Bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm cũng có những nét tương đồng với bốn mươi tám lời nguyện của Pháp Tạng, chỉ trừ nguyện thứ ba mươi lăm, nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám.
TIẾT I
GIỚI THIỆU
BẢN NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNG
VÀ VÔ TRÁNH NIỆM VƯƠNG
Truyện Bản sinh Pháp Tạng được ghi trong आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, tức सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][1], bản Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, cùng nhiều Kinh Hán Tạng như: Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 360, Phật thuyết Vô lượng thọ kinh[2], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh[3], Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh[4], Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[5] v.v.. đều có ghi lại rằng Pháp Tạng đã bày tỏ bản nguyện của mình trước đức Như Lai Thế Tự Tại Vương.
Trong khi truyện Bản sinh Vô Tránh Niệm ghi ở trong करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtram[6], phẩm phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, bản Tây Tạng འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[7], và bản Tạng ngữ thứ hai tựa đề là: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[8] thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh số hiệu 111 – 112; cùng với bản dịch Hán ngữ của Đàm Vô Sấm dùng trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, Kinh Bi Hoa 2[9], ghi lại rằng Vô Tránh Niệm trình bày trước đức Như Lai Bảo Tạng.
Và điểm chung của hai nhóm kinh này, là sau đó, cả Pháp Tạng cũng như Vô Tránh Niệm đã được hai đức Như Lai trên ấn chứng trở thành Phật A Di Đà ở quốc độ Cực lạc phương tây.
Số lượng và thứ tự các bản nguyện của Pháp Tạng trong các bản văn không giống nhau. Đối chiếu các văn bản này như sau:
- Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][10], được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Nếu So với bản Hán dịch Vô Lượng Thọ kinh của Khương Tăng Khải, bản Sanskrit, bản Sanskrit này chỉ có bốn mươi sáu đại nguyện, không có nguyện thứ chín là thần túc vô ngại và nguyện hai mươi mốt là nguyện nhân thiên có ba mươi hai tướng tốt.
- Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, mà nội dung của bản này tương đương với Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[11] . Có bốn chín đại nguyện tăng thêm một nguyện thứ 38: “Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các Bồ tát ở các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu A Di Đà thì đều cung kính lễ bái”
- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361: Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [12], Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán, so sánh với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch, cùng với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364, Đại A-di-đà kinh, Vương Nhật Hưu, giáo tập, Tống[13]. Hai kinh ghi có hai mươi bốn lời thệ, nhưng nội dung và thứ tự lại không đồng nhất
- Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[14], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[15], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch, có bốn mươi tám lời nguyện.
-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, có 36 lời nguyện.
TIÊT 2
TOÁT YẾU VÀ SO SÁNH CÁC ĐẠI NGUYỆN
Trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [16], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán,ghi lại Hai mươi bốn lời nguyện có thể tóm tắt như sau:
(1) Trong nước Phật không có ba đường dữ.
(2) Những ai sinh vào nước ấy không còn trở vào ba đường dữ.
(3) Nhân dân cùng có một sắc vàng.
(4) Không cóphân biệt nguồn gốc trời người.
(5) Đều có hiểu biết về đời trước.
(6) Đều có thiên nhãn thông.
(7) Đều có tha tâm thông.
(8) Đều bay đi tự tại.
(9) Đều có thiên nhĩ thông.
(10) Không có ái dục.
(11) Luôn luôn trụ trong Niết bàn.
(12) Có vô số đệ tử và la hán.
(13) Chính mình có ánh sáng vô lượng.
(14) Chính mình có thọ mạng vô lượng.
(15) Nhân dân cũng thọ mạng vô lượng.
(16) Nhân dân không có lòng dữ.
(17) Tiếng tăm vang khắp mười phương và hết thảy chúng sinh đều muốn sinh về Cực lạc.
(18) Nhân dân các quốc độ Phật đem lòng thanh tịnh niệm Ta thì khi chết Ta và đệ tử đều đến rước.
(19) Nhân dân các quốc độ Phật dù đời trước làm ác, nghe danh hiệu Ta mà hối cải muốn sanh vềnước Tathì sẽ toại nguyện.
(20) Các vị Bồ tát đều một kiếp thành Phật.
(21) Các vị Bồ tát đều có 32 tướng tốt.
(22) Các vị Bồ tát đều có đủ đồvật đểcúng dường các đức Phật mười phương.
(23) Các vị Bồ tát muốn ăn thì có đồ ăn. Ăn xong bát báu tự đi.
(24) Các Bồ tát thuyết pháp hành đạo như đức Phật.
Đó là toát yếu lời nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.
Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[17], 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch hay còn gọi là Đại A Di Đà kinh cũng có hai mươi bốn nguyện nguyện nhưng thứ tự và nội dung không thống nhất.
Cho nên, trừ nguyện thứ nhất của hai bản giống nhau, còn nguyện thứ hai trở đi không những thứ tựmà nội dung cũng bị đảo lộn. Có nguyện có trong bản này mà không có trong bản kia và ngược lại. Ví dụ sơ lược:
-Nguyện thứ tư và nguyện thứ hai mươi của Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh không có trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, trong khi nguyện thứ mười hai trong bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh lại không thấy trong kinh Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.
-Có nguyện trong bản Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh thì chia thành hai, còn bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh thì hai góp lại một. Chẳng hạn nguyện thứ sáu và thứ chín của Vô lượng bình đẳng giác kinh, góp thành một trong nguyện thứ mười bảy của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A Di Đà) Kinh.
Nói chung, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh đã có những nguyện sau, mà không thấy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, đó là:
-Nguyện thứ hai: không có phụ nữ trong nước Phật A Di Đà, và nếu phụ nữ sinh về thì trở thành đàn ông;
-Nguyện thứ ba, có đầy đủ châu báu, nhà cửa, áo quần, ăn uống;
-Nguyện thứ mười một: Bồ tát quốc độ Phật A Di Đà không có ý nhớ phụ nữ;
-Nguyện thứ mười hai: các Bồ tát a la hán thương yêu kính trọng không ganh ghét nhau;
-Nguyện thứ mười bảy và mười tám: bản thân Phật A-di-đà có thiên nhãn thiên nhĩ và trí huệ tuyệt vời;
-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[18], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[19], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch đã phát triển hai mươi bốn lời nguyện trên thành bốn mươi tám nguyên. Về bốn mươi tám nguyện này thì hai mươi lăm lời nguyện đầu gần đồng nhất với hai mươi bốn nguyện đã nêu ở trên. Do đó, để thấy toàn bộ, ta sẽ kể từ nguyện 26 trở đi.
(26) Nguyện nhân dân trong nước đều có thân hình của Na La Diên.
(27) Nguyện trong nước mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vời.
(28) Ai cũng thấy được cây bồ đề to lớn.
(29) Mọi người đều có khả năng biện tài.
(30) Các Bồ tát đều có trí tuệ biện tài vô lượng.
(31) Quốc độ trong sạch chiếu khắp mười phương.
(32) Nguyện trong nước đầy dẫy hương thơm vi diệu.
(33) Chúng sinh ở các quốc độ Phật nhờ ánh sáng Phật A-di-đà soi rọi, thân tâm được êm dịu.
(34) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu, đều được vô sanh pháp nhẫn và các tổng trì.
(35) Nguyện nghe danh hiệu mà chuyển được thân đàn bà thành đàn ông.
(36) Nguyện nghe danh hiệu mà tu tập phạm hạnh cho đến khi thành Phật.
(37) Nguyện nghe danh hiệu thì đều tu hạnh Bồ tát, năm vóc gieo xuống đất, trời người đều kính tôn.
(38) Áo quần của dân trong nước đều tự do muốn là được, không cắt may giặt nhuộm.
(39) Nguyện dân trong nước vui sướng như các vị giải thoát.
(40) Nhân dân trong nước, muốn thấy các Phật độ thì ngồi dưới gốc cây báu, chúng sẽ hiện ra.
(41) Nguyện các Bồ tát ở khắp mọi phương khi nghe danh hiệu, thì cho tới lúc thành Phật luôn luôn đầy đủ các giác quan.
(42) Nguyện các Bồ tát khắp mọi phương, khi nghe danh hiệu, đạt được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong khoảng khắc cúng dường vô số các đức Phật không thiếu sót vị nào.
(43) Nguyện các Bồ tát ở khắp nơi, khi nghe danh hiệu, đều sanh vào các nhà phú quí.
(44) Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu, đều vui mừng tu hạnh Bồ-tát.
(45) Nguyện các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được tam muội Phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.
(46) Nguyện các Bồ-tát trong nước nếu muốn nghe pháp thì tự nhiên được nghe.
(47) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được địa vị không còn thối lui.
(48) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghedanh hiệu thì liền đạt được pháp nhẫn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, liền được địa vị không thối lui.
Đó là nội dung bốn mươi tám lời nguyện của Phật A-di-đà như đã ghi trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh. Đối chiếu với những bản kinh khác, đặc biệt là Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích cùng với Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्रAmitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, thì nội dung chúng tương đối giống nhau, còn về mặt thứ tự thì thường hay khác. Ví dụ:
-Nguyện thứ 23, của Vô Lượng thọ kinh tương đương với nguyện thứ 21 của bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.
-Nguyện thứ 40, 42 và 45 của Vô Lượng thọ kinh tương đương với nguyện thứ 38, 40 và 43 của bản bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.
Đối với bản Tây Tạng Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo cũng vậy, nhưng sự sai khác tỏ ra nhiều hơn, vì Tạng bản sai khác một nguyện nói về âm nhạc vi diệu ở quốc độ Cực Lạc, nếu đối chiếu với bản Hán thì không có tương đương, thứ tự xen vào sau nguyện thứ 32 và trước nguyện thứ 33 của bản Hán Vô Lượng thọ kinh.
Còn đối với Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích thì nội dung và thứ tự không sai khác cho lắm.
Ngoài hai truyền bản hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện vừa giới thiệu, còn có Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, ghi ba mươi sáu lời nguyện đặc biệt nhấn mạnh đến việc cúng dường chư Phật. Và phát biểu theo lối khẳng định, chứ không phải theo lối phủ định, như đã gặp trong các truyền bản trên, tóm tắt như sau:
(1) Trong nước không có ba điều dữ.
(2) Không có phân biệt trời người.
(3) Chúng sinh sinh về có đại thần thông.
(4) Có túc mạng thông.
(5) Có thiên nhãn thông.
(6) Có tha tâm thông.
(7) Ở trong tình trạng chánh tín.
(8) Luôn luôn ở trong niết bàn.
(9) Dù ở trong tình trạng Thanh văn Duyên giác cũng đều thành Phật.
(10) Có ánh sáng vô biên.
(11) Có thọ mạng vô lượng.
(12) Tiếng tăm lừng lẫy mười phương.
(13) Những chúng sinh chí thành niệm danh hiệu khi chết sẽ được Phật A Di Đà và các tỳ kheo đến rước.
(14) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà muốn sinh về quốc độ Phật nào thì sinh.
(15) Chúng sinh trong Thế giới Cực lạc đầy đủ 32 tướng tốt.
(16) Có chúng sinh vì đại nguyện chưa muốn thành Phật thì nhờ oai lực của Phật A Di Đà giáo hoá hết thảy hữu tình.
(17) Chúng sinh ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật khắp mười phương thì có đủ phương tiện để cúng dường.
(18) Các Bồ-tát ở Cực lạc đều thành tựu nhất thiết trí, giỏi bàn các pháp yếu.
(19) Các Bồ-tát ởCực lạc dùng thần thông đem đủ tư liệu đểcúng dường chư Phật ở mười phương.
(20) Các Bồ-tát nếu không đem đến được thì nhờ oai lực Phật A Di Đà, mà các đức Phật đưa tay đến nhận lấy.
(21) Các vị Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật mà không rời quốc độ mình, thì nhờthần lực A-di-đà khiến cho các đồ cúng dường tự đến các quốc độ Phật kia.
(22) Các vị Bồ-tát quốc độ Tịnh độ có thần lực của Na La Diên và ánh sáng rực rỡ.
(23) Các vị Bồ-tát có khảnăng thuyết pháp vô ngại.
(24) Các vị Bồ-tát đem mọi thứ trân báu làm lò trầm để đốt những cây chiên đàn vô giá cúng dường khắp mười phương các đức Phật.
(25) Thế giới Cực lạc trong sáng như gương.
(26) Các Bồ-tát quốc độ ấy luôn luôn vui sướng, thường ởtrong tam muội bình đẳng.
(27) Những người mang thân đàn bà, nghe danh hiệu Phật A-di-đà và qui y đảnh lễ khi lâm chung thì sẽ sinh về Thế giới Cực lạc và trởthành đàn ông.
(28) Mười phương vô số Thanh văn Duyên giác khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà mà tu trì tịnh giới thì nhất định sẽ giác ngộ vô thượng.
(29) Các Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều lễ bái qui mạng.
(30) Áo quần ở quốc độ Cực lạc khỏi cắt may, giặt nhuộm.
(31) Tất cả chúng sinh nghe danh hiệu của Phật A-di-đà thì đều được vô sinh pháp nhẫn.
(32) Tất cả Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tịch tịnh tam muội.
(33) Tất cả Thanh văn, Bồ-tát khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều được vô sinh pháp nhẫn, an trụ vào vô công dụng hạnh.
(34) Các Bồ-tát ở mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tam muội phổ biến Bồ-tát.
(35) Các Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc đều tùy ý giảng pháp và nghe pháp.
(36) Tất cả các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu của Phật A Di Đà thì được nhẫn thứ nhất cho đến vô sinh pháp nhẫn.
TIẾT 3.
QUAN HỆ GIỮA CÁC TRUYỀN THỐNG BẢN NGUYỆN
3.1. Về hình thức ngữ pháp
Ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, được lược kể ở tiết trước, tuy chúng có những liên hệ nhất định với bốn mươi tám lời nguyện, điểm đặc trưng vẫn là hình thức khẳng định của bản thân những lời nguyện ấy.Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh tỏ ra có một sự canh cải do những yếu tố tiếp thu từ Kinh करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka (Kinh Bi Hoa).
Cụ thể là trong bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[20], của Bắc Lương Đàm Vô Sấm, kể có bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm trước Phật Bảo Tạng, nhưng về hình thức khác với bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[21]:
- Bản dịch của Khương Tăng Khải, đã sử dụng hình thức phủ định: "... nếu không ... thì tôi không..." mà trong nguyên điển Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, ( सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā])[22] , sử dụng là: “षचेन्मे…न… मा तावदहम्ंSacenme…na… mā tāvadahaṃ”.
Ví dụ: Lời nguyện thứ ba trong सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ:
३. सचेन्मे भगवंस्तत्र बुद्धक्षेत्रे ये सत्त्वाः प्रत्याजातास्ते च सर्वे नैकवर्णाः स्युर्यदिदं सुवर्णवर्णाः, मा तावदहमनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्येयम्॥ (3. sacenme bhagavaṃstatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātāste ca sarve naikavarṇāḥ syuryadidaṃ suvarṇavarṇāḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyak saṃbodhi mabhisaṃbudhyeyam || )
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã được sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, hết thảy thân thể đều đồng một màu sắc kim loại chân thực, nếu không được như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.Bạch Thế Tôn, nếu ở nơi quốc độ Phật ấy của con có địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và thân A-tu-la; thì con nguyện không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[23].
-Bản dịch của Đàm Vô Sấm, bốn mươi tám lời nguyện ở đều dùng hình thức khẳng định: "Nếu tôi được ... thì ...", mà ở trong आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra và Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo đều không thấy sử dụng.
3.2. Về nội dung
Bốn mươi tám lời nguyện của Vô Tránh Niệm cũng có những nét tương đồng với bốn mươi tám lời nguyện của Pháp Tạng, chỉ trừ nguyện thứ ba mươi lăm, nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám.
Nguyện thứ ba mươi lăm nói tới việc không có núi non cũng như các khái niệm tham sân si, ác đạo v.v.., và đặc biệt là không có đại dương, một chi tiết không bao giờ kể tới trong khi mô tả Cực lạc.
Nguyện nguyện thứ bốn mươi bốn và nguyện thứ bốn mươi tám thì nói việc niết bàn của Phật A-di-đà, các Bồ-tát, và các người đàn bà, khi nghe danh hiệu thì sung sướng và không bao giờ sinh làm đàn bà nữa. Ba lời nguyện này, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch đương nhiên không có.
Vậy, quan hệ giữa ba mươi sáu lời nguyện Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh và Bốn mươi tám lời nguyện của Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[24], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, là như thế nào?
Trước đây, những người nghiên cứu thường xét vị trí của ba mươi sáu lời nguyện trong liên hệ với hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện của những truyền bản khác, vì họ giả thuyết bốn mươi tám lời nguyện trong Bi hoa kinh chỉ là một hình thái khác của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, chứ không có những sai biệt gì căn bản.
Cho nên, phần lớn đã đề xuất những quan điểm khác nhau liên hệ đến vị trí của ba mươi sáu lời nguyện, mà thường coi nhẹ ảnh hưởng của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[25], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.
a) Nghiên cứu của Kimura Taiken
Sự so sánh các truyền thống, số mục bản nguyện v.v.. đã được Học giả Nhật bản Kimura Taiken, nghiên cứu và đối chiếu rõ ràng trong Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận[26] của mình, ở đây không để tránh dài dòng, sẽ không lặp lại nhiều về ý tưởng mà Kimura Taiken đã trình bày[27]
Kimura Taiken trong khi đi tìm nguồn gốc của tư tưởng bản nguyện đã phát hiện một hiện tượng khá đặc biệt là loại tư tưởng ấy đã phát triển theo một loại hình cấp số công lấy số sáu làm cơ sở.
Căn cứ theo nghiên cứu của Kimura Taiken, đối cùng một số bản Sanskrit-Tây Tạng hiện biết liên hệ với nghiên cứu này, chúng ta có nhận định sơ lược như sau:
Từ sáu lời nguyện trong nguyển điển Sanskrit: आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā[28] , tức tương đương bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0227, Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 10 quyển, Hậu Tần năm 408, của Cưu Ma La Thập dịch [29].
Từ sáu nguyện đó, nó đã phát triển thành mười hai và mười tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch; và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[30] (Đại A Di Đà kinh) 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch.
Tiếp đến là: ba mươi lời nguyện, trong Đại phẩm Bát-nhã, hiện còn tìm được trong trong các văn bản:
-Nguyên điển Sanskrit của Đại phẩm Bát-nhã: पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật) bản Sanskrit của Kinh này có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934.
-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 09, ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật)[31].
-Hán dịch, Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0220, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển, Đường Huyền Trang dịch và số hiệu 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch.
Cùng các văn bản chú giải ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པ Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-pa (Đại Phẩm Bát Nhã), cũng nói đến ba mươi lời nguyện này, như:
-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, thuộc Bát-nhã bộ, số hiệu 3787, thuộc Bát-nhã bộ, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi ḥgrel-pa[32] (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận).
-Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Bát-nhã bộ, số hiệu 3788, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་སྟོང་ཕྲག་ཉི་ཤུ་ལྔ་པའི་མན་ངག་གི་བསྟན་བཅོས་མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་གྱི་ཚིག་ལེའུར་བྱས་པའི་རྣམ་པར་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa stoṅ-phrag-ñi-śu-lṅa-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi tshig-leḥur-byas-paḥi rnam-par ḥgrel-pa[33] (Thánh Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng ưu ba đề xá luận hiện quán trang nghiêm luận thích).
Lại từ ba mươi lời nguyện, trong Đại phẩm Bát-nhã, phát triển thành ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.
Tiếp theo lại tăng lên thành bốn mươi tám nguyện trong Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh.[34]
Quá trình phát triển đó rõ ràng điềm chỉ một trật tự số học nhất định, dẫu hiện tại cấp số 7 chưa có một văn bản nào chứng thực, nghĩa là hiện chưa tìm ra văn bản nào ghi bốn mươi hai nguyện.
Thế thì, quan hệ phát triển cấp số giữa chúng là thế nào? Phải chăng chúng đã phát triển theo cấp số từ nhỏ đến lớn? Hay ngược lại là một số giảm trừ từ lớn đến nhỏ?
Kimura Taiken trả lời trong Đại Thừa Phật giáo tư tưởng luận là quá trình phát triển đã theo trật tự từ nhỏ tới lớn. Nói rõ ra, đầu tiên hết là sáu nguyện, rồi sau đó bổ sung và hoàn chỉnh cho đến lúc bốn mươi tám nguyện xuất hiện, đáp ứng phần lớn yêu cầu một xã hội lý tưởng theo quan niệm Phật giáo.
b) Nhận định của Mochizuki Shinko
Học giả nhật bản Mochizuki Shinko, tuy không hoàn toàn nhất trí với thuyết phát triển cấp số của Kimura Taiken, cũng thừa nhận quá trình phát triển từ số nhỏ tới lớn của số lượng những lời nguyện trong các kinh:
Từ sáu lời nguyện trong आष्टसाहस्रिका प्रज्ञापारमिता Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā (Tiểu phẩm bát nhã), đã tăng lên thành hai mươi mốt lời nguyện trong trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch, rồi tăng lên thành hai mươi bốn nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [35], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch; sau đó tăng thành ba mươi nguyện trong पञ्चविमंशति-साहस्रिका-प्रज्ञापारमिता Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitā (Đại phẩm Bát-nhã), rồi ba mươi sáu lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch; và cuối cùng bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích.
Học giả Mochizuki Shinko đã nhận xét thêm là quan hệ trước sau giữa ba mươi sáu lời nguyện và bốn mươi tám lời nguyện nguyện thật khó mà khẳng định một cách dứt khoát, bởi vì ba mươi sáu lời nguyện có thể là một dạng bất toàn của bốn mươi tám lời nguyện.
Trong một giới hạn nào đó, nhận xét ấy đã tỏ ra cóthểchứng minh đặc biệt khi ta chú ý đến sự liên quan giữa ba mươi sáu lời nguyện và bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[36], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.
c) Những nhận định tương tự
Giới hạn lĩnh vực tìm hiểu thuần túy vào các bản văn liên hệ đến Phật A-di-đà, những người nghiên cứu khác cũng đề xuất những ý kiến tương tự.
-Nhận định của Wogihara
Sau khi đối chiếu các văn bản với nhau, đã kết luận Đại A Di Đà Kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh tức những văn bản chủ trương hai mươi bốn nguyện, là thành lập sớm nhất, rồi đến bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā])[37], rồi sau hết mới là Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và Vô lượng thọ kinh, tức những văn bản của bốn mươi tám nguyện nguyện.
-Nhận định của Akashi Etatsu và Sonoda
Nhận định kết luận của Wogihara nêu ở trên, Akashi Etatsu không hoàn toàn đồng ý, vì Akashi Etatsu cho rằng Wogihara đã không quan tâm đến văn bản ba mươi sáu lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.
Vì vậy, Akashi và sau đó Sonoda đã đưa ra quan điểm, một mặt tán thành kết luận trên của Wogihara, mặt khác chỉnh lý nó bằng cách thêm vào sự có mặt của văn bản ba mươi sáu lời nguyện, tức Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.
Hay nói cách khác rõ ràng hơn: Akashi chủ trương Đại A Di Đà Kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, văn bản xưa nhất, xuất hiện trước tiên rồi đến Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, sau đó là bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), rồi đến Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và Vô lượng thọ kinh.
Học giả Sonoda còn xác minh rõ hơn văn bản Đại A-di-đà kinh, tức tương đương bản dịch Hán, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh là xưa nhất so với Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [38], do Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán.
d) Nhận định đề xuất
Như thế, nhìn chung thì các thuyết trên đều phần lớn chủ trương văn bản ba mươi sáu lời nguyện của Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh, tuy được dịch ra tiếng Trung quốc chậm nhất lại chiếm vị trí quan trọng và quá cổ sơ, ngay cả đối với Vô lượng thọ kinh, do Khương Tăng Khải dịch vào khoảng năm 252 Stl.
Chủ trương ấy dường như có chỗ không hợp lý cho lắm, vì ba mươi sáu lời nguyện đã có liên hệ mật thiết với bốn mươi tám lời nguyện trong, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[39], do Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.
Mà Kinh Bi Hoa ngày nay thường được nhìn nhận là một văn bản nhằm việc đề cao bản thân Phật Thích Ca và nhằm đặt quan hệ ưu việt của tín ngưỡng Phật Thích Ca đối với tín ngưỡng Phật A-di-đà, mà có thể rất thịnh hành vào thời kỳ nó xuất hiện.
Do vậy, lập trường của Wogihara về việc để riêng văn bản ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh không phải là không cơ sỡ, dẫu rằng nó đã mang khuyết điểm là không xác định rõ vị trí của ba mươi sáu lời nguyện ấy trong quan hệ giữa hai mươi bốn và bốn mươi tám nguyện của các văn bản khác.
Để xác định vị trí ấy, một điều cần phải nhớ là tín ngưỡng A-di-đà đã được truyền vào Trung quốc rất sớm và cứ dần dà chiếm lĩnh vị trí ưu thếcủa mình đối với các tín ngưỡng khác, để cuối cùng trở thành rất phổ biến vào lúc Pháp Hiền dịch Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.
Do đó, nếu nguyên bản Sanskrit của của Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh đã xuất hiện trước hay cùng thời với Vô lượng thọ kinh, thì không có lý do gì mà nó không truyền tới Trung quốc.
Việc Pháp Hiền dịch kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh vào năm 1001 sau tây lịch, được thu vào trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, trong trường hợp này, vì thế, phải điềm chỉ sự xuất hiện hậu kỳ của chính bản thân nó. Nói rõ ra, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh là kết quả của một nỗ lực canh cải với आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), tức Vô lượng thọ kinh, nếu không là Đại A-di-đà kinh, do quá trình tiếp thu những cống hiến của Kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka[40] (Bi Hoa).
Nỗ lực ấy chứng tỏ một thỏa hiệp đã xảy ra giữa tín ngưỡng Phật A-di-đà và tín ngưỡng Phật Thích Ca, giữa truyền thống bản nguyện सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā] hay Vô lượng thọ kinh và truyền thống bản nguyện của Kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka hay Bi Hoa Kinh, để chấm dứt cuộc cạnh tranh giữa hai tín ngưỡng làm tiền đề cho sự ra đời của hai truyền thống bản nguyện ấy.
Do vậy, ba mươi sáu lời nguyện trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh có thể nói là xuất hiện chậm nhất, tổng hợp hai truyền thống bản nguyện với nhau để tạo nên bản thân mình.
Về quan hệ giữa truyền thống bản nguyện Vô lượng thọ kinh (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ) và truyền thống bản nguyện Bi hoa kinh ( करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka) thì thật khó xác định một cách chắc chắn vềt tính trước sau của chúng.
Tuy nhiên, chỉ căn cứ trên lịch sử truyền bá của những kinh đó ở Trung quốc, truyền thống सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ hay Vô lượng thọ kinh rõ ràng xuất hiện trước. Thêm vào đó, nếu giả thiết kinh करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka hay Kinh Bi hoa ra đời như một phản ứng trước cao trào tín ngưỡng mạnh mẽ Phật A-di-đà, nhằm chứng minh tính ưu việt của tín ngưỡng bản thân Phật Thích Ca, thì hiển nhiên truyền thống bản nguyện Bi hoa kinh càng phải ra đời sau truyền thống Vô lượng thọ kinh.
Ngoài ra, truyền thống Vô lượng thọ kinh hay सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ đã trải qua hai giai đoạn hình thành, giai đoạn hình thành hai mươi bốn lời nguyện rồi giai đoạn hình thành bốn mươi tám lời nguyện của Bản Hán Vô Lương Thọ, do Khương Tăng dịch, hay bốn mươi sáu nguyện của bản Sanskrit, trong khi truyền thống करुणापुण्डरीक Karuṇāpuṇḍarīka tức bản dịch Hán Bi hoa kinh, thì không có một quá trình như vậy.
Do đó, bốn mươi tám lời nguyện của Bi hoa kinh cũng phải xuất phát từ nguyên hình hai mươi bốn lời nguyện của truyền thống Vô lượng thọ kinh. Nói tóm lại, quan hệ giữa các truyền thống bản nguyện của Phật A-di-đà có thể hình dung như sau:
Hai mươi bốn nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [41], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), 2 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch phát triển thành truyền thống bốn mươi tám lời nguyện của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích và bốn mươi tám lời nguyện của bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[42], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, rồi cuối cùng tổng hợp lại trong ba mươi sáu lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.
Nguyên do gây nên quá trình phát triển này là yêu cầu muốn chỉnh lý và hoàn thiện, những gì đã đề ra trong hai mươi bốn lời nguyện ở Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh;
Bốn mươi tám nguyện của truyền thống Vô lượng thọ kinh, thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, biểu thị một nỗ lực chỉnh lý và xác minh. Nó chỉnh lý những gì hai mươi bốn lời nguyện đã đặt nền tảng và phát triển, sau khi đã trải qua một thời gian thử thách. Sự kiện này bày tỏ khá rõ nét khi xét lời nguyện thứ mười chín trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [43], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, bản dịch Chi Lâu Ca Sấm chẳng hạn: Nhân dân các quốc độ Phật đời trước làm ác, khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà mà hối cải muốn sinh về thế giới Cực lạc, thì phải phát nguyện… Nguyện này trong truyền thống bốn mươi tám lời nguyện của Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, đã được chỉnh lý lại bằng cách giới hạn những người làm ác vừa nói là không bao gồm: "những chúng sinh tạo nghiệp vô gián và những kẻ phỉ báng chính pháp". Giới hạn ấy chứng tỏ lời nguyện nguyên ủy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đã quá rộng rãi, để có thể tạo nên những trở ngại cho vấn đề duy trì đạo lý và truyền bá Phật pháp, nên cần phải đề lên một số ngoại lệ như Vô Lượng thọ kinh, hễ mà nếu phạm vào thì người ta không thể vãng sinh được.
Trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Khương Tăng Khải không những chỉnh lý, giới hạn ấy còn xác minh đối tượng có thể vãng sinh, xác minh điều kiện và trường hợp để có thể vãng sinh.
Cho nên, những nguyện sau trong Vô Lượng thọ kinh đã qui định rõ hơn nội dung và chi tiết của những gì đã phát biểu trong hai mươi bốn nguyện thuộc Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh. Ví dụ:
Nguyện thứ sáu, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh: mọi người ở Cực lạc đều có thiên nhãn thông, thì nguyện thứ bốn mươi lăm trong bốn mươi tám lời nguyện của Vô Lượng thọ kinh càng xác minh rõ hơn, nói rằng các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì đạt được tam muội phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.
Nguyện hai mươi mốt, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh: nói về các tướng tốt thì được nguyện hai mươi sáu lăm trong bốn mươi tám lời nguyện của Vô Lượng thọ kinh xác minh thêm là có thân hình Na La Diên và nguyện thứ hai mươi bảy về mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vời ở Cực lạc.
Bốn mươi tám nguyện trong truyền thống Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Khương Tăng Khải, như thế, là một biểu thị nổ lực chỉnh lý và xác minh.
Bốn mươi tám nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3[44], Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch cũng vậy. Nó đã chỉnh lý lại hai mươi bốn lời nguyện rõ ràng bằng cách thay thế cách phát biểu phủ định: “षचेन्मे…न… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ”, bằng cách phát biểu khẳng định: "Nếu tôi được ... thì ...". Thay thế đó không chỉ là một lối thay thế ngôn từ, mà còn bao hàm một nội dung tư tưởng.
Nó nói lên tính tất yếu, tính phải xảy ra của những gì bản nguyện Phật A-di-đà nhắm tới. Nó không còn giả thiết với điều kiện: “षचेन्मे…न… मा तावदहम्ं Sacenme…na… mā tāvadahaṃ” mà đã khẳng định là "Khi tôi đã thành vô thượng chánh giác v.v... thì như thế, như thế xẩy ra".
Quá trình khẳng định tính tất yếu ấy cũng là quá trình khẳng định tín ngưỡng Phật A Di Đà một cách mạnh mẽ và thâm sâu.
Về nội dung, bốn mươi tám lời nguyện trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch cũng có nổ lực chỉnh lý đáng chú ý.
Trước tiên, nguyện thứ mười hai của hai mươi bốn lời nguyện, trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh có nói tới những vị A-la-hán là đệ tử Thanh văn của Phật A-di-đà. Nguyện này, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, đã chỉnh lý lại với nguyện thứ ba mươi chín qui định rõ ràng thế giới Cực lạc chỉ bao gồm những vị Bồ-tát không có chúng đệ tử Thanh văn và Duyên giác.
Tư tưởng Tịnh độ không có Thanh văn và Duyên giác này, từ thời của ngài Nāgārjuna नागार्जुन (Long Thọ) trở đi đã trở nên rất phổ biến, điển hình là ở trong Đại Tạng Kinh 25, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 13[45], đã ghi nhận lại.
Vì chỉnh lý nguyện thứ mười hai ấy, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, đã có thêm nguyện thứ thứ mười một nói rõ những chúng sinh ở thế giới Cực lạc đều là những vị không còn thối lui, mà bản Sanskrit gọi là आव्ऐवर्तिक Avaivartika (A-bệ-bạt-trí).
Như thế, Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0157, phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, trong khi chỉnh lý hai mươi bốn lời nguyện đã đồng thời xác minh. Qua nổ lực chỉnh lý đó, Kinh Bi Hoa để lộ cho thấy, quan hệ giữa kinh ấy và Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh) cùng Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [46], như đã trình bày ở trên. Ví dụ:
Nguyện thứ hai bốn, của Bốn mươi tám nguyện trong phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, về việc các vị Bồ-tát tại thế giới Cực lạc cũng phát ra ánh sáng chỉ tìm thấy tương đương trong nguyện thứ hai mươi ba của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh) và nguyện thứ hai mươi hai của Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.
Nguyện thứ mười hai, mười ba và hai mươi tám của Bốn mươi tám nguyện trong phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3, cũng thế. Chúng có những tương đương trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), tuy không được chuyển lại cho Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.
Do vậy, nếu muốn nói cách khác rõ ràng hơn, thì phẩm Đại Thí, Kinh Bi Hoa 3 đã chỉnh lý và xác minh hai mươi bốn lời nguyện của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A-Di-Đà kinh), rồi một phần nào chuyển giao lại cho Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, để tạo nên truyền thống thỏa hiệp ba mươi sáu lời nguyện.
TIẾT 4
TƯ TƯỞNG BẢN NGUYỆN
SỰ LIÊN HỆ VỚI TÍN NGƯỠNG NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ
Đặc trưng tư tưởng bản nguyện là ý muốn kiến thiết một thế giới lý tưởng, thế giới ấy hoàn toàn thanh tịnh, vô nhiễm, không có cáu bẩn; và Bản đồ cũng như phương án để thực hiện ước vọng đó như Kinh Duy-ma-cật đã thi thiết phương thức để kiến lập Tịnh độ: “yādṛśī bodhisattvasya cittapariśuddhiḥ, tādṛśī buddha-kṣetrapariśuddhiḥ sambhavati”: Nếu Bồ-tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh”.
Những lời thệ nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của KinhDuy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
Bản nguyện của Bồ-tát được phát khởi từ tâm Đại Bi và tâm Bồ-đề. Phát khởi Bồ đề tâm để tu tập, thực hành Bồ-tát đạo là tinh yếu của giáo lý Đại Thừa và chính là chủng tử của Nhất Thừa Đạo. Nên, ở kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Di Lặc đã nói về hiệu năng của Bồ đề tâm trong sự tu tập, hành Bồ-tát đạo cho Thiện Tài đồng tử như sau:
“Bồ đề tâm ví như chủng tử, vì nó có khả năng sinh khởi hết thảy pháp giác ngộ; Bồ đề tâm ví như ruộng tốt, vì nó có khả năng nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh; Bồ đề tâm ví như quả đất lớn, vì nó có khả năng gìn giữ thế gian; Bồ đề tâm ví như dòng nước sạch, vì nó có khả năng tẩy trừ hết thảy cấu uế phiền não; Bồ đề tâm ví như gió lớn, vì nó thổi khắp thế gian không bị đối ngại; Bồ đề tâm ví như lửa lớn, vì nó có khả năng thiêu rụi hết thảy rừng củi tà kiến; Bồ đề tâm ví như mặt trời thanh tịnh, vì nó soi chiếu khắp cả thế gian; Bồ đề tâm ví như trăng rằm, vì các pháp thanh tịnh đều viên mãn; Bồ đề tâm ví như ngọn đèn sáng, vì có khả năng phóng ra các loại ánh sáng chánh pháp; Bồ đề tâm ví như mắt sáng, vì thấy hết thảy cùng khắp mọi chốn an nguy; Bồ đề tâm ví như con đường lớn, vì khiến tất cả đều được đi vào kinh thành đại trí,…” [47]
Và cũng ở trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Pháp Tuệ đã nói với Đế Thích về sự phát khởi bồ đề tâm như sau:
“Vì muốn biết ngay thế giới vi tế chính là thế giới rộng lớn, thế giới rộng lớn chính là thế giới vi tế; biết ngay thiểu thế giới chính là đa thế giới, biết đa thế giới chính là thiểu thế giới; biết ngay thế giới rộng chính là thế giới hẹp, biết thế giới hẹp chính là thế giới rộng; biết ngay một thế giới chính là vô lượng, vô biên thế giới, biết vô lượng, vô biên thế giới chính là một thế giới; biết ngay vô lượng, vô biên thế giới ở vào trong một thế giới, biết một thế giới ở vào trong vô lượng, vô biên thế giới; biết ngay nơi thế giới ô nhiễm chính là thế giới thanh tịnh, biết ngay nơi thế giới thanh tịnh chính là thế giới ô nhiễm; ở trong một lỗ chân lông biết rõ ràng hết thảy thế giới, ở trong hết thảy thế giới biết rõ ràng bản tính của một lỗ chân lông; biết rõ từ nơi một thế giới xuất sinh hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới đều như hư không; vì muốn ngay ở nơi một niệm biết hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới không còn có sót bất cứ một thế giới nào, nên phát tâm Vô thuợng bồ đề”[48].
Như vậy, phát bồ đề tâm là do sự nhu cầu hiểu biết toàn diện, hay là sự hiểu biết viên mãn, nói cách khác, phát bồ đề tâm là muốn thành tựu tuệ giác tuyệt đối của phật. Do đó, phát bồ đề tâm là nhân tố chủ yếu để tựu thành Bản Nguyện, là động cơ đầu tiên sinh ra chư Phật ba đời và đem lại các niềm vui thượng diệu cho hết thảy chúng sanh, nên kinh nói:
“Nhân sơ bồ đề tâm
Xuất sinh tam thế phật;
Nhất thiết chư chúng sanh
Chủng chủng thượng diệu lạc”.
Không những vậy mà bồ đề tâm còn là động cơ đầu tiên làm cho các quốc độ Phật nghiêm tịnh, khiến cho cùng khắp hết thảy chúng sanh đầy đủ trí vi diệu, như kinh nói:
“Nhân sơ bồ đề tâm
Nghiêm tịnh chư Phật quốc;
Phổ linh nhất thiết chúng
Cụ túc vi diệu trí”[49].
Trong xã hội Ấn Độ thời đức Phật đã hội đủ những nhân tố khách quan cho việc đề xuất một số ý niệm để làm tiền đề cho việc xây dựng những chương trình và phương án ấy sau này.
Nếu để riêng ra một bên mầm móng tư tưởng bản nguyện trong văn học Bản sinh; Thì những văn hệ chính của tư tưởng Phật giáo đều có đưa ra quan niệm bản nguyện của mình, dựa trên những ý niệm bản nguyện tiềm tàng trong văn hệ A-hàm và kinh Nikaya...
Nhưng nổi bật nhất và thường kể đến nhất là tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà ghi trong các kinh đã dẫn ở trước, tư tưởng bản nguyện A-súc-bệ Phật, diễn tả trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch v.v.. và tư tưởng bản nguyện Phật Dược Sư được ghi trong Đại Tạng Kinh, số hiệu 0449, Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh, 1 quyển, Tùy Đạt Ma Cấp Đa dịch; số hiệu 0450, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch; số hiệu 0451, Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 2 quyển, Đường Nghĩa Tịnh dịch.
Tư tưởng bản nguyện Phật Dược Sư ghi trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch và các bản dịch tương đương, thật ra là tư tưởng Phật A-súc, trình bày trong các Kinh điển được chỉnh lý tích hợp lại.
Cho nên, còn lại tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà được ghi lại trong nhiều kinh điển Đại thừa, và tư tưởng bản nguyện Phật A-súc được ghi lại trong một số kinh như: Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch; Nguyên điển Sanskrit Nguyên điển Sanskrit आर्यविमलकीर्तिनिर्देशो नाम महायानसूत्रम् Āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh); Đại Tạng Kinh, số hiệu 0474, Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh, 2 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch; Đại Tạng Kinh, số hiệu 0475, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, 3 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch v.v..
Mà tư tưởng bản nguyện Phật A-súc, trong quá trình phát triển đã bị tư tưởng bản nguyện Phật A Di Đà đẩy lùi vào hậu trường lịch sử. Nguyên do về sự đẩy lùi này, một số những người nghiên cứu như Kimura Taiken đã truy về tính chất quá hiện thực của tư tưởng bản nguyện Phật A-súc, và tính chất lý tưởng của tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà.
Nhưng cũng cần phải nói rõ rằng, tư tưởng Phật A-súc bị đẩy lùi vào hậu trường, chính vì nó là một thứ tư tưởng chống “tôn quân”, một thứ tư tưởng mong rằng "trong nước không có danh hiệu vua, mà vua được gọi là pháp vương". Ngược lại, tư tưởng bản nguyện Phật A-di-đà từ bản thân tuy cũng mặc nhiên thừa nhận khái niệm pháp vương, nhưng không công khai bài xích tư tưởng tôn quân.
Hơn thế nữa, nó còn trình bày hình ảnh đức Phật A-di-đà thường thường trong tư thế một vị vua hay một vị vương tử.
Trong số 19 cốt truyện Bản sinh về Phật A-di-đà hiện còn lưu tồn, thì sáu cốt truyện trình bày đức Phật này như một vị vua đó là:
- Nguyên điển và dịch Vô Lượng Thọ Kinh:
Sanskrit: आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, thường được gọi là सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā][50].
Tây Tạng: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo
Hán: ĐTK. Số hiệu 0360, Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh, 2 quyển, Tào Ngụy Khương Tăng Khải dịch
- ĐTK. Số hiệu 0632, Phật Thuyết Tuệ Ấn Tam Muội Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch.
-Nguyên điển và dịch Kinh Bi Hoa:
Sanskrit: करुणापुण्डरीक सूत्रम Karuṇāpuṇḍarīka sūtra, phẩm दान-विसर्गस् तृतीयः III dāna-visargas tṛtīyaḥ, và phẩm बोधिसत्त्व-व्याकरण-परिवर्तश्चतुर्थः bodhisattva-vyākaraṇa-parivartaścaturthaḥ[51].
Bản 1. Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[52].
Bản 2. Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 112[53]
ĐTK. Số hiệu 0157, Bi Hoa Kinh, 10 quyển, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.
- ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 8, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
- ĐTK. Số hiệu 0811, Phật Thuyết Quyết Định Tổng Trì Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
- ĐTK. Số hiệu 0424, Đại Tập Hội Chánh Pháp Kinh, 5 quyển, Tống Thí Hộ dịch.
Còn sáu cốt truyện trình bày như một vị vương tử, đó là:
- ĐTK. Số hiệu 1011, Phật Thuyết Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, 1 quyển, Ngô Chi Khiêm dịch,
- ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 1, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch
- ĐTK. Số hiệu 0170, Đức Quang Thái Tử Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
-Nguyên điển Sanskrit và các bản dịch Pháp Hoa Kinh:
Sanskrit: सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra, trong पूर्वयोगपरिवर्तः Pūrvayogaparivartaḥ (phẩm vãng cổ)[54].
Tây Tạng: འཕགས་པ་སྙིང་རྗེ་ཆེན་པོའི་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa sñiṅ-rje-chen-poḥi pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, số hiệu 111[55].
Hán: ĐTK. Số hiệu 0262, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, Cưu Ma La Thập dịch.
Số hiệu 0263, Chánh Pháp Hoa Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
Số hiệu 0264, Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa cộng Cấp Đa dịch.
-ĐTK. Số hiệu 0370, A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch.
-ĐTK. Số hiệu 0649, Quán Sát Chư Pháp Hành Kinh, 4 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch.
Bảy cốt truyện còn lại thì trình bày như một vị xuất gia nhưng không cho biết rõ lai lịch, đó là:
- ĐTK. Số hiệu 0365, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, 1 quyển, Lưu Tống Lương Da Xá dịch.
- ĐTK. Số hiệu 0154, Sinh Kinh, 5 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
-ĐTK. Số hiệu 0425, Hiền Kiếp Kinh 1, 8 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch
- ĐTK. Số hiệu 0274, Phật Thuyết Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh, 1 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
- ĐTK. Số hiệu 1340, Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh, 20 quyển, Tùy Xà Na Quật Đa dịch.
- ĐTK. Số hiệu 0643, Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh, 10 quyển, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch.
-ĐTK. Số hiệu 1635, Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận, 10 quyển, Tống Pháp Hộ đẳng dịch, dẫn: Giác Trí Phương Đẳng kinh, nguyên bản hiện chưa tìm thấy.
Thế thì rõ ràng hình ảnh đức Phật A-di-đà đã kết liên mạnh mẽ với hình ảnh vua chúa, trong các cốt truyện đã liệt kê ở trên, đây là một sự kiện trái ngược với hình ảnh đức Thích Tôn như đã diễn tả trong văn học Bản sinh, mà nguyên bản Sanskrit của nó là ञातकमाला Jātakamālā[56], hiện có 34 phẩm, từ phẩm 1 व्याघ्री-जातकम् āryaśūraviracitā đến phẩm शतपत्र-जातकम् śatapatra-jātakam v.v.. Trong loại hình văn học ấy, đức Thích Tôn xuất hiện qua thân phận của những con vật của những người cùng khổ cho đến vương giả giàu sang, thậmchí qua thân phận của những con quỉ.
Những cốt truyện các kinh dẫn trên, trái lại, không những chỉ đức Phật A Di Đàxuất hiện dưới hình ảnh con người, mà còn dưới hình ảnh của những thành phần xã hội cao quí đặc thù như vua chúa hay nhà tu hành.
Cách trình bày này cho phép tín ngưỡng Phật A-di-đà phát triển, vì nó phù hợp với tình hình và điều kiện chính trị xã hội khách quan của lịch sử, khi chế độ phong kiến phương đông đang tiếp tục duy trì và bảo vệ mạng sống của nó.
Đây cũng chính là lý do đã gây nên sự lui vào hậu trường của tín ngưỡng Phật A-súc, với tư tưởng chống vua hoàn toàn đi ngược lại xu thế củng cố và tập trung quyền hành thời đại phong kiến đang đi lên.
TIẾT 5.
TRUYỆN BẢN SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ
TỰ LỰC VÀ THA LỰC
Và cũng vì trình bày đức Phật A-di-đà qua truyền thuyết, qua hình ảnh của một con người và của một con người thuộc những thành phần xã hội cao quí đặc thù, nên đã khai sinh ra ý niệm tha lực.
Ý niệm này giả thiết sự hiện hữu của một quyền lực có khả năng hiện thực ýmuốn của mình, ban phát ân huệ và cứu rỗi những ai đọa lạc, mà trong tín ngưỡng Phật A-di-đà đã đẩy tới cực điểm đểtrởthành một thứ quyền lực vô biên và toàn thiện thể hiện ở trong bản thân Phật A-di-đà.
Những truyền thống bản nguyện Phật A-di-đà nói trên đã qui định rõ ràng quyền lực ấy, thậm chí đã qui định tới điểm là, chỉcần nghe danh hiệu Phật A-di-đà hay chỉ nhất tâm trì niệm danh hiệu của đức Phật ấy cũng đủ bảo đảm cho người thực hành được rước vềquốc độ Cực lạc.
Nhưng ý niệm thalực này lại đặt cơ sở trên tư tưởng bản nguyện, nghĩa là trên cơ sở nỗ lực của cá nhân. Do vậy, tha lực cóthể nói là một thứ tự lực hiện hành nhằm th ểhiện nguyện vọng ý muốn của một con người, về một mặt.
Về mặt khác, Tự lực chỉ có thể hiện hành được trong những điều kiện và giới hạn nào đó phù hợp với khả năng thi thố của nó.
Cho nên, nếu tha lực chỉ là tự lực hiện hành, thì nó cũng đòi hỏi đối tượng của tha lực phải có những nhân tố gì. Những điều kiện gì để có thể đáp ứng những nhu cầu của tự lực. Nói rõ ra, tha lực và tự lực chỉ là hai mặt của một vấn đề, do thế có thể nói là hai mặt của một thể thống nhất.
Cụ thể hơn, tha lực và tự lực chỉ là biểu hiện của một quá trình tự ý thức, tựgiác ngộcủa mỗi cá nhân. Ta muốn vươn tới thì phải có một cái gì để vươn tới, cái gì đó có khả năng thu hút nỗ lực vươn tới của ta.
Đây chính là nội dung của tư tưởng "Tự tính Di Đà, duy tâm tịnh độ", mà Trần Nhân Tôn trong Cư trần lạc đạo phú đã phát biểu một cách hùng hồn:
淨土羅峼瑇瀝
渚群 疑坙典西方
彌陀羅性瞆芁
罵沛 辱寻衛極樂
Tịnh độ là lòng trong sạch,
Chớ còn ngờ hỏi đến tây phương.
Di Đà là tính sáng soi,
mựa phải nhọc tìm Cực lạc[57].
[1] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961
[2] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯.
[3] Đại 12, No. 0364, 佛說大阿彌陀經.
[4] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 , 後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[5] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七, 大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.
[6] Cf. Mahakarunapundarika Sutra , Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.
[7] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a; 奈塘版: Mdo (cha)76a-187b; 德格版: Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版: Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版: Mdo-maṅ (cha)66a-159a.
[8] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b; 奈塘版: Mdo(cha)187b-443; 德格版: Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版: Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版: Mdo-maṅ (cha)159a-350a.
[9] Cf. Đại 03, No. 0157, tr. 0174b26,ff. : 悲華經卷第二, 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之一.
[10] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961
[11] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七, 大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.
[12] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[13] Đại 12, No. 0364: 佛說大阿彌陀經, 國學進士龍舒王日休校輯.
[14] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯
[15] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七, 大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.
[16] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[17] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 ,吳月支國居士支謙譯.
[18] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯
[19] Đại 11, No. 0310, tr. 0091c02: 大寶積經卷第十七, 大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之; Giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會; Phẩm này còn được gọi là 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh.
[20] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[21] Đại 12, No. 0360, tr. 0265c03: 佛說無量壽經; 曹魏天竺三藏康僧鎧譯
[22] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961
[23] Xem bản dịch việt, chương sau.
[24] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[25] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[26] Cf. きむら たいけんKimura Taiken, 原始仏教思想論 - 特に大乗思想 の淵源に注意して ,丙午出版社, 1922 ; 原始仏教より大 乗仏教, 鷺の宮 書房, 1968; 木村泰賢全集, California, 2009-2010.
[27] Xem Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Kimura Taiken, bản Việt Thích Quảng Độ, Chương V, tiết 1,2, ĐH. Vạn Hạnh, 1969.
[28] Cf. Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960.
[29] T08n0227: 摩訶般若波羅蜜經 , 後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.
[30] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 ,吳月支國居士支謙譯.
[31] TT.ĐTK. No.9, 26Ka-28Ga, p. 1b1-381a5
[32] Cf. TT.ĐTK, No.3787, 182Ka , p. 14b1-212a7 , Tạo: Rnam- par grol- baḥi sde (Vimmkta- sena) , Tây Tạng dịch sư: Go- mi ḥchi med, Blo- ldan śes- rab. Hiện chưa thấy trong Tạng Peking. Bản Skt. Ārya-pañcaviṁśatisāhasrikāprajñāpārami-topadeśaśāstrābhisamayālaṁkāravṛtti.
[33] Cf. TT.ĐTK, No. 3788, 183Kha , p. 1b1-181a7, tạo giả: Rnam- grol-sde, Tây Tạng dịch sư: Ḥbro śākya ḥod, Ấn độ dịch sư: Śāntibhadra. Skt. Ārya-pañcaviṁśatisāhasrikāprajñāpārami-topadeśaśāstrābhisamayālaṁkārakārikā-vārttika
[34] Đại 11, No. 0310: 大寶積經卷第十七, 大唐三藏菩提流志奉 詔譯, 無量壽如來會第五之. Skt. अर्य-अमिताभव्युह नम माहायन सूत्र Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra: bốn mươi sáu nguyện; Tib.: ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo: bốn mươi chín nguyện.
[35] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[36] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[37] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961
[38] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[39] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[40] Cf. Mahakarunapundarika Sutra , Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.
[41] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[42] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[43] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[44] Đại 03, No. 0157, tr. 0181b11ff.: 悲華經卷第三 , 北涼天竺三藏曇無讖譯 , 大施品第三之二
[45] Đại 25, No. 1509, tr. 0153b03: 大智度論釋初品中尸羅波羅蜜義第二十一(卷第十三) , 龍樹菩薩造 , 後秦龜茲國三藏鳩摩羅什奉 詔譯.
[46] Đại 12, No. 0361: 佛說無量清淨平等覺經 ;後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[47] Đại 10, Hoa Nghiêm 78, tr.429b (Thật-Xoa-Nan-Đà).
[48] Đại 9, tr. 450c, Hoa Nghiêm 9 (Phật-Đà-Bạt-Đà-La).
[49] Op.cit.p. 458b.
[50] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961
[51] Cf. Mahakarunapundarika Sutra , Yamada, School of Oriental and African Studies, London , 1968 ,p. 1-420.
[52] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a; 奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.
[53] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.112, 50cha, 129a1-297a7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)149a-296b; 奈塘版:Mdo(cha)187b-443; 德格版:Mdo-sde (cha)129a-297a; 拉薩版:Mdo-sde (cha)209b-474a; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)159a-350a.
[54] Op.cit. ७ पूर्वयोगपरिवर्तः 7 Pūrvayogaparivartaḥ| Cf. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968; chapter vii. Ancient devotion: “In the west, monks, is the Tathâgata named Amitâyus, &c., and the Tathâgata named Sarvalokadhâtûpadravodvegapratyuttîrna”…
[55] Cf. Tây Tạng Đại Tang Kinh, Kyoto, No.111, 50Cha , p. 56a1-128b7; Cf. Peking: Mdo-sna-tshogs (cu)63a-149a; 奈塘版:Mdo (cha)76a-187b; 德格版:Mdo-sde (cha)56a-128b; 拉薩版:Mdo (cha)86a-209b; 卓尼版:Mdo-maṅ (cha)66a-159a.
[56] Cf. Jatakamala by Aryasura , Aryasura , Vaidya, P. L. Publisher: The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning Place of Publication: Darbhanga Year: 1959.
[57] 居塵樂道賦, 第二會, Trần Nhân Tông, Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977. Cf. Trần Nhân Tông A biographical study , Lê Mạnh Thát , Nxb. Tổng Hợp TP. HCM , 2006 .