Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.

TỰA ĐỀ NGẮN:

Câu Chuyện Về Hòa Thượng Tissa, Kệ 126, Kho Báu Sự Thật

(The Story Of Venerable Tissa, Verse 126, Treasury Of Truth)

TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ:

Những Người Qua Đời, Đi Về Đâu? - Câu Chuyện Về Hòa Thượng Tissa, Kệ 126 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

(Those Who Pass Away - The Story Of Venerable Tissa, Verse 126 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

 BÀI KỆ 126:

126. Gabbhaṃ eke uppajjanti

nirayaṃ pāpakammino

saggaṃ sugatino yanti

parinibbanti anāsavā. (9:11)

Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ),

người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục,

người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời,

và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Hòa Thượng Tissa.

Trước kia, có một ông thợ đánh bóng những viên ngọc quý và vợ của ông sống ở vùng Xá Vệ (Sāvatthi); và ở đó cũng có một vị Hòa Thượng (là một nhà sư tu hành lâu năm, có địa vị cao) là một vị A La Hán. Mỗi ngày, vợ chồng cúng dường thức ăn cho vị Hòa Thượng nầy. Một ngày kia, trong khi ông thợ đánh-bóng-ngọc tay đang cầm miếng thịt, tiếp một vị sứ giả của vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) xứ Kosala mang tới một viên hồng ngọc, mà cần được mài dũa và đánh bóng, rồi gửi trả lại cho nhà vua. Tay ông thợ đánh-bóng-ngọc lúc đó dính đầy máu (của miếng thịt), nên ông đặt viên hồng ngọc trên bàn, rồi ông đi vào nhà để rửa tay. Một con ngỗng ông nuôi để giữ nhà, trông thấy viên hồng ngọc dính máu, và nó tưởng nhầm là một miếng thịt, nên nó há mỏ gắp lấy, và nuốt trọn viên hồng ngọc trước mắt của Hòa Thượng. Khi ông thợ đánh-bóng-ngọc trở lại, ông ta thấy viên hồng ngọc đã biến mất. Ông ta hỏi bà vợ và người con trai, và họ nói rằng họ không lấy viên hồng ngọc. Rồi, ông ta lại hỏi Hòa Thượng và ngài trả lời là ngài đã không lấy viên hồng ngọc. Ông thợ đánh-bóng-ngọc không vui, vì bực mình. Bởi vì ở nhà không còn ai, nên ông thợ đánh-bóng-ngọc kết luận rằng chính Hòa Thượng là người đã lấy đi viên hồng ngọc quý giá: cho nên, ông ta bảo vợ là ông phải tra tấn Hòa Thượng, để ngài phải thú nhận hành vi ăn trộm của ngài.

Nhưng bà vợ ông trả lời rằng, "Vị Hòa Thượng nầy là vị Thầy và cũng là người hướng dẫn chúng ta trong vòng mười-hai năm qua, và chúng ta chưa bao giờ trông thấy ngài làm điều gì ác độc; nên anh hãy làm ơn đừng vu oan cho ngài. Tốt hơn hết, là chúng ta chịu nhận lấy hình phạt của nhà vua, còn hơn là vu oan cho một nhà sư cao quý." Tuy nhiên, ông chồng bà đã không để ý đến lời nói của bà; ông ta cầm lấy sợi dây thừng, trói lấy Hòa Thượng, rồi ông cầm cây đánh Hòa Thượng túi bụi. Kết quả của việc làm nầy, là Hòa Thượng bị chảy máu đầm đìa ở đầu, ở tai và ở mũi, rồi ngài quỵ xuống sàn nhà. Con ngỗng lúc nầy trông thấy máu, và nó muốn đến ăn, nên nó chạy đến gần Hòa Thượng. Ông thợ đánh-bóng-ngọc lúc nầy trong cơn thịnh nộ, nên ông đã dùng hết sức mình đá trúng con ngỗng, và con ngỗng chết ngay lập tức. Sau đó, Hòa Thượng mới nói rằng, "Con hãy làm ơn nhìn cho kỹ, xem con ngỗng đã chết, hay là nó vẫn còn sống," và ông thợ đánh-bóng-ngọc liền trả lời rằng, "Ngài cũng sẽ chết, giống như con ngỗng nầy." Ngay lúc đó, Hòa Thượng chắc chắn là con ngỗng đã chết rồi, nên ngài nói, với giọng ôn tồn, "Con ơi, con ngỗng đã nuốt lấy viên hồng ngọc rồi."

