tryadhva-vyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām-āśrityānuttarāṃ samyaksaṃbodhim-abhisaṃbuddhāḥ.

[4]Vị Bồ Tát, sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, sống có sự không bị che lấp ở tâm; do không có sự hiện diện của sự che lấp ở tâm, (trở nên) không bị dao động, (được) vượt qua ảo tưởng, có Niết Bàn được hoàn mãn. Tất cả chư Phật hiện hữu ở ba thời (quá khứ-hiện tại-vị lai), sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, thì được chứng đắc phẩm vị Toàn Giác vô thượng.

तस्माज्ज्ञातव्यो प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो

महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः

सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः ।

tasmāj-jñātavyo prajñāpāramitā-mahāmantro mahāvidyāmantro ’nuttaramantro ’samasamamantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyam-amithyatvāt prajñāpāramitāyām-ukto mantraḥ.

Vì thế, nên biết rằng: lời chỉ dạy[5] vĩ đại về Trí Tuệ Đến Bờ Kia là lời chỉ dạy về sự hiểu biết vĩ đại, lời chỉ dạy vô thượng, lời chỉ dạy không gì sánh bằng, có sự làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật bởi vìtính chất không sai trái, là lời chỉ dạy được nói ở Trí Tuệ Đến Bờ Kia.

तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ॥

tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

Điều ấy là như vầy: “Khi đã đi đến, khi đã đi đến, khi đã đi đến bờ kia, khi đã hội tụ ở bờ kia, phẩm vị Giác Ngộ là vật dâng hiến.”

(gá-têêê gá-têêê paaa-rá-gá-têêê paaa-rá-xămmm-gá-têêê bô-đơhí xơ-vaaa-haaa).[6]

॥ इति प्रज्ञापारमिताहृदयं समाप्तं ॥

iti prajñāpāramitā-hṛdayaṃ samāptaṃ.

Như vậy Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia được đầy đủ.

***



[1] Ở các bản dịch từ tiếng Hán có thêm: “độ nhất thiết khổ ách/vượt qua mọi khổ ách.” Không thấy đoạn này ở các bản tiếng Anh.

[2] Ở đây đang nói về ngũ nẩn: sắc uẩnthọ uẩntưởng uẩnhành uẩnthức uẩn.

[3] So sánh với bản dịch từ tiếng Hán và tiếng Anh, thì văn bản này có sự đảo lộn thứ tự của đoạn này và đoạn kế.

[4] Ở các văn bản khác có thêm: tasmād aprāptitvād / Dĩ vô sở đắc cố / Bởi không sở đắc / Therefore, O Sariputra, by reason of his nonattainment (of nirvana).

[5] Từ mantra ở đây được ghi nghĩa Việt là “lời chỉ dạy” thay vì “chú thuật.” Sanskrit - English Dictionaryghi nghĩa của từ mantra như sau: “... ‘instrument of thought,’ speech, sacred text or speech, a prayer or song of praise ...”

[6] Thay vì theo âm của tiếng Hán “Yết đế, Yết đếBa la Yết đếBa la tăng Yết đếBồ đề. Tát bà ha” thì được ghi âm theo cách đọc của tiếng Sanskrit: Ví dụ: gá-têêê: gá = âm ngắn, têêê = âm dài, đọc là tê rồi kéo dài ra.

Nguồn: http://www.paliviet.info/Sanskrit/Skrt_BatNha.htm


Phiên bản PDF: BÁT NHÃ TÂM KINH (SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA) Dịch Việt: Nguyệt Thiên

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm