KINH ATTHAKA VAGGA
Chương Bốn - Phẩm 8 |Kinh Tập - Sutta Nipata
The Octet Chapter
Trong bài viết Đọc Tạng Pali: Đừng Trụ Bất Kỳ Pháp Nào cư sĩ Nguyên Giác có đề cập đến các bản kinh xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật “Early Buddhism” tức là, những bản kinh được suy đoán là trong những năm đầu tiên thuyết pháp của Đức Phật, hay còn được gọi là những bản kinh cổ.
Kinh “The Parayana Vagga” và kinh “Aṭṭhaka vagga” là hai bản kinh đều có mặt trong “Kinh Tập - Sutta Nipāta thuộc Tiểu Bộ Kinh.
Kinh “The Parayana Vagga” tiếng Anh có tựa đề là The Chapter on the Way to the Far Shore”, tiếng Việt là “Phẩm Con đường Đến Bờ Bên Kia” Kinh này đã được cư sĩ Nguyên Giác giải thích chi tiết trong bài viết nói ở trên.
Trong bài này chúng tôi đề cập đến nhóm kinh thứ hai “Aṭṭhaka Vagga” tức chương 4 Phẩm 8 trong Tập Kinh do HT. Thích Minh Châu dịch. Tiếng Anh là The Octet Chapter, dịch bởi Thanissaro Bhikkhu, bao gồm mười sáu bài kệ về chủ đề của sự không dính mắc. Các bài kệ này xoay quanh bốn loại dính mắc – dính mắc vào cảm xúc, nhìn, thực hành, giới luật, và giáo lý của tự ngã - với sự nhấn mạnh đặc biệt vào hai loại đầu tiên.
Kinh mô tả những gì tạo nên bản chất của sự dính mắc vào từng trường hợp cụ thể, những hạn chế của sự dính mắc, lợi ích của việc từ bỏ dính mắc, phương cách từ bỏ dính mắc, và những nghịch lý tinh tế của những gì nó không có nghĩa dính mắc.
Lời dạy trong kinh Aṭṭhaka Vagga đề cập tới một tăng đoàn sống không gia cư, tu pháp hành nhiều năm và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý. Văn kinh giản dị, và sâu sắc lại dễ hành.
Trong tạng Hán có một bản kinh được xem là tương đương với Aṭṭhaka Vagga, là kinh Arthapada, số 198 Đại Tạng Taisho. Thầy Thích Nhất Hạnh đã dịch và chú giải với tựa “Kinh Nghĩa Túc”
Trước hết chúng tôi giới thiệu nguyên bản tiếng Anh dạng PDF và bản dịch phần phụ đính số 1 của bản tiếng Anh bởi dịch giả Kan. Sau nữa là bản dịch của HT. Thích Minh Châu và bản dịch của thầy Thích Nhất Hạnh.
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen
Bản tiếng Anh PDF
Pannobhasa-Bhikkhu_Atthakavagga
Aṭṭhaka Vagga (Sn 4)
Tiếng Anh: The Octet Chapter Tiếng Việt Phẩm Tám
Phụ Lục I
Một số dấu vết chứng tỏ tính cổ xưa của kinh Aṭṭhaka Vagga
1. Ngôn ngữ dùng trong Aṭṭhaka vagga chứa một số dạng ngữ pháp làm gợi nhớ tới ngôn ngữ Vedic Sanskrit cổ; những dạng này không thấy trong toàn bộ phần kinh điển còn lại.
2. Aṭṭhaka vagga được nhắc tới ở vài chỗ khác, chẳng hạn trong Udāna 5.6 (4) thuộc tạng kinh, hay trong Đại Phẩm 5.13 (5) thuộc tạng luật. (6) Cả hai chỗ này đều nhắc tới vị tỳ-kheo trẻ tên Soṇa Kuṭikaṇṇa đã tụng lại Aṭṭhaka vagga khi được Đức Phật đề nghị trình bày về pháp. Đoạn Kinh trong Udāna 5.6 còn nêu ra chính xác rằng Aṭṭhaka vagga có 16 phần. Như vậy, Aṭṭhaka vagga phải có trước hai bản kia.
3. Aṭṭhaka vagga là một trong số rất ít phẩm kinh thuộc tạng Pali có bản chú giải cũng thuộc tam tạng, bản chú giải của nó là Mahāniddesa thuộc Tiểu Bộ. (Điều thú vị là dường như mục đích của Mahāniddesa không phải là để bàn chi tiết hơn tính sâu sắc tuyệt diệu của Aṭṭhaka vagga, mà nó chỉ làm giảm giá trị của Aṭṭhaka vagga hơn là tán dương. Hơn nữa, Mahāniddesa được soạn ra dường như không phải để chú giải một bản kinh cổ danh tiếng, bởi tại thời điểm nó được biên soạn thì nhiều bài kinh được xem là cổ hơn Aṭṭhakavagga mà còn không có chú giải nằm trong tam tạng. Mục đích của Mahāniddesa có lẽ là diễn giải lại một phần không nhỏ giáo thuyết của Theravada thời kỳ đầu (7) hay thậm chí là tiền Theravada (8). Phần giáo thuyết này rõ ràng không tương thích với những giáo thuyết phát triển về sau, nhưng chưa bao giờ chúng quá nổi bật để bị loại bỏ khỏi tam tạng.)
4. Dựa trên dấu vết văn bản thì Aṭṭhakavagga (nhưng không phải là toàn bộ Kinh Tập Sutta-nipāta) vốn phổ biến trong nhiều bộ phái, thậm chí có thể phổ biến trong hầu hết hay toàn bộ các bộ phái Phật giáo, kể cả Đại Chúng Bộ vốn được biết tới như một trong hai bộ phái sinh ra từ lần phân phái đầu tiên. Câu chuyện về vị tỳ-kheo Soṇa Kuṭikaṇṇa tụng đọc cũng có mặt trong tạng luật của Đại Chúng Bộ, cũng như trong tạng luật của nhiều bộ phái khác còn lưu lại trong tạng Hán.
5. Văn bản Aṭṭhaka vagga không chứa một đoạn kinh mẫu nào (9), không có một dạng hệ thống hóa giáo thuyết nào cả. Ngoại trừ đoạn mở đầu trong hai kinh Māgandiya Sutta và Sāriputta Sutta thì không có yếu tố thần thông, vốn là một đặc tính của những văn bản hậu kỳ.
6. Những lời dạy trong Aṭṭhaka vagga nói tới một tăng đoàn sống không nhà, lời kinh dù giản dị nhưng vẫn rất sâu sắc. Kinh này dường như xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật, khi những vị tăng hầu hết là có thâm niên tu hành và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý. Hình ảnh những vị tăng yên vị tại tu viện tiện nghi để cống hiến toàn lực cho việc khảo sát Dhamma theo lối học thuật (10), vốn là hình ảnh quen thuộc từ rất lâu trong lịch sử đạo Phật, hoàn toàn xa lạ với tinh thần của bản kinh này. (hết phần trích dịch – Kan)
Các bản dịch
Aṭṭhaka vagga (Sn 4) Tiếng Anh: The Octet Chapter
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/index.html
Tiếng Việt: Phẩm Tám
http://thuvienhoasen.org/p15a1547/2/chuong-04-pham-tam
APPENDIX I
Some evidence suggesting the great antiquity of the Aṭṭhaka vagga
1. The language of the Aṭṭhaka vagga contains several rare and archaic grammatical forms reminiscent of Vedic Sanskrit which are absent in the more streamlined grammar of most of the rest of the Canon.
2. The Aṭṭhaka vagga is referred to by name elsewhere in the Tipiṭaka at, for example, Udāna 5:6 in the Suttanta Piṭaka and Mahāvagga 5:13 in the Vinaya Piṭaka. Both of these passages tell the story of a young bhikkhu named Soṇa Kuṭikaṇṇa who, when requested by the Buddha to speak sore Dhamma, recites the Aṭṭhaka vagga. The passage in the Udāna also (correctly) specifies that the Aṭṭhaka vagga has sixteen parts. Thus it was already compiled and named before the completion of the works in which the story is found.
3. The Aṭṭhaka vagga is one of the very few portions of the Pali Canon with a line-by-line commentary that is also canonical—namely, the Mahāniddesa. (Interestingly, the purpose of the Mahāniddesa is apparently not to expound upon the great profundity of the Aṭṭhaka vagga, as it does more to trivialize than glorify it. Furthermore, the Mahāniddesa was probably not composed merely to comment upon a notably ancient text, as at the time of its composition many suttas were believed to predate the Aṭṭhaka vagga—yet they are without a canonical commentary. Its most likely purpose seems to be to reinterpret—to explain away—a large body of proto-Theravadin or even pre-Theravadin philosophy that was clearly at odds with later doctrinal development but was nevertheless too well known to be deleted from the Canon.)
4. According to the literary evidence the Aṭṭhaka vagga (but not the Suttanipāta as a whole) was common to many, probably most, and possibly all of the ancient schools of Buddhism, including the Mahasanghikas, who are historically the first to branch off from the proto-Theravada/ Sarvastivada line (being equivalent to the Vajjiputtas in the Pali account of the second council). The story of ven. Soṇa Kuṭikaṇṇa’s recitation of the Aṭṭhakavagga is also recorded in the Mahasanghika Vinaya, as well as in the vinayas of other ancient schools preserved in the immense Mahayana Tripiṭaka.
5. The text of the Aṭṭhakavagga contains none of the usual stock passages, little if any technical systematization of doctrine, and, with the possible exceptions of the introductory verses to the Māgandiya Sutta and Sāriputta Sutta, no fairy-tail narratives—all of which are characteristic of later material.
6. The teachings of the Aṭṭhakavagga are addressed to a Sangha of homeless, wandering ascetics, and are very simple (often to the point of being enigmatic) yet also exceedingly profound. They appear to come from a time when the Sāsana was still in a primitive state, most of its converts being veterans to the holy life, and being far more inclined to practically realize than to theoretically philosophize. The existence of sedentary bhikkhus living in prosperous monasteries and dedicating their efforts to intellectual investigation of Dhamma, which became the norm very early in the history of Buddhism, is clearly at variance with the spirit of these teachings.
KINH TIỂU BỘ TẬP I
Khuddhaka Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
Kinh Tập (Sutta Nipata)
Chương Bốn - Phẩm Tám – Atthaka vagga| The Octet Chapter
ĐẠO BỤT NGUYÊN CHẤT - KINH NGHĨA TÚC
Kinh Nghĩa Túc trong tạng Hán do cư sĩ Chi Khiêm dịch.
Thích Nhất Hạnh dịch ra quốc văn và giảng giải.
Đạo Tràng Mai Thôn 2011
HT. Thích Minh Châu dịch |
HT. Thích Nhất Hạnh dịch |
Sn 4.1: Kama Sutta — Sensual Pleasure.[766-771] Kinh về dục. 766. Ai ao ước được dục, 767. Nếu người có dục ấy, 768. Ai tránh né các dục 769. Người nào tham đắm dục, 770. Như người không sức lực, 771. Do vậy người thường niệm, |
Kinh Nhiếp Phục Tham Dục – Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhất, Đại Tạng Tân Tu 19 tương đương với Kàma Sutta, Sutta-Nipàta 766-771 1. Tâm còn đeo đuổi ham muốn thì dù có đạt tới cái đối tượng ham muốn rồi, mình vẫn càng ngày càng muốn có thêm nữa, vẫn chưa được hài lòng. |
Sn 4.2: Guhatthaka Sutta — The Cave of the Body. [772-779] Kinh hang động ái dục 772. Chúng sanh vào trong hang, 773. Dục cầu làm nhân duyên, 774. Ai tham đắm các dục, 775. Do vậy ở tại đây, 776. Ta thấy ở trên đời, 777. Hãy nhìn những người ấy, 778. Hãy nhiếp phục ước muốn, 779. Do liễu tri các tưởng, |
Kinh Hang Động Ái Dục-Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhì, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Guhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 772-779 1. Bị nhốt vào cái hang động của đủ thứ ham muốn, bị tri giác sai lầm của mình che lấp, người ta đi tách ra khỏi con đường chánh đạo. Cái nhớ tưởng về dục vọng của mình làm cho mình khó có cơ hội thành tựu được tuệ giác. 2. Vướng vào vòng sắc dục là vướng vào vòng sinh tử. Một khi sợi dây sắc dục đã cột vào kiên cố quá thì khó có thể tháo gỡ ra. Nếu không biết quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp, nếu không thành tựu được tuệ giác thì không thể nào chặt đứt được gốc rễ của tham dục. 3. Tham dục được phát sinh từ mù quáng và si mê. Người ta không biết rằng chạy theo tham dục thì cái mê lầm của mình càng ngày càng lớn, rằng sống trong tham dụcthì phải gánh chịu nhiều thống khổ và bi ai, và trong khi chịu đựng, người ta chẳng biết phải nương tựa vào đâu cho bớt khổ. 4. Con người phải thức tỉnh và trở về với giây phút hiện tại. Phải thấy rằng thế gianđang sống trong mê lầm, ta không thể nương tựa vào cấu trúc của thế gian và đi theocái đà của nó. Phải quán niệm về buông bỏ, về sự trở về với con đường chính, về sự thoát ly vướng mắc. Phải nhớ mạng sống là ngắn ngủi và quán chiếu cái chết gần kề. 5. Cuộc đời đi từ khổ đau này đến khổ đau khác, cái ham muốn trong cõi sinh tử đang lan tràn như một cơn lũ lụt. Khi cái chết đến, oán thù và sợ hãi phát sinh, và năng lượng của cái dục ấy sẽ kéo ta đi luân hồi. 6. Người đang nhận chịu khổ đau cảm thấy mình như một con cá thiếu nước, dòng nước chảy vào hồ đã bị cắt đứt. Thấy như thế là có thể dừng lại được và sẽ không còn có khuynh hướng muốn đi về trong ba cõi. 7. Đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan. Những gì mà ta tiếp xúc nếu biết là chúng có tính cách nguy hại thì ta phải quyết tâm buông bỏ, đừng vướng víu. Đừng làm một điều gì để sau này ta sẽ oán trách chính ta. Phải biết từ khước nhìn và nghe những gì có thể làm cho tự thân ta ô nhiễm. 8. Phải sử dụng những giáo pháp của đạo giác ngộ để quán chiếu và vượt qua biển khổ. Vị mâu ni buông bỏ những lo toan, trau chuốt cho cái ngã và tu tập tinh chuyên để nhổ cho được mũi tên tham dục ra khỏi thân mình. Làm như thế vị ấy đạt được tới chỗ không còn nghi nan. Đại Ý Kinh Hang Động Ái Dục tiếp nối chủ đề mà kinh thứ nhất đưa ra. Kinh này cũng chỉ có tám bài kệ. Bị nhốt vào hang động ngũ dục, con người không tìm ra được con đườngchánh đạo thênh thang. Ham muốn là hang động giam hãm con người và cũng là những sợi giây trói buộc làm cho con người mất hết tự do. Nguồn gốc của tham dục là si mê, chỉ có quán chiếu mới buông bỏ được. Ham muốn là gốc của luân hồi sinh tử. Có ba hình ảnh rất sống động trong kinh này: đó là hình ảnh của một cơn lũ lụt, tượng trưng cho tham dục, kéo ta đi; hình ảnh của một con cá thiếu nước, tượng trưng cho khổ đau và hệ lụy; và hình ảnh của một mũi tên cắm vào thân thể, tượng trưng cho tham dục. Một trong những phương pháp thực tập là tránh nhìn và nghe những gì có thể tưới tẩm hạt giống tham dục trong ta. Phương pháp khác là quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp. Phương pháp thứ ba là thực tập con đường trung đạo, đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan: hoặc kham khổ quá, hoặc hưởng thụ nhiều. Trong bài kệ thứ tám, có một chữ chép sai. Đó là chữ tiêm (尖) có nghĩa là mũi nhọn, chép nhầm thành chữ vị (未), làm cho câu kinh mất nghĩa. Hai chữ viết na ná như nhau cho nên có sự nhầm lẫn. |
Sn 4.3: Dutthatthaka Sutta — Corrupted Kinh Sân Hận tám kệ (Sn 153) [780-787] 780. Thật có một số người 781. Người ước muốn dắt dẫn, 782. Người không có ai hỏi, 783. Vị Tỷ-kheo an tịnh, 784. Với những ai các pháp, 785. Đối với các thiên kiến, 786. Vị tẩy sạch loại bỏ, 787. Với ai có chấp thủ, |
Kinh Buông Bỏ Sở Tri Và Ngôn Từ 1. Mình còn mang theo tà niệm mà cứ lo chỉ trích người khác (về những sai lầm thiếu sótcủa họ). Mình chỉ ham đề cao cái thấy của mình về sự thật. Khi gặp được một vị chân tuđích thực, thì mình thấy rằng vị ấy chẳng quan tâm gì tới chuyện thị phi và hơn thua cả. 2. Làm sao sử dụng được công phu hành trì của mình để buông bỏ tham dục trong cuộc đời? Làm sao đạt tới được cái đức hạnh cao quý và vượt thoát mọi nhu yếu tranh cãi? Làm sao chế ngự được tham dục? Người ta sẽ đặt cho mình những câu hỏi (thực tế) như thế. 3. Giả dụ có người, không ai hỏi mà tự khoe là mình giữ giới và thực tập giỏi, người ta sẽ nghi rằng người này không nói thật và không đi đúng vào con đường của đạo pháp. Vì vậy những ai muốn học hạnh sa môn phải biết lo tự tịnh hóa mình trước. 4. Đã thực sự dừng lại rồi, và để không còn bị kẹt vào cuộc đời thế tục thì phải thường tự nhắc nhở là mình phải nắm giữ giới luật cho vững chắc. Phải có đức tin nơi đạo pháp, không nên chỉ ba hoa lo dạy đời. 5. Giáo pháp nói lên không có gì bí hiểm mà cũng không bị hư nát. Khi giảng dạy đừng đưa cái ngã của mình lên, không nên vì vui mà dạy, vì giận mà không dạy. Phải thấy được trong sự hành trì của mình không có gì sai lạc và rơi rụng. Nếu mình không bị kẹt vào cái ý riêng của mình thì còn gì để mừng hoặc để giận? 6. Những cái gì ta đã ngỡ là của ta, cần được buông bỏ. Những giáo pháp minh sátcần phải nắm lấy để hành trì. Nếu tha thiết muốn có lợi ích chân thực thì mình sẽ đạt được tuệ giác về không, bởi vì nhìn vào các pháp và thấy được tướng không của chúng cho nên mình biết tất cả vốn là không. 7. Không nên vướng vào bất cứ một xứ nào (của bốn thiền về sắc giới), trong đó có vô sở hữu xứ. Hành trì mà không có ý định sinh về một trong ba cõi. Nếu tất cả những gì vô minh và điên đảo đã được đoạn trừ thì làm sao cái hành của mình lại còn mang tính cách xứ sở? 8. Ý niệm về “có” được phá vỡ tan tành; ngôn ngữ để sử dụng giải bày cũng không còn bị vướng mắc. Đã không bị vướng mắc, đã có khả năng buông bỏ (mọi ý niệm) thì cái hành của mình sẽ có công năng đưa mình tới cái tuyệt đối không kỳ thị. Đại Ý Kinh này tuy cũng chỉ có tám bài kệ nhưng ý tứ rất sâu sắc. Câu nói: giáo pháp không có gì bí mật (che giấu) và không có gì hư nát là từ kinh này. Một vị mâu ni chân thựckhông quan tâm đến chuyện thị phi và đắc thất. Vị ấy không có nhu yếu tranh cãi và gặt hái tiếng khen. Vị ấy lo tự tu tự độ để có giải thoát trước, chứ không ba hoa lo dạy đời. Vị ấy có khả năng buông bỏ sở tri của mình, cho nên khi được khen không mừng mà khi bị chê cũng không giận. Kinh này đã nói tới tuệ giác không. Nhìn vào tướng trạng các pháp, thấy được tướng không của các pháp cho nên vị mâu ni vượt thoát được ý niệm về có và đồng thờicũng vượt được ý niệm về không như là ý niệm vô sở hữu xứ. Kinh này cũng đã nói tới sự phá vỡ các khái niệm trong đó có khái niệm có và khái niệm không, và nhất là đã đề cập tới ý niệm ngôn ngữ đạo đoạn, ta không nên bị kẹt vào ngôn từ. Cuối cùng kinh này cũng đã nói tới sự buông bỏ (xả) để đạt tới cái không còn kỳ thị. |
Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta — On Purity/Pure Kinh Thanh Tịnh tám kệ (Sn 154) [788-795] 788. Ta thấy vị thanh tịnh, 789. Nếu thanh tịnh con người, 790. Bà-la-môn không nói, 791. Từ bỏ tri kiến cũ, 792. Người tự mình chấp nhận, 793. Vị ấy đạt thù thắng, 794. Họ không tác thành gì, 795. Với vị Bà-la-môn |
Kinh Buông Bỏ Khổ Lạc Và Nhiễm Tịnh Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ tư, Đại Tạng Tân Tu 198 (tương đương với Suddhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 788-795) 1. “Tôi đã được chuyển hóa và trị liệu.” Có kẻ tin rằng hễ thấy được (bốn) sự thật thì mình tự nhiên được tịnh hóa. Những kẻ tin rằng cái kiến thức mình có chính là cái chuyển hóa và trị liệu, những kẻ ấy chưa thực sự chứng nhập được khổ đế và tập đế. |
Sn 4.5: Paramatthaka Sutta — On Views/Supreme Kinh Tối Thắng tám kệ (Sn 156) [796-803] 796. Ai thiên trú trong kiến, 797. Khi nó thấy lợi ích, 798. Người y chỉ kiến ấy, 799. Chớ có tác thành ra 800. Đoạn tận, từ bỏ ngã, 801. Với ai, hay cực đoan, 802. Đối vị ấy ở đây, 803. Họ không tác thành gì, |
Kinh Sự Thật Đích Thực-Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ năm, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Paramatthaka Sutta,Sutta-Nipàta 796-803 1. Mình còn mờ mịt mà cứ nói rằng kẻ kia chẳng bằng mình. Vướng víu si mê, cứ để tháng ngày trôi qua, bao giờ mới có cơ hội thấy rõ chân lý? Chưa có pháp môn tu đạomà cứ nói mình đã thực tập xong xuôi. Tâm còn loạn động, chưa biết hành trì, bao giờ mình mới có được kiến giải thực sự? 2. Cứ nghĩ rằng người khác phải hành trì theo cái hành trì của mình. Tự cho rằng cái thấy, cái nghe và cái thực tập của mình là không ai bằng được. Chính mình đang bị sa đọa và ràng buộc vào trong năm cái hang động dục lạc của cuộc đời mà mình vẫn cứ ba hoa nói mình hơn người. 3. Còn ôm chặt si mê và vọng tưởng mà cứ tưởng rằng mình đã đạt tới chỗ chí thiện. Cái học hỏi và sự thực tập của mình còn sai lạc mà mình lại cứ ham muốn độ đời. Những gì thấy, nghe, suy nghĩ, và cả những nghi lễ và cấm giới mà mình hành trì, mình vẫn còn bị kẹt vào đấy, chưa thoát ra khỏi. 4. Bậc thức giả thấy người thế gian đi theo con đường ấy thì nhất quyết không chịu đi theo. Ta chỉ nên hành trì theo chánh niệm và trong khi hành trì phải hết sức thận trọng. Đừng cho rằng mình bằng người, hơn người hoặc thua người. 5. Cái bây giờ mình không nắm bắt, cái sau này cũng tuyệt đối không làm mình vướng bận. Buông bỏ mọi chủ thuyết, mọi ý tưởng, một mình đi trong tự do. Tuy vẫn có cái biết và cái thấy, nhưng thường quán chiếu để không bị kẹt vào chúng. 6. Không kẹt vào cái nhìn lưỡng nguyên, không kẹt vào ý niệm thọ mạng, ý niệm về đời này và đời sau, kẻ trí giả đi theo con đường trung đạo, quán chiếu các pháp để đạt tới thiền định chân chính. 7. Phải quán chiếu về những gì thấy, nghe và cảm nhận để đừng khởi lên tà niệm và bị kẹt vào tri giác sai lầm. Dùng trí tuệ để quán chiếu tâm ý và đối tượng tâm ý để buông bỏ được tất cả, không còn bị vướng vào một pháp nào trong thế gian. 8. Nếu các pháp đều không thực sự hiện hữu, thì còn pháp hành trì nào nữa để cho ta kẹt vào? Phải biết tìm trong pháp hành trì của mình cái đệ nhất nghĩa đế, cái sự thậtđích thực. Không bị kẹt vào nghi lễ và giới cấm, không cho đó là chân lý, nhờ đó mà vượt qua được bờ bên kia, không bao giờ còn trở lại chốn sinh tử.
Kinh này cũng chỉ có tám bài thi kệ, và cũng nối tiếp được giáo nghĩa của các kinh đi trước một cách liên tục. Khi mình ôm ấp một cái thấy, một chủ thuyết rồi cho đó là chân lý tuyệt đối thì mình sẽ có thái độ khinh mạn đối với những người khác và những cái thấy của họ. Mình không chịu tu tập mà chỉ muốn đi truyền bá cái lý thuyết của mình. Một vị khất sĩ chân chính, một vị phạm chí chân chính không thể đi theo con đường ấy. Phải buông bỏ sở tri, phải thực tập để thoát ra khỏi hang động của ham muốn, và phải đạt tới tuệ giác vô ngã để phá tan cả ba thứ mặc cảm là hơn người, thua người và bằng người. Còn chấp vào một cái ngã thì còn so sánh, còn so sánh thì còn mặc cảm. Những mặc cảm ấy gây khổ đau và bệnh hoạn. Theo đạo Bụt, không những mặc cảm thua người đưa tới bệnh tật và khổ đau, mà mặc cảm hơn người và bằng người cũng chứng tỏrằng ta chưa thoát ra khỏi khổ đau và bệnh tật. Ta có những cái biết và cái thấy, nhưng ta không cần phải bị kẹt vào những cái ấy, thì ta mới có tự do và mới có cơ hội đi lên. Đó là giáo lý buông bỏ sở tri; sở tri là cái thấy, cái thấy ấy nếu ta bị kẹt vào là ta mất tự do, là ta không còn cơ hội đi lên. Bài kệ thứ sáu nói tới con đường trung đạo, vượt qua cái nhìn lưỡng nguyên (sinh diệt, có không v.v...), vượt qua ý niệm thọ mạng (kiếp này và kiếp sau) và mở cửa cho giáo lý của kinh Kim Cương Bát Nhã sau này. Bài kệ thứ tám nói về cái không của các pháp (các pháp không thực sự hiện hữu) và cái sự thật đích thực tức là đệ nhất nghĩa đế. Đây chính là hạt giống của giáo lý trí tuệ vượt qua bờ bên kia (cầu vi đế, độ vô cựcchúng bất hoàn). Vị đạo sĩ đạt được cái thấy bất nhị rồi thì không còn nắm bắt cái bây giờ và vướng bận vào cái sau này, vị âý sẽ có thong dong thật sự. Vì kinh này có hơi hướng của Bát Nhã Ba La Mật cho nên thầy Tăng Hội đã đưa nó vào trong phần Minh Độ Vô Cực của kinh Lục Độ Tập do thầy biên dịch. Ta có thể đọc kinh này trong quyển thứ tám của Lục Độ Tập Kinh, kinh thứ 89. Kinh Kính Diện Vương ở Lục Độ Tập Kinh được sao chép kỹ lưỡng nên có ít sai sót hơn, và nhờ thế dễ dịch hơn. Xin mời các vị độc giả so sánh hai bản đã được giữ lại trong Hán tạng của kinh này. |
Sn 4.6: Jara Sutta — On Decay/Old Age (VI) Kinh Già (Sn 158) [804-813] 804. Sinh mạng này ngắn thay, 805. Loài Người sầu vì ngã, 806. Vì loài Người nghĩ rằng 807. Như những gì hiện lên, 808. Các loại hạng người ấy 809. Tham đắm cái của ta, 810. Đối với vị Tỷ-kheo 811. Vị ẩn sĩ không tựa, 812. Giống như một giọt nước, 813. Do vậy bậc tẩy sạch, |
Kinh Buông Bỏ Ân Ái Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ sáu, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Jarà Sutta, Sutta-Nipàta 804-813 1. Kiếp người rất ngắn ngủi 2. Lạc thú sinh lo lắng 3. Không có gì mà cơn lũ của cái chết không cuốn theo nó. Những gì ta ham muốnngày xưa, những gì mà ta trân quý như một cái ta, nếu lấy trí tuệ quán chiếu để tìm rasự thật ta sẽ thấy rằng cái này không phải là ta, và ta không phải là cái này. 4. Những lạc thú của cuộc đời cũng giống như những gì ta thấy trong một giấc mơ. Thức dậy rồi thì không còn thấy gì nữa. Những gì mà người đời đang tham cầu cũng thế. Một khi tâm thức hết biểu hiện thì còn có gì nữa đâu? 5. Tên tuổi người ấy ta còn nghe, nhưng người ấy đã đi rồi. Người ấy dễ thương hay không dễ thương, bây giờ ta cũng không trông thấy nữa. Người ấy đã rời bỏ cuộc đời, người ấy đã đi về đâu? Thần thức đã đi, chỉ có cái tên còn ở lại. 6. Buồn giận nhau, yêu thương nhau, rồi ghen ghét nhau. Người ta không buông bỏđược cái vướng mắc vào tham ái. Bậc trí giả biết vậy cho nên buông bỏ ân ái. Lìa xa được sự sợ hãi và đạt tới cõi an lành. 7. Vị khất sĩ phải sống với sự thực, đừng đánh mất chánh niệm. Phải xa lìa ái dục, biết rằng hình hài này thế nào cũng có ngày hủy diệt. Phải thực tập đừng đuổi theo những đối tượng sắc dục. Phải quán chiếu tâm ý trong tâm ý. Trên con đường tìm cầu chân lý, đừng dừng lại bất cứ ở đâu. 8. Không dừng lại cũng là pháp môn hành trì của các bậc tôn đức. Cái thương, cái ghét, cái tỵ hiềm, cái buồn và cái lo không động được tới mình. Như những giọt nước rơi xuống không giọt nào dính vào được đóa sen. 9. Không vướng mắc, cũng không trông cầu. Những gì thấy và nghe có tính cách bất chính ta không ái trước. Cả đến cái giải thoát mà ta cũng không tìm cầu thì ta còn tìm cầu gì những cái ô nhiễm? 10. Không vướng vào tham ái, (trong sáng) như một đóa sen. Tuy mọc lên từ bùn nhưng bùn không động tới được. Bậc tôn quý trên đời cũng hành xử như thế. Những gì nghe và thấy cũng giống như những gì chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ nghe.
Kinh này nói tới cái lo và cái sợ. Dù mình đang hưởng thọ lạc thú, mình cũng nơm nớplo sợ không biết ngày mai mình còn giữ được cái ngày hôm nay không. Dù mình đang có ân ái, mình cũng nơm nớp lo sợ không biết ngày mai người thương của mình có còn hay không. Nhìn cho kỹ thì đối tượng của lạc thú cũng như đối tượng của yêu thương đều là vô thường, còn đó rồi mất đó như một giấc mơ. Khi người mà ta thương yêu không còn đó nữa, thì dù ta có khóc thương cách mấy người ấy cũng không sống lại được. Các vị khất sĩ phải buông bỏ ân ái, đi như một con người tự do, đừng để bất cứ một hình ảnh hay một âm thanh làm vướng bận. Đừng đuổi theo một đối tượng ái dục. Trên con đường đi tới giải thoát không nên dừng lại vì một đối tượng ân ái, dù chỉ là trong khoảnh khắc. Đừng để cái thương, cái ghét, cái buồn, cái lo đụng tới mình. Chính cái giải thoát mà ta cũng không bị vướng mắc vào thì tại sao ta để cho ta vướng mắc vào những cái ô nhiễm? |
Sn 4.7: Tissa Metteyya Sutta — Tissa Metteyya - (VII) Kinh Tissametteyya (Sn 160) [814-823] 814. Tissa Metteyya, 815. Thế Tôn nói như sau: 816. Ai trước sống một mình, 817. Tiếng tốt có từ trước, 818. Chi phối bởi suy tư, 819. Bị người khác buộc tội, 820. Được danh là Hiền trí, 821. Thấy nguy hại như vậy, 822. Hãy học tập viễn ly, 823. Sở hành bậc ẩn sĩ, |
Kinh Xa Lìa Ái Dục Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ bảy, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Tissametteyya Sutta, Sutta-Nipàta 814-823 1. Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của bao nhiêu si mê lầm lỗi, những si mê lỗi lầmnày ngăn không cho mình tiếp tục đi tới trên con đường Đạo rộng thênh thang. Xin đức Thế Tôn giáo giới cho chúng con, để chúng con có thể hành trì và lìa xa được mọi hệ lụy gây nên do sắc dục. 2. Khi tâm ý đã bị ám ảnh bởi hình bóng một đối tượng ái dục thì chúng con thườngquên mất lời truyền dạy của đức Thế Tôn. Chúng con đánh mất con đường chánh mà chúng con muốn đi, ngay cả những lúc chúng con ngủ nghỉ. Và chúng con cũng quên mất thứ tự trước sau trong công phu hành trì tu tập. 3. Người xuất gia là người đi một mình với cái tâm ban đầu với chủ đích là khám phácho ra được Chân Đế, nhưng sau đó một thời gian có thể đi ngược lại với lý tưởng của mình một khi bị vướng vào ái dục. Cũng như cỗ xe kia không còn chịu đi trên con đường thẳng mà bắt đầu lăn xuống hố, người xuất gia ấy không còn khả năng phân biệt được chánh tà. 4. Ngày xưa vị ấy đã từng được tôn kính và yêu mến vì giá trị đạo đức của mình, nhưng bây giờ vị ấy đã đánh mất tất cả những cái tốt đẹp đó. Thấy được sự thật này, ta phải hết lòng tu tập, quyết tâm xa lìa con đường ái dục. 5. Ta hãy nên quán chiếu về cái lợi và cái hại của sắc dục, phải thấy được một khi đã vướng vào sắc dục rồi thì ta sẽ đi về đâu. Phải lắng nghe những lời dạy tuệ giác liên hệ tới vấn đề này để đề cao cảnh giác. Phải thực tập chánh tư duy để thấy được những thống khổ và những hổ thẹn mà sắc dục có thể đem lại cho ta. 6. Cái hành của ta phải đi theo với cái thấy của ta. Phải học phép độc cư, đừng bao giờ để xảy ra sự chung đụng trái phép. Vướng vào sắc dục sẽ sinh ra tà loạn, khiến cho kẻ hành giả đánh mất đi tất cả năng lượng dũng mãnh của chính mình. 7. Kẻ phạm giới luôn luôn mang theo trong lòng sự sợ hãi. Giây phút giao hoan ngắn ngủi, nhưng cái sợ hãi này phải mang lấy lâu dài. Đã trót vướng vào cái lưới rồi, mình phải liên tiếp nói lên những lời gian dối không thật. 8. Thấy được những hệ lụy gây nên do sự phạm giới, ta phải giữ mình và đừng bao giờ tự phụ là mình đã giỏi. Vị mâu ni kiên trì trên con đường sống độc cư của mình, khi đi cũng như khi về. Vị ấy hướng về nẻo sáng mà đi, không bị tập khí si mê lôi kéo. 9. Sống một mình để đi trên con đường hướng thượng tìm cầu chân lý. Ta đã có con đường rồi nhưng ta không nên tự kiêu. Tuy chưa thực chứng được Niết Bàn, nhưng ta đã ở sát ngay bên cạnh Niết Bàn rồi. 10. Nên phát khởi tâm nguyện vượt cao đi xa, không dừng lại ở cõi sắc và cõi vô sắc. Theo lời đức Thiện Thệ chỉ dạy, ta quyết tâm vượt ra ngoài cõi khổ. Được như thế thì bao nhiêu cám dỗ sắc dục của cuộc đời cũng sẽ không làm gì được ta.
Kinh này gồm mười hai bài kệ. Kinh này cũng nối tiếp đề tài của kinh trước, nói về buông bỏ ân ái. Người xuất gia tuy không còn sống cuộc đời lứa đôi nữa, nhưng vẫn phải đương đầu với vấn đề ái dục, bởi vì năng lượng ái dục là năng lượng tự nhiêncủa con người, mình vẫn phải đối phó, dù mình đã là người xuất gia. Bụt dạy thầy Di Lặc phải thực tập vững chãi các giới điều và uy nghi, đừng để xảy ra sự chung đụng trái phép. Đừng tự phụ là mình đã giỏi, không cần tới những “chi tiết nhỏ nhặt” của giới luật và uy nghi. Phải phát đại nguyện vượt cao, đi xa, và tâm Bồ Đềấy sẽ bảo hộ cho mình. Và phải luôn luôn quán chiếu để thấy những hệ lụy mà sắc dục đem lại. Vướng vào sắc dục rồi, mình sẽ như một cỗ xe không còn đi đường thẳng nữa mà bắt đầu lăn xuống hố, mình không tiếp tục được sự hành trì, mình phải chịu mất đi sự tin tưởng và quý chuộng của các bạn đồng tu, mình bắt buộc phải nói những lời gian dối, chịu đựng rất nhiều thống khổ và những hổ thẹn, tất cả đều là do sắc dục đem đến.
|
Sn 4.8: Pasura Sutta — To Pasura (VIII) Kinh Pasùra (Sn 161) [824-834] 824. Ở đây chính thanh tịnh, Họ thuyết giảng như vậy, Họ nói trong pháp khác, Không có sự thanh tịnh, Họ nói chỗ y chỉ, Ở đây là thanh tịnh, Họ rộng rãi an trú, Trong sự thật của mình. 825. Những ai muốn tranh luận, Sau khi vào hội chúng, Họ công kích lẫn nhau, Họ gọi nhau là ngu, Họ đi đến người khác, Và khởi lên tranh luận, Họ muốn được tán thán, Họ gọi chúng thiện xảo. 826. Ham mê thích tranh luận, Ở giữa các hội chúng, Ước muốn được tán thán, Họ sợ hãi thất bại, Khi bị đánh thất bại, Họ trở thành rủn chí, Bị chê, họ nổi giận, Kẻ tìm lỗi người khác. 827. Khi các nhà thẩm sát, Phê bình các câu hỏi, Tuyên bố cuộc tranh luận, Đi đến chỗ thất bại, Kẻ nói lời hạ liệt, Than khóc và sầu não, Họ rên rỉ than van, Nó đã đánh bại ta. 828. Giữa các vị Sa-môn, Các tranh luận khởi lên, Trong các tranh luận này, Có chiến thắng chiến bại. Do thấy rõ như vậy, Không vui thích tranh luận Dầu có được tán thán, Cũng không lợi ích gì. 829. Hay trong tranh luận này, Nó được lời tán thán, Sau khi đã nói lên, Chính giữa các hội chúng. Do vậy nó vui cười, Nó tự hào kiêu hãnh, Đạt được mục đích ấy, Như tâm ý nói lên. 830. Cái làm nó cống cao, Cũng là đất hại nó, Tuy vậy nó vẫn nói, Lời cống cao kiêu mạn, Khi thấy được như vậy, Hãy đừng có tranh luận, Bậc thiện xảo nói rằng, Thanh tịnh không do vậy. 831. Cũng như bậc anh hùng, Nuôi dưỡng đồ ăn vua, La hét muốn tìm cầu, Một địch thủ anh hùng, Ôi anh hùng hãy tránh, Chỗ nào có vị ấy, Từ trước đã không có, Sự đấu tranh như vậy. 832. Những ai chấp tri kiến, Tranh luận về kiến ấy, Tuyên bố thuyết giảng rằng: Chỉ đây là sự thật, Ông hãy nói với họ, Ở đây không tranh luận, Ông hãy nói thêm rằng Ở đây không địch thủ. 833. Cuộc chiến đấu đã tàn, Những ai sống như vậy, Không có sự va chạm, Giữa kiến này kiến khác, Hỡi này Pasùra! Ông được gì nơi họ, Với người không chấp thủ, Một sự gì tối thượng? 834. Vậy Ông hãy đi đến, Suy tư ngẫm nghĩ kỹ, Với tâm ý suy tư, Trên những loại tri kiến, Hãy hoà đồng chung hợp, Với bậc đã tẩy sạch, Ông không có thể không Cùng vị ấy tiến bước. |
Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ tám, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Pasùra Sutta, Sutta-Nipàta 824-834 1. Tự mình cho là mình đã có pháp thanh tịnhcao nhất, kẻ khác không ai có tuệ giác lớn bằng mình. Kẹt vào cái sở tri của mình và thích thú với cái ý nghĩ là mình đã nắm được chân lý, thái độ ấy đưa người ta đến sự hành trì sai lạc. 2. Trong những buổi hội họp thường muốn tỏ ra rằng mình hơn người. Ai cũng cứ nói rằng kẻ kia còn là những người u tối. Lòng cứ đinh ninh là mình có chân lý, nhưng mình không thực sự biết là mình đang nói gì. Cứ thế mọi người đặt cho nhau những câu hỏi về chân lý và hy vọng là phía bên kia người ta sẽ không thể trả lời những cật vấn của mình được. 3. Trong đám đông, họ cật vấn nhau, họ đặt lại những câu hỏi gây khó khăn trong các buổi tranh luận. Khi bị dồn vào thế không trả lời được, người ta nổi cơn giận dữ tại vìđối với những vấn đề gọi là nan giải, ai cũng cho là mình hay nhất. 4. Lúc bấy giờ, trong sự thực tập của mình, mình bắt đầu có sự nghi ngờ tự cho mình là đã đi sai lạc và bắt đầu có tâm hành hối hận. Trong giọng nói của mình, bắt đầu có sự mất tự tin và không còn tin tưởng vào cái biết của mình nữa. Cuối cùng, cái thao thức muốn đặt những câu vấn nạn kia chẳng giúp ích được gì cho chính mình. 5. Buồn rầu, lo lắng và khổ đau khi thấy mình thua cuộc. Mình ngồi không vui mà nằm xuống cũng còn ấm ức hoặc hối hận. Cái công phu học hỏi của mình xưa nay vốn là sai lạc cho nên mới đưa tới những lời nói và những ý định như thế. Một khi thấy mình bị lép vế trong cuộc tranh luận rồi thì mình lại rơi vào mặc cảm thua kém. 6. Thấy điều ấy rồi thì mình ngậm miệng lại, không dám nói nữa bởi vì mình biết nếu gấp gáp nói ra một điều gì nữa thì vấn nạn lại do đó mà phát sinh. Vì có chủ ý vấn nạncho nên mới phát sinh ra những cuộc tranh chấp, nguyên do cũng chỉ vì mình muốn được khen ngợi, được nổi bật giữa đám đông. 7. Những lời ngợi khen đẹp đẽ kia làm phát sinh sự thích thú cho nên ai cũng bị kẹt vào. Chính thái độ tự cao tự đại của mình làm cho mình rơi xuống thấp. Không chịu lắng nghe học hỏi thì làm sao ta có thể đi lên? 8. Nếu quả thực có tâm tu học thì ta sẽ không có nhu yếu tranh luận như thế. Không đi theo con đường (tranh luận) kia thì ta sẽ có cơ hội đi tới giải thoát tốt đẹp. Nếu cứ ỷ vào (cái hay, cái giỏi của mình) thì sẽ có nhu yếu năng nổ đi tìm một đối tượng mà mình muốn nạn vấn hơn thua.
Đại ý Con đường tu đạo là con đường tịnh hóa. Nếu mình cho con đường của mình là cao nhất, nếu cho rằng mình đang đứng trên đỉnh cao trí tuệ thì chính mình đang bị kẹt, và sự hành trì của mình có thể là đang sai lạc. Mình có khuynh hướng muốn tranh luậnvà chứng tỏ là mình đúng, tất cả những kẻ khác đều sai lầm. Tranh luận mà thắng thì cảm thấy hả hê, nhưng chính cái hả hê đó sẽ làm cho mình rơi xuống hố sâu của mặc cảm. Phần lớn người ta chỉ ham chuộng lời hay ý đẹp và họ nghĩ cái ấy là đã đủ với họ. Họ không biết đó chỉ là đồ trang sức. Đó chỉ là cái thứ hoa không bao giờ kết trái. Đây là hình ảnh rất thiết thực được đưa ra trong bài thi kệ thứ chín. Nếu mình có nhu yếu tu học, nếu mình có khả năng lắng nghe và học hỏi thì mình sẽ không có nhu yếu tranh luận hơn thua. Trong kinh này Bụt chỉ dẫn những điều ta cần làm. Thứ nhất là phải phát tâm tìm cầu cánh cửa giải thoát. Thứ hai là những gì mình nói ra phải đi theo với pháp môn mình thực tập. Thứ ba là phải tìm cầu ánh sáng: chỉ có ánh sáng mới xua đuổi được bóng tối u minh, xua đuổi được tri giác sai lầm. Mà cách thức tìm cầu ánh sáng hay nhất là quán chiếu tất cả những đối tượng của tâm ý. Điều này được nói tới trong bài thi kệ thứ mười hai. Ánh sáng của con đom đóm không phá tan được màn vô minh, phải có ánh sáng của trí tuệ Ba La Mật. |
Sn 4.9: Magandiya Sutta — To Magandiya (IX) Kinh Màgandiya (SN 163) [835-847] Thế Tôn: 835. Sau khi thấy khát ái, Bất lạc và tham đắm, Không thể có ưa muốn, Đối với sự dâm dục. Sao, với bao đầy tràn, Nước tiểu, phân uế này, Ta không có ước muốn, Với chân động chạm nó. Màgandiya: 836. Nếu Ngài không ước muốn: Ngọc báu như thế này, Nữ nhân được mong cầu, Bởi rất nhiều đế vương, Hãy nói như thế nào, Là tri kiến của Ngài, Giới cấm và sinh mạng, Cùng sự hữu phát sanh. Thế Tôn: 837. Thế Tôn liền trả lời, Cho Màgandiya, Với Ta không có nói, Ta nói như thế này, Sau khi quán sát kỹ Sự chấp thủ trong pháp, Trong tất cả tri kiến, Ta không có chấp trước, Ta thấy sự cất chứa, Tịch tịnh trong nội tâm. Màgandiya: 838. Màgandiya nói: Các lý thuyết quyết định, Ngài nói vị ẩn sĩ, Không nắm giữ thuyết nào. Còn về ý nghĩa này, Của hai chữ nội tịnh, Thế nào là bậc Hiền trí, Hiểu biết hai chữ ấy? Thế Tôn: 839. Thế Tôn nói như sau: Này Màgandiya, Không phải từ tri kiến, Từ truyền thống, từ trí, Không phải từ giới cấm, Thanh tịnh được đem đến. Người ta nói như vậy, Nhưng cũng không phải là Không kiến, không truyền thống, Không trí, không giới cấm, Từ bỏ tất cả chúng, Không chấp thủ sự gì, Bậc thiện không y chỉ, Không ước muốn sanh hữu. Màgandiya: 840. Màgandiya nói: Nếu không từ tri kiến, Từ truyền thống, từ trí, Không phải từ giới cấm, Thanh tịnh được đưa đến. Người ta nói như vậy, Cũng không phải không kiến, Không truyền thống, không trí, Không giới luật giới cấm, Thanh tịnh được đem đến Con nghĩ rằng pháp vậy, Là pháp kẻ ngu si, Vì rằng thật có người, Nhờ kiến đến thanh tịnh. Thế Tôn: 841. Thế Tôn nói như sau: Này Màgandiya, Nếu y vẫn tri kiến, Ông còn tiếp tục hỏi, Chính do những chấp thủ, Đi đến sự ngu si, Từ đó, Ông không thấy, Một chút gì về tưởng, Do vậy, Ông chớ thấy, Tất cả là ngu si. 842. Bằng ta thắng hơn ta, Hay thấp kém hơn ta, Ai suy nghĩ như vậy, Do vậy đấu tranh khởi, Ai không bị dao động Bởi ba vấn đề ấy, Như vậy, đối vị ấy, Không bằng, không thù thắng. 843. Sao Bà-la-môn ấy Lại nói: "Đây sự thật ", Đây chính là nói láo, Để gây nên tranh luận, Với ai không hề có, Bằng nhau, không bằng nhau. Do đâu nó có thể, Mắc vào tranh luận được. 844. Đoạn tận mọi nhà cửa, Sống là kẻ không nhà, Ẩn sĩ không thân thiết, Với một ai ở làng, Trống không các dục vọng, Không xem trọng sự gì, Không nói chuyện tranh luận, Với một ai ở đời. 845. Vị ấy sống viễn ly, Mọi sự việc ở đời, Bậc Long tượng không chấp, Và không nói đến họ. Như hoa sen có gai, Sanh ra ở trong nước, Không bị nước và bùn, Mắc dính và thấm ướt. Như vậy bậc ẩn sĩ, Nói an tịnh, không tham, Không bị dục và đời, Mắc dính và thấm ướt. 846. Bậc trí, không do kiến, Cũng không do thọ tưởng, Đi đến sự kiêu mạn, Không có tham dự vào, Không để cho hành động, Cho truyền thống dắt dẫn, Không để bị chi phối, Trong trú xứ của ý. 847. Người không ưa thích tưởng, Không có bị trói buộc, Vị được tuệ giải thoát, Không có sự si mê, Và những ai chấp thủ, Tư tưởng và tri kiến, Người ấy sống xung đột, Với mọi người ở đời. |
Kinh Nhân Cách Của Một Vị Mâu Ni 1. Ngày xưa có ba cô con gái (của Ma VươngBa Tuần) đến cám dỗ nhưng tôi đã chẳng mảy may động lòng. Bây giờ nếu thấy được (đối tượng ái dục chỉ là) những cái túi đựng đầy máu, mỡ, phân và nước tiểu thì mình đâu còn muốn đụng tới, dù là với bàn chân của mình? 2. Tôi đã từng nói rằng một khi đã bị vướng vào vòng ái dục thì mình không còn tâm ý để hành trì được pháp môn, và để thực tập được nội quán. Tuy có nghe và tuy có biết rằng chạy theo ái dục là chuyện không nên làm nhưng mình vẫn chưa nhàm chánđược. Một khi bên trong tâm mình chưa dừng lại được thì bên ngoài mình vẫn đi tới để tiếp tục gây thêm khổ đau. 3. Cái vẻ xinh tươi mượt mà ấy chỉ có ở ngoài da, bậc trí giả không bị nó lừa dối. Ta phải quán chiếu cả bên trong lẫn bên ngoài. Có một chút thông minh mình sẽ thấy rằng (đắm say như thế) đó là một lối hành xử u mê. 4. Những gì mình học và mình thấy chưa hẳn đã là tuệ giác. Hành trì giới cấm và lễ nghi chưa hẳn đã làm cho mình thanh tịnh. Dù không học gì, không thấy gì, nhưng mà không khư khư giữ ý riêng của mình và không xao lãng công phu hành trì của mình, thì người ta mới có khả năng tự tịnh. 5. Những kiến thức bây giờ đang có, nên buông bỏ đi, đừng ôm chặt lấy, mặc người ta có nói ra nói vào gì thì nói, mình cứ im lặng mà đi. Những gì mình nghe và thấy qua năm giác quan có tác dụng gây phiền não thì mình phải biết dẹp qua một bên. Tuy thực tập giới, định và tuệ nhưng đừng nghĩ lầm rằng nghi lễ và cấm giới đủ đem lại cho mình sự thanh tịnh. 6. Những lý thuyết ngoài đời đừng tiếp thu một cách u mê. Nghi lễ và giới cấm không đem lại sự tịnh hóa như người ta tưởng. Khi còn kẹt vào sự có mặt của một cái ngã thì người ta vẫn còn bị rơi vào chỗ u tối. Những chủ thuyết mà mình được nghe đâu có khả năng làm cho mình thanh tịnh? 7. Người ta có thể nói rằng những cái mà người ta nghe và thấy về chân lý, nếu nắm bắt được chúng bằng tâm ý thì có thể đạt Đạo. Đi qua tới được bờ chân lý bằng cách ấy, là chuyện khó tưởng tượng được. Và như thế thì làm sao mà khỏi phạm vào cái lỗi xem thường các bậc tôn đức chân chính? 9. Người đã đạt được tuệ giác thì không có nhu yếu nói nhiều. Đã biết các pháp đều có bản tính không tịch, thì làm gì cần phải tranh cãi nữa? Đối với bậc ấy, hoàn toàn không còn có chuyện thị phi, tà chính. Làm sao có thể nói rằng một người như thế còn có thiếu sót sai lầm? 10. Rời bỏ cơn lũ ái dục, không còn nghĩ tới các đối tượng ham muốn, kẻ thức giả đi vững chãi và kiên trì trong cuộc đời. Ái dục không còn, tâm ý đã dừng lại, thì những gì tà độc của cuộc đời đều đã bị nhiếp phục, không bao giờ còn sinh khởi trở lại trong ta. 11. Nếu muốn xa lìa thế tục, muốn chiến thắng khổ đau thì ta phải nghe lời các bậc tôn đức, phải biết cách lánh xa đừng chung đụng (với những gì xấu ác). Như đóa sen kia trong sạch mọc lên ở dưới hồ, bùn đất và bụi bặm không làm nhiễm ô và hư hoại nó được. 12. Bậc tôn đức sống an ổn, không ham muốn gì, không còn vướng bận vào bất cứ một cái gì trong trần thế, cũng không bị lay chuyển bởi những đối tượng của ký ức và tri giác. Bậc ấy tuy đang hành động và độ đời nhưng không bị kẹt vào bất cứ một lý thuyết nào. 13. Giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh, vị ấy bước đi không còn nhu yếu bàn luận gì về chuyện đời, kể cả chuyện quá khứ, vị lai và hiện tại, không còn bị vướng vào một tư kiến nào nữa. Đi theo tuệ giác vững chãi của mình, vị ấy đạt tới thảnh thơi, nhưng không bao giờ giải đãi. Điều phục được tâm ý, không bị vướng mắc vào các chủthuyết, trong ba cõi, vị ấy đi từng bước thảnh thơi và không có nhu yếu nói năng gì. Đại Ý Kinh này nối tiếp kinh thứ bảy, kinh Xa Lìa Ái Dục, và đưa ta đi xa hơn. Dấu hiệu đầu tiên của một vị xuất gia chân chính là xa lìa ái dục, không bị cái vẻ xinh tươi mặn mà ở ngoài da đánh lừa, không bị cuốn theo ái dục, như thế mới có thể đi tới trên đường sự nghiệp giác ngộ. Dấu hiệu thứ hai là vị ấy không bị kẹt vào giới cấm, lễ nghi và những gì mình đã học hỏi, kể cả giáo thuyết. Những cái ấy có thể là một phần hành trì của mình nhưng chúng chưa phải là tuệ giác, là giải thoát, là sự tịnh hóa đích thực. Qua được bờ chân lý không phải bằng sự thực tập chuyển hóa mà chỉ bằng sự học hỏi lý thuyết, chuyện này không thể xảy ra. Đó là ý của bài thi kệ thứ bảy. Dấu hiệu thứ ba của một vị khất sĩ thành công là vị ấy không còn phân biệt chấp ngã, do đó không còn mặc cảm hơn người, thua người hay bằng người. Dấu hiệu thứ tư là vị ấy không có nhu yếu tranh cãi hơn thua. Dấu hiệu thứ năm là vị ấy tuy sống trong cuộc đời mà không bị những ô nhiễm của cuộc đời động tới, như hoa sen mọc dưới hồ không bị bùn lầy làm ô nhiễm và hư hoại. Hình ảnh này được trình bày trong thi kệ thứ mười một. Dấu hiệu thứ sáu là vị ấy rất thảnh thơi, không vướng bận quá khứ và tương lai ; ba nghiệp thanh tịnh, vị ấy bước đi từng bước thảnh thơi và im lặng tuyệt đối, không có nhu yếu khoe khoang và tranh cãi. |
Sn 4.10: Purabheda Sutta — Before the Break-up of the Body [848-861] (X) Kinh Trước khi bị hủy hoại (Sn 166) Người hỏi: 848. Người sống đời an tịnh, Kiến và giới thế nào? Con hỏi Gotama, Là bậc người tối thượng. Thế Tôn: 849. Thế Tôn đáp như sau: Ly ái trước thân hoại, Không y chỉ ban đầu, Không y chỉ cuối cùng, Không kể đến vật giữa, Không có ưa thích nào. 850. Không phẫn nộ, không sợ, Không khoa đại, không hối, Nói hòa nhã, không động, Bậc ẩn sĩ thận ngôn. Không ước vọng tương lai, Không sầu muộn quá khứ, Thấy viễn ly giữa xúc, Không để kiến dắt dẫn. 852. Sống riêng, không man trá, Không thích, không xan tham, Không xông xáo nhàm chán, Không đi đến hai lưỡi. 853. Không mê vật khả ái, Cũng không có quá mạn, Nhu hòa, nhưng ứng biện, Không vọng tín, không tham. 854. Không tu tập vì lợi, Không được lợi, không sân, Không bị ái kích thích, Không đam mê các vị. 855. Thường trú xả, chánh niệm, Ở đời, không nghĩ mình, Bằng hơn hay thua người, Vị ấy, không bồng bột. 856. Không y chỉ một ai, Biết pháp, không y chỉ, Vị ấy không có ái, Đối với hữu, phi hữu. 857. Ta gọi vị an tịnh, Không mong cầu các dục, Vị ấy không triền phược, Vượt khỏi các tham trước. 858. Vị ấy không con cái, Thú vật, ruộng, đất đai, Không có gì nắm lấy, Là ta, là không ta. 859. Phàm phu có buộc tội, Hoặc Sa-môn, Phạm chí, Vị ấy không quan tâm, Trong lời nói không động, 860. Không tham, không xan lẫn, Ẩn sĩ không nói cao, Không nói bằng, nói thấp, Không đi đến thời kiếp, Vì vị ấy vượt khỏi, Sự chi phối thời kiếp. 861. Ai không có vật gì, Không có, không sầu muộn, Không đi đến các pháp, Vị ấy gọi an tịnh. |
Kinh Vị Mâu Ni Thành Đạt Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 15, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Puràbheda Sutta, Sutta-Nipàta 848-861 1. Đã tiếp nhận đầy đủ giới pháp, chúng con phải nhận diện như thế nào và phải nói như thế nào cho đúng về bậc có chánh kiến, bậc đã được sinh ra như một vị anh hùng trên thế gian, bậc đã vượt thoát mọi ràng buộc khổ nạn? Xin đức Gotam chỉ dạy. 2. Đó là người đã buông bỏ được mọi hiềm hận về quá khứ, mọi thắc mắc lo âu về tương lai. Trong giây phút hiện tại, người ấy cũng không bị hệ lụy vào bất cứ gì, cũng không bị kẹt vào hư danh và sự tôn kính của kẻ khác. 3. Không tham đắm vào tương lai, không ưu sầu về quá khứ, người ấy trên đường mình đi đã buông bỏ mọi tham cầu, mọi tà kiến, không giữ lại một tư kiến nào. 4. Đã buông bỏ mọi sợ hãi, đã trở nên vững chãi, nuôi dưỡng được chánh tín, người ấy diệt trừ được mọi nghi nan, không tật đố, lòng hoan hỷ với những gì đang có và yêu nếp sống thảnh thơi. 5. Có khả năng tiết chế, không tham vọng, có nhiều tuệ giác, không ganh ghét ai, không nói xấu ai, không trau chuốt bên ngoài, không nói lưỡi hai chiều, người ấy buông bỏ mọi hý luận và nghi ngờ. 6. Tâm ý giải thoát, không đắm trước, lìa tư kiến, không thêu dệt hư vọng, bước đi an tường, người ấy có khả năng giải tỏa được mọi tranh chấp, không bị dục kéo đi, và đoạn trừ được mọi dục tưởng. 7. Không mưu toan để đạt tới một cái gì mình muốn, cũng không lo lắng khi mình không có cái kia, người ấy không oán giận, không bị vị ngọt của ái dục sai sử. 8. Không tự cao, thấy được tự tánh bình đẳng và vô ngã, không có mặc cảm thua người hay bằng người, biết quán chiếu, biết đình chỉ tâm ý, người ấy thấy được cái gì là thiện cái gì là ác và buông bỏ được những vọng cầu về tương lai. 9. Không kẹt vào cái đang xảy ra, không bị cột chân lại bất cứ ở đâu, người ấy biết quán chiếu, nhìn thẳng vào các pháp và không còn bị vướng mắc vào gì nữa. Dù trong cõi dục, cõi sắc hay cõi vô sắc cũng thế, người ấy luôn luôn sử dụng thông tuệ của mình, do đó không có gì mà không vượt thoát được. 10. Ái đã diệt, tâm đã tĩnh, người ấy đã vượt qua những cơn lũ lụt sầu khổ để tới bếnbờ vô ưu, không còn theo đuổi tìm cầu lạc thú gì nữa trong ba cõi. Đã cởi trói, đã buông bỏ tất cả, người ấy không còn có gì để gọi là sở đắc. 11. Không cần con trai, không cần ruộng đất, không cần trâu bò, không cần của cải, người ấy không còn gì để nắm bắt hoặc để đuổi xua. 12. Dù bị đám đông công kích, phỉ báng, xúc phạm, dù có bị các vị phạm chí và sa môn chê bai, người ấy vẫn ngồi yên bất động, vẫn cứ đường mình mình đi. 13. Không tật đố, không xan tham, dù có được thế gian tôn kính người ấy cũng không bị vướng mắc. Người ấy không tự tôn, không tự ti, không đòi bằng người, cái gì đúng pháp thì làm, phi pháp thì bỏ. 14. Thấy được tự tính không, đạt tới vô cầu, vô đắc, không còn vui cái vui phàm tụccủa thế gian, tâm ý đã thực sự dừng lại, vị mâu ni vượt thoát thời gian, đạt tới bản môn, đi vào kiếp ngoại. Đại Ý Kinh này nói về một con người xuất gia lý tưởng. Đây là một vị mâu ni, một người thành đạt trên con đường tâm linh và trở thành một bậc thầy, một người gương mẫucho tất cả những ai muốn sống một cuộc đời xuất trần thượng sĩ. Mâu Ni có nghĩa là người tĩnh lặng (tịch mịch), người đã đạt tới bình an, không còn nắm bắt, không còn trông ngóng, hoàn toàn thảnh thơi, không có nhu yếu phô trương.
|
Sn 4.11: Kalaha-vivada Sutta — Further Questions/Quarrels & Disputes (XI) Kinh Tranh luận (Sn 168) 862-877 Người hỏi: 862. Từ đâu được khởi lên, Các tranh luận, đấu tranh, Than van và sầu muộn, Cùng với tánh xan tham, Mạn và tăng thượng mạn, Kể cả với hai lưỡi, Từ đâu chúng sanh nhiều, Mong Ngài hãy nói lên. Thế Tôn: 863. Từ ái sanh khởi nhiều, Các tranh luận, đấu tranh Than van và sầu muộn, Cùng với tánh xan tham, Mạn và tăng thượng mạn, Kể cả với hai lưỡi, Các tranh luận, đấu tranh, Đều liên hệ xan tham, Những lời nói hai lưỡi, Khởi lên từ tranh luận. Người hỏi: 864. Do những nhân duyên nào, Khả ái sanh ở đời? Hay những tham lam nào, Được lưu hành ở đời? Ước vọng và thành đạt, Là do nhơn duyên nào? Khiến loài Người được sanh, Trong thời gian tương lai? Thế Tôn: 865. Do ước muốn là nhân, Khả ái sanh ở đời, Hay với những tham lam, Được lưu hành ở đời, Ước vọng và thành đạt, Do ước muốn làm nhân, Khiến loài Người được sanh, Trong thời gian tương lai. Người hỏi: 866. Ước muốn sanh ở đời Là do nhân duyên nào? Hay cả những quyết định, Do nhân nào được sanh? Phẫn nộ và vọng ngữ, Cùng với cả nghi hoặc, Hoặc là những pháp nào, Được Sa-môn nói đến? Thế Tôn: 867. Khả ý, bất khả ý, Được gọi vậy ở đời, Do y chỉ nơi chúng, Ước muốn được sanh khởi. Sau khi thấy trong sắc, Cả hữu và phi hữu, Chúng sanh mới làm được, Những quyết định ở đời. 868. Phẫn nộ và vọng ngữ, Cùng với cả nghi hoặc, Những pháp này lưu hành, Khi pháp đôi có mặt, Kẻ nghi hãy học tập, Trên con đường chánh trí, Sau khi biết các pháp, Do Sa-môn thuyết giảng. Người hỏi: 869. Khả ý, bất khả ý, Là do nhân duyên nào, Do cái gì không có, Họ không có hiện hữu. Còn về ý nghĩa này, Về phi hữu và hữu, Hãy nói cho chúng con, Nguyên nhân gì chúng sanh? Thế Tôn: 870. Do nhân duyên cảm xúc, Khả ý, bất khả ý, Nếu không có cảm xúc, Họ cũng không hiện hữu, Còn về ý nghĩa này, Về phi hữu và hữu, Ta nói cho Ông rõ, Nguyên nhân này, chúng sanh. Người hỏi: 871. Còn cảm xúc ở đời, Do nhân gì sanh khởi, Hay các loại chấp thủ, Do từ đâu sanh nhiều, Do cái gì không có, Ngã sở hữu không có, Cái gì không hiện hữu, Khiến không có cảm xúc? Thế Tôn: 872. Do duyên danh và sắc, Nên có các cảm xúc, Do nhân các ước muốn, Nên có những chấp thủ, Nếu ước muốn không có, Ngã sở hữu cũng không, Do sắc không hiện hữu, Khiến không có cảm xúc. Người hỏi: 873. Sở hành như thế nào, Sắc pháp không hiện hữu, An lạc và khổ đau, Thế nào không có mặt, Hãy nói lên cho con, Không có như thế nào, Chúng con muốn được biết, Tâm ý con nói vậy. Thế Tôn: 874. Không có tưởng các tưởng, Không có tưởng vô tưởng, Phi tưởng cũng không có, Vô hữu tưởng cũng không. Do sở hành như vậy, Sắc pháp không hiện hữu, Do nhân duyên các tưởng, Hý luận được hình thành. Người hỏi: 875. Ngài đã nói chúng con, Những điều chúng con hỏi, Có điều nữa hỏi Ngài, Mong Ngài trả lời cho, Bậc Hiền trí nói rằng, Như thế này tối thượng, Nghĩa là ở đời này, Sự thanh tịnh Dạ-xoa Hay là chúng muốn nói, Có điều gì khác nữa? Thế Tôn: 876. Bậc Hiền trí nói rằng, Như thế là tối thượng, Nghĩa là ở đời này, Sự thanh tịnh Dạ-xoa, Như có người nói rằng, Chính là sự hoại diệt, Lại một số thiện nhân, Nói rằng: "Không dư y". 877. Biết được những pháp ấy, Đều nương tựa y chỉ, Biết vậy bậc ẩn sĩ, Suy tư trên y chỉ, Biết được, nên giải thoát, Không đi đến tranh luận, Bậc Hiền không tìm đến, Cả hữu và phi hữu. |
Kinh Đạo Lý Duyên Khởi Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ mười, Đại Tạng Tân Tu 198 1. Vì đâu mà có tranh cãi đấu tụng? Vì đâu mà người ta làm khổ nhau, gây sầu thương cho nhau và ganh ghét nhau? Vì lý do gì mà người đời thường sử dụng ác ngữ để hủy báng nhau? Xin Bụt giảng cho chúng con về gốc rễ của vấn đề này. 2. Cái khả ái là nguồn gốc của mọi tranh tụng. Nó gây ra ganh tỵ, tật đố, ưu sầu, khổ não. Vì muốn hủy báng nhau cho nên người ta mới sử dụng vọng ngữ. Chính nó là gốc rễ đưa tới mọi hủy báng chống đối nhau. 3. Nhưng cái khả ái ấy ở đời do đâu mà có? Từ đâu mà ái phát sinh trong cuộc đời? Bỏ cái gì đi thì ái mới không còn và lúc ấy thì con người mới không đau khổ? 4. Chính ham muốn của mình làm cho mình vướng vào cái khả ái của thế gian. Và khi cái ham muốn lớn mạnh sẽ tạo ra nhiều khổ đau. Không buông bỏ được cái hữu cũng là do nó. Và vì có cái hữu này cho nên mới có những cái hữu tới sau. 5. Cái gì làm phát sinh ra cái ham muốn bắt ta chạy theo dục lạc trong cuộc đời? Do đâu mà phân biệt được cái lành, dữ, xấu, tốt? Do đâu mà có cái bắt đầu và cái chung cuộc? Xin bậc đại sa môn chỉ dạy: chúng con phải tuân thủ theo các pháp môn hành trì nào? 6. Cái ham muốn ấy phát sinh từ chuyện mình thích ý hay không thích ý. Dục cũng từ nhân duyên mà sinh khởi. Chỉ khi nào thấy được lý do sắc thân vì sao từ hưng thịnh lại đi đến tàn hoại thì người đời mới bắt đầu biết phân biệt quán chiếu. 7. Khi biết rằng mình đang bị dối gạt (bởi cái vỏ bên ngoài của các pháp) thì con ngườimới biết hoài nghi. Lúc bấy giờ ta mới nhận diện được hai mặt đối nghịch của các pháp. Thực tập quán niệm như thế nào để khám phá ra được con đường dẫn về tuệ giác. Phải có tâm mong cầu hiểu được giáo pháp ta mới thấy rõ được phép hành trì. 8. Cái có và cái không từ đâu tới? Tại sao người thân và người không thân một ngày kia cũng đều phải chết? Còn vấn đề cái thêm và cái bớt nữa. Xin đức Thế Tôn thuyết giảng cho chúng con về gốc rễ của hiện pháp? 9. Cái ái và cái không ái là do sự xúc chạm mà sinh khởi. Chúng tới rồi chúng đi, chúng sinh rồi chúng diệt, chúng không thể có mặt (nếu không có xúc chạm). Cái có và cái không, cái thịnh và cái suy cũng cùng trong một ý nghĩa đó. Bậc hiền giả giải thích về gốc rễ của hiện pháp một cách tường tận như thế. 10. Nhưng sự xúc chạm kia từ đâu mà đến? Vì nguyên do nào mà người ta lại bị vướng vào sắc dục của thế gian? Phải thực tập quán niệm như thế nào để không còn phân biệt chấp trước? Tại sao lại có sự vướng mắc vào sắc dục? 11. Do có tâm và vật (danh sắc) mà có xúc chạm. Vì có cái có nên danh và sắc mới khởi dậy. Phải vượt qua vô minh mới đạt được giải thoát. Phải thấy được rằng danh và sắc là nền tảng của xúc chạm. 12. Làm thế nào để buông bỏ được sự ham muốn về danh và sắc? Vì lý do gì mà phát sinh các loại tham ái? Làm sao cho tâm đắm trước tham ái được tiêu diệt tận cùng? Phải biết và hành trì theo giáo lý (bốn) sự thật như thế nào mới có thể đạt tới giải thoát? 13. Phải lìa bỏ ý niệm về tưởng, về sắc, về cái vô tưởng và về cái bất hành tưởng. Phải đoạn trừ tất cả và không vướng mắc vào ý niệm nào. Bởi tưởng là gốc rễ của mọi hý luận đem tới nhiều đau khổ. 14. Những điều con thưa hỏi đều đã được giải đáp. Nay xin đức Thế Tôn thuyết giải thêm cho chúng con: hành trì như thế nào để có thể trở nên một bậc toàn thiện? Còn có con đường nào khác hơn con đường mà bậc tôn đức đã chỉ bày hay không? 15. Đã biết là mình đang đi trên con đường (bát) chánh thì còn sợ gì bị sai lạc? Đó là con đường dẫn tới quả vị tuệ giác. Vị mâu ni thiền định dưới một gốc cây trong rừng. Không có con đường nào đẹp hơn thế. 16. Hiểu như thế rồi thì các vị phải một lòng hướng về (sự thực tập). Một bậc tôn đức được giải thoát thì không còn bị ràng buộc vào nghi lễ và giới cấm nữa. Một người như thế có thể vượt qua mọi phiền não một cách mau chóng trong cuộc đời. Vị ấy vượt thoát được thời gian và không còn trở về luân hồi nữa.
Kinh này là dấu hiệu của sự bắt đầu hình thành giáo lý mười hai nhân duyên. Kinh nói tới tám nhân duyên: thức, danh sắc, xúc, thọ, dục, ái, thủ, hữu. Lúc này dục và ái còn là hai cái khác nhau. Chưa nói tới vô minh, thì đã bắt đầu đề cập tới hành. Khi nói về thức, chưa có sinh và lão tử, nhưng sinh và lão tử đã nằm sẵn trong hữu. “Vì có cái hữu này nên có những cái hữu tới sau.” Câu này nằm trong bài thi kệ thứ tư. Trong bài thi kệ thứ nhất, thủ là nắm chặt ý kiến của mình. Trong bài kệ thứ ba, sở dĩmình nắm chặt nó, tại vì nó là đối tượng của sự yêu thích của mình. Nó là cái khả ái. Trong bài thứ tư, dục (ham muốn) là nguyên do của ái, và ái cũng là nguồn gốc của cái hữu bây giờ và những cái hữu tới sau. Bài thứ sáu đề cập tới thọ, cảm thọ dễ chịu (thích ý) hay khó chịu (không thích ý). Chưa nói đến xả thọ. Cái thích ý làm phát sinh cái dục. Bài thứ chín nói về xúc. Bài thứ mười một nói về danh sắc. Và bài thứ mười ba nói tới tưởng. Tưởng là tri giác, là thức, là chủ thể và đối tượng nhận thức. Vọng tưởng là tri giác sai lầm của thức. Vọng tưởng là vô minh, vọng tưởng làm cho thức là thức, nếu không thì nó đã là trí. Vọng tưởng là gốc rễ của mọi suy tư và ngôn ngữ có công năng đem tới khổ đau. Đây chính là bản chất của hành. Kinh này không những trình bày được sự liên hệ giữa tâm vật và nguyên do của luân hồi sinh tử mà còn cung cấp được những chỉ dẫn thực tập. Bài thi kệ thứ bảy và thứ tám đề nghị quán chiếu về hai mặt đối nghịch của các hiện tượng: có và không, tới và đi, thêm và bớt. Tư tưởng này đi tiên phong cho tư tưởngTrung Đạo và Bát Nhã Ba La Mật. Bài thứ 13 cho biết rằng nếu tinh cần quán chiếu về đối tượng tâm ý để đừng bị vướng mắc vào bất cứ ý niệm nào, dù là ý niệm vô tưởngvà bất hành tưởng, thì ta có thể đạt tới giải thoát thật sự, chấm dứt mọi vọng tưởng. Bài thứ 15 khuyến khích ta nắm cho được con đường Bát Chánh Đạo mà đi. Hình ảnh một người ngồi thiền định dưới một gốc cây trong rừng là hình ảnh đẹp nhất. Đó là hình ảnh của một vị mâu ni. Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali. |
Sn 4.12: Cula-viyuha Sutta — The Lesser Array (XII) Những vấn đề nhỏ bé (Sn 171) 878-894 Người hỏi: 878. Mỗi người tự thiên chấp, Về tri kiến của mình, Do chấp thủ sai biệt, Bậc thiện xảo nói lên, Ai biết như thế này, Vị ấy biết được pháp, Ai chỉ trích điểm này, Vị ấy không hoàn toàn. 879. Do chấp thủ như vậy, Họ tranh luận với nhau, Họ nói kẻ khác ngu. Không có khéo thiện xảo. Trong những lời nói này, Lời nói ai chân thật, Hay tất cả vị này, Là những bậc khéo nói? Thế Tôn: 880. Nếu không có chấp thuận, Pháp của các người khác, Nói kẻ khác là ngu, Tuệ như vậy thấp kém. Tất cả là ngu si, Có tuệ thật thấp kém. Tất cả tri kiến này. Đều chỉ là thiên chấp. 881. Nếu các cuộc tranh luận, Được tri kiến gạn lọc, Trí tuệ được thanh tịnh, Thiện xảo trí sáng suốt, Họ không có một ai, Là trí tuệ hạ liệt, Và tri kiến của họ, Được hoàn toàn viên mãn. 882. Ta không có nói rằng: "Đây chính là sự thật". Các người ngu với nhau, Cùng nhau nói như vậy, Với tri kiến tự mình, Họ nói là chân thật, Do vậy các người khác, Được họ xem là ngu. Người hỏi: 883. Một số người nói rằng: "Đây mới là sự thật" Họ nói các người khác, Là trống không, giả dối, Do chấp thủ như vậy, Họ tranh luận đấu tranh, Vì sao bậc Sa-môn, Không cùng nói một lời? Thế Tôn: 884. Sự thật chỉ có một, Không sự thật thứ hai, Người hiểu biết tranh luận, Với người có hiểu biết, Nhưng chân thật họ khen, Chỉ sự thật của họ, Do vậy bậc Sa-môn, Không cùng nói một lời. Người hỏi: 885. Vì sao họ nói lên, Những chân thật sai khác, Vì sao bậc thiện xảo, Lại nói lời tranh luận, Nếu các sự thật ấy, Là nhiều và sai biệt, Hay họ chỉ nhớ đến, Những suy luận của họ. Thế Tôn: 886. Thật sự các sự thật, Không có nhiều sai biệt, Từ các luồng tư tưởng, Về thường còn ở đời, Do họ suy nghĩ đến, Tư tưởng các tri kiến, Họ nói có hai pháp, Sự thật và giả dối. 887. Các pháp được thấy nghe, Được giữ giới, thọ tưởng, Họ y cứ pháp này, Họ suy tư, nhìn thấy, An trú các quyết định, Họ chê cười người khác, Họ nói các người khác, Là ngu si bất thiện. 888. Vì rằng đối người khác, Nó xem là ngu si, Tự mình gọi chính mình, Là thiện xảo tốt đẹp, Do chính mình khen mình, Vị ấy gọi thiện xảo, Khinh thường các người khác, Lời người ấy là vậy. 889. Vị ấy quá say mê, Với tri kiến của mình, Nên trở thành kiêu mạn, Viên mãn tự ý mình, Tự mình với tâm ý, Làm lễ quán đảnh mình, Do vậy, bị say mê, Trong tri kiến của mình. 890. Nếu người khác nói rằng: Nó là hạng hạ liệt. Như vậy đối tự mình, Kẻ kia cũng liệt tuệ, Nếu tự nó sáng suốt, Bậc Hiền trí hiểu biết, Không có ai ngu si, Giữa các bậc Sa-môn. 891. Những ai tuyên bố pháp, Sai khác với pháp này, Đi ngược lại thanh tịnh, Không là người hoàn toàn, Như vậy các ngoại đạo, Tuyên bố thật rộng rãi, Do lòng tham tri kiến, Họ quá sức đam mê. 892. Những ai tuyên bố rằng, Chính đây là thanh tịnh, Họ nói không thanh tịnh, Trong các pháp sai khác. Như vậy các ngoại đạo, An trú thật rộng rãi, Họ kiên trì tuyên bố, Con đường riêng của mình. 893. Ai kiên trì tuyên bố, Con đường riêng của mình, Sao ở đây có thể, Nói người khác là ngu? Vị ấy tự chê mình, Đem lại tiếng liệt tuệ, Người khác nói nói ngu, Không được pháp thanh tịnh. 894. An trú trên quyết định, Tự mình lượng sức người Vị ấy ở trên đời, Chỉ tăng thêm tranh luận, Ai từ bỏ tất cả, Mọi quyết định, chủ trương, Không bị người ở đời, Chê là kẻ liệt tuệ. |
Kinh Chấm Dứt Tranh Cãi Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 11, Đại Tạng Tân Tu 198 1. Ai cũng có quan điểm của mình về chân lý, và đối phương cũng thế. Ai cũng nghĩ là mình có cái thấy cao nhất và muốn diễn bày cái thấy ấy ra. Ai có được cái thấy ấy thì người ấy mới thấy được Pháp. Còn những kẻ khác (vì chưa thấy được sự thật này thì) dù đi khắp nơi cũng không thấy được một góc nhỏ nào của sự thật. 2. Vì thiên hạ chấp thủ như vậy nên mới sinh ra tranh cãi loạn xị. Ai cũng nói rằng kẻ kia si mê; ta mới thật sự là người có trí tuệ. Vậy thì trong tất cả các sự thật ấy, cái nào mới thực sự là sự thật? Bởi vì ai cũng nói chỉ có mình là đang nắm được chân lý? 3. Kẻ nào không biết rằng người khác cũng có quan điểm của họ về sự thật thì kẻ ấy vẫn còn mờ ám, vẫn còn thiếu trí tuệ và vẫn còn kẹt vào trong quan điểm của chính mình. 4. Có cái quan điểm rồi thì mới có cái nói và cái làm. Người ta nghĩ rằng nhờ cái thấy đó của họ mà thân họ đã được tịnh hóa và tâm họ được thánh hóa. Nếu ai cũng đúng thì còn có ai sai lầm nữa? Bởi vì ai cũng đang có và cũng đang kẹt vào cái ý của họ? 5. “Đây là sự thật cao nhất, là đỉnh cao trí tuệ.” Người ngu si có thể suy nghĩ và hành xử như thế, và tìm cách dìm kẻ khác xuống. Mình tự cho mình là người duy nhất đã thấy được sự thật. Tự mình còn là kẻ ngu si mà mình cứ nói là người ta ngu si. 6. Hỏi: Ai cũng nói pháp của họ là không ai bằng, rằng kẻ khác vốn chẳng có tuệ giácgì, chỉ biết vay mượn cái thấy của người khác rồi đi vào tranh chấp với người khác. Tại sao bậc đạo sư lại không đưa ra một chân lý duy nhất để tất cả mọi người có thể đi theo? 7. Trả lời: Chân lý chỉ là một, chứ không thể là hai. Nhưng chân lý chỉ có thể tự mình thực chứng. Một khi chứng thực được chân lý ấy rồi thì ta sẽ không còn bị một ai lung lạc được nữa. Nhưng vì đã có bao nhiêu ý tưởng cho nên đã có bấy nhiêu chân lý. Vì vậy bậc sa môn không cần phải nêu ra thêm một học thuyết về chân lý của riêng mình. 8. Có chân lý nào mà người khác chưa nói lên? Nên tin vào ai và vào chủ thuyết nào mà thiên hạ đang rao giảng? Những chủ thuyết được đưa ra là do đâu, hay cũng là chỉ do sự suy nghĩ riêng của từng người mà có? 9. Sự thực là một, nhưng cách diễn bày của tâm ý thì nhiều. Từ những góc độ tri giáckhác nhau cho nên có những sự phân biệt lựa chọn khác nhau. Những gì mà con mắt nhận biết, nếu ta bị vướng mắc vào, sẽ làm nẩy sinh ra ý tưởng: cái này đúng và cái này sai. 10. Những gì ta nghe, ta thấy, và cả những giới điều cấm kỵ mà ta đang hành trì cũng đều bắt nguồn từ tâm ý ta. Nếu bị kẹt vào chúng thì ta sẽ dấn thân đi vào vòng tranh luận về những cái thấy khác nhau. Phải chấm dứt lại sự đối chiếu, so sánh, và quán sát xem có chỗ nào sai lầm (nơi tri giác ta) không, nếu không thì sự thực là chính mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm. 11. Mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm, kẻ kia cũng tự cho họ là đẹp là lành và muốn mình đi theo họ. Ai cũng tự khen mình là hay là giỏi, vì vậy cho nên mới sinh ra tranh cãi và oán thù. 12. Giữ chặt tà kiến, chỉ muốn làm thầy thiên hạ, người ta mãn ý tự cho là cái thấy của người ta là chí thiện, tin rằng cái thấy và cái hành của mình là ở ngôi cao nhất, tôi e rằng một người ba hoa như thế tự mình chưa đạt tới đâu cả. 13. Nếu mình cho cái hiểu biết của kẻ kia là sai lạc, là đáng hổ thẹn, thì kẻ kia cũng sẽ cho cái hiểu biết của mình là sai lạc, là đáng hổ thẹn. Nếu tất cả mọi người đều phân biệt và kỳ thị như thế thì trong đời còn ai không phải là kẻ si mê? 14. “Chỉ khi nào bạn chứng nghiệm được chân lý này thì bạn mới có thể nói rằng bạn được tịnh hóa.” Nói như thế thì dễ gây ra biến loạn; đó là nguyên nhân làm phát sinh ra độc đoán, cố chấp và oán hận. 15. Đi theo hành trì một cách khác người, có những kiến giải và những phương phápthanh lọc khác người, đó không có nghĩa là mình đã đạt tới chân lý tối hậu. Đó là thái độ dẫm chân tại chỗ, làm cho người ta càng ngày càng bị kẹt cứng vào tư kiến của mình. 16. Nếu ai cũng khư khư nắm chặt tư kiến, cho mình là minh triết, thì còn có ai là si mênữa? Còn có ai để mình chê trách nữa? Nói rằng pháp của kẻ kia không có khả năng tịnh hóa, mình đang sử dụng cái kế đạt của mình để tự cho mình là cao diệu bậc nhất. 17. Kẹt vào cái thấy của mình, tự cho mình là tự tại, kẻ kia dấn thân vào các cuộc tranh chấp loạn xị trong đời. Buông bỏ mọi ý niệm về sở tác, bậc hiền giả đạt tới sự mầu nhiệm của cái vô tác và cái vô sở tác.
Kinh này nói về thái độ độc quyền về chân lý và những tai hại do thái độ ấy gây ra. Khi ta tin rằng cái thấy của ta là chân lý thì ta cũng tin rằng con đường ta đi là con đườngduy nhất đưa tới chân lý. Đây là gốc rễ của độc tài, của bạo động. Có người đi tìm chân lý bằng cách học hỏi, suy tư, hay đi vay mượn cái thấy của người khác. Cái chân lý ấy không phải là chân lý vì đó chỉ là sản phẩm của trí năng mà không phải là một kinh nghiệm tâm linh mình đã trực tiếp thân chứng. Có bao nhiêu ý tưởng về chân lý là có bấy nhiêu chân lý. Thực ra chân lý chỉ có thể là một, và không thể có hai chân lý chống đối nhau. Kẹt vào cái thấy của mình, điều đó chứng tỏ mình chưa thực chứng được chân lý. Những chủ thuyết được đưa ra là do sự suy nghĩriêng của từng người. Bài thi kệ thứ chín nói rõ: sự thật là một, những cái thấy về sự thật thì nhiều. Cái thấy là kiến, là tư kiến của từng người. Còn tư kiến là còn tà kiến.Chân lý vượt thoát mọi kiến, mọi tư kiến, mọi tà kiến. Chân lý vượt thoát mọi ý niệm. Ngôn ngữ và ý niệm không có khả năng chuyên chở chân lý. Cho nên người đạt đạo không đưa ra một chủ thuyết về chân lý. Cái quan trọng nhất không phải là một chủ trương về chân lý. Cho nên kẻ thành đạo không có nhu yếu thuyết giảng về chân lý, mà chỉ muốn cung cấp những phương pháp giúp người ta đi tới trên con đườngchuyển hóa và tịnh hóa. Nghĩa là diệt trừ vô minh và phiền não. Chân lý không phải là một đối tượng có thể nắm bắt, cho nên người đạt đạo buông bỏ mọi sự nắm bắt và có tự do lớn. Không nắm bắt, bởi vì làm gì có đối tượng nắm bắt, đây là sự hình thành giáo lý vô nguyện, vô đắc, vô sở đắc sau này. Ta có thể thấy được sự khai thị này ở bài thi kệ thứ mười bảy |
Sn 4.13: Maha-viyuha Sutta — The Great Array (XIII) Những vấn đề to lớn (Sn 174) 895-914 Người hỏi: 895. Với những ai thiên vị, Đối với những tri kiến này, Chỉ đây là sự thật, Họ cãi cọ tranh luận, Tất cả những người ấy, Đem lại sự chỉ trích, Hay chính tại ở đây, Họ được lời tán thán? Thế Tôn: 896. Đây chỉ là nhỏ bé, Không đủ đem an tịnh, Ta nói về hai quả Của các loại đấu tranh. Sau khi thấy như vậy, Chớ có nên tranh luận, Nên thấy rằng an ổn, Không phải đất tranh luận. 897. Phàm những thế tục này, Được sanh giữa phàm phu, Bậc trí không dựa vào, Tất cả thế tục này, Đã không có quan tâm, Sao nay tìm quan tâm, Sao có thể kham nhẫn, Với vật được thấy nghe. 898. Bậc xem giới tối thượng, Nói tịnh nhờ chế ngự, Chấp thủ giới cấm xong, Họ an trú như vậy. Ở đây họ tu tập, Do đây được thanh tịnh, Họ chỉ khéo nói năng, Họ bị hữu dắt dẫn. 899. Nếu có ai vi phạm, Giới hạnh và giới cấm, Người ấy sẽ run sợ, Vì sở hành khiếm khuyết. Ở đây người ấy than, Cố gắng được thanh tịnh, Như lữ hành lạc đoàn, Như kẻ bỏ gia đình. 900. Đối với giới cấm thủ, Sau khi đoạn tất cả, Cùng với các sở hành, Có tội,không có tội, Không còn có cố gắng, Thanh tịnh, không thanh tịnh, Hãy sống hạnh viễn ly, Không chấp thủ an tịnh. 901. Người y chỉ khổ hạnh, Người y chỉ nhàm chán, Kẻ dựa vào nghe thấy, Hay dựa vào thọ tưởng, Họ là hạng nói lớn, Tán thán sự thanh tịnh, Chưa đoạn được tham ái, Đối với hữu, phi hữu. 902. Với ai có nỗ lực, Cầu mong và ham muốn, Họ mới phải run sợ, Với những kiến của mình, Với những ai ở đời, Không có sanh và chết, Do gì, khiến họ sợ, Họ tham vọng cái gì? Người hỏi: 903. Có những người tuyên bố, Pháp này là tối thượng, Nhưng người khác lại nói, Pháp ấy là hạ liệt. Ai nói lời chân thật, Giữa hai hạng người này, Hay tất cả hạng này, Đều là hạng khéo nói? 904. Với pháp tự của mình, Nói pháp này viên mãn Chỉ trích pháp người khác, Là thấp kém hạ liệt, Do chấp thủ như vậy, Họ luận tranh đấu tranh, Mọi thế tục tự mình, Họ nói là chân thật. Thế Tôn: 905. Nếu có bị người khác, Khinh rẻ là hạ liệt, Như vậy giữa các pháp, Không gì thù thắng sao? Kẻ phàm phu nói rằng Pháp người khác hạ liệt, Cương quyết tự đề cao, Pháp mình không hạ liệt. 906. Như mọi người tôn thờ, Chánh pháp của tự mình, Giống như họ tán thán, Mọi sở hành bản thân, Tất cả những lời nói Trở thành lời chân thật, Sự thanh tịnh đối họ, Tự mỗi người tác thành. 907. Với người Bà-la-môn, Không người khác lãnh đạo, Sau khi đã nghiên cứu, Chấp thủ trong các pháp, Do vậy nên vị ấy Vượt khỏi các tranh luận, Không thấy pháp người khác, Có thể thù thắng hơn. 908. Họ nói: "Tôi thấy, biết, Cái này là như vậy". Họ đi đến quan điểm, Thanh tịnh nhờ tri kiến, Vị ấy đã thấy vậy, Cần gì kiến người khác, Vượt qua được quan điểm, Thanh tịnh nhờ pháp khác. 909. Người có mắt thấy được, Cả danh và cả sắc, Sau khi thấy được họ, Sẽ biết họ là vậy, Hãy để họ được thấy, Các dục nhiều hay ít, Bậc thiện xảo không nói, Thanh tịnh là nhờ dục. 910. Người đã gọi cuồng tín, Không đưa đến thanh tịnh, Vì đã có thiên vị, Với tri kiến tác thành, Y chỉ nơi cái gì, Nơi đấy là tinh sạch, Người tuyên bố thanh tịnh, Thấy ở đấy như vậy. 911. Phạm chí không rơi vào, Thời gian và ước lượng, Không theo các tri kiến, Không bà con với trí, Biết được các thế tục, Do phàm phu chấp thủ, Các người khác học hỏi, Vị ấy sống hỷ xả. 912. Không chấp thủ triền phược, ẩn sĩ sống ở đời, Giữa tranh luận khởi lên, Không theo phe phái nào, Sống an tịnh, hỷ xả, Giữa những người không tịnh, Các người khác học hỏi, Vị ấy sống không học. 913. Từ bỏ lậu hoặc cũ, Không tạo lậu hoặc mới, Không đi đến ước muốn, Không cuồng tín chấp thủ, Vị Hiền trí như vậy, Thoát khỏi các tà kiến, Không tham dính ở đời, Không bị ngã chỉ trích. 914. Không có sự thù hằn Đối với tất cả pháp, Phàm có thấy nghe gì, Cùng với tưởng và thọ, ẩn sĩ không hệ lụy, Đã đặt gánh nặng xuống Không liên hệ thời gian, Không chấm dứt, không cầu, Thế Tôn nói như vậy. |
Kinh Buông Bỏ Nắm Bắt - Nghĩa Túc Kinh, Kinh thứ 12, Đại Tạng Tân Tu 198 (tương đương với Mahàviyùha Sutta,Sutta-Nipàta 895-914)
1. Khi đã bị kẹt vào cái thấy của mình rồi thì người ta ưa tuyên bố: “đây mới thật là chân lý.” Cái xảy ra sau đó hoặc là bị mọi người chống đối, hoặc được mọi người khen ngợi.
4. Ham được người ta khen ngợi là nguyên nhân khiến cho kẻ khác không ưa thíchmình. Kẹt vào những gì mình thấy và nghe, vướng vào nhận thức và lề thói tranh chấplưỡng nguyên, những kẻ này ai có thể giúp cho họ sáng mắt ra được? Ái dục chưa được đoạn trừ, những kẻ ấy sẽ phải còn tiếp tục trong vòng luân hồi sinh tử.
7. Không nỗ lực trong công phu hành trì thật sự, khi mà cái hiểu và cái làm chỉ còn nằm trong phạm vi tư duy, thì người ta không thể chấm dứt được sinh tử luân hồi. Tuệ giác đối với người ấy chỉ là những lý thuyết. 8. Buông bỏ tất cả những lễ nghi và cấm giới, buông bỏ tất cả mọi ý niệm về tội và phúc, thanh tịnh và ô nhiễm, lúc đó vị hành giả mới không còn bị vướng vào những lo lắng u sầu về vấn đề thanh tịnh và nhiễm ô. 9. Nói rằng tu theo phép này là tốt nhất, và ai không tu tập theo phép này đều là những người đang lầm đường, những người đã đi lạc quá xa, nói như thế thì sẽ gây tranh chấp biến loạn. Ai cũng chỉ nhân danh chân lý để đi tìm kiếm chút lợi danh trong cuộc đời.
14.Chấp nhận và vướng vào một chủ thuyết, cho rằng nhờ đó mà mình đã được giải thoát, tâm ý tuy có tin tưởng vào điều này nhưng trên thực tế chẳng có cái giải thoát thực sự nào xảy ra cả. Lý do là tại mình chỉ biết nói cho hay, và cái chủ thuyết kia chưa bao giờ đem lại sự giải thoát cho mình cả.
16. Có được một pháp môn thực tập có công năng đưa tới tuệ giác thì mình không còn bị hệ lụy (vào bất cứ một chủ thuyết nào). Cái thấy và cái biết (của mình), mình cũng không bị vướng mắc vào đó. Không đi tìm cái khuyết điểm của người, chỉ lo hành trìcho đúng pháp, người hành giả vượt qua mọi tranh cãi, không chấp nhận tham dự vào bất cứ một cuộc tranh cãi nào.
Kinh này nối tiếp đề tài kinh thứ mười một và cũng nói về những tai hại do sự nắm bắt chân lý gây ra. Nhưng kinh cũng đưa ta đi xa hơn. Người xuất sĩ phải quyết tâm diệt trừ ái dục, đừng để vướng vào nhận thức lưỡng nguyên và tranh chấp lưỡng nguyên. Đừng để thì giờ đi tìm và gặt hái tiếng khen ngợi của thế gian. Đó là tinh yếu của các bài thi kệ thứ tư và thứ năm của kinh. Muốn vượt thoát cái thấy nhị nguyên, phải quán chiếu về tính bình đẳng của vạn pháp để thấy được ta trong người, người trong ta, cái này trong cái kia, cái kia trong cái này. Chứng nghiệm được thể tính bình đẳng của vạn pháp sẽ không còn nhu yếu tự hào và tranh cãi. Đừng vướng vào bất cứ một chủ thuyết nào, một tư kiến nào, vì tất cả đều là lý thuyết suông, không phải là pháp môn thực tập. Không có công năng giúp ta chuyển hóa và trị liệu. Đó là thông điệp của bài thi kệ thứ mười hai. Vị mâu ni là người buông bỏ được mọi nắm bắt bởi vì vị ấy thấy được chân lý không phải là một đối tượng có thể nắm bắt. Vị mâu ni cũng không mong cầu trở thành, bởi vì thấy được rằng không có đối tượng trở thành. Cũng như sóng đã là nước, sóng không cần đi tìm để nắm bắt nước, để trở thành nước. Vị mâu ni buông bỏ mọi trông cầu, dù là trông cầu vượt thoát sinh tử. Bởi vì vị ấy đã thoát ra khỏi mọi tín ngưỡng sai lạc, trong đó có ý niệm kiếp này và kiếp sau. Bởi vì vị ấy đã thoát ra được ý niệm thời gian, đi vào kiếp ngoại. Đây là chất liệu của giáo lý buông bỏ bốn ý niệm ngã, nhân, chúng sinh và thọ giả của kinh Kim Cương và giáo lý thọ mạng vô lượng của kinh Pháp Hoa sau này. Vị mâu ni là người đã buông bỏ được mọi gánh nặng, nhất là gánh nặng trông cầu. |
Sn 4.14: Tuvataka Sutta — Quickly (XIV) Kinh Tuvataka (Con đường mau chóng) (Sn 179) 915-934 Người hỏi: 915. Con hỏi bậc Đại tiên, Thế Tôn: 916. Thế Tôn đáp như sau: 917. Phàm có loại pháp gì, 918. Chớ có nghĩ như sau: 919. Hãy giữ được an tịnh, 920. Như chính giữa trung ương, Người hỏi: 921. Vị có mắt rộng mở Thế Tôn: 922. Chớ có những con mắt, 923. Trong khi được cảm giác, 924. Các đồ ăn thâu được, 925. Hãy tu tập thiền định 926. Ngủ nghỉ có chừng mực, 927. Chớ có dùng bùa chú, 928. Tỷ-kheo không run sợ, 929. Tỷ-kheo không an trú, 930. Tỷ-kheo không nên nói, 931. Chớ có bị dắt dẫn, 932. Sau khi phẫn uất nghe 933. Sau khi rõ biết được 934. Bậc đã được chiến thắng, |
Kinh Công Phu Thực Tập Căn Bản - Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 13, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Tuvatake Sutta, Sutta-Nipàta 915-934 1. Con xin hỏi bậc thiền giả, bậc thầy tâm linh: Một vị khất sĩ làm sao đạt tới sự lặng lẽ? Làm sao để có được sự mãn nguyện và niềm vui lớn? Vị ấy học hỏi, tu tập như thế nào để chứng nhập được niết bàn và hoàn toànkhông còn nắm bắt gì nữa trong cuộc đời? 2. Người ấy trước hết phải thấy rằng gốc rễ của mọi ham muốn là tin tưởng vào sự hiện hữu của một cái bản ngã. Từ tri giác sai lầm về bản ngã ấy mà biết bao nhiêu loạn động phát sinh. Nếu trong tâm ái dục đang còn thì bên ngoài còn có nhiều đổ vỡ. Phải luôn luôn thực tập cảnh giác chánh niệm về điều này.
4. Đừng kẹt vào cái sở tri và cái mình đã học hỏi. Phải quán chiếu cả bên trong lẫn bên ngoài. Cần nỗ lực tinh tiến hành trì. Không nắm bắt gì, và không thấy có gì cần nắm bắt. 5. Phải làm chủ được mình, phải thực hiện cho được sự bình an nội tâm. Cái bình anấy không thể tiếp nhận được từ kẻ khác. Do sự thực tập quán chiếu bên trong mà tâm ý yên tĩnh lại được. Cái yên tĩnh ấy không tới từ bên ngoài. 6. Nên an trú trong hiện tại như an trú trong chiều sâu của biển cả. Ở đó có sự bình an, không hề có sóng gió. Sống tĩnh lặng, tất cả năm uẩn đều được làm cho lắng dịu. Đừng để cho tâm ý và các giác quan bị kích động. 7. Phải phát tâm cầu mong chứng đạt cho được con mắt của trí tuệ lớn. Tự mình chứng đạt và giúp cho kẻ khác chứng đạt. Phải nuôi dưỡng, chế tác đức từ bi và bao dung. Phải thực tập, quán chiếu và tập trung cho tới mức vững chãi. 8. Con mắt đừng nhìn láo liêng bên này bên kia. Không ham nói nhiều, không mất thì giờ nghe những câu chuyện đàm tiếu. Không chạy theo vị ngọt của tham dục. Không có nhu yếu làm sở hữu chủ của bất cứ một cái gì trong cuộc đời. 10. Khi được cúng dường thức ăn, thức uống và những vật dụng khác như quần áo, thuốc men… phải tiếp nhận vừa đủ nhu cầu của mình, đừng có tâm chất chứa để dành cho mai sau. Phải biết dừng lại, đừng để cho lòng tham kéo đi. 11. Phải siêng năng thực tập thiền định, ưa ngồi trong rừng cây. Đừng đi vào những nơi đám đông tụ họp, vào chốn hý trường tiêu khiển. Khi ngồi cũng như khi nằm, chọn nơi yên tĩnh và đem hết tâm lực mà hành trì. 12. Đừng ngủ nhiều, phải học hỏi và tu tập cho nghiêm túc. Đừng lơ là, cũng không nên bi quan. Không đánh mất thì giờ trong các cuộc vui rộn ràng. Những gì mà kẻ thế gian ưa chuộng và chạy theo, mình đều buông bỏ. 13. Không thực tập phù phép, bùa chú, đoán mộng. Không bói toán, chấm số tử vi, đoán vận mạng, đoán điềm tốt xấu. Không cầu tự, không làm thầy địa lý, không kết nghĩa với người thế gian. 14. Không mua bán, không tạo lãi. Không hùn vốn để kiếm lợi tức. Gặp gỡ người trong xóm làng, đừng đi theo họ với mục đích mưu cầu lợi dưỡng. 15. Đừng vừa đi vừa nói chuyện. Không được nói lưỡi hai chiều. Suốt một đời tu chỉ nhắm tới sự nghiệp tuệ giác. Hành trì giới luật đừng để sơ suất, kể cả những giới điều nhỏ nhặt. 16. Có ai cật vấn, đừng ngại ngùng. Có ai tôn kính, đừng nói lời đại ngôn. Đừng tham lam, đừng tật đố. Đừng nói lưỡi hai chiều, đừng giận dữ hoặc buồn phiền. 17. Không nói những lời thô, lậu, tà vọng. Đừng làm điều gì có thể gây ra thù oán. Những điều sai quấy đừng bắt chước làm theo. Phải biết hổ thẹn, phải đừng tự hào. 18. Khi nghe những lời thô ác, không dễ thương của những bạn đồng tu hoặc của người thế tục nên giữ im lặng. Đừng tham dự vào. Cũng đừng phản ứng bằng những lời nói tương tự. 19. Đã có cơ duyên gặp được chánh pháp của bậc Như Lai thì phải để hết tâm ý hành trì, đừng ham vui nữa. Nên thực tập hết lòng theo lời Gotama chỉ dạy để đạt tới cái yên tĩnh của niết bàn. 20. Nuôi lớn tuệ giác, chánh pháp không bao giờ lãng quên. Phải tập thấy được chân lý bằng con mắt của chính mình. Vị khất sĩ luôn luôn thực tập theo tuệ giác của đức Như Lai mà không chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài của thế gian nữa.
Kinh này là một kinh rất quý đối với người xuất gia vì trong kinh Bụt chỉ dạy rất cặn kẽvà rất thiết thực về công phu thực tập hằng ngày của một vị xuất gia chân chính. Mỗi bài thi kệ là một viên ngọc bích. Có cả thảy là hai mươi bài thi kệ. Kinh này đáng để cho tất cả mọi người xuất gia học thuộc lòng. Kinh này đích thực là cẩm nang của người xuất gia.
|
Sn 4.15: Attadanda Sutta — The Training/Arming Oneself/The Rod Embraced. (XV) Kinh Chấp trượng (Sn 182) Thế Tôn: 935. Từ người cầm các trượng, Sợ hãi được sanh ra, Hãy xem các loài người, Trong khi đấu tranh nhau, Ta sẽ nói sợ hãi, Như Ta đã được biết. 936. Thấy loài, người vùng vẫy, Như cá trong nước cạn, Thấy họ chống đối nhau, Ta rơi vào sợ hãi. 937. Đời toàn không lõi cây, Mọi phương đều dao động Muốn cho mình ngôi nhà, Ta không thấy nhà ở. 938. Cuối cùng là xung đột, Thấy vậy Ta chán ngắt, Đây Ta thấy mũi tên, Khó thấy, gắn vào tim. 939. Ai bị mũi tên đâm, Chạy khắp mọi phương hướng, Ai rút mũi tên ra, Không chạy, liền ngồi xuống. 940. Ở đây sự học tập, Đã được nói rõ lên, Phàm triền phược ở đời, Chớ liên hệ với chúng, Đâm thủng dục hoàn toàn, Tự học tập Niết-bàn. 941. Chân thật không xông xáo, Không man trá, hai lưỡi, Không phẫn nộ, ẩn sĩ, Vượt tham ác, xan tham. 942. Người nghĩ đến Niết-bàn, Bỏ ngủ, nhác, thụy miên, Không sống với phóng dật, Không an trú, quá mạn. 943. Không rơi vào nói láo, Không tham ái các sắc, Cần liễu tri quá mạn, Sống từ bỏ bạo ác. 944. Không hoan hỷ việc cũ, Không nhẫn chịu sự mới, Trong tổn giảm không sầu, Không liên hệ tham ái, 945. Ái, Ta gọi bộc lưu, Mong cầu gọi bọt nước, Sở duyên gọi biến kể, Bùn dục khó vượt qua. 946. ẩn sĩ không rời chân, Phạm chí trú đất liền, Vị từ bỏ tất cả, Thật được gọi an tịnh. 947. Biết vậy, gọi người biết, Biết rồi không y pháp, Chơn chánh sống ở đời, Không tham ái một ai. 948. Ai ở đây vượt dục, Ái khó vượt ở đời, Không sầu, không tham muốn, Cắt dòng không trói buộc. 949. Trước Ông làm khô cạn Sau Ông không vật gì, Ở giữa không nắm giữ, Ông sẽ sống an tịnh. 950. Toàn diện đối danh sắc, Không gì nghĩ "của ta" Không có gì không sầu, Không có già ở đời. 951. Không nghĩ "đây của tôi ", Không nghĩ "đây của người ", Người không có tự ngã, Không sầu vì không ngã. 952. Không tàn bạo, không tham, Không dục, thường đồng đẳng, Được hỏi Ta nói lên, Lợi ích bậc bất động. 953. Bậc ly dục rõ biết, Vị ấy không sở hành, Thoát ly, không tinh cần, Thấy an ổn khắp nơi. 954. Bậc ẩn sĩ, không nói, Bằng nhau, thua, hơn nhau, An tịnh, ly xan tham, Không nhận, không bác bỏ. Thế Tôn giảng như vậy. |
Kinh Chuyển Hóa Bạo Động và Sợ Hãi 1. Hãy lắng nghe và quán sát để thấy tại sao mà từ trạng thái an lành người ta đã đưa xã hội tới tình trạng đầy khủng bố bạo động như hiện nay? Các thế hệ vừa qua đã hành xử như thế nào để tình trạng trở thành như thế? Tôi muốn nói với các vị về chuyện đau thương này và kể cho quý vị nghe làm thế nào mà tôi đã buông bỏ được tâm trạng sợ hãi của tôi. 2. Người đời trải nghiệm từ cái khổ này đến cái khổ khác, như con cá sống trong một nơi mà ở đó càng ngày nước càng khô cạn. Trong hoàn cảnh khổ đau, ý tưởng bạo động dễ nẩy sinh và con người vì u mê cứ đi tìm sự bớt khổ bằng những phương tiệnkhủng bố và trừng phạt. 3. Cả thế giới đều đang bốc cháy vì bạo lực, mười phương loạn lạc cả mười phương, không có nơi nào thực sự còn an ổn. Ai cũng cho mình là hơn người, ít ai biết buông bỏ cái đam mê của mình. Vì không thấy được sự thực ấy, cho nên con người cứ ấp ủ mãi cái tri giác sai lầm của mình. 4. Tự trói buộc mình bằng những tri giác sai lầm ấy, người ta chỉ đem lại thêm cho mình nhiều tối tăm và thống khổ. Tôi đã nhìn sâu vào trong tâm ý của những người không có hạnh phúc và tôi đã thấy một mũi dao nhọn được che giấu dưới những niềm thống khổ của họ. Vì chính họ không trông thấy mũi dao nhọn ấy trong tâm, cho nên họ khó có khả năng chịu đựng được niềm đau. 5. Cái niềm đau gây ra do mũi dao nhọn ấy kéo dài, không thay đổi, và vì cứ tiếp tụcôm lấy mũi dao nhọn ấy mà đi cho nên họ đã làm cho niềm đau trong họ tràn ngập thế giới. Chỉ khi nào có cơ hội nhận diện được nó và lấy nó ra khỏi trái tim thì khổ đau mới không còn và mình mới có cơ hội dừng lại. 6. Trong số những hệ lụy của cuộc đời, mình đừng để cho tự thân vương vấn vào bất cứ một hệ lụy nào. Những gốc rễ của tà loạn phải biết cắt đứt. Phải buông bỏ đừng nương vào chúng nữa. Nếu buông bỏ được tà dục thì ta có thể vượt qua mọi khổ nạn. Kẻ hành giả phải vượt ra khỏi cái vòng khổ nạn thì mới thành tựu được sự nghiệp giải thoát cho chính mình. 7. Kẻ hành giả chân chính phải có tâm dạ chí thành, đừng tự hành động dựa trên vọng tưởng, cứ đường thẳng mà đi, không nói lưỡi hai chiều. Phải biết cách dập tắt ngọn lửa của sự hờn giận, phải biết cách làm tan vỡ khối tham vọng của mình. Nếu biết cởi bỏ được những ràng buộc của phiền não thì mình có thể bắt đầu thấy được bến bờ giải thoát. 8. Nên buông bỏ sự tự hào, đừng ham ngủ, đừng để chìm vào trạng thái hôn trầm. Biết sống và làm việc cho có chừng mực, đừng đánh mất mình trong đám đông. Đừng vướng vào những cái bề ngoài hào nhoáng. Phải biết từ khước chúng. Phải quán chiếu thường xuyên tự tánh không của vạn pháp để đạt tới Niết Bàn tĩnh lặng. 9. Đừng nhục mạ ai, cũng đừng để mình bị níu kéo và vướng mắc vào những hình sắcdối gạt bên ngoài. Đừng dấn mình trong những cuộc vui mà quên đi mục đích của sự hành trì là giải cứu khổ nạn. 10. Những gì thuộc về quá khứ, đừng nghĩ tới chúng nữa. Những gì thuộc về tương lai, đừng vọng tưởng đến chúng. Những gì đang xảy ra trong hiện tại phải được nhận diệnđể đừng bị vương vấn vào. Cứ như thế thênh thang bước một mình khắp năm châu bốn biển mà không còn bị ai ganh ghét. 11. Tôi nói rằng tham dục là mãnh lực gây ra tàn hại nhiều nhất. Đó là cơn lũ lụt làm tràn ngập cả thế gian. Thấy được điều đó thì mới chế phục được mọi nghi ngờ. Cần để tâm quán chiếu về lý duyên khởi. Phải thấy được rằng nếu không thoát ra được cái ô nhiễm của tham dục thì ta khó mà chấm dứt được khổ đau. 12. Trong đám đông, số người có năng lực buông bỏ tham dục rất ít, thời đại nào cũng thế. Nhưng một khi đã buông bỏ được rồi thì kẻ hành giả lại không cảm thấy mất mát gì, cũng không có nhu yếu di chuyển tới một nơi nào khác: cơn lũ lụt kia tự nó sẽ cáo chung và không có gì còn ràng buộc được ta nữa. 13. Nương vào sức mạnh của tuệ giác làm cỗ xe, vị mâu ni vượt tới bờ bên kia. Nhờ có tuệ giác, vị ấy không còn lo lắng và thấy mình đang được bảo hộ. Sinh tử, tai ách và sự ganh ghét không còn xâm phạm tới vị ấy được. Do sức mạnh của tinh tiến, vị ấy đạt được bình an thật sự. 14. Đã xa lìa được (tham dục) thì khổ đau không còn tồn tại, người hành giả quán chiếu về tự tánh không của vạn pháp, không còn vướng bận vào bất cứ một pháp nào. Đã trực tiếp thấy được con đường lớn đưa tới an bình rồi, người ấy không còn vướng vào bất cứ một quan điểm nào của thế gian nữa. 15. Khi hành giả không còn chấp rằng thân này là mình, thấy được tính cách không thể nắm bắt và không thật sự tồn tại của một cái ngã thì vị ấy không còn gì để lo lắngnữa. 16. Khi gốc rễ của si mê đã được nhổ lên và khi những cây non của si mê mới mọc lên cũng đã bị nhổ sạch không còn có cơ hội lớn lên, thì trong hoàn cảnh hiện tại, người hành giả không còn nắm bắt một cái gì nữa và không còn có nhu yếu phân biệt ai là đồng minh ai là kẻ thù. 17. Khi đã không còn bị kẹt vào các khái niệm tâm và vật (như những gì tồn tại ngoài nhau), khi đã không còn bị kẹt vào các ý niệm, khi đã không thấy có gì có thể nắm bắt, khi đã thấy được rằng không gian và vật thể là không, thì không có gì trong thế giancòn có thể làm cho vị ấy oán than buồn giận nữa. 18. Đã vượt được hoàn toàn cái ý niệm về tất cả trong đó có ý niệm về vật thể thì trong tất cả các pháp hành, không pháp nào mà mình không đạt được. Đã được học hỏi, thực tập và thuyết giảng thông thạo được giáo lý vô dục thì dù có bị bất cứ ai đến chất vấn, vị ấy cũng không còn cảm thấy e ngại trong việc ứng đối. 19. Đã đạt được tuệ giác rồi, vị ấy không cần lệ thuộc vào ai nữa cả. Vì không còn mong cầu gì nữa và cũng không còn ghét bỏ gì nữa cho nên vị ấy đạt được sự bình antrong tâm hồn và thực chứng được Niết Bàn tịch tĩnh. 20. Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị Mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào. Đại Ý Kinh này cung cấp những câu trả lời thiết thực cho tình trạng thế giới hiện tại, đầy hận thù, bạo động, sợ hãi và khủng bố. Kinh này rất có tính cách hiện đại. Chúng ta sống trong một thời đại có quá nhiều bạo lực và hận thù, không gian thảnh thơi an lànhcàng ngày càng bị thu hẹp, giống như tình trạng của một con cá càng lúc càng thiếu nước. Đó là hình ảnh đưa ra trong bài thi kệ thứ hai. Bụt đã nói kinh này từ kinh nghiệm bản thân của Ngài. Ngài nói ra sự thật muôn đời mà bây giờ ai cũng thấy: trong hoàn cảnh khổ đau bức xúc, ý tưởng bạo động dễ nẩy sinh, và con người u mêcứ đi tìm sự bớt khổ bằng những phương tiện khủng bố trừng phạt. “Cả thế giới đang bốc cháy vì bạo lực, mười phương loạn lạc cả mười phương, không có nơi nào thực sự còn an ổn.” Bài kệ thứ ba nói tới hận thù, đam mê và vô minh như những yếu tố căn bản làm phát sinh bạo động. Cái ham muốn và cái sợ hãi đi đôi với nhau. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ ta đã có sự sợ hãivề cái ham muốn ấy: sợ chết, sợ bỏ rơi, sợ không ai chăm sóc, và ham sống, ham có người để nương tựa, ham có đủ những phương tiện để sống còn, để khỏi chết. Tất cả những ham muốn và sợ hãi sau này đều đã phát sinh trên cái ham muốn và sợ hãinguyên thủy ấy. Tham vọng, hận thù và sợ hãi là con dao nhọn trong tâm người. Chừng nào chưa lấy được con dao nhọn ấy ra thì chừng đó con người còn lo sợ, còn khổ đau và làm cho thế giới tràn ngập khổ đau. Hình ảnh lưỡi dao nhọn trong trái tim cất giấu dưới những lớp khổ đau và tham vọng là hình ảnh nổi bật nhất trong kinh. Hình ảnh ấy nằm ở bài thi kệ thứ tư và thứ năm. Các bài thi kệ thứ tám và thứ chín nhấn mạnh về sự thực tập đừng lên án ai, đừng nhục mạ ai và khi bị lên án hay nhục mạ thì phải quán chiếu để đừng bị tổn thương. Bị tổn thương thì lập tức con dao nhọn sẽ phát sinh trong tâm, đưa đến hành động hận thù và trách phạt. Muốn lấy con dao nhọn trong tâm ra, ta phải thực tập nhìn sâu. Bài thi kệ thứ mười lăm nói đến tuệ giác vô ngã như yếu tố căn bản đưa tới buông bỏ lo lắng và hận thù: Tri giác sai lầm (vô minh) là gốc rễ của mọi hiềm hận. Chứng được vô ngã thì buông bỏ được mọi mặc cảm, mọi tư kiến, do đó mọi hiềm hận sẽ bị tiêu tan. Những kẻ khủng bố không sợ chết, sẵn sàng chết là vì hai lý do: thứ nhất là họ cho họ có chân lý, và chết vì chân lý là một cái chết đẹp, thứ hai là họ rất muốn trừng phạt những kẻ đã kỳ thị họ, đã xem thường họ, những kẻ này đã làm tổn thương tự ái của họ. Buông bỏ tư kiến và tự hào là sự thực tập căn bản của kinh này, giúp ta lấy đi con dao nhọn trong trái tim ta. Tự độ xong rồi, mình mới có thể giúp được kẻ khác. Sau khi mình đã lấy được con dao nhọn trong trái tim của mình ra rồi thì mình mới có khả năng giúp kẻ khác làm như thế. Có tuệ giác, có tình thương ta mới làm được việc này. Mà khi ta đã có tuệ giác và tình thương, ta sẽ áp dụng các pháp môn ái ngữ và lắng nghe để giúp cho kẻ kia điều chỉnh những tri giác sai lầm trong họ, để họ hết bị tổn thương và tự ái, để họ không còn ý chí muốn trừng phạt, để họ lấy ra được con dao nhọn trong tâm của họ. Diệt trừkhủng bố ta không thể sử dụng đe dọa, trừng phạt và bạo động. Còn sử dụng những phương tiện ấy thì ta còn làm cho hận thù và bạo động tăng trưởng, và thế giới càng ngày càng trở nên khó sống như con cá càng ngày càng thiếu nước. Chỉ với các phương tiện ái ngữ và lắng nghe bằng tâm từ bi ta mới có thể giải trừ hận thù và bạo động. Kinh này là một pháp bảo vô giá cần được phổ biến và đem ra thực tập trong môi trường gia đình, học đường, sở làm và trên lĩnh vực ngoại giao quốc tế. |
Sn 4.16: Sariputta Sutta — To Sariputta (XVI) Kinh Sàriputta (Xá-lợi-phất) (Sn 185) Sàriputta: 955-975 955. Trước con chưa từng thấy, Chưa ai từng được nghe, Tiếng nói thật ngọt ngào, Như tiếng bậc Đạo Sư, Từ cõi Đâu-suất đến, Xá-lợi-phất nói vậy. 956. Bậc có mắt xuất hiện, Đời này và thiên giới, Quét sạch mọi u ám, Độc cư, chứng an lạc. 957. Bậc Giác ngộ, độc lập, Như thật, không man trá, Ngài đến ở đời này, Lãnh đạo các đồ chúng, Từ nhiều người trói buộc, Con đến với câu hỏi. 958. Vị Tỷ kheo nhàm chán, Sống an tọa, trống không, Tại gốc cây, nghĩa địa, Hay núi rừng hang sâu. 959. Tại chỗ cao thấp ấy, Có bao nhiêu sợ hãi, Khiến Tỷ kheo không run, Tại trú xứ vắng lặng? 960. Bao nguy hiểm ở đời, Tỷ Kheo cần chinh phục, Trong hướng đi bất tử, Tại trú xứ xa vắng? 961. Ngôn ngữ và hành xứ Của vị ấy là gì? Có bao nhiêu giới cấm, Tỷ Kheo cần tinh tấn? 962. Chấp nhận học tập gì, Vị Tỷ Kheo nhất tâm, Thông minh, giữ chánh niệm, Tẩy sạch các cấu uế, Trên tự ngã của mình, Như thợ lọc vàng bạc? Thế Tôn: 963. Này Sàriputta, Thế Tôn bèn trả lời: Với người biết nhàm chán, Có gì là khoan khoái! Khi sử dụng sàng tọa, Tại chỗ tịnh trống không, Với ai muốn giác ngộ, Sống đúng với tùy pháp, Ta sẽ nói người ấy, Như Ta đã quán tri. 964. Vị Tỷ kheo có trí, Chánh niệm sống biên địa, Không có sợ năm điều, Đáng sợ hãi ở đời. Các loại ruồi, mối bay Cùng các loài bò sát, Xúc chạm của loài người, Cùng các loại bốn chân. 965. Vị ấy không nên sợ, Tri kiến của người khác, Khi đã được thấy biết, Nhiều sợ hãi của chúng, Bậc tìm đến chí thiện, Thấy được các nguy hiểm Cần phải lo khắc phục Tất cả nguy hiểm khác. 966. Khi thọ lãnh bệnh hoạn, Khi cảm xúc đói khổ, Với lạnh và cực nóng, Cần phải nhiếp phục chúng, Bị chúng cảm xúc nhiều, Kẻ không bỏ nhà cửa Cần tinh tấn cần mẫn, Lòng hết sức kiên trì. 967. Chớ ăn trộm, ăn cắp, Chớ nói lời nói láo, Hãy cảm xúc từ tâm, Đối kẻ yếu, kẻ mạnh, Khi rõ biết tâm tư, Trong tình trạng dao động, Hãy gột sạch, tẩy sạch, Phần hắc ám đen tối. 968. Chớ để bị chi phối, Bởi phẫn nộ, quá mạn, Hãy đào chúng tận gốc, Và an trú như vậy, Đối những gì khả ái, Hay đối không khả ái, Hãy hoàn toàn nhiếp phục, Chớ để bị chi phối. 969. Thiên trọng về trí tuệ, Hoan hỷ trong chí thiện, Hãy chận đứng loại bỏ, Nguy hiểm ách nạn ấy, Hãy khắc phục bất lạc, Đối trú xứ vắng lặng, Hãy khắc phục bốn pháp, Khiến sầu muộn khóc than. 970. Ta sẽ ăn những gì, Và được ăn tại đâu. Thật khó khăn ta ngủ, Nay ta ngủ tại đâu? Với những tư tưởng ấy, Vị ấy có thể than, Bậc hữu học, không nhà, Hãy nhiếp phục trừ chúng. 971. Với đồ ăn, vải mặc, Đúng thời, thâu hoạch được, Cần ước lượng vừa đủ, Với mục đích thỏa mãn, Chế ngự đối với chúng, Sống nhiếp phục trong lòng, Dầu phẫn uất, không nói, Những lời độc thô ác. 972. Với mắt cúi nhìn xuống, Chân không đi lang thang, Chú tâm vào thiền định, Với rất nhiều tỉnh giác, Cố gắng tu tập xả, Tự ngã khéo định tĩnh, Hãy cắt đứt trừ khử, Các nghi ngờ hối tiếc. 973. Bị buộc, tội bằng lời, Chánh niệm, tâm hoan hỉ, Phá hoại sự cứng rắn, Giữa các đồng Phạm hạnh, Nói lên những lời nói, Hiền thiện và đúng thời, Không để tâm suy tư, Các chủ thuyết người khác. 974. Lại nữa, năm loại vua, Hiện có ở trên đời, Hãy học nhiếp phục chúng. Luôn luôn giữ chánh niệm. Đối với sắc và tiếng, Đối với vị và hương, Cùng đối các cảm xúc, Hãy chế ngự tham ái. 975. Hãy chế ngự ước muốn, Đối với những pháp ấy, Vị Tỷ kheo chánh niệm, Tâm tư khéo giải thoát, Rồi đúng thời vị ấy, Chơn chánh suy tư pháp, Với chuyên tâm nhất trí, Hãy đoạn tận hắc ám. Thế Tôn nói như vậy. |
Kinh Phòng Hộ - Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 14, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Sàriputta Sutta, Sutta-Nipàta 955-975 1. Chưa từng thấy ai (sáng rỡ) như Bụt. Chưa từng nghe ai nói lời (tuyệt diệu) như Ngài. Từ cung trời Đao Lợi đi xuống, Đức Thế Tôn là bậc có uy lực tuyệt vời. 2. Được cả hai cõi thiên và nhân ngưỡng mộ, Ngài là hiện thân của một cái thấy có khả năng soi sáng cho cõi đời đầy tục lụy và tham đắm này. Cái bình an vĩ đại của Ngài không có gì có thể lay chuyển được. Mang niềm vui, một mình Ngài đi giữa cõi thế gian. 3. Con đã may mắn tìm tới được với Ngài, bậc giác ngộ, bậc vô ưu. Bậc đã lên tới đỉnh cao của sự giác ngộ và đã trở về cõi trần thế để giáo hóa. Ngài là người đã để ra bao nhiêu công phu tâm ý để đạt tới giải thoát. Đã đánh tan được dục vọng, đã thoát ra khỏi được cuộc đời ác trược. Xin Ngài ban cho chúng con một ít những giáo nghĩa tốt đẹp của Ngài. 4, 5. Nếu một vị khất sĩ quyết tâm từ bỏ cuộc sống trần lụy, can đảm đi tìm tới một chỗ vắng người, dưới một gốc cây, một vùng khoáng dã, nơi rừng sâu, hoặc trong một am thất. Hoặc ở trên núi cao, tìm một chỗ để ngồi và để nghỉ lưng thì vị ấy sẽ có thể gặp những tai nạn hiểm nguy nào? Làm sao để vị ấy đừng có sợ hãi? Làm sao để vị ấy có thể thực tập mà đạt tới chỗ thoát ly sinh tử? 6. Có bao nhiêu loại tai nạn và hiểm nguy của cuộc đời đang chờ đợi vị ấy? Có những dấu hiệu và âm thanh nào báo cho vị ấy biết những tai nạn và hiểm nguy kia? 7. Vị khất sĩ muốn đạt tới an lành cần phải nói gì? Phải làm gì cho đúng? 8. Tu tập như thế nào để giới thân không bị sứt mẻ? Làm sao để khi đi thì đi một mình, không đàn đúm với ai? Làm sao để có ý chí gột sạch được u mê, để tìm cầu tuệ nhãn, giống như một người thợ rèn luyện thép, loại ra được những chất quặng dơ bên trong? 9. Bụt dạy có năm cái hiểm nguy: ác thú bốn chân, sâu, muỗi, rắn rết và những con người có ý đồ không tốt. Nhưng nếu biết sống có chánh niệm và tinh cần thì vị khất sĩsẽ không bị những thứ ấy làm hại. Vị ấy phải hết lòng tu tập, quyết tâm đừng chạy theo những cái khả ái. 10. Thấy những người ngoại đạo đừng để tâm tới họ. Đừng xuất hiện, đừng nói nhiều, đừng phô trương hình thức. Nếu biết quán chiếu lý vô ngã một cách sâu sắc thì có thể nhẫn xả được tất cả. Đừng ham tới lui chốn phố xá đông người. 11. Đau nhức, bệnh tật, đói lạnh, những cái ấy hãy học cách chịu đựng cho quen, đừng sợ hãi chúng. Hãy sử dụng chánh tinh tiến để chống cự lại và để tự bảo hộ mình. 12. Đừng chạy theo những cái vỏ quyến rũ bên ngoài. Diệt tận gốc những mầm mống của cái ác, đừng cho chúng tiếp tục. Đừng nắm bắt những cái không thể nắm bắt và cả những cái có thể nắm bắt. Đừng vướng mắc vào quá khứ, đừng trông ngóng về tương lai. 13. Duy trì tâm bồ đề, nuôi lớn thiện tâm. Vượt qua hàng rào thị phi, không bao giờ nói lời thô ác. Nhẫn nhịn được những điều bất như ý. Khi đi cũng như khi ngồi thực tậpbốn phép nhẫn nhục để vượt qua nhu yếu than trách. 14. “Đêm nay ta sẽ ngủ ở đâu? Sáng nay ta sẽ đi khất thực ở xóm nào? Khi trong người có bệnh, làm sao cho hết bệnh, hết đau nhức?” Nếu cả ngày chỉ cứ suy nghĩ về những chuyện như thế thì thật là đáng thương. Phải biết học hỏi cách thức buông bỏ, phải biết hành trì để có thể đạt tới viễn ly. 15. (Khi được cúng dường thức ăn và y dược), đừng nghĩ tới chuyện ngon hay dở, nhiều hay ít. Phải biết tiếp nhận có điều độ. Phải biết dừng lại khi nên dừng lại. Trong khi bước đi giữa thôn làng nếu nghe tiếng người chửi bới thì hãy giữ im lặng, đừng nói lời thô ác để đáp lại. 16. Vị khất sĩ bước đi, hai mắt nhìn xuống, không láo liêng. Dùng thì giờ mà thực tậpthiền quán, đừng ham ngủ. Quán duyên khởi, làm cho tâm ý an lành. Đình chỉ vọng niệm, đoạn trừ mọi mối nghi ngờ. 17. Đừng nhận những gì không đáng nhận. Không cho những gì không đáng cho. Phải biết nhìn kẻ khác bằng con mắt từ bi, đừng nạt nộ ai. Nếu có xảy ra chuyện tranh chấp, thì biết đối xử với tâm bình đẳng. Đừng quan trọng hóa chuyện ai đúng ai sai. 18. Mỗi khi bị chửi mắng, đừng nổi cơn thịnh nộ. Đừng nói nặng lời với các bạn đồng tu. Lời nói dịu dàng sẽ thấm dần vào được như nước. Đừng có ý tìm cách dìm người khác xuống. 19. Nếu có ai muốn tỏ bày sự cung kính phải thực tập để đừng bị sự tôn kính ấy chạm đến mình. Sắc đẹp, tiếng hay, vị ngọt, hương thơm, cảm xúc dễ chịu, đừng để cho những cái ấy làm tổn hại đến tự thân. 20. Đối với những cám dỗ, đừng để bị đắm trước. Phải biết điều phục tâm ý mới không bị vướng vào chúng. Vị khất sĩ biết sử dụng giới pháp và thiền quán để đạt tới minh tuệ. Đưa tâm chuyên về một mối để phá cho vỡ được khối vô minh đã được chứa chất từ lâu đời.
Kinh này bổ túc cho kinh đi trước, nói thêm về Công Phu Thực Tập Căn Bản của người xuất sĩ. Ta thấy rất rõ ràng là thầy Xá Lợi Phất đang đặt những câu hỏi để Bụt trả lời không phải là cho thầy mà cho tất cả các vị khất sĩ đang có mặt trong lúc ấy. Ngay chính những câu hỏi này đã là những lời dạy dỗ của một vị huynh trưởng cho đàn em rồi. Ví dụ những câu hỏi trong các bài thi kệ thứ bảy và thứ tám: vị khất sĩmuốn được an ổn, cần phải nói gì? Không nên nói gì? Phải làm gì cho đúng? Phải trì giới thế nào? Làm sao để đừng bỏ cuộc nửa chừng? Làm thế nào cho giới thân không bị sứt mẻ? Làm sao để mỗi khi bước đi thì đi một mình, đừng đàn đúm với ai? Làm thế nào để loại trừ các chất độc phiền não nội tâm? Những câu trả lời của Bụt rất thiết thực. Cố nhiên các loài dã thú bốn chân, rắn, rết, sâu, muỗi v.v... có thể làm hại mình, nhưng nếu có chánh niệm thì mình sẽ không bị những thứ ấy làm hại. Nhưng còn một hiểm nguy khác: đó là loài người hai chân. Có những người có ý đồ không tốt, họ không muốn cho mình tu học. Lại có những người cũng ở trong giới tu tập nhưng vì ganh tỵ, vì sợ hãi cũng muốn loại trừ mình. Đối với những tai nạn do giới “hai chân” này gây ra, thì cách thức hay nhất là đừng tranh dành với họ, “Đừng xuất hiện, đừng nói nhiều, đừng phô trương hình thức. Đừng ham tới luichốn phố xá đông người.” Đó là lời dặn dò của Bụt trong bài thi kệ thứ mười. Đã đi xuất gia thì đừng lo lắng về chuyện tối nay ngủ ở đâu, sáng mai ăn ở đâu, khi có bệnh thì ai săn sóc cho mình, khi đói lạnh thì ai lo lắng cho mình. Nếu nương vào Tăng thân và hết lòng tu tập thì mọi việc sẽ được sắp xếp, mình không cần lo lắng về những thứ ấy. Đừng nắm bắt những cái không thể nắm bắt và ngay cả những thứ có thể nắm bắt. Đừng tiếc thương quá khứ, đừng trông ngóng tương lai. Đừng chạy theo cái vỏ hào nhoáng bên ngoài. Nội lời nhắn nhủ này trong bài thi kệ thứ mười hai cũng đã làm kim chỉ nam cho sự thực tập suốt đời của một vị khất sĩ. Bài kệ thứ mười lăm dặn ta tiêu thụ cho có chừng mực. Phải biết dừng lại khi cần dừng lại. Gặp người chửi bới thì giữ im lặng đừng đáp lại. Như vậy sẽ có an ninh. Bài kệ thứ mười sáu dặn vị khất sĩ khi bước đi hai mắt phải nhìn xuống, đừng láo liêng. Bài kệ thứ bảy dạy về cách cho và cách nhận. Chỉ nhận những gì đáng nhận, cho những gì đáng cho. Phải đối xử bình đẳng, không thiên vị. Phải tập nhìn bằng mắt từ bi. Từ nhãn thị chúng sanh. Bài kệ thứ mười chín dạy ta thực tập khiêm cung đừng để sự cung kính của người khác làm hại đến pháp thân của mình. Phải phòng hộ sáu căn, đừng để sắc đẹp, tiếng hay, vị ngọt, hương thơm, lạc xúc và tiếng khen kéo mình đi về nẻo hưởng thụ. Cuối cùng bài kệ thứ hai mươi nhắc ta phải thực tập thiền quán để đạt tới minh tuệ, phá vỡ vô minh. |
http://thuvienhoasen.org/p16a9929/dao-but-nguyen-chat-kinh-nghia-tuc |