Nghe xong điều nầy, ông thợ đánh-bóng-ngọc liền mổ bụng con ngỗng, và ông ta tìm thấy viên hồng ngọc trong bụng con ngỗng. Rồi, ông thợ đánh-bóng-ngọc nhận ra lỗi lầm của mình, nên ông ta run lên vì sợ hãi. Ông ta xin Hòa Thượng tha thứ cho ông, và xin Hòa Thượng tiếp tục đến nhà ông để khất thực. Hòa Thượng trả lời, "Con ơi, đây không phải là lỗi của con, và đây cũng không phải là lỗi của ta. Chuyện nầy xảy ra, bởi vì những gì chúng ta đã tạo ra trong các tiền kiếp; đấy là nghiệp của chúng ta trong cõi sinh-tử luân-hồi nầy; vì thế, Thầy không có bất kỳ ý-xấu nào đối với con. Chuyện nầy chỉ xảy ra, bởi vì Thầy đã nhầm lẫn bước chân đi vào trong căn nhà nầy. Để tránh cho chuyện nầy xảy ra trong tương lai, Thầy sẽ không bước chân vào trong nhà của ai nữa; Thầy sẽ chỉ đứng chờ ngoài cửa." Hòa Thượng nói xong điều nầy, và không lâu sau đó ngài đã qua đời, bởi vì ngài có nhiều vết thương quá nặng trên người.

Khi nghe xong, các nhà sư hỏi Đức Phật về các nhân vật trong truyện nầy, họ đã tái sinh về đâu, và Đức Phật đã trả lời rằng, "Con ngỗng đã tái sinh thành người con trai của ông thợ đánh-bóng-ngọc; ông thợ đánh-bóng-ngọc tái sinh vào cõi Địa Ngục (Niraya); bà vợ của ông thợ tái sinh vào cõi chư thiên; còn vị Hòa Thượng, vì ông đã là vị A La Hán khi còn sống, nên ông an lạc nơi cõi Niết Bàn."

BÀI KỆ 126, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

eke gabbhaṃ uppajjanti pāpakammino nirayaṃ

sugatino saggaṃ yanti anāsavā parinibbanti

eke: một số người; gabbhaṃ: trong bụng mẹ; uppajjanti: thụ thai, được hình thành; pāpakammino: những người ác; nirayaṃ: trong địa ngục (được sinh ra) sugatino: những người có cuộc sống thiện lành; saggaṃ: trên trời; yanti: đạt; anāsavā: những người không-còn tì-vết, và trong-sạch; parinibbanti: đạt quả Niết Bàn, sống hoàn toàn an lạc.

Một số người sau khi chết tái sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ). Những người làm điều ác, tái-sinh xuống địa ngục. Những người lúc còn sống làm điều thiện-lành, khi chết đi tái-sinh lên cõi trời. Những người không-còn ô-nhiễm, hoàn-toàn không-còn tì-vết, và trong-sạch, khi chết đi sẽ hoàn-toàn sống an-lạc nơi cõi Niết Bàn.

Bài kệ 126 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(126) Con người sinh tự bào thai. Và từ nơi đó ra đời. Lành thay! Thế nhưng kẻ ác sinh ngay. Vào miền địa ngục đọa đầy triền miên, Những người chính trực lành hiền. Sau này sẽ được sinh lên cõi trời, Nhiễm ô ai diệt hết rồi. Mới lên được cõi thảnh thơi Niết Bàn.

BÌNH LUẬN:

sagga: cõi trời. Trong các lời chú thích thông thường, cõi trời (sagga) được định nghĩa như sau:

rūpādihi pañca kāma gunehi sutthu aggoti - saggo. Điều này có nghĩa là: nơi chốn mà năm-giác-quan dục lạc ở mức độ cao nhất. Những người sống ở trên cõi trời được gọi là chư thiên (thiên thần hoặc là các vị thần).

gabbhaṃ eke uppajjanti: Theo Đạo Phật có bốn loại tái sinh - đó là, sinh ra từ trứng (aṇdaja), sinh ra từ bào thai trong bụng mẹ (jalābuja), sinh ra từ độ ẩm (saṃsedaja), và sinh ra từ hóa-sinh (opapātika).

nirayaṃ pāpakammino: Niraya (ni + aya) = đau khổ, không có hạnh phúc. Có bốn loại địa ngục (niraya) - đó là, cõi đau khổ (apāya), cõi súc sinh (tiracchānayoni), cõi Ngạ Quỷ (petayoni), và cõi A-Tu-La (asurayoni). Chúng sinh ở trong các cõi nầy thì không-vĩnh-viễn. Tùy thuộc vào nghiệp ác, mà họ bị tái sinh vào cõi đau khổ. Khi họ rời các cõi nầy, họ có thể được tái sinh vào cõi tốt đẹp hơn, nếu họ đã làm các nghiệp tốt trong quá khứ.

 parinibbanti anāsavā: những vị A La Hán, sau khi chết, không còn bị sinh ra nữa, vì đã đạt quả vị Niết Bàn.  

-----------------------------------

 Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 SHORT TITLE:

The Story Of Venerable Tissa, Verse 126, Treasury Of Truth

 FULL TITLE:

Those Who Pass Away - The Story Of Venerable Tissa, Verse 126 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

 

VERSE 126:

126. Gabbhaṃ eke uppajjanti

nirayaṃ pāpakammino

saggaṃ sugatino yanti

parinibbanti anāsavā. (9:11)

Some find birth within a womb,

evil-doers quicken in hell,

good-farers to the heavens go,

the Unpolluted wholly cool.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Venerable Tissa.

Once, there was a gem polisher and his wife in Sāvatthi; there was also a Venerable (senior monk), who was an arahat. Every day, the couple offered alms-food to the Venerable. One day, while the gem polisher was handling meat, a messenger of King Pasenadi of Kosala arrived with a ruby, which was to be cut and polished and sent back to the king. The gem polisher took the ruby with his hand which was covered with blood, put it on a table and went into the house to wash his hands. The pet crane of the family, seeing the blood stained ruby and mistaking it for a piece of meat, picked it up and swallowed it in the presence of the Venerable. When the gem polisher returned, he found that the ruby was missing. He asked his wife and his son and they answered that they had not taken it. Then, he asked the Venerable who said that he did not take it. The gem polisher was not satisfied. As there was no one else in the house, the gem polisher concluded that it must be the Venerable who had taken the precious ruby: so he told his wife that he must torture the Venerable to get admission of theft.

But his wife replied, “This Venerable had been our guide and teacher for the last twelve years, and we have never seen him doing anything evil; please do not accuse the Venerable. It would be better to take the king’s punishment than to accuse a noble one.” But her husband paid no heed to her words; he took a rope and tied up the Venerable and beat him many times with a stick. As a result of this, the Venerable bled profusely from the head, ears and nose, and dropped on the floor. The crane, seeing blood and wishing to take it, came close to the Venerable. The gem polisher, who was by then in a great rage, kicked the crane with all his might and the bird died instantaneously. Then, the Venerable said, “Please see whether the crane is dead or not,” and the gem polisher replied, “You too shall die like this crane.” When the Venerable was sure the crane had died, he said, softly, “My disciple, the crane swallowed the ruby.”

Hearing this, the gem polisher cut up the crane and found the ruby in the stomach. Then, the gem polisher realized his mistake and trembled with fear. He pleaded with the Venerable to pardon him and also to continue to come to his door for alms. The Venerable replied, “My disciple, it is not your fault, nor is it mine. This has happened on account of what has been done in our previous existences; it is just our debt in saṃsāra; I feel no ill will towards you. As a matter of fact, this has happened because I have entered a house. From today, I would not enter any house; I would only stand at the door.” Soon after saying this, the Venerable expired as a result of his injuries.

Later, the monks asked the Buddha where the various characters in the above episode were reborn, and the Buddha answered, “The crane was reborn as the son of the gem polisher; the gem polisher was reborn in Niraya (Hell); the wife of the gem polisher was reborn in one of the deva worlds; and the Venerable, who was already an arahat when he was living, attained Parinibbāna.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 126)

eke gabbhaṃ uppajjanti pāpakammino nirayaṃ

sugatino saggaṃ yanti anāsavā parinibbanti

eke: some; gabbhaṃ: in a womb; uppajjanti: get conceived; pāpakammino: evil doers; nirayaṃ: in hell (are born) sugatino: those who have good ways; saggaṃ: heaven; yanti: reach; anāsavā: those who are free of taints and corruptions; parinibbanti: achieve total Nibbāna

Some, after their death, receive conception in wombs. Those who have committed sins in their life-time are born in hell. Those whose ways have been virtuous when they were alive go to heaven when they die. These blemishless ones who are totally free of taints and corruptions, achieve total Nibbàna, on giving up their mortal lives.

COMMENTARY

sagga: heaven. In the traditional commentaries, sagga is defined as follows:

rūpādihi pañca kāma gunehi sutthu aggoti - saggo. This means: the place where the five-fold sensualities are at the highest possible level. Those who live in heaven are called devas (angels or gods).

gabbhaṃ eke uppajjanti: According to Buddhism there are four kinds of birth - namely, egg-born (aṇdaja), womb-born (jalābuja), moisture-born (saṃsedaja), and spontaneous birth (opapātika).

nirayaṃ pāpakammino: Niraya = ni + aya = devoid of happiness. There are four kinds of niraya - namely, woeful state (apāya), the animal kingdom (tiracchānayoni), the plane of Petas (petayoni), and the plane of Asura-demons (asurayoni). None of these states is eternal. According to their evil kamma beings may be born in such woeful states. Departing from those states, they may be born in blissful states according to their past good kamma.

parinibbanti anāsavā: Arahants, after death, are not born any more, but attain Parinibbāna.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm